Lại thêm một địa điểm thú vị cho những ai yêu An Giang, quả thật vùng đất này có quá trời điểm tham quan, du lịch đặc sắc khiến bạn muốn khám phá hoài mà không hết.
Địa điểm: Núi Cấm còn có tên là Thiên Cấm Sơn hay núi Ông Cấm, một ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn, nằm trong khu tam giác Tịnh Biên-Nhà Bàng-Tri Tôn, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Núi Cấm cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thành phố Châu Đốc khoảng 37 km. Ảnh: Dương Hoàng Dĩnh on Instagram
Nằm ở độ cao trên 700m so với mực nước biển, núi Cấm sở hữu dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối xanh tươi quanh năm. Đến đây, du khách sẽ có dịp viếng chùa, tham quan các công trình kiến trúc đặc sắc, leo núi Cấm An Giang, khám phá hang động, tắm suối,… Ảnh: Wendy Quyên on Instagram
Ngoài ra, núi Cấm còn nổi tiếng bởi có nhiều thắng cảnh đẹp như: vồ (ngọn đồi nhỏ) Bồ Hong, vồ Thiên Tuế, vồ Đầu, vồ Bà, vồ Ong Bướm, Vồ Bạch Tượng, suối Thanh Long và một số công trình kiến trúc nổi tiếng như: chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, chùa Phật Nhỏ, tượng Phật Di Lặc, khu du lịch Lâm Viên…
1. Cáp treo Núi Cấm
Đây là cáp treo đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long, được đầu tư xây dựng bài bản và hiện đại. Cáp treo Núi Cấm gồm 16 trụ cáp, 89 cabin và 2 nhà ga, mỗi giờ vận chuyển được 2.000 hành khách, thời gian di chuyển chỉ khoảng 15 phút là tới đỉnh.
2. Vồ Bồ Hong
Đây là một ngọn đồi nhỏ cao 716m, cao nhất trong các ngọn đồi ở núi Cấm. Nhờ độ cao này mà núi Cấm được xem là nóc nhà của đồng bằng sông Cửu Long. Tương truyền, trước đây có nhiều côn trùng gọi là bồ hong sinh sống nên gọi là Vồ Bồ Hong. Trên Vồ này có tượng thờ Ngọc Hoàng, hàng năm, rất đông người đến tham quan và chiêm bái.
3. Đập núi Cấm
4. Hồ Thuỷ Liêm
Hồ Thuỷ Liêm trên núi Cấm có diện tích 60.000 mét vuông mặt nước, có sức chức 300.000 mét khối nước, đường dạo quanh hồ là 1.000 mét. Xung quanh hồ được trồng hoa và bắc cầu tạo cảnh quan thơ mộng. Do nhu cầu tâm linh, hồ Thủy Liêm ngày nay còn trở thành địa điểm thả cá phóng sinh lý tưởng của du khách. Từ nguồn thức ăn của khách thập phương, đàn cá dưới hồ lớn nhanh như thổi, bình quân mỗi con nặng trên 2 kg, đặc biệt có cá chép nặng đến 5-6 kg
thi xv on Instagram
5. Suối Thanh Long
Đây là con suối nước khoáng bắt nguồn từ lưng chừng núi.
6. Chánh điện chùa Vạn Linh
Chùa tọa lạc trên một sườn núi, ở độ cao 550m, phía trước là hồ Thủy Liêm rộng lớn có sức chứa 60.000m3 nước, bao quanh cả khu vực này là rừng cây trái.
Ngôi chùa này là do Hòa thượng Thích Thiện Hạ Quang – đệ tử của tổ Phi Lai thuộc dòng Lâm Tế, khai sơn năm 1929. Lúc đầu chùa chỉ là một am nhỏ được làm toàn bằng cây lá đơn sơ, bởi vậy mà nó có tên là chùa Lá. Năm 1940, chùa Lá được đổi tên thành chùa Vạn Linh. Năm 1995, chùa được Đại đức Thích Hoàng Xuân thiết kế, xây mới theo lối kiến trúc cổ truyền phương Đông, nổi bật nhất là ba ngọn tháp uy nghi, trầm mặc, được đặt tại ba vị trí khác nhau ở phía trước tiền đường, đó là: tháp Quan Âm 9 tầng, cao hơn 35m (ở chính giữa), tháp Hoà thượng khai sơn Thích Thiện Hạ Quang 3 tầng (ở bên phải) và tháp chuông 9 tầng với quả đại Hồng chung nặng 1,2 tấn (ở bên trái).
Ngoài kiến trúc của ba ngọn tháp, phần chánh điện cũng làm tăng thêm vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của ngôi chùa. Đây là một nhà cao và khá rộng với Điện Phật được bày trí tôn nghiêm, chính giữa có đặt tượng đức Phật Thích Ca được tạc bằng đá nguyên khối, nặng 2 tấn, do điêu khắc gia Hoàng Hữu thực hiện vào năm 1997. Hai bên tượng đức Phật Thích Ca có đặt hai phù điêu Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng cũng được tạc bằng đá do Phật tử Diệu Nghĩa (Việt kiều Úc) cúng dường năm 1996.
7. Hồ Thuỷ Liêm
Hồ Thuỷ Liêm trên núi Cấm có diện tích 60.000 mét vuông mặt nước, có sức chức 300.000 mét khối nước, đường dạo quanh hồ là 1.000 mét. Xung quanh hồ được trồng hoa và bắc cầu tạo cảnh quan thơ mộng. Do nhu cầu tâm linh, hồ Thủy Liêm ngày nay còn trở thành địa điểm thả cá phóng sinh lý tưởng của du khách. Từ nguồn thức ăn của khách thập phương, đàn cá dưới hồ lớn nhanh như thổi, bình quân mỗi con nặng trên 2 kg, đặc biệt có cá chép nặng đến 5-6 kg
8. Chùa Phật Lớn
Ngôi chùa này được ông Bảy Do (Cao Văn Long) tạo dựng vào năm 1912 trên một khoảng đất nằm gần đỉnh núi Cấm, sau này người ta có tu sửa lại. Được gọi là chùa Phật Lớn là vì trong chùa có thờ một tượng Phật rất lớn, cao gần 2m và cái tên này để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở núi Cấm.
Tượng Phật Di Lặc: Bức tượng này được xây dựng trên đỉnh núi Cấm, có chiều cao hơn 33,6m, nặng khoảng 600 tấn, trong tư thế ngồi đang mỉm cười nhìn du khách. Đây là bức tượng đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) công nhận là bức tượng Di Lặc lớn nhất Việt Nam.
9. Khu du lịch Lâm Viên
Khu du lịch này nằm dưới chân núi về phía đông, có diện tích khoảng 100ha. Nơi đây có các dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí đa dạng như: nhà hàng Kaolin – phục vụ các món ăn đặc sản vùng Tây Nam Bộ, đờn ca tài tử, sân chơi cho trẻ em…
Du khách đến với núi Cấm, nhất là vào mùa xuân, sẽ thấy cảnh đẹp ở đây thật tuyệt vời: cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa trái xum xuê… Trên các vồ núi cao, buổi sáng sớm sương trắng giăng đầy, buổi trưa nắng vàng dịu dàng xuyên qua từng kẽ lá, buổi chiều tối mây bay là đà vương đầu núi và đêm về trời se se lạnh…, pha lẫn trong khung cảnh nên thơ đó là bản hòa ca đan xen giữa tiếng thác đổ, tiếng suối reo và tiếng chim gọi bạn tìm nhau… Đây đúng là một vùng thủy tú sơn kỳ mà đã được giới báo chí và nhiều du khách ví như Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam.
Theo vietnamtourism.
FOODY