Cẩm nang hướng dẫn chi tiết cho người đi du lịch Nam Định

1294

Nam Định là vùng đất văn hóa gắn liền với những di tích từ các đời vua Trần, vua Lý và là vùng đất của nhiều đặc sản trứ danh như chuối ngự, nem mắm Giao Thuỷ, gạo tám xoan Hải Hậu… Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả vì còn đó rất nhiều điều bất ngờ đang chờ bạn khám phá.

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28689-nam-dinh-2

Hồ Vị Xuyên, biểu tượng của Nam Định

Đến Nam Định vào mùa nào bạn cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc nơi đây. Song, nếu muốn tham dự lễ hội Khai Ấn bạn nên đến vào dịp rằm tháng Giêng, cũng là mùa lễ hội ở Nam Định.

I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

1. Di chuyển bằng phương tiện công cộng

Từ Hà Nội đến Nam Định, bạn có thể đi xe khách, tàu hỏa hay theo đường thủy. Để chuyến đi được thuận tiện, bạn nên tham khảo giờ xuất phát, giá vé và thời gian di chuyển đối với mỗi loại phương tiện.

Bằng tàu hỏa

– Bảng giờ tàu hỏa đi từ Hà Nội – Nam Định và ngược lại

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28704-1

– Bảng giờ tàu hỏa đi từ Sài Gòn – Nam Định và ngược lại

Tàu SE1 – Tàu nhanh

  • Thời gian chạy: khoảng 32 tiếng
  • Giờ khởi hành từ Nam Định: 20h39
  • Giờ đến Sài gòn: 04h10

Tàu SE5 – Tàu chậm

  • Thời gian chạy: khoảng 40 tiếng
  • Giờ khởi hành từ Nam Định: 17h31
  • Giờ đến Sài gòn: 04h40

Tàu SE7 – Tàu nhanh

  • Thời gian chạy: khoảng 32 tiếng
  • Giờ khởi hành từ Nam Định: 07h59
  • Giờ đến Sài gòn: 15h05

Tàu TN1 – Tàu chậm

  • Thời gian chạy: khoảng hơn 40 tiếng
  • Giờ khởi hành từ Nam Định: 12h00
  • Giờ đến Sài gòn: 04h40

Bằng xe khách

– Xe Anh Kiên (tuyến Yên Trị – Hà Nội)

  • Giờ xuất bến: Yên Trị (Nam Định): đi 6h00; Hà Nội: về 14h
  • Điện thoại: (0350) 382.6474 – 0985.114.820.

– Xe Chỉnh Luân (tuyến Hải Thịnh – Vô Tình – Phủ Lý – Giáp Bát)

  • Giờ xuất bến: Hải Thịnh đi 8h; Vô Tình 9h20; Giáp Bát về 15h20.
  • Điện thoại: 0916.952.669 – 0986.425.070

– Xe Nam Tiến ( tuyến Nam Thái (Nam Định) – Hà Nội)

  • Giờ xuất bến: Nam Thái đi: 5h45; Giáp Bát về: 12h45
  • Địa chỉ: xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (cạnh bưu điện văn hóa xã).
  • Điện thoại: 0946.642.728

2. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Hà Nội chỉ cách thành phố Nam Định 90km. Do đó sẽ rất tuyệt nếu bạn được phượt trên chiếc xe máy trong chuyến đi này. Mang theo xe máy cũng rất tiện cho bạn trong việc di chuyển tại nội thành khi đến nơi.

II. KHÁCH SẠN Ở NAM ĐỊNH

1. Các khách sạn

Khách sạn Vị Hoàng

  • Địa chỉ: 153 Nguyễn Du- Thành phố Nam Định
  • Điện thoại: 0350. 3849 290
  • Số phòng nghỉ: 90

Khách sạn Lakeside

  • Địa chỉ: 168 Hùng Vương- Thành phố Nam Định
  • Điện thoại: 0350. 6 262626
  • Số phòng: 38

Khách sạn Sơn Nam

  • Địa chỉ: 26 Lê Hồng Phong- Thành phố Nam Định
  • Điện thoại: 0350. 3645 617
  • Số phòng nghỉ: 66

Khách sạn Bình Tân

  • Địa chỉ: 551 Trần Thái Tông- Phường Lộc Vượng- TP Nam Định
  • Điện thoại: 0350. 3681 789
  • Số phòng nghỉ: 29

Khách sạn Thanh Phong

  • Địa chỉ: Đường Kênh- Phường Lộc Vượng- TP Nam Định
  • Điện thoại: 0350. 3682 052
  • Số phòng nghỉ: 28

Khách sạn Công Đoàn

  • Địa chỉ: 121 Lê Hồng Phong- Thành phố Nam Định
  • Điện thoại: 0350. 3841 124
  • Số phòng nghỉ: 17

Khách sạn Phú Mỹ

  • Địa chỉ: 36 Lê Hồng Phong- Thành phố Nam Định
  • Điện thoại: 0350. 3848 188
  • Số phòng nghỉ: 21

Khách sạn Đại Lộc

  • Địa chỉ: 20 đường Nguyễn Văn Trỗi- Thành phố Nam Định
  • Điện thoại: 0350. 3529 222
  • Số phòng nghỉ: 13

Khách sạn Najimex

  • Địa chỉ: 10 Trần Đăng Ninh- Thành phố Nam Định
  • Điện thoại: 0350.3845 146
  • Số phòng nghỉ: 18

Khách sạn Hoàng Gia

  • Địa chỉ: Km2 đường 21- Nam Vân- Thành phố Nam Định
  • Điện thoại: 0350. 3859 417
  • Số phòng nghỉ: 18

Khách sạn Ngọc Linh Dương

  • Địa chỉ: 295- 297 Trần Thái Tông- phường Lộc Vượng- TP Nam Định
  • Điện thoại: 0350. 3681 106
  • Số phòng nghỉ: 32

2. Các nhà nghỉ

Nhà nghỉ Thanh Sơn

  • Địa chỉ: 259 Lê Hồng Phong- Thành phố Nam Định
  • Điện thoại: 0350. 3645 525
  • Số phòng nghỉ: 18

Nhà nghỉ Hà Ninh

  • Địa chỉ: 439 Trần Nhân Tông- Thành phố Nam Định
  • Điện thoại: 0350.3849887
  • Số phòng nghỉ: 19

Nhà nghỉ Sài Gòn

  • Địa chỉ: Tổ 13, đường Thái Bình- Phường Lộc Hạ- Thành phố Nam Định
  • Điện thoại: 0350.3637788
  • Số phòng nghỉ: 10

Nhà nghỉ Mạnh Dũng

  • Địa chỉ: Km 3 đường 21B Địch Lễ, Nam Vân, Nam Định
  • Điện thoại: 0350.3859959
  • Số phòng nghỉ: 14

Nhà nghỉ Phương Linh

  • Địa chỉ: Km 3 đường 21B Địch Lễ, Nam Vân, Nam Định
  • Điện thoại: 0350.3857027
  • Số phòng nghỉ: 10

Nhà nghỉ Hướng Dương

  • Địa chỉ: Km1 + 500 Địch Lễ, Nam Vân, Nam Định
  • Điện thoại: 0350.3852112
  • Số phòng nghỉ: 11

III. CÁC ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG Ở NAM ĐỊNH

1. Chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Ðịnh, cách trung tâm thành phố Nam Ðịnh 4km về phía Tây Bắc)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28699-thap-pho-minh

Chùa và tháp Phổ Minh

Chùa có từ thời nhà Lý và đến năm 1262 được nhà Trần mở rộng. Xưa kia, đây là nơi bái lễ của vua, quan nhà Trần. Nơi thể hiện rất rõ dấu ấn tam giáo đồng nguyên Nho – Phật – Lão. Trải qua nhiều lần trùng tu, quy mô chùa đã bị thu hẹp nhưng vẫn còn rất nhiều di vật và công trình kiến trúc, nghệ thuật quý giá còn lưu lại. Trong đó, có tháp trước cửa bái đường được xây từ năm 1305, cao 21m và gồm 13 tầng. Ngoài ra, còn có đỉnh đồng nặng trên 7 tấn, chuông “Phổ Minh đỉnh tự”, hơn 60 pho tượng Phận sơn son thếp vàng và rất nhiều dấu ấn của kiến trúc đời Trần. Trước kia, chùa sở hữu một vạc Phổ Minh vốn là một trong “An Nam tứ đại khí” nhưng đến nay đã không còn.

2. Chùa Cổ Lễ (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Ðịnh)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28673-chua-co-le-3
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28672-chua-co-le-2
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28674-chua-co-le

Chùa Cổ Lễ

Chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa có từ xa xưa do thiền sư Nguyễn Minh Không thời Lý sáng lập. Chùa hiện nay được xây từ năm 1920. Hiện chùa vẫn giữ được tháp 12 tầng – Cửu Phẩm Liên Hoa được xây từ năm 1926 – 1927. Từ trên tháp này, du khách có thể ngắm cảnh đẹp của toàn vùng Nam Định. Ngoài tháp này, chùa còn lưu giữ khá nhiều di vật văn hoá quí hiếm của thời Lý như đại hồng chung, trống đồng và một túi đựng đồng. Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ thần sư Nguyễn Minh Không.

3. Khu di tích Phủ Dày (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định)

Phủ Dày là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong “tứ bất tử” của Việt Nam. Trong di tích Phủ Dày bao gồm: phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng bà Chúa Liễu.

Phủ Tiên Hương (thời Lê – Cảnh Trị (1663 – 1671))

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28698-phu-day
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28696-phu-day-lan-phuong-du

Phủ Tiên Hương

Phủ này 81 gian lớn nhỏ trong tổng số 19 toà và có tất cả 4 cung: đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các hình họa điêu khắc tinh vi, bề thế với nhiều đề tài rồng, hổ, phụng… là những giá trị nghệ thuật quý giá được tìm thấy ở nơi đây cùng với 5 pho tượng có từ thế kỷ thứ XIX.

Phủ Vân Cát

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28697-phu-day-1
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28705-phu-van-cat

Phủ Vân Cát

Phủ này có tất cả 7 toà với 30 gian lớn nhỏ và ngọ môn phía trước với 5 gác lầu. Trước ngọ môn còn có hồ bán nguyệt với nhà thủy lâu được đặt giữa hồ. Phủ cũng có 4 cung tương tự như phủ Tiên Hương.

Lăng bà Chúa Liễu (được xây vào năm 1938)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28707-du-lich-tam-linh-phu-giay-nam-dinh-3

Lăng bà Chúa Liễu

Lăng được làm từ đá xanh với những đường nét chạm trổ rất đẹp. Các cửa đông tây, nam bắc đều có trụ cổng đắp nổi hình bông sen. Từ xa nhìn lăng giống như một hồ sen cạn với 60 búp sen hồng nổi bật.
Lăng Bà chúa Liễu là nơi thờ bố, mẹ và chồng của bà Chúa Liễu Hạnh tức “Khải sinh thánh phụ Trần Quý Công”, “Khải sinh thánh mẫu Trần Môn Chính Thất” và Trần Đào Lang. Nơi đây có 5 pho tượng có giá trị mỹ thuật của thế kỷ XIX là tượng “Thánh phụ thánh mẫu” và “Tam toà thánh mẫu”.

Có thể nói di tích Phủ Dày vừa là nơi thờ phượng linh thiêng vừa là nơi cất giữ những giá kiến trúc, nghệ thuật rất đặc sắc và quý giá của thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

4. Di tích nhà Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố 3km)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28680-dentran

Đền Trần trong khu di tích nhà Trần

Đây là quê hương của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và cũng là đất tổ của nhà Trần. Toàn bộ khu di tích hơn chục hecta bao gồm: đền Thiên Trường; chùa tháp Phổ Minh; Cố Trạch, nơi thờ các vua Trần và Trần Hưng Đạo. Trước kia còn có cả cung điện, nơi các vua lui về nghỉ ngơi nhưng nay không còn.

5. Bãi biển Thịnh Long (thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28654-bai-thinh-long

Bãi biển Thịnh Long

Đây là bãi biển đặc trưng với nét đẹp của hàng phi lao thẳng tắp, rì rào trong gió và hát cùng sóng biển. Dù chỉ mới được khai thác du lịch trong những năm gần đây nhưng nó đã dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách do có bãi tắm thoai thoải và những cơn sóng lớn. Nhưng có lẽ chính nét đẹp hoang sơ của bãi biển này mới thực sự là điều níu chân du khách hơn cả.

6. Vườn quốc gia Xuân Thủy (xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28701-vuon-quoc-gia-xuan-thuy-2
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28706-san-chim-vqgxt

Vườn quốc gia Xuân Thủy

Với những ai yêu thích việc tìm hiểu đời sống của các loài chim di trú thì đây là một địa điểm vô cùng lý tưởng. Vườn Xuân Thủy rộng 12.000ha đã trở thành ngôi nhà của hàng ngàn loài chim di trú đủ chủng loại. Vào cuối tháng 11 âm lịch và khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm là lúc thích hợp nhất để ngắm chim. Ngoài ra, trong vườn Xuân Thủy còn có rừng sú vẹt, nơi có rất nhiều loài vật từ chim trời, tôm cá đến các loại thú rừng cư ngụ.

7. Cồn Lu – Cồn Ngạn Nam Định (huyện Giao Thủy cách Tp. Nam Ðịnh 60km về phía Đông Nam)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28676-con

Cồn Lu – Cồn Ngạn Nam Định

Đây là khu rừng ngập mặn rộng khoảng 7.785ha, với rất nhiều loài động, thực vật quý và tiêu biểu cho hệ sinh thái tự nhiên ven biển. Hàng năm, cứ vào tháng 11 đến tháng 12 âm lịch, có tới 181 loài chim bay về đây làm nơi về cư trú. Trong đó có những loài nằm trong sách đỏ như cò thìa, bồ nông, mòng biển. Với vai trò đặc biệt này, vào năm 1989, Cồn Lu – Cồn Ngạn đã được tham gia Công ước RAMSAR về bảo tồn tự nhiên do UNESCO công nhận.

8. Chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28670-cho-vieng-8
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28671-choviengnamdinh
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28669-cho-vieng-2

Chợ Viềng

Chợ Viềng là chợp phiên nổi tiếng của miền Bắc, mỗi năm chỉ họp duy nhất một lần. Nơi đây có rất nhiều các mặt hàng là cây trồng, vật nuôi, thực phẩm, đặc sản… Mỗi phiên chợ họp đều đông nghịt người. Cảnh mua bán náo nhiệt ở chốn đây một phần cũng bởi người bán chẳng bao giờ nói thách và người mua chẳng phải mặc cả. Chính vì vậy, người ta coi việc đi chợ và mua một đồ vật nào đó như một cách để cầu may. Đó chính là nét duyên mà không phải phiên chợ nào cũng có.

9. Toà giám mục Bùi Chu

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28700-toa-giam-muc

Chính toà giám mục Bùi Chu
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28677-den-kien-lao
Tòa giám mục có từ năm 1885

Tòa Giám mục Bùi Chu có từ năm 1885, nằm men theo hồ nước nhỏ, với diện tích khoảng 10ha. Chính tòa được xây theo kiểu chữ đinh, cao 15m, rộng 18m, dài 70m với tháp chuông đăng đối cao 28,7m. Đặc biệt, hai hàng cột lim (mỗi hàng 10 cột) với đường kính khoảng 0,8m dùng để đỡ phần mái của chính tòa được đặt trên 20 viên đá tảng với các cách điệu hoa lá rất đẹp. Chính toà Bùi Chu chính là nơi lưu dấu tích của các giáo sĩ truyền giáo đầu tiên vào khoảng đầu thế kỷ XVIII. Ngoài chính tòa, trong khuôn viên của Tòa Giám mục Bùi Chu còn có khu Nhà nguyện, khu lưu trữ tài liệu giáo hội, khu hành lễ và khu đào tạo các tu sĩ. Ở phía Bắc chính là nhà Dục Anh, nơi nuôi dưỡng các trẻ mồ côi, người tàn tật và người già neo đơn. Dòng tu Mến Thánh Giá nằm bên phía Tây chính toà. Tuy nhiên, quy mô của tòa giám mục Bùi Chu không dừng lại ở đó mà nó còn bao gồm cả các nhà thờ lớn nhỏ trong xã làm nên một hệ thống phụng vụ hoàn chỉnh với các công trình kiến trúc đặc sắc.

11. Đền thánh Kiên Lao (xã Xuân Tiến, huyện Xuân Trường)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28678-den-thanh-kien-lao

Đền thánh Kiên Lao

Đền thánh Kiên Lao nằm giữa hồ nước phẳng lặng nên dù là nơi thâm nghiêm nhưng vẫn toát lên được vẻ thơ mộng. Đền thánh dài 75m, rộng 26m, cao 28m và có một tháp chuông cao 46m. Điểm thánh thiêng này không chỉ là nơi để các giáo dân lui đến phụng thờ mà còn là nơi rất nhiều du khách đến thăm viếng.

12. Cột cờ Thành Nam (đường Tô Hiệu, phường Ngô Quyền)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28708-1349858479507534af5017a

Cột cờ Thành Nam

Cột cờ Thành Nam được hoàn thành vào năm 1843, cùng thời điểm với các cột cờ lịch sử của tổ quốc (cột cờ ở kinh thành Huế năm 1807, cột cờ Hà Nội năm 1812, cột cờ ở thành Bắc Ninh năm 1838). Cột cờ có chiều cao 23,84m, được dựng trên hai tầng bệ, có hình vuông theo kiểu thu nhỏ dần về phía trên. Đây là công trình biểu tượng cho lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền của tổ quốc khi gắn liền với rất nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng.

13. Hồ Vị Xuyên (phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28691-namdinh-3
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28688-nam-dinh-9
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28690-nam-dinh-4

Vẻ đẹp của hồ Vị Xuyên

Hồ Vị Xuyên, biểu tượng của thành Nam vốn là dấu tích của con sông Vị Hoàng xưa còn lại đến ngày nay. Hiện nay, nơi đây đã hình thành công viên xanh đẹp, một công trình hài hoà giữa thiên nhiên và bàn tay sáng tạo của con người với nước trong, cây xanh và nhiều di tích khác. Đây cũng chính là nơi đặt mộ phần của nhà thơ Trần Tế Xương.

14. Làng nghề La Xuyên (xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định)

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28687-lang-nghe

Một nghệ nhân ở làng nghề La Xuyên đang tỉ mỉ khảm gỗ.

Làng La Xuyên nổi tiếng bởi nghề chạm, khảm gỗ truyền thống từ ngàn đời nay. Tất cả các sản phẩm được các nghệ nhân nơi đây tạo ra đều rất tinh xảo và có hồn. Chỉ cần nhìn qua nét khảm, người ta cũng đủ thấy được bàn tay tài hoa của người làm ra chúng. Các sản phẩm của làng nghề không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước mà còn chinh phục được rất nhiều thị trường khó tính ở nước ngoài.

IV. MÓN NGON, ĐẶC SẢN Ở NAM ĐỊNH

1. Phở bò

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28695-pho-bo

Phở bò

Phở bò ở Thành Nam nổi tiếng bởi đó là món phở gia truyền mà có lẽ bạn chỉ có thể tìm thấy hương vị đích thực khi đến đây thưởng thức. Bánh phở ở đây không to như những món phở ở vùng khác. Chúng mềm và nhỏ. Riêng nước lèo lại vô cùng đặc trưng. Mỗi một quán lại có một công thức bí truyền riêng để làm nên danh tiếng của mình.

Có thể kể đến những quán phở nổi tiếng nhất ở Nam Định như: phở Đán (phố Hai Bà Trưng), phở Tạo (đường Điện Biên), phở bò sốt vang – Xuyến (ngõ Văn Nhân), phở bò áp chảo cụ Tăng (phố Hàng Tiện).

2. Xôi xíu

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28703-xoi-xiu

Xôi xíu

Xôi xíu chỉ đơn giản là xôi nếp ăn kèm thịt xá xíu và lạp xưởng. Nhưng điều khiến món ăn này trở nên nổi tiếng đến vậy ở Nam Định là bởi nó được chan một thứ nước sốt vô cùng đặc biệt. Từng miếng xôi là sự hoà quyện hoàn hảo giữa độ dẻo của xôi, vị beo béo của lạp xưởng, vị thơm của xá xíu và vị cay cay của nước sốt thịt đậm đà. Ăn một lần thôi cũng đủ khiến bạn nhớ mãi món xôi rất ngon này. Các quán xôi xíu ngon ở Nam Định nằm ở các con phố: Hàng Sắt, Hoàng Văn Thụ…

3. Bánh cuốn làng Kênh

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28709-dsc00050

Bánh cuốn làng Kênh

Cũng như bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn làng Kênh đặc trưng bởi lá bánh mỏng tang. Để rồi khi cuộn trong vị thơm nồng của hành phi, vị nước mắm ngon sẽ chỉ còn cảm nhận của một món quà quê xưa ăm ắp trong miệng và trong cả hồn hoài niệm.

4. Bún chả

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28710-4f41a662296ef7684f3dc5f351fe4101355

Bún chả Nam Định được dùng bằng thịt xiên que nướng

Bún chả Nam Định đơn giản chỉ là thịt nạc được ướp gia vị thật thấm trước khi được xiên que và nướng trên lò than. Những miếng thịt cháy cạnh thơm phức và nóng hổi được ăn kèm những sợi bún trắng, một vài cọng rau sống tươi ngon và nước mắm dưa góp thì khiến ai nấy cũng thích mê mẩn. Bún chả ngon ở Nam Định tập trung ở hàng Đồng hoặc ở nhà thờ…

5. Bánh xíu báo

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28661-banh-xiu-pao-2
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28662-banh-xiu-pao

Bánh xíu báo

Bánh xíu báo mang dấu ấn của người Hoa trước sống ở phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ). Thứ bánh dân dã này có vỏ mềm dù đã được nướng bởi nó bao gồm nhiều lớp trông giống bánh pía. Bên trong nhân chính là phần thịt xá xíu trộn với mỡ lợn và mộc nhĩ cùng quả trứng gà tạo nên vị beo béo, thơm lừng.

6. Bún đũa

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28663-bun-dua

Bún đũa riêu cua

Sợi bún đũa gần giống sợi bánh canh của các tỉnh miền Đông Nam bộ nhưng nó có độ to hơn cỡ đầu đũa và không bị nhũn mềm. Bún đũa riêu cua được ăn kèm rau cải, rau muống, rau kinh giới có vị chua thanh rất nhẹ nhàng. Bún đũa có quanh năm với các quán ngon như ở chợ Ngõ Ngang, chợ Rồng hay phố Hàng Đồng.

7. Bánh gối

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28659-banh-goi
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28658-banh-goi-2

Bánh gối Nam Định

Bánh gối ở Nam Định khác với bánh gối ở Hà Nội. Nó được làm từ vỏ bánh đa nem có phết qua một lớp bột mì để khi ăn không có cảm giác ngấy mà luôn giòn tan trong từng miếng. Nhân bánh vẫn là các loại thịt, trứng trộn cùng miến, mộc nhĩ. Đặc biệt, bánh gối ở Nam Định còn được ăn kèm một vài miếng dưa góp rất đậm đà làm món ăn thêm phần thú vị.

8. Nem thính

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28692-nem-mam-1

Nem thính Nam Định

Nem thính cũng là một món ăn chơi khá nổi tiếng ở Nam Định. Món này chỉ gồm tai lợn, bì lợn xắt sợi nhỏ trộn cùng gạo rang giã nhuyễn nhưng nem thính ở đây đặc biệt ở chỗ được cuốn cùng lá sung, đinh lăng và các loại rau thơm khác nên rất lạ miệng.

9. Chè bưởi

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28667-che-buoi

Chè bưởi

Chè bưởi ở Nam Định cũng giống như những loại chè bưởi được bán ở khắp nơi nhưng nó không dùng với đá mà được ướp lạnh để giữ trọn vị thơm ngon cho món chè. Được ăn chè trong những cái bát nhỏ, cảm nhận vị the the của vỏ bưởi quyện trong vị thơm ngọt đến ngây ngất mới cảm nhận được món chè quê ngon đến nhường nào.

10. Kem xôi

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28683-kem-xoi

Kem xôi

Kem xôi ở Nam Định được làm rất đơn giản. Chỉ với xôi vò truyền thống vừa tơi mềm, vừa mằn mặn, bùi bùi kết hợp cùng muỗng kem lạnh tê tê đầu lưỡi cũng đủ làm nên món ăn hoàn hảo đến bất ngờ.

11. Nem mắm Giao Thủy

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28693-nem-mam-2
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28694-nem-mam

Nem mắm Giao Thủy

Nem nắm Giao Thủy là một đặc sản nổi tiếng. Nó được làm rất cầu kỳ. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu, người ta đã phải kỹ lượng lựa chọn chỉ phần thịt nạc mông của con lợn ngon. Ngay sau khi thịt vừa mổ xong là phải bắt tay vào chế biến ngay mà không qua rửa. Phần thịt nạc được luộc đến tái thì thái mỏng và dần mềm. Phần bì sẽ được làm sạch lông, lạng thật mỏng và thái sợi dài. Phần thính, nhất thiết phải là gạo tám xoan Hải Hậu. Cả 3 phần này sau khi trộn đều thật kỹ với nhau cùng nước mắm tỏi ớt sẽ được gói trong lá sung và lá chuối cho đến khi nem chín thì đem ra dùng. Nem mắm có thể được ăn vào bất cứ mùa nào trong năm và lúc nào cũng vẫn thèm thuồng. Những người sành ăn một khi đã thử nem Giao Thuỷ thì chỉ còn biết gật gù khen.

12. Bánh gai bà Thi

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28657-banh-gai-2
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28656-banh-gai-1

Bánh gai bà Thi

Bánh gai nổi tiếng nhất ở Nam Định là bánh gai bà Thi. Bánh ở đây luôn giữ được hương vị nguyên bản của lá gai và lá nếp kết hợp với vị bùi bùi của đậu xanh, thịt mỡ, lạc, hạt sen, dừa,… Đây là món quà mà bất cứ ai đến đất Nam Định cũng mua về để làm quà.

13. Chè kho

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28668-che-kho

Chè kho

Ở Nam Định, chè kho là món quà của ngày Tết. Người ta có thể ngồi cùng nhau hàng giờ hàn huyên trong những ngày tết bên chén trà và miếng chè kho ngọt dịu.

14. Kẹo sìu châu Nguyên Hương

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28685-keosiuchau1

Kẹo sìu châu Nguyên Hương

Kẹo sìu châu gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người Thành Nam. Thoạt nhìn, kẹo sìu châu giống kẹo lạc vì có lạc là nguyên liệu chính cùng với vừng, mạch nha nhưng nó phần lớn chỉ là lạc và mạch nha chỉ là phần kết dính. Do vậy, kẹo rất béo và bùi mà không bị ngán vì quá ngọt.

15. Bánh đậu xanh Hanh Tụ

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28655-banh-dau-xanh

Bánh đậu xanh Hanh Tụ

Bánh đậu xanh Hanh Tụ có từ gia đình bà Lê Thị Phúc ở số 249, Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định. Bởi vị bánh rất đặc trưng nên tên bánh đã trở thành tên đặc sản cho cả vùng đất Nam Định. Bánh ở đây là từ đậu xanh, dầu bưởi, mỡ lợn và đường cát trắng kết hợp trong sự khéo léo của người làm ra chiếc bánh nên có vị ngon rất riêng không lẫn vào đâu được.

16. Bánh nhãn Hải Hậu

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28660-banhnhan

Bánh nhãn Hải Hậu

Bánh được gọi là nhãn bởi vì hình thù tròn trĩnh như những quả nhãn. Ngoài đặc điểm này ra, bánh không hề có chút gì dính đến nhãn. Thực chất, bánh được làm từ gạo nếp nương hoặc nếp cái hoa vàng trộn với trứng gà, mỡ lợn và đường. Tất cả được vo viên tròn và rán đến khi vàng giòn. Bánh rất giòn, lại béo và bùi nên ăn đến đâu lại thấm đến đấy.

18. Chuối ngự

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28675-chuoi-ngu

Chuối ngự

Chuối ngự vốn là đặc sản của vùng bờ sông Châu Hà Nam nhưng ngon nhất vẫn là loại được trồng ở làng Ðại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam). Trồng chuối ngự rất kỳ công. Nó chỉ chuộng bùn ao, nước gạo và dầu lạc. Trồng từ mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau mới ra hoa kết trái. Khi chuối chín không để chín từ trên cây mà phải giấm rất cầu kỳ. Chính vì vậy, khi chuối chín hương thơm toả khắp làng. Thân chuối mẩy mình, cuống thanh và vỏ vàng óng rất ưa nhìn. Khi ăn chẳng những nghe mùi thơm toả mà còn thấy ngay vị ngọt đậm nơi đầu lưỡi. Chuối thường bán ở chợ Rồng, chợ Viềng và luôn không đủ cung.

19. Gạo tám xoan Hải Hậu

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28681-gao-tam-xoan-3

Gạo tám xoan

Xưa, gạo tám xoan Hải Hậu được chọn để tiến vua. Nay nó được dùng trong những bữa tiệc chiêu đãi các vị nguyên thủ quốc gia và là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

Gạo tám xoan Hải Hậu có hạt nhỏ dài, rất mau chín. Khi chín có màu trắng xanh, dẻo thơm ngào ngạt. Gạo này rất giàu dinh dưỡng và ăn chóng tiêu. Do đặc điểm thổ nhưỡng đặc biệt mà chỉ có vùng Hải Hậu mới trồng được thứ gạo quý này.

20. Kẹo dồi

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28684-keo-doi

Kẹo dồi

Kẹo dồi chỉ là món quà quê dân dã nhưng đã dần trở thành món đặc sản của Nam Định. Lớp vỏ kẹo màu trắng đục, giòn tan, bao lấy phần nhân bên trong là lạc rang bùi thơm. Kẹo càng ngon hơn khi nhâm nhi cùng bát trà xanh có vị chan chát.

21. Cá nướng úp chậu

thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28666-canuong
thanh-pho-nam-dinh-co-gi-choi-28665-ca-nuong

Cá nướng úp chậu

Cá nướng úp chậu được chế biến rất công phu. Người ta chọn con cá tươi còn óng ngời đem úp trong một chiếc lò là chậu gốm chuyên dụng và đốt rơm, trấu từ từ trong vòng 5 tiếng. Khi chín, cá có màu vàng đều rất đẹp, da giòn dai và thơm như mực nướng. Trong khi đó thịt cá lại ngọt và chắc. Cầu kỳ là thế nên món ngon này chỉ được làm trong những dịp đặc biệt như lễ tết hoặc khi nhà có khách quý.

V. QUÁN ĂN Ở NAM ĐỊNH

  • Nhà hàng Chen – Địa chỉ: 300 Trường Chinh, Tp Nam Định
  • Nhà hàng cơm Thiên Phú (nhà hàng Cơm Việt Nam) – Địa chỉ: Quốc lộ 10 phường Lộc Vượng
  • Phở 10 Lý Quốc Sư – Bến Ngự – Địa chỉ: 6 Bến Ngự, Tp. Nam Định, Nam Định
  • Phở Nam Hương – Địa chỉ: 42 Hai Bà Trưng, P. Trần Hưng Đạo, Tp. Nam Định, Nam Định
  • Phở Bò Cụ Tăng phố Hàng Tiện
  • Quán nhậu Trung Chim – Địa chỉ: 369 Trần Nhân Tông, Tp. Nam Định, Nam Định
  • Bún ốc Trường Chinh – Địa chỉ: Trường Chinh, Tp. Nam Định, Nam Định
  • Bún Chả Nam Thành – Địa chỉ: 44 Hai Bà Trưng, P. Trần Hưng Đạo, Tp. Nam Định, Nam Định
  • Nhà hàng Cửa Đông Plaza – Địa chỉ: 158 Trần Hưng Đạo – Quận Hoàn Kiếm – Nam Định
  • Nhà hàng Thuỷ Tạ – Địa chỉ: Hồ Vị Xuyên – Thành phố Nam Định – Nam Định
  • Nhà hàng Thanh Lịch – Địa chỉ: 113 Nguyễn Du – Thành phố Nam Định – Nam Định
  • Nhà hàng Hương Giang – Địa chỉ: 58 Trần Phú – Thành phố Nam Định – Nam Định
  • Nhà hàng Cửa Đông – Địa chỉ: Trần Hưng Đạo – Thành phố Nam Định – Nam Định
  • Làng Ẩm thực Hoàng Gia – Địa chỉ: Km 2 Đặng Xuân Bảng – Thành phố Nam Định – Nam Định
  • Nhà hàng Anh Tuấn – Địa chỉ: 58 Điện Biên, huyện Mỹ Lộc, Nam Định
  • Nhà hàng Cửa Đông – Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, huyện Mỹ Lộc, Nam Định
  • Nhà hàng Ga Nam Định – Địa chỉ: Ga huyện Mỹ Lộc, Nam Định
  • Nhà hàng Hoa Hồng – Địa chỉ: 72 Hàng Sắt, huyện Mỹ Lộc, Nam Định
  • Nhà hàng Hương Giang – Địa chỉ: 58 Trần Phú, huyện Mỹ Lộc, Nam Định
  • Nhà hàng Minh Long – Địa chỉ: 162 Hàng Thao Mới, huyện Mỹ Lộc, Nam Định
  • Nhà hàng Thanh Chức – Địa chỉ: 30 Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Lộc, Nam Định

Yeutre.vn (Tổng hợp)

YÊU TRẺ