Chùa bà Châu Đốc có linh không? Kinh nghiệm đi chùa bà Châu Đốc

7918

Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang là một vùng đất với rất nhiều truyền thuyết ly kỳ và những giá trị văn hóa đặc trưng của một thời kỳ vàng son. Chùa bà ở Châu Đốc là một trong những giá trị tín ngưỡng còn được bảo tồn cho đến ngày nay.

Những câu chuyện ly kỳ về Bà Chúa Xứ Núi Sam được người dân kể lại rất nhiều. Bà Chúa Xứ ở đây được người dân tôn sùng như Phật Bà Quan Âm, Thiên Hậu Nương Nương hay Bà Mã Hậu. Ở đây thường có lễ hội Bà Chúa Xứ vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 âm lịch hàng năm.

chua-ba-chau-doc-co-linh-khong-chua-ba-mieu-ba-chua-xu-chau-doc

Chùa Bà (Miếu Bà Chúa Xứ) ở Châu Đốc

Chùa bà Châu Đốc có linh không ?

Vào mỗi mùa lễ hội hàng năm người dân thường rủ nhau đến chiêm bái, thắp hương ở Chùa Bà để cầu sức khỏe, tiền tài, danh vọng…nghe đồn là có thể “cầu gì được nấy” thậm chí là có thể vay tiền bà để làm ăn. Với rất nhiều câu chuyện được kể lại về quyền lực linh thiêng của Bà trong việc ban phúc và cũng giáng họa cho người không giữ lời hứa. Những câu chuyện này ngày 1 nhiều hơn và cũng chứng tỏ về sự linh thiêng ở Chùa Bà.

Bài giảng HẠNH NGUYỆN BÀ CHÚA XỨ CHÂU ĐỐC (rất hay)

Có rất nhiều lời đồn nói rằng “nhiều người vay của bà, làm ăn được nhưng đến hẹn lại quên hoặc cố tình không trả lại, Bà đã khiến cho làm ăn lụn bại trở lại, có khi ảnh hưởng đến tính mạng hay gia đình lục đục luôn”

Chính vì vậy không ít những doanh nhân, tiểu thương, muốn làm ăn thuận lợi và may mắn đều lấy việc viếng Bà chúa Xứ và cầu cúng, vay tiền thành một hoạt động thường niên trong ngày Rằm tháng Giêng hằng năm. Dù bận đến mấy họ cũng không bỏ qua ngày đại lễ này.

Kinh nghiệm đi Chùa Bà Châu Đốc

Mỗi năm có khoảng 2 triệu người đi viếng Chùa Bà nhưng không phải là ai cũng có kinh nghiệm trong việc đi viếng chùa. Chính vì vậy nếu muốn đi viếng Chùa Bà để cầu mong thì cần nhất định phải chú ý những vấn đề sau để có thể trọn vẹn. Thời điểm hành hương về Châu Đốc thường vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, chính vì vậy bạn nên chọn thời gian đến chùa Bà 1 cách thông minh để tránh tình trạng kẹt xe, đông đúc, chen lấn, xô đẩy. Thời điểm thích hợp cho bạn là vào những ngày đầu tuần và giữa tuần, lúc đó giá vé xe cũng “mềm” hơn ngày thường.

Chuẩn bị lễ vật cúng Bà

Người hành hương đi cúng Bà thường chọn lễ vệ chính là heo quay, hoa quả, và nhang đèn

Về heo quay: Tốt nhất là nên chuẩn bị ở nhà trước khi đi còn nếu không thể chuẩn bị thì khi đến Chùa Bà nên chọn mua những con được nướng mà chưa có ai thuê cúng trước đó (Vì ở đó có dịch vụ cho thuê HEO QUAY du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng Kg, sau khi cúng vái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo…). Tuyệt đối không nên thuê nếu bạn muốn chứng tỏ lòng thành của mình với Bà.

chua-ba-chau-doc-co-linh-khong-le-vat-cung-ba-chua-xu

Lễ vật cúng Bà Chúa Xứ

Về hoa quả: Cũng nên chuẩn bị trước ở nhà rồi mang đi. Nếu không chuẩn bị được thì nên để ý ở dọc đường có một số điểm bán trái cây, hoa quả để vào đó mua hoặc ở các điểm gần phà. Giá ở những chỗ này sẽ rẻ hơn ở Chùa. Nếu mua ở Chùa thì nên vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa để mua.

Về nhang đèn: Hãy chuẩn bị trước ở nhà hoặc vào những cửa hàng lớn để mua, không nên mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo mời mọc vì ngoài giá đắt hơn. Sau khi mua bạn còn phải tiếp tục “chịu đựng” những người đi theo chèo kéo mua vé số, xin tiền, gửi lộc…

Nhận lộc và phóng sinh chim

Ở chùa Bà không được nhận bất cứ 1 cái gì mà người khác đưa cho mình. Kể cả khi họ nói đây là “lộc Bà” rồi dí vào tay bạn thì bạn cũng không được nhận, vì khi bạn nhận họ sẽ đòi tiền của bạn. Nếu muốn thỉnh lộc Bà thì bạn vào bên trong miếu Bà (từ ngoài nhìn vào bên tay phải) sẽ có nơi cho bạn thỉnh lộc, tùy long hảo tâm của bạn cúng dường.

chua-ba-chau-doc-co-linh-khong-phong-sinh-chim-o-chua-ba-chau-doc

Phóng sinh chim ở chùa Bà Châu Đốc

Cũng không nên phóng sinh chim ở miếu Bà vì những con chim ở đây thường bị nhốt lâu ngày nên không thể bay xa và dễ bị bắt lại. Giá phóng sinh mỗi con chim thì họ nói thường rất rẻ (từ 5.000-10.000 đ/con) nhưng khi bạn thả thì họ mở lồng chim và lùa rất nhanh. Số lượng chim bay ra chỉ khoảng hơn 10 con nhưng họ đếm có thể lên đến 40-50 con và bắt bạn trả tiền.
Đã có nhiều trường hợp cự cãi, xô xát giữa khách hành hương và người bán. Do đó, lời khuyên cho bạn là đừng quan tâm đến dịch vụ này dù có được chào mời nhiệt tình.

Bảo quản tư trang cá nhân

Vào thời điểm hành hương từ tháng 1-3 âm lịch miếu Bà Chúa Xứ rất đông người. Nhất là ở khu vực điện chính của miếu bạn phải hết sức cẩn thận với tư trang cá nhân của mình như điện thoại, ví tiền…Tốt nhất là không nên đem theo nhiều tiền và nếu có đem theo thì nên để trong túi xách, đeo túi xách ra đằng trước và cái chặt để tránh bị mất cắp.

Những thắng cảnh khác trên núi Sam gần miếu Bà Chúa Xứ

Đến núi sam dâng lễ tại miếu Bà Chúa Xứ bạn cũng có thể thăm quan các thắng cảnh khác gần đó trong quẩn thể núi Sam như:

  • Chùa cổ Tây An
  • Chùa Hang
  • Lăng Thoại Ngọc Hầu
  • Và nhiều chùa, miếu khác trên núi

HOIDAP.FUN