Cẩm nang hướng dẫn chi tiết cho người đi du lịch Tuyên Quang

1399

Tuyên Quang là một trong những cái nôi truyền thống cách mạng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá mang đậm sắc thái riêng biệt của các dân tộc vùng cao miền Bắc.

Đến với Tuyên Quang, bạn còn có cơ hội được hoà mình vào nhiều hoạt động trong các lễ hội lớn, được say đắm trong làn điệu dân ca đượm tình và được thả hồn thưởng ngoạn những cảnh đẹp nên thơ mà thiên nhiên đã ưu ái cho riêng cho mảnh đất này.

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

1. Đường bộ theo tuyến Hà Nội – Tuyên Quang

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26292-tuyen-quang

Cảnh đẹp ở Tuyên Quang

Tuyên Quang cách thành phố Hà Nội khoảng 165km. Từ Hà Nội, bạn có thể bắt xe khách để đến với Tuyên Quang theo các dịch vụ vận tải hành khách uy tín như:

Xe Bảo Yến – Điện thoại: 027 3818166 – 027 3818177 – 0974 096333 – 0974 095333

Tuyến Mỹ Đình – Tuyên Quang:

  • Từ Mỹ Đình: 7h05, 9h50, 10h05, 12h35, 14h05, 15h55, 16h55
  • Từ Tuyên Quang: 6h00, 7h40, 9h00, 11h00, 13h00, 14h30, 15h20, 17h00

Tuyến Mỹ Đình – Chiêm Hóa:

  • Từ Mỹ Đình: 6h15, 13h30
  • Từ Chiêm Hóa: 5h50, 13h00

Tuyến Mỹ Đình – Na Hang:

  • Từ Mỹ Đình: 7h00-18h00
  • Từ Na Hang: 6h45-15h00

Xe Sơn Hưng (tuyến Hà Nội – Tuyên Quang)

Giờ xuất bến:

  • Từ Tuyên Quang: 7h30, 8h50, 9h55, 10h50, 13h30, 14h10
  • Từ Hà Nội: Hà Đông: 13h30; Mỹ Đình: 14h30, 16h30, 17h00; Giáp Bát: 6h30; Nước Ngầm: 5h30

Điện thoại: Hà Đông: 0913 562089; Mỹ Đình: 0912 974385 – 0912 153145 – 0914 337544; Giáp Bát: 0912 942668; Nước Ngầm: 0986 467799; Tuyên Quang: 027 3822702 – 027 6518077

Xe Dũng Dung (tuyến Hà Nội – Sơn Dương)

  • Giờ xuất bến: Sơn Dương: 5h00, 8h10; Giáp Bát: 11h00; Mỹ Đình: 14h30
  • Điện thoại: Giáp Bát: 0976 906599; Mỹ Đình: 0986 057577; Sơn Dương: 0979 835 701 – 0974 152999

Xe Hồng Thịnh (tuyến Hà Nội – Tuyên Quang)

  • Giờ xuất bến: Hà Đông-Giáp Bát: 9h00, 9h20; Tuyên Quang: 3h30, 4h00, 7h30, 8h20, 9h20, 13h50; Mỹ Đình: 14h50, 14h20, 15h20, 19h00.
  • Điện thoại: 0912 463948 – 0913 527136 – 0913 554952 – 0913 386957 – 027 3821207 – 027 3816030

Xe Khôi Thành (tuyến Hà Nội – Việt Trì – Tuyên Quang)

  • Giờ xuất bến: Mỹ Đình: 9h20; Việt Trì: 11h30, 16h40; Tuyên Quang: 14h40
  • Điện thoại: 0913 360 334

Xe Phúc Tiến (tuyến Hà Nội – Sơn Dương)

  • Giờ xuất bến: Sơn Dương: 6h05, 7h45, 11h00; Mỹ Đình: 13h15, 15h00, 16h00
  • Địa chỉ: Tổ ND Tân Phú, thị trấn Sơn Dương, Tp.Tuyên Quang
  • Điện thoại: 0979 833556 – 0978 500759 – 0912 018987 – 01696 453712 – 027 3838568

Xe Bảo Nhung (tuyến Hà Nội – Tuyên Quang)

  • Giờ xuất bến: Tuyên Quang: 5h10; Mỹ Đình: 11h35
  • Điện thoại: 027 3813537 – 0902 244055

2. Các tuyến xe buýt chạy nội tỉnh Tuyên Quang

Tuyến 01: Trường Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang – Bến xe thành phố Tuyên Quang – Suối khoáng Mỹ Lâm – Trường Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang – Đường Trường Chinh – Đường 17/8 – Đường Trần Hưng Đạo – Đường Chiến Thắng Sông Lô – Bến xe khách Tuyên Quang – Đường Bình Thuận – QL37 – Suối khoáng Mỹ Lâm.

Tuyến 02: Thành phố Tuyên Quang – Khu Công nghiệp Long Bình An – Bến xe thành phố Tuyên Quang – Đường Phạm Văn Đồng – QL2 – Đường ĐT 186 – Cầu An Hòa – Xã Vĩnh Lợi.

Tuyến 03: Thành phố Tuyên Quang – thị trấn Yên Sơn (Yên Sơn) – Bến xe Thành phố Tuyên Quang – Đường Lý Thái Tổ – QL2 – Huyện lỵ Yên Sơn.

Tuyến 04: Thành phố Tuyên Quang – Khu Di tích lịch sử văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào – Bến xe Thành phố Tuyên Quang – Đường Bình Thuận – Đường Tân Trào – Ngã 3 Chanh – QL2C – Đạo Viện – Trung Sơn – Kim Quan – Trung Yên – Tân Trào.

Tuyến 05: Thành phố Tuyên Quang – Thị trấn Tân Yên (Hàm Yên) – Bến xe Thành phố Tuyên Quang – Đường Bình Thuận – Đường Quang Trung – Đường Trường Chinh – QL2 – Thị trấn Tân Yên.

Tuyến 06: Thành phố Tuyên Quang – thị trấn Sơn Dương (Sơn Dương) – Bến xe Thành phố Tuyên Quang – Đường Bình Thuận – Đường Tân Trào – Cầu Nông Tiến – Ngã 3 Chanh – QL 37 – Thị trấn Sơn Dương

Tuyến 07: Thành phố Tuyên Quang – Thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa) – Bến xe Thành phố Tuyên Quang – Đường Chiến Thắng Sông Lô – Đường 17/8 – QL2C – Km11 QL2 – Km31 QL2 – ĐT 190 – TT Vĩnh Lộc – Bến xe Chiêm Hóa

II. LƯU TRÚ TẠI TUYÊN QUANG

Khách sạn Hùng Cường

  • Địa chỉ: Số 55 Hưng Thành,Tp Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Điện thoại: 027 3813 836

Khách Sạn Kim Long

  • Địa chỉ: 500 Tổ 23 P.Phan Thiết,Tp Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Điện thoại: 027 3922222

Khách sạn Lô Giang

  • Địa chỉ: 2 Đường 17 Tháng 8, phường Minh Xuân,Tp Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Điện thoại: (84-27) 382 145

Khách sạn Mai Sơn

  • Địa chỉ: 104 Nguyễn Trãi,Tp Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Điện thoại: 027 3810555

Khách sạn Royal Tuyên Quang

  • Địa chỉ: 166 Nguyễn Trãi, phường Tân Quang,Tp Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Điện thoại: 027 3818818

Khách sạn Spa

  • Địa chỉ: Tổ 23 Lý Nam Đế, P.Tân Quang,Tp Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Điện thoại: 027 3818888

Khách sạn Tân Trang

  • Địa chỉ: 25 Nguyễn Trãi, phường Tân Quang,Tp Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Điện thoại: 027 3818199

Nhà nghỉ Minh Thủy

  • Địa chỉ: Số 536, đường 17 tháng 8, Tp Tuyên Quang, Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Điện thoại: 027 3811651 – 0978 326999

Nhà nghỉ Sông Lô

  • Địa chỉ: Nông Tiến,Tp Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Điện thoại: 027 3822779

Khách sạn Tùng Dương

  • Địa chỉ : Tổ 26 phường Tân Hà, Tp Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Điện thoại : 027 3813409

Khách sạn Hải Đặng

  • Địa chỉ : Thị trấn Tân Yên, Hàm Yên, Tuyên Quang
  • Điện thoại : 027 3843166 – 0916 843166

Nhà nghỉ Thành Long

  • Địa chỉ : Thị trấn Sơn Dương, Sơn Dương, Tuyên Quang
  • Điện thoại : 0967682686

III. CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG, HẤP DẪN Ở TUYÊN QUANG

1. Khu di tích lịch sử Tân Trào

Tân Trào là nơi gắn liền với lịch sử hào hùng của những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, với tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh và với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc suốt 9 năm ròng. Hiện ở Tân Trào có hơn 17 di tích. Trong đó, có những di tích nổi tiếng:

Lán Nà Lừa

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26352-lan-na-lua

Lán Nà Lừa

Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa (cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945), lán Nà Lừa với kiểu nhà sàn đơn sơ được dựng bằng tre là nơi Bác Hồ ở và làm việc.

Cây đa Tân Trào

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26342-cay-da

Cây đa Tân Trào

Chiều ngày 16/8/1945, dưới gốc đa Tân Trào, quân Giải phóng Việt Nam đã làm lễ xuất quân lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội.

Đình Tân Trào

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26361-34121691

Đình Tân Trào

Vốn là ngôi đình thờ Thành Hoàng và các thần sông cai quản vùng, ngày 16/8/1945, đình Tân Trào đã trở thành nơi họp Quốc dân Đại hội để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Nơi đây ghi dấu nhiều sự kiện đặc biệt quan trọng với cách mạng Việt Nam như quy định lá cờ đỏ sao vàng là quốc, quốc ca là bài “Tiến quân ca”, thành lập Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Đình Hồng Thái/đình Kim Trận (thôn Cả, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương)

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26347-dinh-hong-thai

Đình Hồng Thái/đình Kim Trận

Đình Hồng Thái có kiến trúc mang dáng dấp của một nhà sàn, thuần gỗ và mái lợp bằng cọ. Đình là nơi thờ Thành Hoàng làng và các thần sông núi trấn giữ bình an cho cả vùng. Ngày 21/5/1945, nơi đây vinh dự là chốn dừng chân đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau khi người rời Pắc Bó (Cao Bằng) về cứ địa Cách mạng Tân Trào.

Hang Bòng

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26350-hang-bong

Hang Bòng

Hang Bòng nằm ở lưng chừng núi Bòng là nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong thời gian người lãnh đạo chiến dịch Biên giới 1950 và là nơi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951).

Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26354-ngoi-nha-ong-nguyen-tien-su

Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự

Ông Nguyễn Tiến Sự chính là chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập). Đây là nơi Bác Hồ từng sinh sống trước khi rời lên lán Nà Lừa. Chính vì vậy, ngôi nhà này ghi rất nhiều dấu ấn hoạt động thường ngày của Bác với người trong nhà và dân làng. Đây cũng là ngôi nhà sàn tiêu biểu cho kiến trúc của đồng bào dân tộc Tày.

Khu di tích nhà ở và hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng (thôn Đồng Ma, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương)

Trong thời gian từ cuối năm 1952 đến năm 1954, Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Tôn Đức Thắng từng sống và làm việc tại ngôi nhà bên dòng sông Phó Đáy, nơi có rừng cây um tùm bao quanh. Ngay sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn. Hầm này có 2 cửa thông 2 chiều vào sườn núi Chi Liền với chiều dài khoảng 10m. Hai điểm di tích này là nơi đánh dấu hoạt động của Bác Tôn trong thời kỳ gian khổ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

Nha công an (xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương)

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26355-nha-cong-an

Tượng đài Vì an ninh Tổ quốc ở di tích Nha công an

Nha công an là trụ sở của Nha Công an Trung Ương và các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, chính phủ và là nơi diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950.

Kim Quan – Hầm an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ (thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn)

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26338-an-toan-khu

Hầm an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ

Kim Quan nằm trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, có dòng sông Phó Đáy bao quanh nên đảm bảo an toàn và sự thuận tiện cho các hoạt động giao thông và sinh hoạt.

Nơi đây có hội trường, nhà ở của các đồng chí: Tổng bí thư Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương. Những bộ phận của Văn phòng Trung ương như thư viện, điện đài, văn thư, bảo vệ. Nơi đây cũng có nhà sàn, là nơi ở của Bác. Từ nhà ở nối liền với hầm chữ chi. Riêng hầm của Văn phòng Trung ương Đảng có một đoạn lộ thiên và dẫn vào hầm hình chữ chi. Ngoài ra, Kim Quan cũng chính là nơi Bác và chính phủ tiếp khách quốc tế.

2. Thác Mơ (thị trấn Nà Hang, huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang)

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26291-thac-mo
choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26285-na-hang-5

Thác Mơ

Thác Mơ đẹp như chốn tiên cảnh với dòng thác đổ ào ào, mát lạnh. Để đến được thác, du khách sẽ lên một con xuồng nhỏ qua những đoạn mây núi lượn quanh sẽ thấy thác hiện ra như một khối bạc khổng lồ. Từ dưới nhìn lên, bạn có cảm tưởng thác như một chiếc thang mây bắc đến tận trời với từng tầng thác khi thì dữ dội, lúc lại dịu êm khiến cảnh quan nơi đây không khác gì chốn bồng lai. Vì vậy, không khó hiểu khi đây là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách ở Tuyên Quang.

3. Suối khoáng Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang)

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26289-suoi-khoang-my-lam-1

Các hồ tắm trong khu nghỉ dưỡng Suối khoáng Mỹ Lâm
choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26290-suoi-khoang-my-lam-2
Nước khoáng Mỹ Lâm được đóng chai

Suối khoáng Mỹ Lâm nằm trong khu nghĩ dưỡng rất yên tĩnh và thơ mộng. Nước khoáng nơi đây có tác dụng điều trị bệnh rất tốt bởi hàm lượng Sulfuahydro khá cao (5 mg/lít). Trong đó khoáng hoá đạt 1,15-0,25 mg/lít. Nhiệt độ trung bình của nước khoảng 68 độ C. Hiện tại, khu nghỉ dưỡng còn kết hợp cả dịch vụ tắm bùn để đáp ứng đủ nhu cầu nghỉ dưỡng, điều trị bệnh của du khách.

4. Khu du lịch sinh thái Na Hang (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26286-na-hang
choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26282-na-hang-1
choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26283-na-hang-3
choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26284-na-hang-4

Muôn màu vẻ đẹp của hồ Na Hang

Khu du lịch sinh thái Na Hang có tổng diện tích 15.000ha. Trong đó, 8.000ha là diện tích mặt nước trải dài qua 12 xã, thị trấn và vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Na Hang là nơi có hệ sinh thái vô cùng đa dạng với khu rừng nguyên sinh phong phú hệ động, thực vật; các con sông, con suối (sông Gâm, sông Năng); các đỉnh núi cao (Khuổi Tong, Loong Noòng)… Riêng khu bảo tồn đặc dụng có đến hàng nghìn loài động, thực vật quý hiếm với những loài có trong sách đỏ thế giới như voọc mũi hếch.

Đặc biệt, phải kể đến hồ Na Hang, một “Hạ Long giữa đại ngàn”, nơi có 99 ngọn núi quần tụ soi mình dưới làn nước xanh thẳm cùng bầu trời cao trong. Sự kỳ thú của hồ Na Hang còn gắn liền với những thác nước nổi tiếng như Khuổi Sung, Khuổi Nhi, thác Mơ… như những suối tóc trắng của núi rừng xanh thẳm.

Thật thiếu sót khi kể về Nà Hang mà chưa nhắc đến những nếp nhà sàn gỗ, lợp mái cọ cùng nhiều phong tục tập quán đậm bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây.

5. Đền Cảnh Xanh/ đền Cây Xanh (phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang)

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26346-dencanhxanh0

Đền Cảnh Xanh/ đền Cây Xanh

Đền Cảnh Xanh nằm trong địa thế và có phong thuỷ rất đẹp với lưng tựa núi, sơn thủy uốn khúc tựa thế long hổ ôm quanh. Điều kỳ lạ nhất nơi đây là hàng hàng cây xanh quanh chùa đều um tùm, xanh mởn qua bốn mùa và hiếm khi nào thấy lá vàng rụng vào ban ngày. Trong đền có những di vật có giá trị như quả chuông đồng cổ, 5 đạo sắc thời Nguyễn và 3 bức đại tự bằng chữ Hán và. Hàng năm, vào các ngày 18 tháng Giêng; ngày 3 tháng Tư; ngày 3 tháng Bảy, ngày 20 tháng Tám; ngày 10 tháng Chạp dân trong vùng đều tổ chức lễ hội và lễ hội nào cũng thu hút đông đảo nhân dân trong vùng lẫn các du khách.

6. Núi Pắc Tạ (huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang)

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26287-nui-pac-ta-2
choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26288-nui-pac-ta

Núi Pắc Tạ ẩn hiện trong làn mây trôi bảng lảng

Núi Pắc Tạ được gọi theo tiếng Tày có nghĩa là “vú của trời” do phỏng theo hình dạng của nó. Đây là ngọn núi cao nhất vùng, quanh năm mây vờn, ẩn hiện mờ ảo như cảnh tiên. Đây được coi là một kiệt tác của bà mẹ thiên nhiên và là niềm tự hào của người dân vùng cao Na Rang.

7. Chùa Phúc Lâm (thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Nà Hang)

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26343-chua-phuc-lam

Tượng gỗ ở chùa Phúc Lâm

Chùa Phúc Lâm toạ lạc trên một khu đất cao và bằng phẳng dưới chân núi Chùa. Chùa mang phong cách kiến trúc và nghệ thuật từ thời Trần thế kỷ XIII – XIV. Chùa hiện nay được xây theo hình chữ Nhất trên nền chùa cũ, gồm một gian hai chái, mái lợp lá cọ. Tượng ở chùa đều được làm bằng gỗ mộc ở tư thế thiền rất có hồn được cho là có niên đại khoảng thế kỷ XIV.

8. Đền Cấm

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26281-den-cam

Đền Cấm

Đền Cấm thâm nghiêm và linh thiêng giữa cảnh sơn thủy hữu tình ở lưng chừng núi Cấm. Đền thờ Thánh Mẫu thượng ngàn. Trong đền có một cái giếng không bao giờ cạn nước gọi là giếng Cô. Tương truyền, ai đã từng uống nước giếng nơi đây đều trở nên mạnh khoẻ. Trước án thờ, có hai bức tượng là Khuyến thiện và Trừ ác như một cách để răn dạy người đời.

9. Động Tiên (thuộc xã Yên Phú, huyện Hàm Yên)

Ðộng Tiên nằm ở lưng núi Chân Quỳ, một thắng cảnh tuyệt mỹ trong cụm ba núi châu đầu: Chân Quỳ, Bạch Mã và núi Tọa. Động Tiên như một lâu đài nguy nga được tạo tác từ bàn tay của tạo hoá. Trong động chia rõ các phân khu: tiền sảnh, trung đường, hậu tẩm. Đặc biệt giật cấp đi sâu xuống mãi. Các khối nhũ hình thành muôn hình vạn trạng đầy kỳ ảo dần hiện ra khi càng đi sâu vào trong động.

Cần nói thêm rằng trong quần thể ba núi châu đầu còn là nhiều động chứa đầy bí ẩn như động Thiên Ðình, hang Thạch Sanh, “Ðộng người xưa”…

10. Hồ Khởn (xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên)

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26351-ho-khon

Hồ Khởn

Hiện nay, hồ Khởn là điểm đến rất hấp dẫn với nhiều du khách khi xu hướng ngày càng có nhiều người trở về với thiên nhiên và những khoảng lặng yên tĩnh. Trong tổng diện tích mặt nước hơn 47 ha, hồ có nhiều hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác biến khung cảnh đẹp nơi đây càng thêm phần tuyệt mỹ. Vào các ngày nghỉ, đây là nơi thích hợp để pinic, cắm trại, câu cá, thăm thú vườn cây trái xum xuê và thưởng thức nhiều đặc sản trong vùng.

V. MÓN NGON – ĐẶC SẢN TUYÊN QUANG

1. Gỏi cá bỗng sông Lô

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26349-goi-ca-1

Gỏi cá bỗng sông Lô

Sau thời gian nuôi thả cá từ 1,5-2 năm, người ra sẽ chọn ra những con trên 2kg để làm ra món gỏi đặc sản. Họ đem róc thịt lấy phi lê và ngâm với nước được chắt từ quả tai chua. Đặc biệt nhất, họ tận dụng xương cá, đem băm thật nhỏ và rang vàng. Sau đó, đem xương tán mịn như bột trộn với lạc rang giã mịn. Đây là phần thay thế cho thính rang như cách làm của nhiều địa phương khác. Gỏi sẽ được dùng cùng các loại rau thơm, lá rừng, sấu, vón vén… Nước chấm là phần không thể thiếu trong món ăn này với gia vị từ muối rang, hành nướng, chanh, tỏi, ớt, tiêu và đặc biệt là phần hạt xẻn/ hạt dổi. Khi ăn được gói những miếng cá trắng, dai trong vài lá rau rừng, chấm miếng nước chấm thơm ngon, đậm đà để cảm nhận hết sự quyện hoà của mọi loại gia vị quả là một cái thú mà ai cũng muốn được trải qua.

2. Cơm lam

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26344-com-lam

Cơm lam

Cơm lam là món ngon phổ biến của nhiều đồng bào dân tộc. Cơm lam ở Tuyên Quang cũng được làm theo cách thông thường chỉ khác chăng, người ta cho thêm ít nước cốt gừng hoặc nước cốt dừa trộn đều trong gạo nếp trước khi cho vào ống tre rỗng loại bánh tẻ để nướng. Khi ăn chỉ việc chấm với ít mè đen rang cũng đủ để thấy sự bình dị của các sản vật dân dã cũng làm nên vị ngon khó sánh.

3. Thịt trâu gác bếp

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26357-thit-trau

Thịt trâu gác bếp

Vùng núi Tuyên Quang có loại thịt trâu sạch và ngọt khó nơi nào sánh bằng. Chính vì vậy, thịt trâu gác bếp ở đây cũng thuộc vào loại hảo hạng. Sau những dịp lễ, tết, người ta dành lại ít miếng thịt trâu đã mổ đem dần đến mềm và ướp với các gia vị như gừng, sả, tỏi, ớt,… rồi đem treo trên gác bếp cho khô dần hoặc chọn cách sấy nếu muốn dùng ngay. Xé một miếng thịt trâu gác bếp, chấm với ít mù tạt và nhâm nhi chén rượu ngô Na Hang thật là một thú vui của người sành ăn.

4. Thịt lợn đen

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26356-thit-lon-den

Thịt lợn đen nướng riềng mẻ

Lợn đen được chăn thả tự nhiên theo cách truyền thống của đồng bào dân tộc, có trọng lượng từ 40 – 55kg. Sở dĩ thịt lợn đen nức tiếng đến vậy bởi thịt rất săn và thơm. Khi chế biến thịt hầu như không có nước và da lại giòn sật. Sau khi chọn mua thịt về, người ta có thể chế biến thành nhiều món ngon mang đậm tính độc đáo của ẩm thực đồng bào Tày như: lợn nướng riềng mẻ, lợn nướng ngũ vị, lợn xào lăn…

5. Thịt lợn muối chua

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26358-thitchua

Thịt lợn muối chua

Cũng là thịt lợn đen, người ta mua về đem ướp với các loại lá rừng đã phơi khô và giã nhỏ như lá nếp, lá quế, lá giềng, muối, rượu nếp cái… Sau đó, họ dùng một chiếc chum lớn xếp đều một lớp thịt, một lớp gạo rang cho đến hết. Sau khi đậy nắp kín, ủ trong khoảng 2 tuần, thịt sẽ được lấy ra dùng. Nếu để càng lâu, thịt càng săn, có độ giòn của mỡ và độ sần sật của da. Ai đó chỉ cần một lần nếm thử món ngon này với ít lá lốt đều không thể quên được vị đậm đà chất ngất của nó.

6. Mắm cá ruộng Chiêm Hoá

Từ bao đời nay, mắm cá ruộng Chiêm Hoá đã nổi tiếng vượt xa ranh giới của nơi nó bắt nguồn. Phải mất khá nhiều công phu để có được một mẻ mắm cá ruộng ngon. Sau 3 tháng nuôi cá ở ruộng và 10 tháng ròng ủ cá lên men, người ta mới có thể tận hưởng được thành quả từ một hũ mắm cá ruộng đặc biệt này. Người ra dùng món mắm này để chấm với thịt luộc, ăn kèm rau sống, xào với trái om hoặc có thể dùng để giải rượu cũng rất tốt.

7. Bánh gai Chiêm Hóa

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26340-banh-gai

Bánh gai Chiêm Hóa

Trong một chiếc bánh gai thơm ngon khó quên của Chiêm Hoá cần có đủ các thành phần nguyên liệu: gạo nếp, lá gai, đỗ xanh, cơm dừa nạo, mứt bí, hạt sen, dầu chuối và mỡ lợn. Để làm ra bánh gai thơm dẻo, người ta phải chọn loại nếp cái hoa vàng, ngâm qua đêm và xay thành bột. Lá gai bánh tẻ đem về tướt gân, luộc nhừ và xay nhuyễn thành bột trộn với mật mía, bột nếp để làm vỏ bánh. Đỗ xanh được đồ chín, đánh tơi và trộn đều với các nguyên liệu còn lại làm nhân. Chỉ cần gói bánh trong lá chuối và đem luộc là sẽ có được một mẻ bánh gai đặc sản khó quên.

8. Măng lưỡi lợn

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26353-mang-luoi-lon

Măng lưỡi lợn

Măng lưỡi lợn là một loại măng rất đặc biệt của riêng vùng đất Tuyên Quang. Nó có sớ thịt dày, đặc, chắc và nhuyễn rất hoàn hảo. Măng có thể được phơi khô để làm món măng hầm giò trong các dịp tết hoặc hầm với thịt vịt, thịt à, sườn non, cá hay đơn giản chỉ là xáo măng.

9. Bánh nếp nhân trứng kiến

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26341-banh-trung-kien

Bánh nếp nhân trứng kiến

Bánh trứng kiến được làm từ trứng kiến và gạo nếp. Trứng kiến sau khi lấy về từ các ngọn cây trong rừng sẽ được xào với ít gia vị và thì là hoặc hành lá để làm nhân cho vỏ bánh bằng gạo nếp xay thành bột. Đây là món lạ nhưng chỉ cần thử và quen dần sẽ sinh nghiện lúc nào chẳng hay bởi bị beo béo đặc trưng từ trứng kiến quyện trong nếp dẻo thơm là sự kết hợp vô cùng trọn vẹn của món ăn này.

10. Vịt bầu Minh Hương

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26359-vit

Món vịt luộc

Vịt bầu hay vịt suối có thể chế biến thành món luộc, quay, hấp hoặc om với sấu thì không gì sánh bằng. Nhiều người cho rằng chính vì vịt Minh Hương được nuôi ở con suối bắt nguồn từ Cham Chu nên mới cho thứ thịt thơm ngon đến vậy. Với nhiều du khách, đến Tuyên Quang chưa từng thưởng thức món ngon với vịt bầu Minh Hương thì thật uổng phí một chuyến đi.

11. Bánh cuốn Tuyên Quang

choi-gi-o-thanh-pho-tuyen-quang-26339-banh-cuon

Bánh cuốn Tuyên Quang

Bánh cuốn Tuyên Quang cũng giống những loại bánh cuốn khác nhưng khác là bột gạo phải được trộn từ ba loại gạo khác nhau. Khi ăn người ta mới bắt đầu tráng bánh. Và nhân có thể từ nhiều nguyên liệu khác nhau tuỳ theo “bí quyết nhà nghề”. Nước chấm bánh cuốn Tuyên Quang được hầm từ xương heo và đạt được độ sánh nhất định để khi chi cần nếm phải đã cảm giác được vị ngọt đậm ngay ở đầu lưỡi.

12. Rượu ngô Na Hang

Lạ rằng khi nhấp chén rượu ngô Na Hang người ta không thấy nóng ran như nhiều loại rượu khác mà lại cảm giác vị mát lan toả, rượu uống say nhưng không bao giờ khiến người ta bị nhức đầu. Bí quyết cho loại rượu độc nhất này chính là được lên men từ lá rừng và pha chế với 20 loại thảo dược quý với tác dụng bồi bổ cơ thể và điều trị một số căn bệnh về xương khớp…

V. NHÀ HÀNG – QUÁN ĂN

  • Nhà Hàng Việt Cường – Địa chỉ: Tổ 9, Thị trấn Na Hang, Na Hang, Tuyên Quang
  • Nhà Hàng Hải Âu– Địa chỉ: 357 Đường 17 Tháng 8, Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Nhà Hàng Phú Gia – Địa chỉ: 25 Nguyễn Văn Cừ, Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Nhà Hàng Hoa Anh Đào – Địa chỉ: 16 Trần Phú, P. Tân Quang, Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Nhà Hàng Cường Sâm – Địa chỉ: 289 Lý Nam Đế, P. Phan Thiết , Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Nhà Hàng Phương Linh – Địa chỉ: 145 Nguyễn Văn Cừ, Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Nhà Hàng Dũng Thủy – Địa chỉ: 9 Lý Thánh Tông, Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang
  • Nhà Hàng Minh Cây Bàng – Địa chỉ: 457 Phạm Văn Đồng, Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quan
  • Quán Đầu Bò – Địa chỉ: Tổ 5, Phạm Văn Đồng, P. Hưng Thành, Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quan
  • Quán Mạnh Hoạch – Tuyên Quang – Địa chỉ: Nguyễn Văn Cừ, Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quan
  • Quán Gốc Tếch Huyền Minh – Địa chỉ: 87 Nguyễn Văn Cừ, Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quan
  • Quán Minh Hằng – Địa chỉ: 154 Nguyễn Văn Cừ, Tp. Tuyên Quang, Tuyên Quang

Yeutre.vn (Tổng hợp)

YÊU TRẺ