Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Ninh Thuận

1906

(Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

Ninh Thuận có 1 thành phố và 6 huyện, bao gồm:

+ Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm

+ Huyện Bác Ái, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Phước, huyện Ninh Sơn, huyện Thuận Bắc và huyện Thuận Nam.

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương Ninh Thuận:

dac-san-nho-ninh-thuan-dac-san-ninh-thuan-3

(Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

Nho Ninh Thuận: Ninh Thuận là tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp cho cây nho sinh trưởng, phát triển, cho năng suất cao và là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như được kết tinh bù đắp cho cái nắng, cái gió của Ninh Thuận, những giống nho trồng nơi đây lại đặc biệt ngon ngọt, trái trĩu oằn giàn trở thành đặc sản nổi tiếng. Đến thăm vườn hoa xanh tươi trái trĩu kín giàn, bạn mới cảm nhận hết sự kỳ diệu của thiên nhiên qua bàn tay chăm chỉ của người dân nơi đây. Buông mình từ giàn cao, vô vàn những chùm nho trái căng mọng nước sẽ khiến bạn phải bật reo thích thú. Nho Ninh Thuận có hai giống: nho đỏ và nho xanh trái dài. Cả hai giống này đều cho trái ngọt, nhiều nước là món giải khát hấp dẫn của du khách. Với diện tích trên 1.500ha, Ninh Thuận đã trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng nho. Nho Ninh Thuận nếu ướm với đá má lạnh, cùng bạn bè thưởng thức những trái nho tươi, vị chua chua nhưng ngọt hậu của quả nho sẽ khiến cho bạn có cảm giác thèm ăn, và muốn thưởng thức ngay thêm một trái nữa. Không chỉ để ăn tươi, người dân Ninh Thuận sau khi thu hoạch nho xong thường hay đem nho làm rượu. Rượu vang nho là đặc sản độc đáo xứ nho Ninh Thuận, theo nghiên cứu thì mỗi bữa ăn uống một ly rượu vang sẽ kích thích tiêu hóa và giúp ngon miệng hơn. Từ những giàn nho xanh, nhiều sản phẩm đặc trưng Ninh Thuận đã ra đời như rượu nho, mật nho… giàu dưỡng chất đã trở thành những món quà Ninh Thuận đầy ý nghĩa của mảnh đất miền Trung này. (Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

Táo xanh Ninh Thuận: Quả táo có thể ăn tươi, rất giòn và thơm ngon, hoặc chế thành mứt kẹo, nước uống… Các bộ phận của cây táo là nguồn thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Trong quả táo chứa carbon hydrad, protein, chất béo. Ngoài ra còn chứa rất nhiều các vitamin A, C và các chất nguyên tố vi lượng Ca, P… đặc biệt thịt quả táo ta còn có anthranoid, làm nhu nhuận đại tràng. Lá táo, chọn các lá bánh tẻ, khoảng 200 – 300g, sao vàng sắc uống, ngày hai lần trước bữa ăn một giờ, chữa các bệnh ho hen suyễn. Có thể uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng. Chữa ho gà hoặc ho lâu ngày: lá táo, lá chanh, lá dâu tằm mỗi vị 200g-300g, sắc uống 2-3 lần trong ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết triệu chứng. Nước sắc lá táo cũng có thể dùng cho những trường hợp bị chứng tăng huyết áp. Cao lá táo dán nhọt, để trừ mủ các nhọt độc, nhọt bọc, đặc biệt các nhọt có nhiều mủ, quánh đặc, khó nặn ra, hoặc lá táo sắc lấy nước để rửa các vết thương nhiễm khuẩn có mủ… Quả táo, giúp nhuận tràng rất tốt với những người cao tuổi. Thịt quả táo, sau khi đập bỏ hạt, đồ chín, thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô làm thuốc bổ thận âm hoặc kích thích tiêu hóa, thường phối hơp với hoài sơn, bạch linh, mẫu đơn bì, trạch tả, thục địa. Nhân hạt táo : Lấy hạch quả táo, rửa sạch phần thịt sót lại, phơi khô giòn, xay, sàng sẩy bỏ vỏ gỗ để lấy nhân, phơi khô, gọi là táo nhân, hay toan táo nhân. Vị thuốc này chỉ dùng dưới dạng sao đen. YHCT gọi tên vị thuốc này là “Hắc táo nhân”. Theo YHCT, hắc táo nhân, có vị chua, tính bình, quy vào các kinh tâm, can, đởm và tỳ, có tác dụng tĩnh tâm, an thần, trị tâm huyết bất túc, tâm thần bất an, tim đập hồi hộp, mất ngủ, chóng mặt. Hắc táo nhân có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm đau, chống co giật và hạ huyết áp. (Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

dac-san-nho-ninh-thuan-dac-san-ninh-thuan-2

(Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

Dông 7 món: Dông có tên đầy đủ là kỵ dông, chuyên sống trong hang, sáng tinh mơ ra đồi cát tìm ăn chồi non và uống sương đêm, vì thế mà thịt thơm, săn và ngọt, được xem là một vị thuốc bổ. Thịt dông trắng như thịt gà, mà lại ngọt, bùi và mềm hơn. Xương rất mềm, gần như là sụn. Còn da thì dòn sừn sựt. Tuy nhiên khi chế biến người ta thường lột vứt bỏ vì trông không bắt mắt. Thịt dông thơm, mềm và có vị ngon ngọt. Người ta có thể ướp dông với sả và gia vị rồi đem nướng hoặc có thể làm món dông bằm xúc bánh tráng hay gỏi dông, lẩu dông lá me thật độc đáo và nhớ mãi. Thịt dông thường được các đầu bếp ở Ninh Thuận chế biến thịt dông thành 7 món rất sành điệu: gỏi dông, chả dông, dông nướng, dông rôti, dông hấp, dông nấu dưa hồng và cháo dông. Làm gỏi dông rất công phu, phải có “bí quyết” nhà nghề mới chế biến được. Làm sạch ruột, lột da, đưa vào lò nướng, khi thịt dông vàng mới lấy ra. Sau đó băm nhuyễn, xào chín và trộn với trái cóc hoặc xoài cắt chỉ nhỏ, rau thơm, đậu phộng rang giòn và đặc biệt phải có “lá xoài dông”, một thứ lá cây mọc trên các vách đá vùng khô hạn, có vị chát. Gỏi dông ăn chung với bánh tráng dày, nhiều mè, xúc mãi không chán. Hấp dẫn hơn là món dông nướng. Có hai cách để làm dông nướng, tùy theo yêu cầu của khách hàng. Dông nướng để nguyên da, và dông nướng ướp muối ớt sau khi đã lột da. Ngon nhất trong con dông nướng là mật và trứng dông. Mật dông có vị béo nhân nhẩn và để lại cái hậu thật ngọt. Trứng dông rất béo, bùi bùi dùng không ngán, được xem là một loại sơn hào hải vị. Dông nướng chấm muối ớt chanh, kèm với lá xoài dông vừa cay lại vừa chua, có hương vị đặc trưng. Xương dông rất mềm, nhai trong miệng lụp bụp, nhâm nhi với ly rượu thuốc thật thú vị. Thưởng thức dông 7 món phải tuân theo thứ tự, trước hết là gỏi, hấp, rôti… và cháo dông là món sau cùng vừa ấm bụng mà lại cảm nhận được hương vị của từng món ăn. (Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

Cháo cá nức: Ở các làng biển Ninh Thuận như Sơn Hải (Phước Dinh), Cà Ná (Thuận Nam) hay Đông Hải (Phan Rang- Tháp Chàm) khi có khách quý đến nhà, chủ nhà thường tìm cho được một con cá Nức để làm nồi cháo đãi khách. Cá Nức là một loại cá gần giống với cá đuối, thường sống ở đáy biển nên chỉ có các nghề như giã cào, lưới cước mới có thể đánh bắt được. Khi những anh chồng đi biển đánh bắt được cá Nức, mấy chị phụ nữ đảm đang của các làng biển nói trên thường lạng lấy thịt phơi khô để dành cho chồng nhâm nhi trong những ngày biển động và dành cho những lúc có khách quý lại chơi nhà, bởi khô cá Nức thuộc vào loại “quý hiếm”, khi nướng lên thịt của nó ngon không thua gì mực một nắng. Tuy nhiên, bên cạnh khô cá Nức, còn một món ngon từ nó mà không có bất kỳ người sành ăn nào ở xứ nóng này không biết, đó là món cháo cá Nức. Cá Nức đem về, trụng sơ qua nước sôi cho sạch nhớt, làm ruột sạch sẽ rồi cắt khúc to như quân cờ, hoặc lạng thành từng lát thịt không mỏng quá và cũng đừng dày quá. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi trút tất cả vào chảo dầu đang sôi (mục đích để khử mùi tanh của cá) đảo nhanh tay rồi nhắc xuống. Đổ tất cả vào nồi cháo đang sôi, dùng vá quậy sơ cho đều, chờ nồi cháo sôi bùng lại lần nữa là nhắc xuống nêm ít muối tiêu, hành ngò, múc ra tô là dùng được. Cần nhớ kỹ là nấu cháo cá Nức không nên nấu nhừ quá, chỉ cần nấu hạt gạo chín bung là được, còn khi đã trút cá vào không nên để sôi lâu, vì để sôi lâu, thịt và xương cá sẽ bị tan thành nước, do xương cá Nức thực ra giống như sụn vậy. Chắc chắn bạn đã ăn nhiều loại cháo cá, thế nhưng cháo cá Nức thì bạn chỉ có thể về những làng quê biển ở Ninh Thuận mới có mà thôi. Nồi cháo cá ngọt lừ, có màu trong sền sệt, điểm thêm một nhúm hành ngò, rắc thêm tý tiêu, khi ăn nhớ bỏ thêm vào tô cháo một nhúm hành tây, thế là trong cái phe phẩy của ngọn gió nồm của buổi trưa xứ biển, bưng tô cháo Nức còn nóng hổi, húp nhẹ một muổng cháo ngọt lừ bạn sẽ thấy như mọi mệt mỏi tan biến ngay tắp lự, nhất là sau một buổi nhậu đã đời với khô cá Nức. Điều đặc biệt của tô cháo cá Nức là phần thịt và xương của cá, vì là loài cá tương tự như cá đuối nên phần xương của cá khi nấu chín trông rất trong, gắp một miếng bỏ vào miệng nhai cứ sừn sựt, sừn sựt rất ngon. Còn thịt của nó thì cứ như miếng cơm dừa non vừa cạy, nhiều khi chưa kịp nhai thì đã vội tan biến ngay trong cái cảm khoái đến tột cùng. Bất kỳ thời gian nào trong ngày, ăn cháo cá Nức cũng tuyệt. Nhưng tuyệt vời nhất là sau một ngày lao động mệt nhọc, hay sau một buổi nhậu say bí tỷ mà có được một tô cháo cá Nức thì không còn gì tuyệt vời hơn. Vì thế, mời bạn khi về thăm Ninh Thuận, nhớ tìm đến các làng biển nói trên để tìm cho mình cái sảng khoái khi được thưởng thức một tô cháo cá Nức trong buổi trưa hè nóng nực. (Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

dac-san-nho-ninh-thuan-dac-san-ninh-thuan-1

(Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

Thịt cừu Phan Rang: Thịt cừu ngọt, mềm, và có nhiều năng lượng. Vài năm gần đây, các siêu thị đã bán cừu nhập khẩu, và cừu cũng được chăn nuôi khá nhiều tại Phan Rang, Ninh Thuận. Những ngày se lạnh cuối đông, thịt cừu trong bữa ăn sẽ mang thêm năng lượng cho bạn. Thịt cừu giàu đạm, tính mát, có giá trị dinh dưỡng tương đương thịt bò. Đặc biệt, thịt cừu có chứa nhiều sắt mà cơ thể rất dễ hấp thu, cải thiện việc đưa oxy tới các cơ, bổ sung năng lượng, cải thiện khả năng ghi nhớ và tập trung của não. Ngoài ra, thịt cừu còn có rất nhiều kẽm, vitamin B12, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol và ngừa loãng xương. Cách chọn và bảo quản : Thịt cừu tươi có màu đỏ nhạt, chắc, không bị nhớt. Thịt đông lạnh cần chú ý hạn sử dụng, bao bì. Nên chọn thịt cừu non, vì càng già cừu càng hôi. Để khử mùi hôi, bạn hãy rửa thịt bằng rượu vang đỏ hoặc dùng gừng nướng chín, giã nhuyễn, hòa chung với rượu trắng để ướp thịt. Hoặc bạn cũng có thể lóc bớt mỡ (vì mùi hôi do mỡ cừu tiết ra), dùng nhiều gia vị để ướp (xả, tiêu xanh, mù tạt…) (Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

Bánh rế: Bánh có có mầu nâu đỏ, hơi giống mầu cánh gián, hình dáng giống thứ đồ mà người ta dùng để đặt xoong, nồi nhưng nhỏ nhắn hơn rất nhiều, với vô số những sợi rất mảnh xoắn xuýt, đan bện vào nhau. Bánh rế xuất xứ từ Bình Thuận và Ninh Thuận (tỉnh Thuận Hải ngày xưa). Để làm bánh rế việc đầu tiên là lột củ khoai mì và gọt vỏ củ khoai lang rồi bào thành sợi. Do quá mỏng và dài nên những sợi củ ấy quấn lấy nhau. Cái độc đáo của bánh nằm ở chỗ đó. Khuôn để đổ bánh tựa như là cái vá (môi) múc canh. Dầu phải đổ cả chảo cho ngập bánh và phải để cho sôi mới bỏ sợi củ lang, củ mì vào khuôn. Bỏ thật nhanh tay và cũng phải rất nhanh tay để ép từng búi sợi xuống khuôn và dàn cho thật mỏng. Rưới đường đã sên sẵn, ngay khi vừa vớt ra. Những chiếc bánh được xếp chồng lên nhau, khi đã nguội, y hệt như đồ chơi con nít. Nhìn, rất thích mà ăn lại càng thích hơn. Bánh cho ta một hương vị rất là đặc biệt. Đó là sự hòa lẫn, quyện chặt của một hỗn hợp những hương vị: cái bùi bùi của tinh bột, cái beo béo của dầu, cái ngon ngọt của đường mật và không thể thiếu độ giòn tan. (Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

Bánh căn: Bánh căn được làm bằng bột gạo. Trên lò than hồng là khuôn bánh bằng đất nung có đến cả chục khuôn nhỏ giống như khuôn bánh khọt. Nếu như bánh khọt chiên chín bằng dầu mỡ thì bánh căn được nướng chín bằng khuôn đất nung nên ăn cũng không mau ngán. Người ta đổ bột vào các khuôn nhỏ bằng đất nung. Nếu khuôn nóng vừa đủ nhiệt độ thích hợp, sẽ có những bong bóng nổi lên trên làm chiếc bánh trở nên xốp và mau chín hơn. Muốn bánh ngon, giòn, nở phải pha thêm một ít bột cơm nguội phơi khô nhiều nắng. Nước chấm bánh căn gồm: mắm nêm, mắm đậu phộng, mắm chanh ớt và đặc biệt là nước cá kho. Lò để đổ bánh căn được đặt tại làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Lò có từ 10 – 15 khuôn tròn đường kính 15cm, mỗi khuôn lại có một nắp đậy khi đổ bánh. Lửa than trong lò luôn đỏ rực, bột gạo được đánh đều với trứng vịt (hoặc trứng gà) và lấy muỗng đổ vào khuôn chừng 5 phút thì bánh chín vàng rộm, có hương thơm rất đặc trưng. Khi bánh vừa ra lò nóng hổi, được xoa thêm một chút mỡ hành và cặp lại thành từng cặp. Có thể thêm trứng, tôm, thịt, mực trực tiếp vào bánh. Và rồi đến lúc thưởng thức bánh căn với món nước chấm riêng của loại bánh này mới thật khó tả! Người mới thưởng thức bánh căn Phan Rang lần đầu cũng dễ dàng nhận ra món nước chấm này đậm đà mùi… cá! Hỏi ra thì nước chấm “độc” ấy chính là món nước… cá kho. Một tô nước cá kho được hào phóng bê ra rồi thì cứ mặc sức mà “tắm” đĩa bánh căn ngập vào trong nước cá kho sực nức vị biển và mở tất cả giác quan mà “nếm”. Bột bánh, tôm, mực, mỡ hành và nước chấm… tất cả quyện thành hương vị thơm bùi, béo ngọt khó tan nơi đầu lưỡi. Nên ăn bánh căn ngay tại quán, khi bánh đang nóng và giòn tan, bỏ vào miệng bạn sẽ thưởng thức được tất cả vị ngon lành. Khi bạn ngồi trên vỉa hè, trong một con đường nào đó của Ninh Thuận bạn sẽ cảm nhận được rằng: “dường như gió biển đã ướp thêm vị mặn mà cho những tấm bánh bột gạo đơn sơ dân dã để người thưởng thức còn mãi lưu luyến hương vị khó quên này…” (Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

Mực một nắng: Du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến đây đều không thể bỏ qua món ăn đặc biệt và mới lạ này. Thưởng thức món mực một nắng nướng, du khách sẽ cảm nhận được cái nắng, cái gió và vị mặn của biển Ninh Thuận. Khác với các loại mực khô thông thường, để có mực một nắng ngườ ta phải chọn mực từ những con mực vừa mang từ biển về và hãy còn tươi rói, sau đó chỉ phơi duy nhất có một lần nắng. Việc phơi mực cũng thật kỳ công để làm sao thân ngoài con mực đã ráo hẳn nhưng bên trong thịt mực vẫn còn tươi rói và khi nướng, mực vẫn giữ được độ tươi, thịt trắng thơm và dẻo. Theo những người chuyên nghề câu mực thì họ hàng nhà mực gồm nhiều loại: mực lá, mực ống, mực tuộc, mực ghim… nhưng chỉ có mực ống mới chế biến được món mực một nắng ngon. Giá cả tùy theo mực lớn bé. Người ta nướng mực một nắng kỹ trên lửa than liu riu và không để lửa già. Con mực có màu trắng tinh, khi nướng chín chuyển sang mầu vàng rất hấp dẫn. Với độ lửa nướng vừa phải, con mực sẽ chín, cả trong cả ngoài, bay tỏa mùi thơm ngọt ngọt tự nhiên ra xung quanh. Nếu để để lửa già quá con mực sẽ chỉ cháy vàng phía bên ngoài, nhưng bên trong thịt của nó vẫn còn chưa chín. Món mực một nắng thường không chấm với các loại nước chấm nào khác ngoài tương ớt (cũng giống như mực khô nướng). Khi ăn miếng mực ngọt lịm, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện với vị cay nồng của tương ớt thật ngon. Khách du lịch muốn mua mực một nắng đem về làm quà cho người thân, bạn bè? Người bán sẽ lấy loại mực một nắng (để ở tủ cấp đông) mà giao cho khách. Cẩn thận hơn, nếu du khách có mang theo thùng xốp, đựng đá, thì vận chuyển 5, 6 giờ đồng hồ mực vẫn tươi ngon, nên mực một nắng là món khoái khẩu mỗi khi có bạn ở xa đến chơi, món ăn đầu tiên thết khách bao giờ cũng là món mực nướng một nắng. (Chuyên mục: Đặc sản Ninh Thuận)

Ngoài ra Ninh Thuận còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: Cá ngừ, Ốc vỗ, gỏi cá mai, nhum, vú nàng, ghẹ, cua biển, lẩu cháo cá chẻm, khô cá bống, cá đuối, cá thỏi, …

ĐẶC SẢN VIỆT NAM – CHUYÊN ĐẶC SẢN VIỆT