Du lịch Hà Tĩnh có gì mới lạ? Kinh nghiệm du lịch Hà Tĩnh

1481

Hà Tĩnh là một tỉnh miền Trung ít ai biết đến không nổi tiếng như Phú Quốc, Nha Trang hay một nơi nào khác, nhưng đến với Hà Tĩnh bạn có những điểm thú vị lắm đấy chứ! Cẩm nang phượt xin chia sẻ những kinh nghiệm đi du lịch ở Hà Tĩnh.

Đến Hà Tĩnh vào mùa nào?
Là một tỉnh sở hữu cái nóng rang người của gió nồm và cái lạnh run người trong các tháng mùa đông đến mùa xuân, nên các tháng thích hợp nhất để đến Hà Tĩnh cho bạn là tháng 3, 4 và tháng 9, 10.

1. Phương tiện di chuyển đến Hà Tĩnh

Cũng như các tỉnh miền Trung khác bạn có thể lựa chọn đi Máy Bay, Tàu hỏa hay ô tô.

Từ Hà Nội – Hà Tĩnh khoảng 300km, khoảng cách không quá xa hay quá gần cho một chuyến phượt. Điểm trừ duy nhất là nên phượt bằng xe máy từ Hà Nội – Hà Tĩnh vào các tháng nắng, ấm trong năm, không nên đi vào mùa đông hay mùa xuân vì khí hậu lúc đó rất lạnh.
Khi di chuyển bằng xe cá nhân nên mang theo đầy đủ giấy tờ, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ, chú ý xe khách ngược chiều (chạy ẩu).

Từ Sài Gòn bạn có thể đi máy bay ra Vinh và đi ngược ô tô vào Hà Tĩnh, hoặc đi xe khách tại bến xe miền đông.

2. Đến Hà Tĩnh bạn chơi gì nơi đây? Ở Hà Tĩnh có núi và biển, có nhiều khu di tích

nga-ba-dong-loc

Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc

Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc: Xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc gồm 2 làng cũ là Khiêm Ích và Điền Xá, xưa kia mới có ngã ba Khiêm Ích là chỗ rẽ từ đường 15A theo đường liên xã về Nghèn. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, trên đất Đồng Lộc có thêm đường đi Truông Kén, đường đi O Dước, đường đi Truông Bát, tạo thêm một số ngã ba. Quan trọng nhất là ngã ba Đồng Lộc, chỗ giáp nhau của Tỉnh lộ 2 đi qua ngã Ba Giang và quốc lộ 15A đi Truông Bát lên Tân Ấp (Hương Khê) để vào con đường Trường Sơn lịch sử.

Khu lưu niệm Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền: Họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ nổi tiếng “Trâm anh thế phiệt”, có nhiều người tài năng thành đạt trên con đường văn chương, khoa cử, y học, sử học cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Biển Thạch Hải: Đến Thạch Hải, du khách sẽ được ngắm nhìn bãi biển phẳng lỳ, nước trong vắt, cát trắng tinh khôi, sóng vỗ nhẹ nhàng hòa vào tiếng vi vu của rừng phi lao xanh ngắt rộng 60 – 70 m, chạy dài trên 10 km.

Ngã ba Nghèn: Di tích Ngã ba Nghèn nằm ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây đã xảy ra nhiều cuộc đấu tranh của công nông Can Lộc trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931.

Biển Xuân Thành: Cách cửa Hội khoảng 5km về phía Nam là bãi biển Xuân Thành (huyện Nghi Xuân). Bãi biển Xuân Thành kéo dài hơn 5km. Nước biển ở đây có độ mặn vừa phải, bãi rất thoải, có thể lội bộ ra xa ngót trăm mét.

Đền chợ Củi: Từ cầu Bến Thuỷ theo quốc lộ 1A đi về hướng Nam 4km, rẽ phải, đi tiếp 200m nữa du khách sẽ thấy dưới chân núi Ngũ Mã, ẩn hiện trong vườn cây cổ thụ có một ngôi đền cổ kính uy nghi. Đó là đền Chợ Củi, còn gọi là đền Củi. Đền Củi thuộc địa phận xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đến với đền Củi có thể đi bằng đường bộ, đường sông đều thuận lợi.

Đền Chiêu Trưng còn gọi là đền Võ Mục, thuộc xã Kim Đôi nay là xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà. Đền xây dựng trên núi Long Ngâm, ngọn núi cuối cùng của dãy Nam Giới, từ đất liền uốn lượn ra biển làm bức bình phong án ngữ phía đông cửa Sót. Ngọn Long Ngâm hình núi như trán con rồng chúi xuống biển sâu “Ai biết núi Nam Giới. Đá cũng hoá ra rồng” (thơ Bùi Dương Lịch).
Nhà lưu niệm đồng chí Hà Huy Tập– Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (1936-1938), ở làng Thổ Ngoạ, tổng Kim Nặc(nay là xã Cẩm Hưng), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Di tích nằm về phía Tây cách đường Quốc lộ 1A hướng Bắc- Nam khoảng 500m. Ngôi nhà tranh 4 gian nằm nép mình trong luỹ tre xanh là nơi đã ghi dấu biết bao kỷ niệm về quê hương, dòng họ, gia đình đồng chí Hà Huy Tập.

Chùa và hồ Thiên Tượng : Nói đến vùng đất Hà Tĩnh, trước tiên là nói đến Núi Hồng với 99 ngọn vút cao trùng điệp. Vào năm Minh Mệnh thứ 17, Núi Hồng được khắc vào Anh Ðỉnh là một biểu tượng của thiên nhiên Việt Nam. Quanh Hồng Lĩnh là cả một kho báu về những câu chuyện huyền bí và hấp dẫn.

ho-ke-go

Hồ Kẻ Gỗ – Khu du lịch sinh thái

Hồ Kẻ Gỗ – Khu du lịch sinh thái: Trước đây chỉ được biết đến Kẻ Gỗ qua lời một bài hát, mang nặng tình yêu quê hương của tác giả Nguyễn Văn Tý. Nay trở lại Kẻ Gỗ mới thấy hết ân tình của người đã gửi gắm cả tâm tình của mình vào đó thật chẳng sai.

Chùa Chân Tiên : Chùa Chân Tiên hay Chân Tiên Tự, thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Từ thành phố Vinh, theo quốc lộ 1A về phía Nam đến thị trấn Nghèn tại km số 31 rẽ hướng Đông theo đường Liên Hương 18km sẽ đến chùa Chân Tiên.

Suối nước nóng Sơn Kim : Địa chỉ: xã Sơn Kim – Huyện Hương Sơn – Tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại: (84-39)879325 * Fax: (84-39).879305 Ngành nghề kinh doanh: Phòng nghỉ, nhà hàng, ngâm tắm nước nóng và các dịch vụ du lịch.

Đình Đỉnh Lữ :
Đình Đỉnh Lữ nằm ở xã Tân Lộc huyện Can Lộc (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Đình Đỉnh Lữ nằm cách trung tâm huyện Can Lộc 8 km về phía Đông. Từ thành phố Vinh đi vào theo quốc lộ 1A đến thị trấn Nghèn, đi về phía Đông 10 km là đến di tích. Đình nằm ngoài bìa làng ở phía Tây Nam xã Tân Lộc, phía Bắc giáp làng Kim Anh, phía Tây giáp làng Thụ Lộc, phía Đông giáp xã Bình Lộc.

Nhà cụ Mai Kính
Di tích nhà cụ Mai Kính thuộc thôn Bùi Xá, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ( nay là xã Thạch Việt, huyện Thạch Hà). Nhà cụ Mai Kính nằm cách thị trấn Cày, huyện Thạch Hà 5km về phía Tây Bắc, cách thành phố Vinh 43 km. Từ Vinh đi theo quốc lộ 1A về hướng Nam, đến ngã ba Giang rẽ về phía Tây 1km là làng Bùi Xá nơi có di tích.

Đền Đô Đài
Đền Đô Đài hay đền Bùi Ngự Sử, thuộc xã Đậu Liêu, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Di tích nằm cách thị trấn Hồng Lĩnh 3km về phía Nam, cách đường quốc lộ 1A về phía Đông 300m, ở chân núi Bạch Tỵ Sơn là một trong 99 ngọn núi của dãy Hồng Lĩnh.

Đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu
Đến huyện lỵ Kỳ Anh, đi về hướng đông theo con đường liên xã, hay xuôi theo dòng sông Trí khoảng 7 – 8km, tới thôn Hải Khẩu (xã Kỳ Ninh), sẽ thấy một ngôi đền cổ kính. Đó là đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu, còn gọi là đền Bà Hải, đền Hải Khẩu, hay đền Chế Thắng phu nhân, cung phi vua Trần Duệ Tông, một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.

Miếu Biên Sơn
Miếu Biên Sơn nằm ở trung tâm xã Hồng Lộc(huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), phía Đông giáp xã Tân Lộc, phía Tây giáp xã Tùng Lộc, phía Nam giáp xã Hậu Lộc, phía Bắc giáp dãy núi Hồng Lĩnh.Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 1A đi về phía Nam khoảng 31km đến thị trấn Nghèn (huyện Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh, rẽ hướng Đông theo đường liên hương khoảng 8km là đến miếu Biên Sơn.
Mộ Phan Đình Phùng
Phan Đình Phùng sinh ngày 4/4 năm Đinh Mùi (6/6/1847) tại làng Đông Thái, huyện La Sơn nay là làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, vùng quê nổi tiếng có nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và làm quan. Năm 30 tuổi Phan Đình Phùng đỗ cử nhân và năm sau đỗ Đình nguyên Tiến Sĩ sau đó được bổ ra làm quan. Vốn có tính cương trực liêm khiết và ngay thẳng cho nên cuộc đời ông cũng đầy sóng gió nguy hiểm có khi cả đến tính mạng.
Một ngôi làng giữ nhiều bảo vật của vua Hàm Nghi :không có gì đặc biệt nếu không có sự tích kể rằng đây là nơi vua Hàm Nghi từng về trú ẩn, viết chiếu Cần Vương kêu gọi đánh đuổi giặc Pháp và ban tặng nhiều bảo vật vô giá.
3. Lựa chọn nhà nghỉ, khách sạn

Khu vực trung tâm Hà Tĩnh gồm các tuyến đường Hà Huy Tập, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Phan Đình Giót… Vì thế để hạn chế thời gian di chuyển, bạn nên chọn lưu trú ở các khách sạn, nhà nghỉ thuộc các trục đường này. Lưu ý đặt phòng trước khi đến.

Một số khách sạn, nhà nghỉ được các du khách đi bụi đánh giá tốt về giá cả và dịch vụ gồm khách sạn Lam Kiều, Sông La, Tân Giang, nhà nghỉ Công Đoàn, nhà nghỉ Cau Phu.

Đến Hà Tĩnh bạn nên thưởng thức đặc sản gì ở đây?

Ram bánh mướt

Ai đã đến Hà Tĩnh mà chưa ăn bánh mướt cuốn với ram thì thật là uổng phí. Ram làm từ miến, thịt, ớt tiêu, nấm, lá lốt cuốn với bánh ram làm từ bột gạo… rán vàng.

Gỏi cá đục

Về với mảnh đất đại thi hào Nguyễn Du, là cái nôi của ca trù… chúng ta lại được thưởng thức nhiều món ăn được chế biến từ biển, trở thành nét văn hóa riêng của làng biển.

Bánh đa vừng

Ở Hà Tĩnh có một món ăn dân dã, rẻ tiền mà thật ngon, đó là món bánh đa. Vùng nào, chợ nào, quán nào cũng có nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh đa Chợ Tỉnh, Chợ Cầy, Chợ Hội… Bánh đa ở những vùng này dầy, to, giòn và đặc biệt là có rất nhiều vừng đen, ăn vừa béo, thơm, vừa giòn, khi đói có thể ăn trừ cơm, chỉ thấy no mà không thấy chán.

Bánh bèo Hà Tĩnh

Bánh bèo là một loại bánh dân dã và không phải là đặc sản riêng của vùng nào mà có ở khắp các miền đất nước như Huế, Nghệ An, Quảng Bình…. Khác với bánh bèo ở các nơi khác, bánh bèo Hà Tĩnh mang một sắc thái ẩm thực riêng.

cu-do-ha-tinh

Cu đơ Hà Tĩnh với bát nước chè xanh

Những ai dù ở miền Bắc hay Nam cũng không lạ gì khi nghe đến tên “cu đơ Hà Tĩnh”. Đã có nhiều nơi làm nhưng kẹo cu đơ Hà Tĩnh có vị ngọt đậm đà, cùng với bát nước chè xanh vừa thơm vừa chát, hai vị hòa tan vào nhau rất thú vị.

Mang gì khi đến Hà Tĩnh?

Bất kỳ trang phục gì bạn thích. Song nếu xác định đi nhiều nên mang theo giày, dép bệt.
Mang theo dụng cụ chống nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
Mang theo đồ dùng cá nhân, kem chống muỗi.
Các loại thuốc cơ bản.
Mang theo lều, mền, áo ấm nếu có ý định cắm trại.

Các cung đường thường gặp:

Hà Nội/Sài Gòn – Hà Tĩnh – Nghệ An
Hà Nội/ Sài Gòn – Hà Tĩnh – Quảnh Bình – Nghệ An
Hà Nội/ Sài Gòn – Quảng Trị – Hà Tĩnh

CẨM NANG PHƯỢT | KINH NGHIỆM DU LỊCH