(Chuyên mục: Đặc sản Yên Bái)
Yên Bái có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện, bao gồm:
+ Thành phố Yên Bái
+ Thị xã Nghĩa Lộ
+ Huyện Lục Yên, huyện Mù Căng Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Trấn Yên, huyện Văn Chấn, huyện Văn Yên và huyện Yên Bình.
Những đặc sản đáng nhớ về quê hương Yên Bái:
Măng rừng Yên Bái: Rừng Yên Bái có vô số các loại măng: Măng nứa, măng vầu, măng sặt, măng lay, măng trúc, măng giang, măng mai, măng tre… Mỗi lọai đều có hương vị riêng rất độc đáo, mà thực khách dù chỉ mới được thưởng thức một lần cũng không thể nào quên. Măng nứa mỏng, trắng ngần, dùng để xào với tỏi xém cạnh ngon tuyệt trần, còn nếu phơi khô, mỗi khi ăn hầm với xương, nhiều người sành còn thấy ngon hơn cả măng lưỡi lợn. Măng vầu đặc hơn măng nứa, để luộc hay xào đều thi vị. Măng trúc đá thường mọc trên núi cao, loại này ngọn nhỏ, đậm đà ,người Mông thường dùng làm măng ớt để dành ăn quanh năm. Từ khi các du khách mến mộ cái hương vị của loại măng này, măng ớt lên giá và không đủ cung cấp cho thực khách xa gần. Măng có thể chế biến thành nhiều món, món nào cũng thơm ngon, nhưng người Yên Bái rất ưa thích món măng muối chua. Măng chua xào lăn với cào cào, dế mèn, bọ xít hay nấu canh cá là nhất hạng, đều rất đưa cơm và đưa cay. Món này thường dùng đãi khách quí. Còn gì thú hơn khi khứu giác mới cảm nhận được hương vị của măng chua, dịch vị đã ngọt trên đầu lưỡi và mỗi khi nhấp một chút rượu ngon, nhâm nhi món măng xào rồi chiêu một thìa canh chua, ngửa mặt lên trời khà một tiếng mới càng thấm hơn cái thú ẩm thực của người vùng cao, giản dị mà không kém phần tinh tế. (Chuyên mục: Đặc sản Yên Bái)
Măng tre Bát Độ: “Tháng Giêng trồng trúc, tháng Lục trồng tiêu”, câu nói người xưa đã đúc rút qua kinh nghiệm sản xuất từ ngàn đời nay đang được người dân các xã vùng cao Yên Bái áp dụng cho chương trình măng tre Bát Độ – một chương trình kinh tế lớn đã phát huy hiệu quả góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Trấn Yên. Cây tre măng Bát Độ hoàn toàn phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, trình độ canh tác của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó ưu việt nhất là đầu tư ít, nhanh cho thu hoạch, là cây dài ngày, không sâu bệnh, dễ trồng và đặc biệt là năng suất cao, đầu ra ổn định, giá cả hợp lý và góp phần cải tạo môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi trọc. Tre măng Bát Độ được trồng nhiều nhất ở huyện Trấn Yên, với diện tích lớn. Khi thu hoạch, măng tre Bát Độ có củ to, năng suất cao hơn rất nhiều lần so với loại măng tre bình thường. Măng to (3-8 kg), vỏ mỏng, thịt trắng – dày – lõi nhỏ, tỷ lệ thịt đạt trên 85%, ăn rất ngon và giòn. Măng có tác dụng tăng cường tiêu hoá, phá đờm, nhuận phổi, giảm béo phì. Ăn thường xuyên còn có tác dụng phòng trừ áp huyết cao rất tốt. Để có được sản phẩm măng ngon ban đầu trồng tre thì phải đào hố sâu khoảng 6 tấc vuông, bón phân lót rồi đắp đất lại, tiếp theo mới đem cây giống trồng xuống. Mỗi bụi tre khoảng từ 3 đến 4 cây. Sau cuối mỗi vụ thu hoạch tiến hành đốn cây già, chừa lại vài cây non làm giống. Khi để cây giống cao được 4m thì đốn ngọn. Ở phần thân từ gốc lên, khi cao chừng 2m thấy ra nhánh thì bứt hết đi để cho cây tre tập trung dồn sức ra măng. Măng ăn đến tháng 10 hoặc tháng 11 thì chặt bỏ cây già, trung bình 1 gốc để khoảng 2 đến 3 cây măng giống. Vào mùa nắng người dân phải tưới nước để cây có sức ra măng nhiều măng và cây măng mập, dễ tiêu thụ. Măng tre Bát Độ ăn có vị ngọt, giòn, không cần nấu kỹ như các loại măng khác lại dễ chế biến, có thể ăn tươi, làm măng chua… Vì vậy mà thương lái đến tận vườn măng để thu mua. Măng Bát Độ ngoài để ăn tươi, còn có thể chế biến đồ hộp, đóng túi, làm măng chua, sấy khô dạng lát, sợi … được các thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng, là loại hàng tiêu dùng có nhu cầu tiêu thụ lớn. (Chuyên mục: Đặc sản Yên Bái)
Cà pháo giòn Lục Yên: Cà pháo giòn ở Lục Yên không rõ xuất hiện từ khi nào, nhưng muốn ăn cà ngon thì không thể quên được địa danh Tân Lĩnh. Cứ đến tháng ba hàng năm, khi bắt đầu có trận mưa rào đầu tiên kéo theo những mùn rác trên núi về, họ lại đem tra xuống những khoảng đất chân núi giống cà pháo này. Cây cà cao khoảng 50 – 60 cm, lá dày màu xanh rợn, được bao phủ một lớp lông mao dày mịn, bên dưới tán lá những quả cà pháo hình cầu trắng ngà như những bông hoa sứ. Cà pháo Tân Lĩnh ngon lạ thường, cũng được muối bằng như bằng muối trắng, đường kính và nước ấm, không cần cầu kỳ nhánh tỏi, trái ớt, hoa giềng mà cà cứ ngon tuyệt, cái chua dịu, ngọt đến ngỡ ngàng. Cà có rất ít hạt, cùi dầy, khi đưa lên miệng thưởng thức sẽ cảm nhận được sự thanh mát, giòn tan. Do vậy những người sành ăn hay những người dân lao động cũng tự thưởng cho mình một cách dễ dàng bát cà muối với bát canh cua dưới trưa hè. Sự nổi tiếng của cà giòn đã trở thành món hàng nông sản đem trao đổi trong các phiên chợ và đã một phần đem lại nguồn kinh tế nhất định cho những người dân ở đây. (Chuyên mục: Đặc sản Yên Bái)
Quế Văn Yên: Đến Văn Yên (Yên Bái) đi đâu cũng gặp quế – một loài cây đã gắn bó với đời sống thường ngày của người dân. Không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế cho mỗi gia đình mà cây quế không thể thiếu trong đời sống văn hoá của cộng đồng người Dao Văn Yên. Quả thực, cây quế ở Văn Yên đã đóng góp đáng kể giúp người dân vượt qua đói nghèo với rất nhiều hộ gia đình có thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng /năm. Đặc biệt hơn cây quế đã trở thành món quà quý của cha mẹ dành giụm cho con khi dựng vợ, gả chồng. Quế được xem như của hồi môn, như là vốn liếng của cha mẹ giúp con tạo lập cuộc sống gia đình. Cây quế giúp người dân có nhà xây, giúp con em họ được học hành. (Chuyên mục: Đặc sản Yên Bái)
Mật ong rừng Tây Bắc: Rừng đại ngàn Tây Bắc rộ nở bao nhiêu loài hoa rừng. Trên những triền nương, trong vườn nhà hay trong những trang trại, bạt ngàn hoa đào, hoa ban, hoa nhãn, hoa xoài… khoe sắc, đua hương. Ở đâu, ta cũng thấy những con ong náo nức trong nắng hồng, cánh nhỏ rung rung say sưa hút mật, gom nhụy. Những đôi chân nhỏ bé dính đầy phấn hoa đã vô tình thụ phấn cho hoa, làm cho mùa quả ngọt thêm trĩu cành sai trái…. Thời cổ đại, con người đã biết đến giá trị quý báu của mật ong. mật ong là chiến lợi phẩm, là quà cống tiến cho vua chúa. Trong các gia đình, mật ong thường dành cho người già, trẻ thơ, người ốm và phụ nữ khi sinh nở. Ngày nay, khoa học đã xác định được thành phần phong phú của mật ong với 20% nước, 75% đường và 5% các chất khác như các loại muối khoáng quan trọng, các loại vitamin quý và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ con người. Mật ong có hàm lượng glucoza và fructoza cao, sinh nhiều năng lượng. Cứ một kg mật ong có thể cho 3350 calo. Ngoài việc bồi bổ cơ thể, mật ong còn có khả năng trị bệnh ngoài da, bỏng, bệnh dạ dày, đường ruột, lao… Để có được một kg mật quý báu đó, trung bình ong phải hút mật của mười triệu bông hoa và bay một đoạn đường dài gấp 11 lần xích đạo (nếu hoa chỉ cách tổ 1,5km). Có lẽ vậy mà với người Tây Bắc, chú ong mật nhỏ bé đã trở nên đáng yêu biết bao. (Chuyên mục: Đặc sản Yên Bái)
Nếp Tú Lệ: Thung lũng Tú Lệ mới cuối thu mà đã lạnh se sắt, cái hơi lạnh phả ra từ 3 ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song vây quanh. Đất Tú lệ có nhiều điều kì lạ lắm, mùa đông sương mù che phủ, mặt trời chỉ kịp ló ra khi đã trưa muộn, mùa hè thì không khí mát lành trong suốt. Con gái ở đây cô nào cũng có nước da trắng ngần, mái tóc đen nhánh trở thành câu cửa miệng “Con gái Tú Lệ”. Nhưng kì lạ nhất là không nơi nào xôi lại ngon như thứ gạo nếp của đất này… Sáng sớm se lạnh, được cầm trên tay nắm xôi nghi ngút khói và ngào ngạt hương thơm thì còn gì sung sướng cho bằng. Khi núi rừng còn ngà ngà một màu trắng đục của sương mù thì khắp các nương lúa nếp, màu áo chàm đen của bà con đi gặt đã thấp thoáng. Hương thơm vương vít khắp không gian, đậu vào từng nhánh cây ngọn cỏ, khiến người khách xa thấy lòng xốn xang. Thưởng thức món xôi nếp ở đây quả là một ấn tượng không thể quên. Chỉ cần mua 2000 đồng tiền xôi thì cũng đủ no cả ngày. Đặc biệt là mùi thơm, dù đã ăn xôi nếp rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ tôi cảm nhận thứ gạo này khoe đầy đủ mùi thơm như ở trên chính quê hương của nó. Vị ngọt ngào, vừa đủ ngậy mà không quá béo, vừa đủ độ mềm dẻo mà không quá ướt hay quá khô để người thưởng thức khó tính nhất cũng phải tấm tắc. Gạo nếp Tú Lệ chẳng cần phải thêm đỗ, thêm dừa cho đậm đà mùi vị. Chỉ xôi gạo không thôi mới thấy hết sự mộc mạc của núi rừng, sự tinh túy của trời đất. Ngoài thổi xôi, gạo nếp Tú Lệ dùng để gói bánh chưng, giã bánh dày hay chế biến các món bánh khác cũng đặc biệt thơm ngon. Sẽ thú vị hơn khi trong mỗi mâm cỗ ngày lễ tết hay trong mỗi túi quà quê biếu người đi xa, có thêm hương vị của nếp Tú Lệ – đặc sản của một vùng quê hương Yên Bái. (Chuyên mục: Đặc sản Yên Bái)
Chè Tuyết Suối Giàng: Nằm trên độ cao gần 1.400m so với mực nước biển, khí hậu của Suối Giàng tương tự như Sa Pa, Đà Lạt. Du khách đến đây có thể trèo lên những cây chè cổ thụ hàng trăm tuổi, hái những búp chè xanh non cùng thiếu nữ Mông mến khách, hay dạo chơi dưới rừng Pơ mu hoặc phiêu du cùng thác Tập Lang rì rầm nước chảy cùng chén chà tuyết bốc khói nghi ngút. Một cảm giác lâng lâng, khó tả khiến con người muốn tan chảy trong thiên nhiên hoang sơ, bí ẩn. Ai đã từng lên thăm xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đều không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn những cây chè cổ thụ. Ngay từ những năm 60, thống kê có tới gần 40.000 cây chè Shan cổ thụ có từ 200 tuổi, đến 300 tuổi, còn những cây hàng trăm tuổi trở xuống thì nhiều không kể xiết. Các gốc chè ở đây có thâm niên hơn 300 tuổi, thân to, có cây đường kính lên đến hàng mét, lá và búp chè to khác hẳn với các loại chè khác. Búp có màu trắng xám, nhìn giống như có một lớp phấn hoặc lông như bông tuyết nên người dân gọi là chè tuyết – giống chè shan lưu niên hội tụ cả ba yếu tố hương thơm, vị đậm, nước xanh. Điều đặc biệt là, từ khi thu hoạch đến khi chế biến đều dựa vào phần lớn phương pháp thủ công của người Mông nơi đây. Vào mùa chế biến chè, Suối Giàng thơm ngào ngạt, mùi chè lá chè búp bị chín ngẫu mềm bởi sức nóng của chảo gang, củi lửa gỗ rừng. Nhựa chè thơm chan chát, quyến rũ đến mức đi trong hương mùa vụ của chè, người ta đã có cảm giác đáy họng mình cũng có vị chan chát, ngầy ngậy. Đúng là một thứ chè rất được nước, rất nịnh hương, uống xong rồi dư âm của thứ hương rừng sắc núi ấy vẫn cứ lưu mãi nơi đầu lưỡi. Để pha được một ấm chè ngon, người pha lấy 1 lượng búp đã xao vừa đủ pha 1 ấm chè, sau đó dùng nước sôi rót vào từ từ, ấm pha phải dùng loại xứ nung già mới có hương thơm đúng vị. Chè Tuyết cổ thụ uống có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể chống ôxy hóa, giúp mọi người tỉnh táo, sảng khoái… Nước chè sóng sánh như mật ong rừng, sau khi uống vị ngọt, đượm cảm nhận được vị của chè rất lâu như hương của núi rừng tan dần trong miệng. (Chuyên mục: Đặc sản Yên Bái)
Ngoài ra Yên Bái còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: Bánh chim gâu của người Dao Yên Thành, khoai tím Lục Yên, mận tam hoa Mù Cang Chải, bưởi Đại Minh Yên Bình, cam Văn Chấn, táo Mèo, … (Chuyên mục: Đặc sản Yên Bái)
ĐẶC SẢN VIỆT NAM – CHUYÊN ĐẶC SẢN VIỆT