Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa | Cẩm nang du lịch Thanh Hóa

1165

Đây là những kinh nghiệm mà Toancau Travel muốn chia sẻ với các bạn có ý định đến du lịch Thanh Hóa, tìm hiểu con người, nét văn hóa của vùng đất Thanh Hóa một trong những địa danh nổi tiếng của Việt Nam.

thanh-hoa4 Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Là một thành phố hiện đại, Thanh Hóa luôn thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan. Vẻ đẹp của cảnh quan, nhịp sống và con người Thanh Hóa luôn để lại một dấu ấn khó phai cho ai từng đặt chân đến.

thanh-hoa5

Vị trí địa lý

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ.
Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch.

Cảnh đẹp tham quan ở Thanh Hóa

1. Bãi biển Sầm Sơn

Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16km. Bãi biển Sầm Sơn là nơi tắm biển rất tốt mà người Pháp đã biết khai thác từ năm 1906 và Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương. Từ những thập kỷ trước, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua Bảo Ðại, ông vua cuối cùng của triều Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn. Sầm Sơn có nhiều cảnh đẹp: hòn Trống Mái, đền Ðộc Cước, núi Cô Tiên…

2. Di tích lịch sử Lam Kinh

Thành Lam Kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 51km về phía tây. Đặc điểm: Được xây xựng bởi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), thành Lam Kinh còn có tên là Tây Kinh.

Nơi đây có lăng Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng toàn bộ sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn; Hựu lăng – Lăng vua Lê Thái Tông; Lăng Khôn Nguyên – Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ Vua Lê Thánh Tông); Chiêu Lăng – Lăng vua Lê Thánh Tông; Dụ Lăng – Lăng vua Lê Hiến Tông; Kính Lăng – Lăng vua Lê Túc Tông; Đền Lê Lai. Lam Kinh nằm trên đất huyện Thọ Xuân, một huyện đã sinh cho dân tộc Việt Nam hai đời Lê (Tiền Lê, Hậu Lê) – vùng đất mà cách đây gần một ngàn năm cụ tổ của Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi thấy chim bay về đậu quây quần thành bầy, quyết định san đất dựng nhà.

thanh-hoa61

3. Thành nhà Hồ

Thành Nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 150km. Đặc điểm: Thành do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố. Thành nhà Hồ hay còn được gọi là thành Tây Ðô. Thành được xây dựng vào năm 1397 thời nhà Hồ.

Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500m, được xây bằng đá xanh cao khoảng 4,2m. Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn. Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây Ðô. Nhưng nhà Hồ đã tồn tại được 7 năm (1400-1406). Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.

4. Đền Bà Triệu

Đền thờ bà Triệu được dựng trên núi Gai (còn gọi là núi Ải) sát đường quốc lộ 1A, thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 137km. Đặc điểm: Hiện nay lăng tháp vẫn còn, tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm. Trên đường thiên lý ra Bắc vào Nam, khách bộ hành thường dừng chân, lên núi Gai, tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng, viếng lăng và thưởng ngoạn cảnh đẹp. Tên thật của bà là Triệu Thị Trinh, nhưng nhân dân quen gọi là Bà Triệu với lòng kính cẩn, nhớ công ơn bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô thế kỷ thứ 3.

Ẩm thực Thanh Hóa

1. Nem chua

Nem chua là đặc sản nổi tiếng gợi nhớ tới vùng quê đầu miền Trung nắng gió. Được làm từ thịt sống, bì lợn cùng các gia vị như tiêu, tỏi, ớt cho lên men đến chín, khi ăn có vị chua dịu đậm đà, từ chiếc nem chua cổ truyền, người dân Thanh Hóa sáng tạo ra rất nhiều loại và cách chế biến, thưởng thức khác nhau. Bạn có thể tìm đến nhà nem Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo… để thưởng thức.

2. Chả tôm

Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng với những thực khách phương xa. Người Thanh Hóa sáng tạo và chế biến món ăn này khá cầu kỳ: Tôm băm hoặc xay nhuyễn, cho vào ít bột gấc để tạo màu, sau đó trộn cùng thịt ba chỉ bằm đã được xào vàng cùng hành, tỏi để tạo thành hỗn hợp nhân. Bánh được gói bằng bánh phở vuông nhỏ bằng lòng bàn tay, xếp vào vỉ, đem nướng trên bếp than hoa. Khi chín tỏa ra mùi thơm quyến rũ, ăn vào thấy mềm ngọt đậm đà.

3. Bánh cuốn

Bánh cuốn Thanh Hóa mềm, dai và thơm hương rất riêng. Người Thanh Hóa có thể thưởng thức một đĩa bánh cuốn ngon, rẻ ở khắp mọi nơi. Người Thanh Hóa có bí quyết riêng để món bánh cuốn ngon không thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác, mà ít nơi sánh kịp. Bột làm từ thứ gạo dẻo thơm, theo tỉ lệ thích hợp nên kể cả khi nguội bánh vẫn thơm ngon như thường. Nước chấm bánh chỉ là mắm vắt chanh cùng vài lát ớt nhưng lại rất vừa phải, thêm miếng chả nướng thơm mùi hành hoa ăn cùng bánh nóng thì không biết bao nhiêu cho đủ. Nếu đã từng một lần ăn thử, dám chắc rằng bạn sẽ nhớ mãi hương vị ấy và muốn trở lại quê Thanh để ăn thêm nhiều lần.

am-thuc119

4. Gỏi cá nhệch

Gỏi cá nhệch là món ngon nức tiếng ở vùng quê Nga Sơn của tỉnh Thanh. Món ăn khiến người ta nhớ đến cả một vùng xứ sở bởi gỏi nhệch ở đây mang nét vị riêng có. Nếu những nơi khác ăn gỏi kèm mắm tôm, nước mắm thì điểm nhấn cho gỏi cá Nga Sơn chính là chẻo nhệch. Chẻo ăn cùng gỏi cá là bí quyết làm nên sự khác biệt, được chế biến từ xương cá giã nhuyễn chưng cùng mẻ chua và các loại gia vị đặc trưng khác. Chẻo bày ra bát nhỏ, có màu đỏ sậm, đặc sánh, đậm đà, váng mỡ và thơm nức mũi.

5. Mắm tép

Mắm tép của người làng Đình Trung ở Hà Yên, huyện Hà Trung xưa kia có mắm tép là thứ đặc sản tiến vua ngon nổi danh khắp chốn. Tép được bắt ở khúc sông Hoạt mới cho nước cốt thơm ngon, khi bắt về được ủ cả năm trời mới mang ra dùng. Người làng Đình Trung có bí quyết riêng để nước mắm rót ra có màu ánh vàng, sóng sánh như mật ong, thơm hương quyến rũ.

6. Bánh răng bừa

Đây là loại bánh có ở nhiều nơi với tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá, còn người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông. Chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh nhưng mang đậm hồn quê bình dị là thứ quà sáng yêu thích của nhiều người. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào qua. Khi mới luộc xong, chiếc bánh bốc khói nghi ngút, dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào thấy mềm và rất vừa miệng. Còn khi để nguội, ăn sần sật cũng ngon không kém phần.

Di chuyển

Từ Sài Gòn để đến với Thanh Hóa, quý khách có rất nhiều cách lựa chọn:

Cách thứ nhất: Mua vé máy bay Sài Gòn Thanh Hóa , chuyến bay sẽ đưa bạn đến sân bay Sao Vàng.

Bạn vui lòng gọi: 0913 935 235 hoặc liên hệ đại lý vé máy bay tại Thanh Hóa để biết thêm thông tin chi tiết.

Từ các tỉnh khác, bạn cũng có thể lựa chọn cách mua vé máy bay đi Hà Nội để đến với thành phố xinh đẹp này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đi Thanh Hóa bằng các phương tiện khác như tàu hỏa, ô tô đến Thanh Hóa, cách này tiết kiệm hơn và thường thích hợp cho những bạn thích trải nghiệm và có nhiều thời gian rỗi.

Để đặt tour du lịch Thanh Hóa hoặc tour du lịch biển giá rẻ bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại 0913 935 235.

Chúc bạn có một chuyến du lịch Thanh Hóa thú vị và nhiều niềm vui!

CẨM NANG DU LỊCH THANH HÓA