20 món đặc sản Kon Tum nức tiếng gần xa (Phần 2) – Vinanet

1381

Cùng tiếp tục khám phá những món đặc sản Kon Tum nổi tiếng như: bún nước, bún cua, phở khô, gỏi lá, xôi măng, cà đắng… Mỗi món ăn lại mang hương vị và những nét đẹp rất riêng của mảnh đất Kon Tum.

1_78034

Xôi măng

Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum.

6e10c03b-c552-450e-a043-60cbddc5272a

Mang nét đặc trưng riêng trong vẻ quyến rũ của màu sắc với đôi chút vàng tươi của măng rừng, đặt trên bát xôi nếp màu nghệ, xôi măng hấp dẫn người qua lại bằng cả mùi thơm đặc biệt, khiến biết bao người đều nán lại chỉ để mua cho được gói xôi kịp giờ đi làm. Vô tình món ngon ấy trở thành thứ để níu chân người một lần qua phố núi Tây Nguyên.

Bún nước Kon Tum

Bún nước Kon Tum có tiền thân từ bún tôm Bình Định, nhưng theo thời gian, qua sự biến tấu cho phù hợp khẩu vị vùng miền, bún tôm đã trở thành tô bún nước Kon Tum nổi tiếng. Bún nước Kon Tum có đầy đủ các vị, vị thanh của nước dùng, vị chua ngọt dịu của sợi bún, vị ngọt của tôm, vị đậm đà của ít thịt băm, vị cay cay của ớt. Tất cả hòa làm một, khiến thực khách khó lòng mà quên.

2_41663

Bún cua

Không ai nghĩ rằng trong văn hóa ẩm thực Kon Tum, lại có món bún cua rất nổi tiếng. Món bún được làm cầu kì qua khá nhiều công đoạn tạo nên một hương vị riêng biệt đặc trưng rất phố núi. Tuyệt vời nhất là những chiều ở thành phố Kon Tum, khi trời se se lạnh, tìm một quán bún đang nghi ngút khỏi để thường thức thì không còn gì ấm lòng bằng.

3_49633

Gọi là bún cua bởi nước dùng của món ăn đặc biệt này được làm từ thịt cua đồng. Một tô bún cua của Kon Tum thật bắt mắt, được chăm chút bởi một ít măng tươi, ít thịt ba chỉ béo ngậy cùng bì heo giòn giòn. Trong tô bún cua còn có thêm một miếng chả được gói bằng lá cuối thơm lừng. Cho rau thơm, giá sống, xà lách, kinh giới vào tô bún cua, cho thêm một ít ớt xay rồi trộn đều. Vị nước dùng đậm đà, riêng biệt của thịt cua lên men ngấm vào từng sợi bún làm ấm lòng thực khách giữa phố núi cao.

Phở khô

Phở khô là một món ăn đặc sản của vùng đất Tây Nguyên. Và nếu bạn có dịp đi du lịch đến Kon Tum, bạn sẽ thấy ở đây, phở khô là món ăn vô cùng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân địa phương. Món ăn này phổ biến đến mức có thể là món ăn cho bất kể các bữa ăn trong ngày hoặc là sáng sớm hay chiều muộn. Món ăn cũng được phục vụ ở hàng rong hay trong quán ăn lớn, nên bất cứ ai cũng dễ dàng thưởng thức.

4_49037

Sợi phở khô Kon Tum còn rất mảnh và dai làm cho thực khánh có cảm giác vừa mịn vừa sần sật khi nhai trong miệng. Nhưng nếu một mình sợi phở thì cũng chưa làm nên linh hồn của món ăn. Phở khô Kon Tum còn cần yếu tố nước dùng, thịt, rau và gia vị đi kèm. Nước dùng của món phở khô là nước hầm gà, nước hầm bò, nước hầm xương heo được nêm nếm vừa phải, rất thơm và thanh tao. Còn về phần thịt, người ta phải chọn các phần thịt tươi ngon, an toàn vệ sinh. Sau đó ướp thịt bằng đầy đủ các gia vị cơ bản cho đến khi thấm, người ta tiến hành băm nhuyễn thịt để lớp trên mặt tô phở và giữ một phần thịt nguyên để xé nhỏ, cũng trải đều trên bề mặt tô.

Cách ăn một tô phở khô Kon Tum cũng tương tự như ăn hủ tiếu khô vậy. Một đũa để thực khách thưởng thức hương vị từ sợi phở cộng với thịt bò, thịt gà, hành phi, xì dầu. Còn một muỗng để thực khách húp một miếng nước dùng nóng hổi. Và trong quá trình trộn đều tô phở khô, thực khách còn phải cho thêm rau (có rau cần, giá trụng, rau ngò, rau quế) và vắt ít chanh để cảm nhận trọn vẹn hơn độ ngon của món ăn.

Bún đỏ

Thăm Kon Tum ở thời gian khi thời tiết còn se se lạnh, tìm vào một quán bún đỏ cao nguyên, gọi một tô nghi ngút khói thưởng thức để thấm một món ăn giản dị, dân dã nhưng lạ miệng thì thật thú vị và ngon lành.

5_56467

Nguyên liệu chính của món bún đỏ cao nguyên chính là cua đồng, một ít chả viên cùng trứng cút luộc. Thế nhưng đơn giản mà đòi hỏi sự khéo léo để làm nên một tô bún đỏ cao nguyên hấp dẫn từ màu sắc cho đến mùi vị. Bún đỏ cao nguyên ấn tượng ngay từ đầu với màu hơi đỏ của hạt điều, rồi màu đỏ au bắt mắt của từng miếng cà chua, đặt cạnh màu xanh tươi non của đĩa rau sống, hay màu nâu của chả cá, của riêu cua, màu trắn của trứng cút luộc. Tất cả hòa hợp làm nên một tô bún ngon từ mắt nhìn cho tới hương vị.

Cháo chim câu

Cháo chim câu (cháo từ thịt chim bồ câu) không khó tìm ở các tỉnh phố núi, song để thưởng thức cháo chim câu ở một hương vị, một tầm cao mới thì thực khách không thể không đến Kon Tum. Cháo chim câu ở đây có vị thơm thanh khiết như giọt sương sớm, vị ngọt bùi thanh đạm như hương vị đặc trưng miền núi, có vị đậm đà hòa quyện từ thịt chim câu cho đến gia vị trong món ăn và hơn hết là sự bổ dưỡng do món cháo chim câu mang lại. Người Kon Tum nấu cháo chim câu không cầu kỳ nên ăn cháo chim câu cũng cần dân dã, hì hục húp đến toát mồ hôi, sẽ thấy cháo càng ngon hơn gấp bội.

6_54922

Gỏi lá

Người Kon Tum thường nói: Đến Kon Tum mà chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa đến. Chỉ một món ăn mà nguyên liệu bày kín mâm, bởi gỏi lá “đúng chất” có tới 40 – 50 loại, từ các loại rau quen thuộc như: lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung, lá mơ, hành, rau húng đến các loại lá ít xuất hiện trong bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì và rất nhiều loại lá riêng biệt của Tây Nguyên.

7_42496

Thưởng thức món này cũng cần có kiểu cách, không vội vã “vơ” hết các lá mà phải theo đúng quy trình. Trước tiên lấy lá cải hoặc lá mơ làm lá cuốn, sau đó cho thêm lá chua và vài loại khác tùy lựa chọn của người ăn, cuốn thành cái phễu nhỏ, bỏ miếng thịt ba chỉ, tôm, bì lợn… vào trong “phễu”, nhất định phải cho thêm tiêu và hạt muối, một chút nước chấm.

Cà đắng

Cà đắng là món ăn dân dã của người dân tộc thiểu số Kon Tum. Cà đắng mọc thành vạt ven những ngọn đồi, bờ suối, quả nhỏ như cà pháo hoặc quả hình thuôn dài, to hơn đốt tay, màu xanh sậm, sọc trắng dọc quả. Trước đây, cà đắng là cây mọc hoang nay được bà con dân tộc mang về trồng trong vườn nhà, trái to hơn, màu xanh nhạt, vị đắng giảm đi chút ít, dễ ăn hơn và phù hợp với khẩu vị nhiều người.

8_65370

Cà đắng được xắt từng lát mỏng, xiên qua từng que đặt lên nướng, khi cà chuyển sang màu nâu sậm, dậy mùi thơm lan tỏa và vừa chín tới, vẫn còn giữ chút nước đắng, hơi dai dai, mềm mềm, chấm với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng rất ngon. Ngoài ra cà đắng còn nấu thành nhiều món kho với tôm, tép bắt được dưới sông hay cà đắng um lươn, ếch, món nào cũng ngon, cũng dậy lên hương thơm quyến rũ. Những ai ăn cà đắng lần đầu đều có cảm giác không thoải mái với vị đắng nhân nhẫn của loại trái hoang dại, nhưng vài lần sẽ nghiền và khó quên hương vị độc đáo của nó.

Lá mì

Người dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế (xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) thường sử dụng lá mì khi chế biến những món ăn.

9_69064

Cách chế biến đơn giản nhất và ít tốn kém nhất chính là lá mì muối chua, mà phải chọn lá mì ta, chứ không phải loại mì lai, mì nhật lá to nhưng ăn độc và không có vị ngon. Món này dùng như người Kinh ăn dưa muối, cà muối.

Từ lá mì chua, người Brâu chế biến ra nhiều món như: Gà rừng trộn lá mì chua, lá mì nấu cá khô, canh chua lá mì,… Món ngon nhất phải kể đến là gà rừng trộn mì chua. Món gà rừng trộn lá mì hiện diện trong mâm cơm thật dễ khiến người ta xuýt xoa không cưỡng lại được: màu xanh nâu của lá mì muối chua, thấp thoáng những miếng thịt gà rừng trắng, điểm thêm màu đỏ ớt hiểm. Vị chua gắt của lá mì muối, quyện với vị ngọt tự nhiên của thịt gà rừng tạo thành một hương vị đậm đà một cách hòa hợp và ngon miệng, ăn một miếng lại muốn nếm thêm miếng nữa, miếng nữa.

Rượu vang ngọt sim Măng Đen

Do vị trí địa lý của vùng miền núi Kon Tum và khí hậu luôn ở nhiệt độ 10 đến 15 độ C mỗi ngày đã cho ra những quả sim luôn tươi mát. Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất rượu vang sim đặc sản Kon Tum là sim hoang dã, mọc tự nhiên ở các vùng cao của thôn Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum.

10_41190

Mỗi năm cứ vào khoảng tháng 6 dương lịch các đồng bào người dân tộc Cơ – Tu, Xê Đăng ở các vùng cao của thôn Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum lại rủ nhau vào rừng hái sim. Để đạt được chất lượng tốt buộc người hái sim phải hái vào thời điểm sáng sớm tinh sương. Từ nguồn nguyên liệu quý giá này kết hợp với công nghệ hiện đại sản xuất vang của Pháp đã được cải tiến và nguồn men chuyên sản xuất vang của nước Pháp, tất cả tạo nên cho rượu vang Sim Măng Đen một hương vị mộc mạc tự nhiên của núi rừng nhưng không kém phần sang trọng cũng như đặc trưng của rượu vang chính hiệu.

Nguồn: Wanderlurst Tips

11_65072

BAOMOI.COM