Mõ |
|
Mõ được xếp là một nhạc khí phổ biến ở Việt Nam. Trên thực tế mõ đươc sử dụng vào các môi trưng khác nhau và có những chức năng khác nhau. Mõ thường được sử dụng để đánh nhịp một, giữ nhịp cho người hát hay đàn và Mõ có thể đánh dồn nhanh trong thi nhịp, đổ khổ gây không khí. 1. Mõ chùa làm từ các loại gỗ chắc, cứng, hình dạng thường gặp hình cầu dẹt với kích cỡ to nhiều khác nhau: Cỡ to nhất có đường kính khoảng 70 - 80 cm, cỡ vừa đường kính 20 - 30 cm và cỡ như đường kính 5 - 7 cm. Tất cả ở giữa đục rỗng, khoét theo hình lòng máng. Dùi gõ mõ cũng làm bằng gỗ, kích cỡ của dùi to tương xứng với kích cỡ của mõ. Âm thanh của mõ gỗ giòn, âm vang sâu lắng. Trong chùa mõ được sử dụng khi tụng kinh với vai trò điểm nhịp điệu theo loại tụng. 2. Mõ làng là một nhạc cụ thuộc loại gõ của dân tộc Việt, làm bằng củ tre đực, hình bán nguyệt, có khoét một đường rỗng ở giữa. Khi sử dụng, một tay để mõ nằm trong lòng bàn tay, một tay cầm dùi gõ lên thân mõ. Âm sắc của Mõ trầm, ấm. Mõ làng có nhiều loại: Có loại làm bằng gỗ cứng hình cá trắm dài khoảng 1 m, to, khoét dài rỗng theo bụng cá và thường treo ở điếm làng. Có loại làm bằng gốc tre già theo hình trăng khuyết, đường kính từ 15 - 20 cm, ở giữa có khoét một rạch rỗng. Trong đời sống nông thôn người Việt xưa, mõ có chức năng thông tin. Mõ được làng giao cho một người đàn ông phụ trách, thượng được là thằng mõ hay anh mõ Vào những dịp có việc làng hoặc những sự kiện đột xuất cần thông báo anh mõ có nhiệm vụ gõ mõ thông tin cho khắp các gia đình trong làng. 3. Mõ trâu là nhạc cụ thuộc loại gõ của dân tộc Việt, được làm bằng một đoạn sừng trâu dày, dài 12 cm. Người ta phải chọn loại sừng hình cong tiếng mới đẹp và vang. Khi diễn tấu nhạc công một tay cầm mõ, còn một tay cầm dùi gõ vào thân mõ. Âm thanh của mõ sừng trâu to. Mõ tham gia trong dàn nhạc tuồng, dàn nhạc lễ, dàn đại nhạc của cung đình, hoặc hòa tấu cùng tù và, ngà voi, ốc biển... Ngoài ra Mõ trâu cũng được làm bằng gỗ hoặc gốc tre già hình hộp đứng. Mặt đáy khoét rỗng thông với mặt trên. Mặt đáy hình chữ nhật với chiều dài từ 20 - 25 cm, chiều rộng từ 10 - 15 cm. Mặt trên hình chữ nhật với chiều dài, dài hơn chiều dài của mõ và ở giữa buộc 2 đoạn gỗ dài hơn chiều cao của mõ khoảng 1 cm. người ta buộc mõ vào cổ trâu. Khi trâu chuyển động, đi lại, 2 đoạn gỗ gõ được đặn vào thành trong của mõ phát ra âm thanh nghe lách cách vui tai. 4. Mõ thuộc bộ gõ, không định âm, tham gia hòa tấu trong các dàn nhạc sân khấu và nhiều loại hình ca hát khác. Cấu tạo của mõ loại này thường làm bằng tre già, hình trăng khuyết như mõ làng, ở một số dàn nhạc tuồng, chèo còn dùng mõ gỗ như mõ chùa, kích cơ vừa phải, đường kính từ 10 - 25 cm. Ngày nay mõ còn được dùng trong các tốp nhạc dân tộc mới và trong dàn nhạc dân tộc tồng hợp. đặc biệt tham gia vào dàn nhạc Huế hiện nay có loại mõ làm bằng sừng trâu. Mõ này làm từ sừng trâu cong, cắt bỏ phần đầu nhiều lấy phần gốc dài chừng 10 - 15 cm. Âm thanh của mõ sừng trâu vang, khoẻ. |