Share
Đặc điểm: Là bản dân tộc ở tỉnh Hoà Bình với những phong tục tập quán đặc sắc. Bản Lác cách Hà Nội hơn 100km, cảnh vật còn giữ được nét hoang sơ với nếp sinh hoạt đậm đà bản sắc dân tộc Thái là điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Du khách đến đây không chỉ để tham quan mà còn để học cách sống chậm và thưởng thức những ngày sống chậm tại bản Lác.
Từ Hà nội đi 70km đến thị xã Hòa Bình và đi tiếp khoảng 65 km nữa là đến với Bản Lác Mai Châu.Ở chặng đường thứ hai từ thị xã Hòa Bình đến với Bản Lác, các bạn sẽ phải vượt qua một con dốc rất dài khoảng 12km người ta gọi đó là Dốc Cun gọi là nó dốc nhưng con đường đi rất là quanh co và nguy hiểm, ngồi trên xe ô tô chắc chắn bạn sẽ lầm tưởng rằng mình đang đi vào cõi bồng mây tiên cảnh, vì xung quanh núi mây phủ kín bầu trời. Càng đi nên cao cảnh quan càng đẹp, điểm tiếp theo dừng chân của các bạn chính là đèo Thung Khe (hay còn gọi là Thung Nhuối ), từ trên cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu với màu xanh bát ngát của những cánh đồng lúa, những nếp nhà sàn san sát, nằm nép mình trong những dãy núi phủ kín mây mù.Đó chính là Bản Lác địa điểm dừng chân cuối cùng của các bạn.Phần lớn người dân sống ở đây là người dân tộc Thái Trắng
Bản Lác Mai Châu
Trước đây dân bản sống chủ yếu bằng nghề dệt thổ cẩm và trồng lúa nương.Sau này thì vẻ đẹp của Mai Châu Hòa Bình được du khách du lịch khám phá, dần dần người dân trong Bản Lác đều làm về du lịch, nó đã trở thành trọng điểm của du lịch Mai Châu nói riêng và trở thành điểm sáng của du lịch Việt Nam nói chung
Trong gần một năm trở lại đây du khách đến với du lịch Mai Châu ngày càng một đông hơn, các hộ gia đình dần dần chuyển sang thương mại hóa về du lịch, họ sửa sang lại nhà cửa, xây dựng các nhà sàn, sử dụng các nguyên liệu, vật liệu mới cho ngôi nhà cũng được cải tiến (ví dụ như sàn gỗ công nghiệp, chân nhà có ốp xi măng )…Các trang thiết bị hiện đại hơn tạo nên cảm giác thoải mái cho du khách.Mặc dù có sự cải tiến nhưng nó vẫn không thay đổi quá nhiều vẫn giữ được cái “gốc ” của người dân nơi đây
Bên cạnh sự thay đổi về vật chất, về mặt tinh thần cũng có nhiều đổi thay, ở Bản Lác họ thành lập nhiều đội văn nghệ chuyên phục vụ du khách khi ghé thăm, giá thuê đội văn nghệ rất rẻ giá rơi vào khoảng : 600.000 đ / 1 đoàn văn nghệ.Các tiết mục của họ thường là những điệu múa về công việc hàng ngày chẳng hạn như : điệu múa xạp, điệu múa hái bông, hái lương,cầy, cấy, gặt…và những bài hát về núi rừng Tây Bắc rất hay.
Ẩm thực ở nơi đây thì vô cùng phong phú ví dụ như : cơm lam, rượu cần, thịt lợn mán, gà đồi, cá suối hấp…rất ngon và rẻ .
Thực đơn -suất ăn ở Mai Châu
Trang phục của người dân nơi đây rất đa dạng và những sản phẩm họ mặc đều do họ là tự làm bằng tay từ chỗ chỉ dệt những chiếc khăn, chiếc áo thổ cẩm để mặc, phụ nữ trong bản đã tự làm nhiều đồ lưu niệm bán cho khách như dệt khăn quàng cổ, váy xòe Thái, vải treo tường có trang trí, dây đeo tay và những chiếc ví xinh xắn.
Theo đó, đàn ông Thái cũng “vào cuộc”. họ chế tác nhiều cung, nỏ, mõ trâu, chiêng, tù và sừng trâu, phách gỗ nhịp tre… để làm quà lưu niệm cho khách tham quan. Do vậy, nghề truyền thống, các sản phẩm thủ công đã và đang được bảo tồn và phát triển ở đây.
Mai Châu không chỉ quyến rũ du khách bằng vẻ đẹp mộc mạc của núi rừng, vẻ e ấp của những sơn nữ, mà còn hấp dẫn bởi những tấm lòng ấp áp nghĩa tình của người dân nơi đây.
Mặc dù đã có nhiều năm làm dịch vụ du lịch, nhưng sự xô bồ của đồng tiền, của miếng cơm manh áo hầu như không làm mất đi sự thật thà, chân chất của những người dân tộc vùng núi này. Cung cách đón khách cũng là điều hấp dẫn với nhiều du khách, nhất là du khách nước ngoài.
DULICH24