Đàn Đáy

Đàn Đáy thuộc họ dây chi gẩy là nhạc cụ của người Việt. Vì đàn không có đáy, nên có tên chữ là Vô đề cầm.

Hộp đàn hình thang cân, đáy lớn rộng 24 cm, đáy nhỏ rộng 20 cm. Đáy đàn khoét một khoảng trống hình chữ nhật. Thành đàn cao khoảng 9 cm bằng gỗ cứng. Mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt có gắn một cái thú để mắc dây. Cần đàn dài 1,16 cm trên có gắn từ 10 - 12 phím bằng tre. Đầu đàn hình lá đề có 3 trục gỗ để lên dây. Đàn có 3 dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng 4 đúng, khi nhạc công bấm vào cung phím thứ nhất trên cả 3 dây, sẽ cho 3 âm: Sol - Dô1 - Fa1 (khác với các loại đàn khác, Đàn Đáy cổ truyền không bao giờ đánh dây buông).

Đàn Đáy chỉ dùng để đệm cho hình thức âm nhạc duy nhất - Hát ả Đào. Theo phó giáo sư tiến sĩ Thụy Loan, phải tới thế kỷ XVI - XVII - XVIII Đàn Đáy mới xuất hiện ở các đình (Lỗ Hạnh, Hoàng Xá) và đền (Tam Lang). Tóm lại, niên đại xuất hiện của Đàn Đáy được các nhà nghiên cứu nghi nhận sớm nhất là thế kỷ XV. Niên đại xuất hiện này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép trong thư tịch cổ và những tư liệu mỹ thuật đã được phát hiện.

Từ hình dáng, âm thanh đến thể loại âm nhạc mà Đàn Đáy biểu diễn chỉ có ở Việt Nam - Đàn Đáy là nhạc cụ do người Việt Nam sáng tạo.