Các điểm tham quan du lịch Hà Nội hấp dẫn nhất! – Blog của 1tour

1605
  • 1. Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm hay còn được gọi là Hồ Gươm là biểu tượng của Hà Nội. Gắn với lịch sử lâu đời, Hồ Hoàn Kiếm được coi là biểu tượng chứng kiến lịch sử ngàn năm văn hiến của thủ đô. Hồ Hoàn Kiến – Đền Ngọc Sơn là danh thắng tự nhiên hàng đầu. Cả hai điểm du lịch này đều là những danh thắng bậc nhất của thủ đô.

Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm) sau đó đến thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng găn với vua Lê Lợi: Truyền thuyết kể lại rằng sau khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ về đóng đô ở Thăng Long. Trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng một cụ rùa lớn xuất hiện. Lê Thái Tổ giơ gươm ra thì gươm bay về phía cụ rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thủy có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm….

cam-nang-du-lich-ha-noi-ho-hoan-kiem-ha-noi4-696x495
cam-nang-du-lich-ha-noi-ho-hoan-kiem-ha-noi
cam-nang-du-lich-ha-noi-ho-hoan-kiem-ha-noi2

Quanh Hồ Hoàn Kiếm có các điểm tham quan du lịch gắn với lịch sử như: cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đền Ngọc Sơn, Đền thờ Trần Hưng Đạo…

cam-nang-du-lich-ha-noi-ho-hoan-kiem-ha-noi4
cam-nang-du-lich-ha-noi-ho-hoan-kiem-ha-noi6
cam-nang-du-lich-ha-noi-den-tho-tran-hung-dao
cam-nang-du-lich-ha-noi-ho-hoan-kiem-ha-noi3
cam-nang-du-lich-ha-noi-cong-vao-den-ngoc-son

Các khách sạn gần hồ Hoàn Kiếm:

2. Văn Miếu Quốc Từ Giám

cam-nang-du-lich-ha-noi-thap-but-1404461658

Địa chỉ:
Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giờ mở cửa:
8: 00-17: 00

cam-nang-du-lich-ha-noi-van-mieu-quoc-tu-giam-54b870645c96d
cam-nang-du-lich-ha-noi-van-mieu-quoc-tu-giam44
cam-nang-du-lich-ha-noi-van-mieu-quoc-tu-giam5
cam-nang-du-lich-ha-noi-van-mieu-quoc-tu-giam3
cam-nang-du-lich-ha-noi-van-mieu-quoc-tu-giam2
cam-nang-du-lich-ha-noi-van-mieu-quoc-tu-giam1

3. Quảng trường Ba Đình

Bên cạnh nhiều địa danh ghi dấu lịch sử hào hùng của dân tộc, Quảng trường Ba Đình là địa danh nổi tiếng trong những trang sử hào hùng của dân tộc, cũng là nơi được nhiều người nhắc đến nhất khi du lịch Hà Nội do nằm trong khu vực Hoành Thành Thăng Long, gắn liền với khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong những chuyến đi khám phá các điểm thăm quan tại Hà Nội, người ta cũng ít nhiều nhắc đến Quảng trường Ba Đình như một nơi ghi nhận nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng nhất của Việt Nam. Tại quảng trường Ba Đình lịch sử, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khuôn viên quảng trường có diện 32 000m2 với 240 ô cỏ vuông đủ chỗ cho 20 vạn người dự mít tinh. Chính giữa là cột cờ cao 30m. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt vào buổi sáng và tối tại quảng trường diễn ra nghi thức kéo cờ và hạ cờ Tổ Quốc cực kì nghiêm trang mà bất cứ ai mỗi lần đến đây đều muốn 1 lần lán lại để theo dõi và thực hiện nghi lễ của tổ quốc – Chào cờ! Thời gian: :Lễ chào cờ 6:00 vào mùa hè, 6:30 vào mùa đông và lễ hạ cờ diễn ra lúc 21:00

Một số khách sạn gần quảng trường Ba Đình:

4. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nằm ngay cạnh quảng trường Ba Đình là khu di tích chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích này đã trở thành khu tưởng niệm quan trọng liên quan đến 15 năm sống và làm việc của Chủ tich Hồ Chí Minh từ tháng 12 năm 1954 đến tháng 9 năm 1969. Khu di tích gồm Lăng Bác, phủ chủ tịch, ao cá bác Hồ, vườn cây của bác, đường soài nơi bác tập thể dục mỗi sáng, ô tô bác đã dùng đi lại, ngôi nhà năm 1954, nhà sàn lịch sử biểu tượng cho sự giản dị, khiêm nhường và hết mực yêu thương đồng bào cả nước của Người. Cả khu vực đầy gió, nắng và những bông hoa thơm ngát từ những khu vườn xung quanh. Hàng triệu khách trong nước và quốc tế đã về đây tham quan, lắng nghe để học tập và ngưỡng mộ phẩm chất cao quý và tư tưởng của người Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.

Ao cá Bác Hồ….

Đường Soài…

Ngôi nhà 1954…

Nhà sàn bác Hồ… Phủ chủ tịch…

5. Nhà thờ Lớn Hà Nội

Địa chỉ:
40 Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hanoi, Vietnam
Giờ mở cửa:
08: 00 ~ 21: 00

Nhà thờ Lớn là Nhà Thờ Chính Toà của Tổng Giáo phận Hà Nội, cũng là một trong những công trình kiến trúc mang dấp dáng phương Tây đầu tiên được xây tại Hà Nội khoảng thế kỉ 11. Vào năm 1057, vua Lý Thánh Tông cho khởi công xây tháp Đại Thắng Tư Thiên, gọi tắt là Tháp Báo Thiên, thuộc Chùa Sùng Khánh, hay Báo Thiên Tự, ở kinh đô Thăng Long. Nhà thờ lớn Hà Nội và khu Nhà Chung xưa thuộc khu đất của chùa Báo Thiên mà trong suốt các triều đại từ Lý, Trần đến Lê, Nguyễn, nơi đây vẫn là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an. Trải qua thời gian và chiến tranh, tháp Báo Thiên của chùa đã bị đổ nát. Khi Pháp chiếm Hà Nội, nhà thờ mới được xây trên khu đất của tháp Báo Thiên. Nhà thờ được xây xong vào năm 1886. Lễ khánh thành được tổ chức đúng vào lễ Giáng sinh năm Đinh Hợi (1887).

Nhà thờ Lớn là công trình kiến trúc do chính Giám mục Puginier tự tay thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique và hướng dẫn thi công xây dựng. Phong cách kiến trúc Gothique là phong cách kiến trúc của thời kì trung cổ châu Âu rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu. Nhà thờ Lớn có nét giống với Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.

Bên ngoài nhìn nhà thờ có vẻ rất cổ kính với những lớp vôi cũ, rêu phong trên bức tường của thời gian. Nhưng bên trong nhà thờ là một công trình kiến trúc hiện đại và dường như không biến đổi cùng với thời gian.
Hiện nay, nhà thờ Lớn là một trong những trung tâm của các hoạt động Công giáo tại Hà Nội và các vùng phụ cận cũng như là điểm tham quan, lý tưởng cho du khách đặc biệt vào các ngày lễ.

6. Hồ Tây

Hồ Tây được người dân ví thân mật như lá phổi của chốn Long thành có diện tích rộng hơn 500 ha có đường vòng hồ lên đến 17km với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn rớt lại sau khi sông đã đổi dòng… Có thể do sông hồ biến đổi như vậy mà đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ. Ví như theo truyện “Hồ Tinh” thì có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo, vì truyện kể là có một con cáo chín đuôi ẩn nấp nơi đây làm hại dân. Long Quân mới dâng nước lên phá hang cáo, hang sập thành ra hồ…. còn nhiều truyền thuyết về Hồ Tây nữa để đưa ra những cái tên khác nhau cho nó như Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ).

Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu bởi vẻ đẹp hài hòa giữa hồ và hoa cỏ xanh tươi bao quanh khác hẳn với 1 mình ảnh Hà Nội đông đúc tấp nập như nơi phố cổ. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước trong xanh mênh mông, điểm thêm sắc màu đỏ tìm của hoa Bằng Lăng, hoa Phượng, màu hồng nhẹ của những cánh xen, màu xanh của cây lá… hay cái buồn man mác của không gian, của rặng liễu rủ những chiều đông, cái lung linh của ban mai tinh khiết mà còn đẹp bởi sự trong lành thoáng mát là nơi chia sẻ buồn vui của biết bao người.

Hồ Tây không chỉ là địa chỉ du lịch lý tưởng mà nó còn chứa đựng những giá trị văn hóa dân tộc. Quanh Hồ Tây hiện nay có đến 21 ngôi đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng với nhiều văn vật giá trị: 102 bia đá, 165 câu đối, 140 hoành phi, 18 quả chuông cổ, 60 sắc phong thần, trên 300 pho tượng bằng đồng, gỗ, đá…

Khách sạn quanh Hồ Tây:

7. Hoàng Thành Thăng Long

Địa chỉ: số 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Website chính thức:
hoangthanhthanglong.vn
Giờ mở cửa:
Thứ ba đến chủ nhật, 08:00 đến 11: 30,13: 30 ~ 17:00

Một số khách sạn gần Hoàng Thành Thăng Long:

8. Bảo tàng dân tộc Việt Nam

Địa chỉ:
Nguyễn Văn Huyên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy
Giờ mở cửa:
Thứ ba đến chủ nhật, 08:00 đến 11: 30,13: 30 ~ 17:00

Giá vé: 20.000 VNĐ (Sinh viên – 10.000 VNĐ, trẻ nhỏ miễn phí)

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, cách trung tâm thủ đô chừng 8km. Bảo tàng bao gồm một nhà triển lãm lớn là một toà nhà 2 tầng có dáng mô phỏng hình trống đồng Đông Sơn – biểu tượng của nền văn minh Việt Nam. Bao quanh bảo tàng là khuôn viên ngoài trời đẹp mô phỏng kiến trúc và nếp sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Đến thăm bảo tàng Dân tộc học, chỉ với một chuyến tham quan khoảng 2 giờ đồng hồ tại bảo tàng, bạn không chỉ được ngắm tranh, ảnh, xem phim tư liệu mà còn được tận mắt chứng kiến những hiện vật sống động và những nét đặc sắc nhất trong văn hóa các dân tộc Việt, Mường, Tày, Thái, Nùng, Dao, H’mông…

Bảo tàng có đủ 54 bộ sưu tập về từng dân tộc như: Người Thái, người Hmông, người Gia Rai…, phân chia theo công dụng, có các sưu tập về y phục, các đồ trang sức, về nông cụ, về ngư cụ, về vũ khí, về đồ gia dụng, về nhạc cụ, tập hợp riêng về các hiện vật tôn giáo – tín ngưỡng, cưới xin, ma chay hay nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác như nét văn hóa truyền thống từ ăn ở, đi lại sinh hoạt của các dân tộc.

Trong không gian nhà triển lãm của bảo tàng hiện nay có một khu vực trưng bày với chủ đề Xã hội Việt Nam dưới thời kỳ bao cấp, được thực hiện rất công phu, với những hiện vật và nhân chứng cụ thể, khiến cho người xem không khỏi xúc động về một giai đoạn đã đã qua của dân tộc.

9. Chùa Một Cột

Nhắc đến Chùa Một Cột là nhắc đến công trình được xây dựng với kiến trúc cổ cực kì độc đáo mà đến nay, năm chính xác năm xây dựng Chùa Một Cột vẫn được một số nhà sử học tranh cãi. Chỉ chắc chắn rằng Chùa được xây dựng rất lâu từ năm 1954 khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội đã đặt mìn phá Chùa Một Cột với một tiếng nổ long trời nổ đất. Để bảo vệ nét đẹp của lịch sử, Bộ Văn hóa Việt Nam đã tiến hành trùng tu theo đúng lối kiến trúc cũ xuất phát từ đời nhà Lý, được coi là một lối kiến trúc nghệ cổ truyền. Chủa Một Cột đã được nhân dân giữ gìn cho đến ngày nay.

Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Bà Quan Âm. Chùa Một Cột bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, mái cong, dượng trên cột cao 4 m. Đài Liên Hoa Có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Rồng là biểu tượng linh thương, biểu trưng cho quyền uy và sức mạnh, ẩn trong đó nhiều giá trị nhân văn, trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

10. Chùa Trấn Quốc

Địa chỉ: Hồ Tây, đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, HN
Điện thoại:+84 4 3829 3869
Giờ mở cửa:
8: 00-16: 30

Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc đó cũng như tín ngưỡng, chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là điểm thu hút khách tham quan, du lịch đối với khách tham quan trong và ngoài nước.

Khách sạn gần Chùa Trấn Quốc

11. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Xưa kí, ngôi nhà hiện nay đang làm bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam được người Pháp xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XX làm nơi dành cho con gái của các quan chức người Pháp từ khắp Đông Dương về Hà Nội trọ học. Sau khi dành lại độc lập, Bộ Văn hóa đã cải tạo ngôi nhà từ chỗ mang dáng dấp kiến trúc phương Tây này bổ sung thêm những chi tiết trang trí theo lối kiến trúc của đình làng Việt Nam để làm nơi trưng bày vĩnh viễn các tác phẩm mỹ thuật của Việt Nam. Năm 1966 Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam chính thức được khánh thành.

Nằm trong hệ thống các bảo tàng quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt nam được đánh giá là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng trong việc lưu giữ và phát huy kho tàng di sản văn hoá nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt nam. Đến với Bảo tàng, khách tham quan sẽ hiểu được toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử mỹ thuật Việt Nam thông qua các sưu tập tài liệu hiện vật đang được trưng bày tại đây. Hệ thống trưng bày các sưu tập hiện vật và tác phẩm nghệ thuật quan trọng của Việt Nam cung cấp cho công chúng những hiểu biết sâu sắc độc đáo về nền văn hóa và lịch sử của cộng đồng dân tộc của Việt Nam

12. Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, Hà Nội. Là nơi linh thiêng được xây dựng vào đầu thời nhà Lý là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành Thăng Long. Trong đền thờ một bức tượng đồng Trấn Vũ cao lớn uy nghi nặng 4 tấn là tác phẩm nghệ thuật của các tay thợ tài hoa làng đúc đồng Ngũ Xã.

Đền Quán Thánh đứng ở một địa thế rất đẹp cạnh hai hồ trên đường Cổ Ngư là hồ Trúc Bạch và Hồ Tây. Đền không chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, du lịch tham quan nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay.

13. Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Viện bảo tàng có phong cách kiến trúc Đông Dương, nằm ở số 1 phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội phục vụ khách tham quan tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 2.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là nơi lưu giữ những hiện vật nhằm phản ánh các nền văn hóa, lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam từ thuở ban đầu khai sáng đến khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như Trống đồng Đông Sơn, gốm Bát Tràng, tượng thần Shiva, cọc gỗ trong trận Bạch Đằng,… Đó là những vật chứng lịch sử vô cùng quan trọng đối với lịch sử nước ta.

14. Công viên Bách Thảo

Công viên Bách Thảo nằm phía sau lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phủ Chủ tịch, nằm ở phía tây bắc Thủ đô Hà Nội, được thành lập từ những năm đầu khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam trong cuộc xâm lăng đô hộ và thuộc địa. Cho đến nay, Bách Thảo được ví như lá phổi xanh của Hà Nội, với đa dạng thực vật và động vật được lưu giữ. Ngoài các cây cổ thụ lớn bằng vòng tay mấy người ôm là chứng nhân của nhiều biến cố trong lịch sử, các nhà khoa học còn sưu tập trồng các giống cây bản địa quý hiếm từ Bắc chí Nam và trồng thí nghiệm các loài cây cỏ lạ từ nhiều vùng trên thế giới. Những người yêu thiên nhiên có cơ hội được khám phá sự đa dạng sinh học ngay chính thủ đô.

cam-nang-du-lich-ha-noi-vuon-bach-thao5
cam-nang-du-lich-ha-noi-vuon-bach-thao4
cam-nang-du-lich-ha-noi-vuon-bach-thao3
cam-nang-du-lich-ha-noi-vuon-bach-thao1
cam-nang-du-lich-ha-noi-vuon-bach-thao

15. Bảo tàng phụ nữ Việt Nam

Địa chỉ: 36 Phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: +84 4 3825 9936
Website chính thức:
womenmuseum.org.vn/
Giờ mở cửa:
Thứ ba – Chủ nhật

cam-nang-du-lich-ha-noi-bao-tang-phu-nu-viet-nam
cam-nang-du-lich-ha-noi-bao-tang-phu-nu-viet-nam1
cam-nang-du-lich-ha-noi-bao-tang-phu-nu-viet-nam2
cam-nang-du-lich-ha-noi-bao-tang-phu-nu-viet-nam3
cam-nang-du-lich-ha-noi-bao-tang-phu-nu-viet-nam5
cam-nang-du-lich-ha-noi-bao-tang-phu-nu-viet-nam6

BLOG CỦA 1TOUR