Cộng Đoàn Việt Nam: Cẩm nang cho người lao động nước ngoài tại Malaysia

1750

calling-visa-la-gi-h5

Tài liệu này được trích lại từ tạp chí JUMP

  1. Gia nhân

Làmột công nhânnước ngoài ởMalaysia, bạn có một số quyền cơ bảnbao gồm các quyền liên quan đến công việc. Nhữngquyền này được đảm bảotheoluật pháp Malaysia.Cẩm nang nàygiải đáp những thắc mắcthường gặpvề việc làm tạiMalaysia.

Xin vui lòngchuyểnnhững thông tin này tới bạn bèvà cácđồng nghiệpcủa bạn.Nếu bạn không chắc chắn điều gì, xinliên hệ vớimột trong các địa chỉ ởmặt sau cẩm nang nàyđể được giúp đỡ và tư vấn.Luật lao độngcủa Malaysianăm 1955nóirõ rằng mọi công nhân đềucóquyềnlợi như nhau bất kể bạn từ nước nào đến. Rất tiếc, luật này không áp dụng cho những người giúp việc gia đình, mặc dùmột sốtổ chức phi chính phủđang nỗ lực tạo áp lực và đấu tranh để hướng tới những sự thay đổi lớn này.

·Nếu bạnđến từ các nước có (VOA) đặc quyền xin thị thực tại thời điểm nhập cư vào Malaysia, bạn chỉ cầngởi cho chúng tôi “Calling visa”docục nhập cư của Malaysia cung cấp. Công văn này sẽ gửi tới bạn thông qua công ty môi giới tại quê nhà trước khikhởi hành. Bạn nên tìm hiểu vớiĐại sứ quán Malaysiatại đất nước bạn để có thêm thông tin về đặc quyền này.

·Nếu bạnđến từ đất nước không có“VOA”, bạn phải có mộttờ thị thực do Đại sứ quánMalaysia ở nước bạncấp gọi là”Single Entry Visa” trong hộ chiếu của bạn trước khi lên đường sang Malaysia.

calling-visa-la-gi-h1
Hình Minh Hoạ

Thông tinbạn cần biếttrước khitới Malaysia:

Nếu bạngặpbất kỳvấn đềnào vớicục xuất nhập cảnhMalaysiahoặc không có ai đónbạn tạisân bay trong vòng 24 giờ, liên hệ với các địa chỉtrên để được giúp đỡ.

Tạisân bay Malaysia Cục Nhập cư Malaysia đóng dấuvào hộ chiếucủa bạnvà bạn được ở hợp pháp trong vòng 30 ngày.

calling-visa-la-gi-h2
Hình minh hoạ

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh

Chủ sử dụng lao động/công ty môi giới cần hộ chiếu của bạn để xin giấy phép làm việc dài hạn. Khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được một nhãn dán trong hộ chiếu gọi là “VISIT PASS (VIỆC LÀM TẠM THỜI)” hợp lệ trong một năm. Điều này phụ thuộc vào kết quả khám sức khoẻ theo tiêu chuẩn mẫu FOMEMA của Malaysia do chủ sử dụng sắp xếp.

calling-visa-la-gi-h1
Hình minh hoạ

Lưu ý: Bạn phải photo và luôn giữ trong mình một bản sao hộ chiếu và Visa làm việc.

3) I-KAD (JALAN KAD)

Bạn nên luôn luônmang theo I-Kad. Có hai loại I-Kad. Loại cũ(được gọilàJalan Kad) có ngày hết hạn của Giấy phép Làm việc ghi rõ trên đó, loạimớikhôngghi ngày hết hạn làm việc. Thay vào đó có một số điện thoạimà bất cứ aicũng có thểnhắn tinđể kiểm trangày hết hạn củagiấy phép lao động. Bạn sẽnhận được câu trả lời ngay trên điện thoại mà họ dùng để nhắn tin. Nếu vì lý do nào đó bạn không nhận đượccâu trả lời, bạn có thể tự kiểm tra tình trạng của Giấy phép Làm việccủa mình tại Văn phòngcục Nhập cưgần nhất. Tuy nhiên từ năm 2009 có loại thẻ mới thay cho I-kad. Vì vậyluôn luôn mang theo bản sao hộ chiếu và Giấy phép Làm việc.

calling-visa-la-gi-h3
Hình minh hoạ

4. Khung bồi thường cho lao động nước ngoài

Chủ sử dụng lao động phải mua bảo hiểm cho bạn dựa theo khung bồi thường này. Mỗi công nhân sẽ nhận được một thẻ bảo hiểm để hưởng chế độ bảo hiểm theo chương trình đã định. Nếu bạn chưa nhận được thẻ này, hãy yêu cầu chủ sử dụng đưa cho. Nếu chủ sử dụng không cung cấp cho bạn thẻ này mặc dù bạn đã yêu cầu nhiều lần thì rất có thể là họ đã không mua bảo hiểm cho bạn theo chương trình bắt buộc này. Hãy khứu nại tại cục Lao động nơi gần nhất.

Lưu ý: Bạn không cần thẻ này để điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, bạn sẽ cần thẻ này khi nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm cho các chi phí điều trị.

calling-visa-la-gi-h4
Hình minh hoạ 5. Hộ Chiếu

Hỏi: Tôi có quyền giữ hộ chiếu của mình không?

Đáp: Có. Hộ chiếu của bạn thuộc về bạn và chỉ có bạn mới quyết định mình giữ hay nhờ ai đó giữ hộ. Quyền giữ hộ chiếu được cung cấp theo mục 12 (d) của Đạo Luật Hộ chiếu năm 1966. Nếu chủ sử dụng lao động hoặc môi giới của bạn cần hộ chiếu để xử lý vấn đề nhập cư, bạn có thể ủy quyền cho người đó giữ hộ chiếu cho mục đích đó trong một thời điểm nhất định. Bạn sẽ nhận được hoặc yêu cầu một lá thư xác nhận việc tạm giữ này. Vào cuối thời điểm như cam kết bạn sẽ nhận lại hộ chiếu của mình. Nếu vì lý do nào đó bạn muốn nhận lại hộ chiếu trước thời điểm đã cam kết, bạn có gửi thư thể yêu cầu chủ sử dụng/công ty môi giới trả lại hộ chiếu cho mình. Như vậy, hộ chiếu của bạn PHẢI được trả lại. Nếu họ không làm như vậy, họ đã vi phạm pháp luật và bạn có thể khiếu nại trực tiếp tại Sở Di Trú và Đại sứ quán. Hộ chiếu của bạn rất quan trọng để di chuyển, kiểm tra ngày hết hạn của giấy phép làm việc, và cũng để cho cảnh sát và nhà chức trách biết rằng bạn đang làm việc hợp pháp tại Malaysia.

Hỏi: Tôi có thể làm gì nếu hộ chiếu của tôi bị mất hoặc bị đánh cắp?

Đáp: Nếu hộ chiếu của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp trong khi chủ sử dụng lao động/môi giới giữ. Bạn phải báo cáo cảnh sát ngay lập tức để có bằng chứng khi xin hộ chiếu mới từ đại sứ quán. Chủ sử dụng lao động/môi giới phải chịu trách nhiệm cho mọi chi phí nàymà không khấu trừ vào tiền lương của bạn. Nếu chủ/môi giới không tạo điều kiện làm hộ chiếu mới, bạn nên làm tự làm lại càng sớm càng tốt.

Nếu hộ chiếu của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp trong khi thuộc sự sở hữu của bạn, bạn phải hoàn tất quá trình trên và tự chịu chi phí.

Trong cả hai trường hợp, ngay khi bạn nhận được hộ chiếu mới, chủ sử dụng/môi giớiphải ngay lập tức đến Cục Nhập Cư để nộp đơn xin lại Giấy phép làm việc và dán vào trong hộ chiếu mới của bạn. Nếu chủ sử dụng/môi giới không làm như vậy, bạn phải nộp đơn khiếu nại với Cục Nhập Cư.

6. Các loại môi giới

Hỏi: Môi giới yêu cầu tôi làm việc cho những chủ sử dụng lao động khác nhau. Điều này có đúng không?

Đáp: Có hai loại môi giới: một là những người tuyển dụng công nhân làm việc trực tiếp cho nhà máy, và một loại khác được gọi là “Outsourcing Agent” và được coi là (chủ nhân của bạn). Môi giới này tuyển và cung cấp cũng như chuyển công nhân đến nhiều nơi làm việc khác nhau.

Nếu bạn làm việc cho chủ không phải là “Outsourcing Agent” thì có nghĩa bạn chỉ làm việc cho duy nhất một chủ (thường là cùng một nơi làm việc) trong thời gian hợp đồng. Nếu chủ yêu cầu bạn đổi nơi làm việc, bạn nên hỏi để làm rõ vấn đề. Nếu nơi làm mới “dưới sự quản lý của một chủ” thì bạn nên yêu cầu chủ cho một lá thư chuyển chỗ làm để tránh việc bị cảnh sát có thể buộc tội vì vi phạm điều khoản công việc. Nếu bạn bị chuyển đến một nơi hoàn toàn mới, bạn nên khứu nại với Sở Lao động gần nhất vì điều này là bất hợp pháp.

Nếu bạn làm việc cho chủ “Outsourcing Agent”, chủ này có thể chuyển bạn đến những nơi làm việc khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau. Outsourcing Agent sẽ trả lương cho bạn.

XIN LƯU Ý rằng chủ sử dụng này phải trả cho bạn ít nhất là 26 ngày làm việc, kể cả khi không có việc trong những ngày này. Các Outsourcing Agent không được khấu trừ bất hợp pháp vào lương của bạn và họ phải cung cấp chỗ ở sạch sẽ, vệ sinh cho công nhân. Nếu bạn cảm thấy bạn đang bị lừa và/hoặc bị bóc lột, hãy tìm sự giúp đỡ từ các địa chỉ liên lạc được liệt kê ở mặt sau của tập sách này. Đã có quá nhiều vấn đề với các công ty Outsourcing. Hãy báo cáo cụ thể để chúng tôi điều chỉnh tình hình.

Hỏi: Làm thế nào để tôi biết mình đang làm việc cho loại hình công ty nào?

Đáp: Giấy phép Làm việc trong hộ chiếu của bạn được gọi là VISIT PASS (TEMPORARY EMPLOYMENT) cho biết bạn đang làm việc cho ai, tại địa chỉ nào, lĩnh vực nào. Ví dụ trong mẫu (xem dưới đây), công nhân tên Taj Bahadur là công nhân do môi giới OUTSOURCE đưa sang nhưng làm việc cho công ty KONTERFIT SDN BHD ở Ipoh trong lĩnh vực CONSTRUCTION (xây dựng). Vì thế người này sẽ có nguy cơ bị bắt vì không làm tại địa chỉ nêu trong giấy phép làm việc của OUTSOURCED WORKER mà bị phát hiện làm giúp việc gia đình hoặc nhân viên phục vụ nhà hàng tại HAPPY EATING Tg. Bungah, Pulau Pinang. Là một công nhân OUTSOURCEED WORKER, nơi làm việc và địa chỉ ghi trên giấy phép làm việc phải khớp với nhau. Ví dụ, nếu ngành nghề được cấp giấy phép là ”SERVICE” thì bạn sẽlàm những công việcphù hợp nhưlàngười lau dọn, nhân viên nhà hàng hoặc tại các trung tâm mua sắm. Bạnkhông nênlàm công nhân trong nhà máybởi nhà máy thuộc nhóm ngành sản xuát ‘MANUFACTURING”.

Hỏi: Tôi có đượcgiữ mộtbản hợp đồng lao động không?

Đáp: Có. Điều nàycần thiết chomọicông nhân, cho dù công nhân địa phươnghaynước ngoài. Chủ sử dụng lao động/Công ty môi giới nêncung cấpcho bạnmộtbản saohợp đồng lao động.
Hỏi: Chủ sử dụng lao động/Công ty môi giới muốntôihợp đồng/văn bản, nhưng tôikhônghiểuhoặc khôngđồng ý?

Đáp: Nếubạnkhônghiểuhoặcđồng ývới hợp đồng/văn bản, bạnkhông nênký tên. Không ai cóthểbuộc bạnphảikýmột cái gì đómàbạn khônghiểuhoặc khôngđồng ý. Nếubạnkhônghiểu, hãy hỏiai đómàbạntin tưởngđểhọ giải thíchhoặcdịch cáctài liệuđó cho bạn.

Đáp: Bạn có thể đã ký kết một hợp đồng hoặc văn bản tại quê nhà. Nếu người ta yêu cầu bạn ký một hợp đồng nữa trước khi khởi hành hoặc tại Malaysia, hãy cẩn thận về những gì bạn đang ký. Bạn cần đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện làm việc bao gồm cả tiền lương trong văn bản thứ hai phải phù hợp với hợp đồng đầu tiên mà bạn đã ký. Có một bản sao của cả hai hợp đồng là điều cần thiết và an toàn cho phúc lợi của bạn. Xin lưu ý rằng đây là một hình thức phổ biến của sự lừa đảo lao động dẫn đến việc buôn bán lao động. Nếu có mâu thuẫn giữa hai hợp đồng hoặc bạn không hiểu rõ thì nên tìm sự giúp đỡ từ một trong những địa chỉ ở mặt sau tập sách này hoặc người đại diện sở lao động gần nhất.

Hỏi: Nếu tên chủ sử dụng lao động trong giấy phép làm việc không giống tên trong hợp đồng tôi đã ký thì sao?

Đáp: Chủ sử dụng lao động có tên trong giấy phép lao động phải trùng với người có tên trong hợp đồng bạn đã ký, bởi chỉ có người chủ sử dụng lao động này mới được pháp luật công nhận. Nếu không, hãy tìm sự giúp đỡ từ Công Đoàn (MTUC), Đại sứ quán của bạn hoặc tổ chức phi chính phủ được liệt kê ở mặt sau tập sách này.

Hỏi: Hợp đồng của tôi với chủ sử dụng trong ba năm. Tại sao giấy phép làm việc (Visa) của tôi chỉ có giá trị trong một năm?

Đáp: Hợp đồng thỏa thuận giữa bạn và chủ sử dụng Chủ đã đồng ý thuê bạn trong 3 năm nhưng giấy phép lao động do chính phủ Malaysia cấp và cho phép bạn ở lại Malaysia trong một năm. Giấy phép này có thể gia hạn hàng năm cho đến khi hết thời hạn hợp đồng nếu bạn không vi phạm luật hoặc nội quy của công ty. Hãy tham khảo hình ảnh mẫu giấy phép để có thông tin chính xác. Trong Giấy phép làm việc của bạn có cho biết: Pass gia hạn với điều kiện là chủ sở hữu không ở lại miền Tây của Malaysia quá thời hạn quy định là_________. Đó là ngày hết hạn giấy phép làm việc và bạn phải gia hạn trước khi hết hạn. Nên gia hạn giấy phép làm việc 30 ngày trước khi hết hạn. Chủ sử dụng có trách nhiệm thực hiện công việc này. Sau khi gia hạn giấy phép lao động, chủ sử dụng phải trả lại hộ chiếu cho bạn để tiện việc kiểm tra giấy phép lao động đã được gia hạn. Nếu bạn không chắc chắn cho dù chủ đã gia hạn giấy phép hay chưa thì bạn cần phải hỏi họ để đảm bảo việc này phải được thực hiện. Nếu nghi ngờ thì liên hệ với những tổ chức được liệt kê ở mặt sau tập sách này để được giúp đỡ.

Hỏi: Tôi có cần phải khám sức khỏe theo mẫu (FOMEMA) khi xin gia hạn giấy phép làm việc không?

Đáp: Có. Kết quả xét nghiệm được gửi trực tiếp đến cục xuất nhập cảnh và giấy phép của bạn chỉ được gia hạn nếu kết quả xét nghiệm đạt tiêu chuẩn. Việc khám sức khỏe nên được thực hiện ít nhất 30 ngày trước khi giấy phép làm việc hết hạn. Nếu chủ sử dụng lao động không hổ trợ bạn làm điều này, bạn phải bằng mọi cách để thực hiện nó

Hỏi: Hợp đồng của tôi hạn trong ba năm và đã gần hoàn tất. Tôi muốn hồi hương nhưng chủ muốn tôi làm việc thêm một năm nữa. Vậy ông ấy có thể bắt tôi làm thêm một năm nữa không?

Đáp: Không ai có thể bắt bạn phải làm việc thêm đặc biệt là khi hợp đồng đã mãn hạn. Bạn nên trình cho chủ một văn bản cho biết bạn không muốn gia hạn hợp đồng3 tháng trước khi hợp mãn hạn. Sử dụng lao động của bạn cần văn bản này để nộp thủ tục ngưng hoặc thôi việc (Memo Check-Out -COM) từ Cục Nhập cư và gửi lại cho bạn kèm theo hộ chiếu và vé máy bay. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy tìm đến Sở Lao động gần nhất, Đại sứ quán của bạn hoặc một trong các tổ chức được liệt kê ở mặt sau tập sách này. Hãy tham khảo các điều khoản của hợp đồng để xác định ai chịu trách nhiệm trả tiền cho vé máy bay trở về của bạn.

Hỏi: Tôi phải làm gì nếu tôi muốn gia hạn hợp đồng?

Đáp: Bạn chỉ có thể gia hạn hợp đồng với sự chấp thuận của chủ sử dụng. Phải đảm bảo bạn đã ký xác nhận tiếp tục làm việc.Hỏi: Nếu tôi không hiểu khi họ giải thích công việc với tôi, tôi có thể yêu cầu một thông dịch viên được không?

Đáp: Đó là trách nhiệm của chủ sử dụng huấn luyệncho bạn trongbằng ngôn ngữ mà bạn có thể hiểu được.

Hỏi: Lệ phíthuếLevy là bao nhiêu và ai là ngườiphải trả?

Đáp: Số tiền này phụ thuộc vàongành nghề màbạn đang làm việc. Nónằm trong khoảng từ RM360 đến RM1800 trên một năm. Ví dụ: Sản xuất và Xây dựng (RM1200), Dịch vụ (RM1800), Nông nghiệp (RM360)…. Để tìm hiểumộtdanh sách đầy đủ các mức giá mới nhất, xin vui lòng truy cập vào trang web củaCục Nhập Cư

Hỏi: Chủsử dụng lao độngkhấu trừthuếLevy vào tiền lương hàng thángcủa tôi. Khấu trừ nàycó hợp pháp không?

Đáp: Không. Các khoản khấu trừ như vậy rõ rànglà bất hợp pháp. Trước tháng tưnăm 2009,chủ sử dụng lao độngđượcphép khấu trừkhoản thuế này vàotiền lươngcủa công nhân. Tuy nhiên điều nàylà bất hợp pháp kể từ sau ngày 1 tháng 4năm 2009. Nếu chủ vẫn trừ thì có thể khiếu nạitrực tiếp tại Văn phòng Sở Lao động gần nhất. Xin lưu ýrằng luật mới chỉ áp dụng chonhững giấy phép lao độnggia hạn saungày 01 Tháng Tư năm 2010.

Hỏi: Những quyền nào tôi được hưởng theo luật lap động Malaysia năm 1955?

– Một ngày nghỉ trong tuần; – Mười ngày lễ được trả lương một năm; – Nếu chủ yêu cầu bạn làm thêm giờ vào những ngày

nghỉ, ngày lễ thì phải tình cho đúng đắn.- Giờ làm thêm có nghĩa là khi bạn làm việc nhiều hơn 8

tiếng một ngày. (Để biết thêm chi tiết về làm thêm giờ,

Giữa 2-5năm=12ngày làm việc Trên 5năm =16ngày làm việc

Hỏi: Mặc dù tôi nhận được tiền lương vào cuối tháng, tôi không biết hoặc hiểu tiền lương được tính như thế nào. Ví dụ, tôi không biết chủ tính giờ làm thêm có đúng không và tôi không rõ những khoản khấu trừ có đúng không. Làm thế nào để tôi phối kiểm được những điều này?

Đáp: Mọi khoản chi trả cho công nhân đều được chủ lưu giữ cẩn thận. Nếu bạn có thắc mắc thì cứ hỏi chủ để được giải đáp. Hoặc có thể liên hệ với Sở Lao động gần nhất hay một đại diện của công đoàn MTUC hoặc liên hệ với một trong các địa chỉ ở mặt sau tập sách này. Luật lao động năm 1955 cho biết tất cả công nhân phải có bảng lương sau khi lĩnh lương.

Hỏi: Tôi phải làm gì nếu tiền mặt nhận được ít hơn so với bảng lương?

Đáp: Đây là một khía cạnh của sự lừa đảo lao động. Nếu điều này xảy ra với bạn và đồng nghiệp, liên hệ với một trong những tổ chức được liệt kê ở mặt sau cuốn sách này.

Bạn nên giữ tất cả các bảng lương cẩn thận cùng với một bản sao của hợp đồng lao động đã ký. Chúng tôi cũng khuyên bạn ghi lại những ngày giờ làm việc của mình. Những tài liệu này TỐI QUAN TRỌNG trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Bạn cũng có thể quan sát xem các đồng nghiệp có những trải nghiệm tương tự không. Nếu có, khuyên họ giữ lại những chứng từ như: Bảng lương, ghi lại giờ làm việc và nộp đơn khiếu nại tập thể.

Hỏi: Nếu tôi muốn hồi hương trước hạn hợp đồng, tôi có thể chấm dứt việc làm với chủ không?

Đáp: Có, nhưng không nên. Bạn có quyền chấm dứt hợp đồng (thôi việc). Bạn phải nộp cho công ty thư xin thôi việc. Bạn cũng cần chuẩn bị đền bù cho công ty khi chấm dứt hợp đồng trước hạn như 1 tháng tiền lương, thuế Levy, ngoài ra bạn phải tự trả vé máy. Có thể chủ còn yêu cầu bạn bồi thường hợp đồng nữa.

Hỏi: Tôi phải làm gì nếu chủ đe dọa tôi hay đánh tôi và tôi muốn chạy trốn?.

Đáp: Không một chủ sử dụng lao động nào có quyền đe dọa hoặc đánh công nhân. Nếu điều này xảy ra thì cảnh sát phải bảo vệ bạn. Tuy nhiên, nếu bạn chạy trốn thì bạn sẽ bị mất quyền ở lại Malaysia cách hợp pháp vì chủ sử dụng lao động chắc chắn sẽ hủy giấy phép làm việc của bạn. Nếu bạn ở lại Malaysia bất hợp pháp, bạn có thể bị quấy rối, tống tiền, giam giữ và bị trục xuất. Trong trường hợp tệ nhất mà bạn bỏ trốn để làm việc ở nơi khác thì sẽ bị trục xuất ngay lập tức nếu bị bắt. Xin lưu ý rằng có rất nhiều kẻ buôn người hứa hẹn đủ điều bao gồm hứa sẽ giúp bạn có được nhà ở với giá rẻ. Hãy suy nghĩ thật cẩn thận về tất cả những điều này và tìm sự giúp đỡ từ các tổ chức được liệt kê ở mặt sau tập sách này. Nếu bạn cảm thấy bạn đang ở trong nguy hiểm, hãy báo cáo cảnh sát, thông báo cho Sở Di Trú và Đại sứ quán của mình ngay khi bạn có thể để hoàn những thủ tục giúp bạn tránh khỏi tình trạng lưu vong tại Malaysia.

Đáp: Chủ sử dụng có thể chấm dứt hợp đồng của bạn bất kỳ lúc nào nhưng ông ta buộc phải làm theo những thủ tục quy định của pháp luật. Nếu ông ta không làm theo các thủ tục này, bạn có thể nộp đơn khiếu nại vì bị sa thải bất hợp pháp. Không chủ sử dụng lao động nào tại Malaysia được phép sa thải người lao động bất công. Tuy nhiên, bạn phải nộp đơn khiếu nại trực tiếp với Sở Quan Hệ Công Nghiệp (IRD) trong vòng 60 ngày kể từ ngày bị sa thải và IRD sẽ có cuộc điều tra tìm hiểu thực chất vấn đề. Tiến trình này có thể mất vài tháng. Xin IRD cho một lá thư để bạn gửi cho Cục xuất nhập cảnh nhằm ngăn chặn việc chủ huỷ giấy phép làm việc. Bạn cấn làm điều này vì Sở Di trú thường không thẩm vấn khi chủ sử dụng có yêu cầu huỷ bỏ giấy phép lao động của công nhân. Trong trường hợp chủ đã hủy giấy phép làm việc, bạn nên xin một SPECIAL PASS (Giấy thông hành đặc biệt) từ Cục xuất nhập cảnh, giấy lưu hành này cho phép bạn ở lại 30 ngày sau đó nếu cần thì phải xin gia hạn tiếp.

Hỏi: Nếuchủ của tôichấm dứthợp đồngtrước khimãn hạn, tôi làm chochủ khác được không?

Đáp: KHÔNG. Nếubạnlàcông nhân không đi qua công ty môi giới bạn không nên làm cho chủ khác vì luật lao động không cho phép công nhân nước ngoài làm một nơi khác với địa chỉ đã ghi trên giấy phép làm việc. Nếu việc sa thải hợp pháp thì bạn nên hồi hương.

Nếubạnlàcông nhân đi qua công ty môi giới thì sẽ có 2 sự lựa chọn:

-Nếunơi bạnđanglàm chấm dứtcông việc của bạn thì công ty môi giới có trách nhiệm tìm công việc tương tự cho bạn. Trongthời gian chờ việc mới, môi giới phải cung cấp nhà ở cho bạn. Nếu thời gian chờ việc kéo dài trên 1 tháng thì môi giới sẽ phải trả cho bạn RM400/tháng.

-Nếubạn bị sa thải hợp pháp thì bạn nên hồi hương trừ phi bạn chứng minh cho giới cấp chính quyền là bạn bị sa thải bất hợp pháp.

Hỏi: Chủ nói vớichúng tôirằngkinh doanh bịphá sảnchúng tôisẽ bị mất việc làm. Chúng tôi có thểlàm gì?

Đáp: Chủ sử dụng được phépgiảm biên chếtrong các tình huốngnhất định, nhưngbạnsẽcóquyềnhưởng một số biên chế thôi việc. Trongquá trình giảm biên chế, chủ không thểtríchtừlươngcủa bạn để muavé máy bay. Nếu bạnthấy rằng việc giảm biên chế này không chính đáng, bạn có trực tiếp nộp đơn vớicụcquản hệcông nghiệp(IRD) về việc bạn bịsa thảibất hợp pháp.

11) VN ĐỀ Y TẾ/ BẢO HIỂM

Hỏi: Nếu tôi bị thương trong khi làm việc thì chủ tôi phải có trách nhiệm gì?

Đáp: Chủ nhân phải mua bảo hiểm cho lao động nước ngoài. Chính sách này được gọi là khung bồi thường cho công nhân nước ngoài theo Luật Bồi thường người lao động năm 1952. Phí bảo hiểm chủ chi trả. Khung bồi thường này dành cho công nhân bị thiệt mạng, bị thương,lương bị mất, và chế độ hạn chế cho viện phívì tai nạn trong hoặc ngoài giờ làm việc. Nếu bạn bị thương và đã được điều trị tại bệnh viện, chủ sử dụng lao động cần phải báo cáo cho Sở lao động để yêu cầu bồi thường bảo hiểm cho nạn nhân. Tiến hành xin bồi thường cho công nhân nước ngoài rất lâu nên bạn phải chuẩn bi tinh thần chờ đợi.

Hỏi: Chủ/môi giới nói rằng tôi cần phải có bảo hiểm y tế trước khi tôi có thể nhận được giấy phép lao động hoặc trước khi giấy phép mới được gia hạn. Điều này có đúng không?

Đáp: Có. Kể từ Ngày 01 tháng 1 năm 2011, chính phủ Malaysia sẽ chỉ cung cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép mới cho lao động nước ngoài khi có bảo hiểm y tế. Bảo hiểm này rất cần thiết khi bạn cần điều trị trong bệnh viện. Lưu ý rằng chi phí điều trị liên quan đến thương tật do tai nạn cũng sẽ được bồi thường. Chính phủ Malaysia đã chọn 31 công ty bảo hiểm để chủ mua bảo hiểm y tế cho công nhân của mình tại một trong những công ty này với mức phí bảo hiểm cố định là RM120/năm cho một công nhân. Ông có quyền làm như vậy, trừ khi hợp đồng lao động của bạn quy định khác. Bạn nên yêu cầu một bản sao của chính sách bảo hiểm từ chủ để bạn biết bảo hiểm chi trả những gì. Xin lưu ý điều này không áp dụng đối với gia nhân.

Đáp: Điều này còn phụ thuộc vào hợp đồng làm việc của bạn.

Hỏi: Tôi phải làm gì khi ngã bệnh và tôi nghĩ rằng mình cần được điều trị?

Đáp: Thông báo cho chủ rằng bạn đang bị bệnh. Bạn có quyền điều trị y tế tại bệnh viện chính phủ, phòng khám tư nhân và/hoặc các phòng khám tại Malaysia. Tùy thuộc vào hợp đồng lao động bạn có thể phải trả phí điều trị. Bệnh viện chính phủ sẽ rẻ hơn. Viện phí đối với công nhân nước ngoài cao hơn công dân Malaysia vì đây là quy định của nhà nước. Bảng chỉ dẫn hoặc địa chỉ phòng khám được liệt kê trong hợp đồng làm việc hoặc tài liệu dành cho công nhân. Một số công ty đa quốc gia có phòng khám nội bộ bên trong nhà máy. Công nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa trong trường hợp bệnh nhân không thể điều trị tại phòng khám nội bộ.

Đáp: Chủ phải được thông báo về tai nạn xảy ra càng sớm càng tốt. Ông cần báo cáo sự việc cho Sở Lao động để làm thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Nếu chủ không làm như vậy, bạn phải làm đơn khiếu nại trực tiếp tại Sở Lao động gần nhất.

12) Công đoàn và đình công

Hỏi: Tôicó thểtham giacông đoàn không?

Đáp: Có. Bạn có thểvì nóbảo đảmquyền lợi cho bạn theoluật phápMalaysia, nhưngbạn khôngthể giữbất kỳvị trínào trong hội đoàn.

Hỏi: Hợp đồnglao động nói rằngtôisẽbịsa thảinếutôigia nhập công đoàn.

Đáp: Theo luật, bạnđượcphéplàm thành viênvàcó thểkhôngbịsa thảikhitham giacông đoàn. Nếucómộtđiều khoảntronghợp đồngcủa bạnnóiđiều này, nólàbất hợp phápvàkhông liên quan. Hãy báo cáoviệc này đểcácMTUC(ngay cảkhibạn không phải làthành viêncông đoàn) vì đâylàmộtsự lạm dụngcủachủ nhân. Xemcácsố liên lạcởmặt sau củatập sách này.

Đáp: Đình công tại Malaysia là bất hợp pháp. Để đình công hợp pháp cần một quá trình khá phức tạp trừ khi bạn đã sẵn sàng để bị bắt giữ và trục xuất. Chúng tôi khuyến khích bạn tìm giải pháp để giải quyết vấn đề nơi làm việc.

13) Quấy rối tình dục

Hỏi: Tôi có thể làm gì khi bị chủ quấy rối tình dục?

Đáp: Quấy rối tình dục là một tội hình sự, bạn không nên chịu đựng. Nếu bạn cần tư vấn pháp lý xin liên hệ với chúng tôi. Bạn cũng có thể liên hệ với phi chính phủ Woman Crisis for Change (WCC) – (xem danh sách các địa chỉ liên lạc ở mặt sau tập sách này). Hoặc liên hệ với tổ chức Tenaganita theo số điện thoại 012-3350512.

Hỏi: Là một gia nhân tôi có những quyền gì?

Đáp: Ngoài việc đòi lại khoản tiền lương chưa được thanh toán, nhiều quyền đã nêu ở trên không áp dụng cho gia nhân theo pháp luật lao động Malaysia. Tuy nhiên, bạn không nên đòi làm ở nơi nào khác ngoài tại ngọi nhà của người đã thuê bạn. Bạn không thể đòi làm việc trong các nhà hàng, cửa hàng, hoặc những nơi thương mại khác. Bạn cần kiểm tra ngày nghỉ trong tuần với Đại sứ quán. Điều lệ này dựa trên văn bản thỏa giữa hai quốc gia. Tại thời điểm in cẩm nang này (2010) mới chỉ có gia nhân Philippines được đảm bảo nghỉ mỗi tuần 1 ngày. Hai chính quyền Malaysia và Indonesia đang đàm phán để gia nhân Indonesia cũng được hưởng các quyền tương tự.

Hỏi: Khi bị cảnh sát ngăn chặn thì tôi có những quyền gì?

Đáp: Trước hết cần xác định xem ông ta có thật sự là một nhân viên cảnh sát không. Bạn nên hỏi bảng tên và số cán bộ, đặc biệt khi người đó không mặc bộ đồng phục cảnh sát. Ghi lại tên và số ID của họ (tất cả sẽ đều hiển thị trên đồng phục của cảnh sát viên). Một cảnh sát chính thức ID màu xanh, màu vàng hoặc trắng. Nếu cảnh sát cho bạn một thẻ ID màu đỏ, điều này có nghĩa là ông đã bị đình chỉ nhiệm vụ và không có quyền ngăn chặn bạn. Bạn có thể đi nhưng cảnh sát có quyền yêu cầu tên của bạn và thẻ nhận dạng (Jalan Kad / I-Kad hoặc hộ chiếu) và bạn có nghĩa vụ khai báo điều đó với họ.

Nếu giấy tờ của bạn hợp lệ nhưng cảnh sát vẫn yêu cầu bạn đi theo họ, bạn nên lịch sự hỏi lại “Tôi bị bắt phải không?” Nếu anh ấy nói không, bạn có thể đi. Nếu anh nói có, hỏi anh ta “tại sao tôi bị bắt?”. Một hành động bắt giữ trái phép nếu như họ không cho bạn biết lý do cụ thể.

Đừng hối lộ cảnh sát để được thả. Nếu làm vậy, bạn sẽ phạm tội hối lộ và có thể ngay lập tức bị bắt giữ.

Đáp: RELA là một đội quân tình nguyện, do chính phủ Malaysia sử dụng rộng rãi để giám sát công nhân nước ngoài. Họ có quyền bắt giữ chỉ khi họ đi cùng một cảnh sát hoặc nhân viên xuất nhập cảnh. Xin lưu ý tống tiền và quấy rối rất phổ biến, điều này trái với pháp luật của Malaysia. Hãy cố nhận dạng họ và tuyệt đối không hối lộ. Hỏi: Tôi có quyền gì khi bị bắt?

Đáp: Nếu bạn đã bị bắt, người ta đưa bạn đến đồn cảnh sát gần nhất chứ không phải một nơi nào khác. Bạn có quyền để thực hiện các cuộc điện thoại cho chủ sử dụng lao động, công ty môi giới, bạn bè hoặc một tổ chức như Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc SUARAM để được trợ giúp. Cảnh sát có thể bắt giữ bạn lên đến 24 giờ trước khi một trong hai quyết định được ban hành: Một là họ thả bạn vô điều kiện, hai là bạn sẽ bị đưa đến tòa án để lấy lệnh tạm giam tiếp theo trong vòng 24 giờ.

Hỏi: Nếu tôi bị bắt giam, người ta sẽ đưa tôi đến những nơi nào?

Đáp: Có 2 khả năng. Bạn có thể bị giam tai 1 đồn cảnh sát hoặc 1 trung tâm tạm giam gần nhất.

• bạn muốn điều trị y tế nếu bạn bị bệnh hoặc đã bị đánh đập;

• nếu bạn đã bị từ chối để có thức ăn, nước, quần áo, nhà vệ sinh hoặc chăm sóc

• nếu bạn tin rằng cảnh sát đang giữ bạn không có lý do hợp lệ • nếu REAL đã bị giam giữ mà không có cảnh sát hoặc nhân viên xuất nhập cảnh

Hỏi: Tôi nghe nói về ‘buôn người’. Điều đó cụ thể ra sao?

Đáp: Buôn người là “khi một người bị bán làm nô lệ hay thông qua việc sử dụng gian lận, ép buộc hoặc lừa dối người lao động. Khái niệm này càng ngày càng phổ biến. Vì vậy hãy nhận thức đúng đắn về nó và nói với bạn bè, đồng nghiệp của bạn. Những người bị ép phải làm việc mà họ không sẵn lòng muốn làm. Họ bị khai thác và không kiểm soát được cuộc sống của mình. Nó cũng bao gồm sự thỏa thuận với những ý định buôn bán lao động trái pháp luật. Hàng triệu người đang bị buôn bán – đàn ông, phụ nữ và trẻ em – và nó đang tăng lên. Vì vậy, hãy cẩn thận. Một mối đe dọa rất phổ biến là nói với nạn nhân rằng bởi vì họ bất hợp pháp ở trong nước, họ sẽ bị bỏ tù nếu họ liên hệ với các nhà chức trách. Điều này không đúng! Đạo luật chống buôn bán lao động Malaysia 2007 kết luận rằng những ai là nạn nhân thì không phải là tội phạm. Nếu bạn nghi ngờ bạn, người thân hay bạn bè của bạn là nạn nhân của nạn buôn người thì liên hệ với tổ chức Tenaganita để được tư vấn (xem địa chỉ ở mặt sau tập sách này) hoặc báo cáo với cảnh sát tại đồn công an gần nhất.

Hỏi: Tôi có được phép kết hôn với người địa phương trong khi tôi đang làm việc tại Malaysia không?

Đáp: Các điều khoản của giấy phép lao động cấm bạn kết hôn với bất kỳ nguời địa phương nào trong khi làm việc tại Malaysia. Vì vậy, không có cách nào bạn có thể đăng ký kết hôn tại cục đăng ký quốc gia. Hôn lễ được cử hành tại các thánh đường tôn giáo (nhà thờ, đền thờ, vv) là không có cơ sở pháp lý khi không có hôn thú. Vì vậy, trẻ em do những cặp vợ chồng này sinh ra sẽ được coi là những đứa con ngoài giá thú. Tuy nhiên, không có điều khoản nào trong đạo luật của Malaysia cấm bạn có tình cảm hoặc xây dựng mối quan hệ với một người địa phương nhưng và bạn nên tránh việc sinh con trong thời điểm còn đang làm việc tại Malaysia vì nó sẽ ảnh hưởng đến công việc và vị trí xã hội của con bạn.

DANH SÁCH NHỮNG ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC KHU VỰC PENANG

1) Các văn phòng chính phủ

Jabatan Tenaga Kerja (Labour Department):

This department is responsible for all employment related matters.

Wisma Persekutuan Seberang Prai Utara

Jabatan Perhubungan Industri (Industrial Relations Department): This department is primarily responsible for cases of termination of contract.

Penang branch

Bangunan Lembaga Buruh Pelabuhan, 10300 Penang

Jabatan Imigresen (Immigration Department): This department is responsible for your work permit, passport, levy, special pass and other visa matters.

There are many local police stations: you may want to find the number of the one nearest to you and put it in your handphone.

Depot Pendatang Tanpa Izin Juru (Juru Detention Centre )

Depot Pendatan Tanpa Izin Belantik

2) Lãnh sự quán tại PENANG

Consulate of the Republic of Indonesia467, Jalan Burma 10350 Penang

Tel: 04-374686, 04-374704
Fax: 04-365887, 04-371370, 04-365141,

Consulate of ThailandNo. 1, Jalan Tunku Abdul Rahman. 10350 Penang

3) Embassies and High Commissions in KUALA LUMPUR

Bangladesh:
High Commission of the People’s Republic of Bangladesh

Block 1, Lorong Damai 7, Jalan Damai, 55000 Kuala Lumpur
Tel: 03-21487940,
Fax: 03-21413381

Cambodia:
Embassy of Cambodia 46, Jalan U-Than, 55000 Kuala Lumpur

India:
High Commission of India 2, Jalan Taman Duta, off Jalan Duta, 50480 Kuala Lumpur

Laos:
Embassy of Laos 25, Jalan Damai, 55000 Kuala Lumpur
Tel: 03-21487059
Fax: 03-21433157

Myanmar:
Embassy of Union of Myanmar 12, Jalan Rhu, off Jalan Ampang Hilir

Nepal:
Embassy of NepalSuite 13A 01, Wisma MCA, 163, Jalan Ampang 50450 Kuala Lumpur

Philippines:
Philippine Embassy 1, Changkat Kia Peng, 50450 Kuala Lumpur

Vietnam:
Embassy of Vietnam 4, Persiaran Stonor, 50450 Kuala Lumpur

4) Malaysian Trades Union Congress (MTUC)

The umbrella group of trades unions in the private sector, with branches across the country

Penang Office:
19A, 2nd floor, Jalan Todak 2, 13700 Seberang Jaya, Tel 04 3907482
Fax 04-3976018

5) Các tổ chức phi chính phủ

Tenaganita/Camsa Penang is an organisation dedicated to help Vietnamese nationals working in Malaysia and assists workers who have fallen victim to trafficking and abuses. It can help to repatriate workers home safely and with dignity, in addition to taking legal action against the employers and/or traffickers.

Helpline Tenaganita Penang: 017 464 34 97 (Vietnamese speakers only)

Domestic workers in Distress:
(same hotline as anti-trafficking): 012 335 0512

Penang Office of Human Development (POHD) is a Catholic social service organization that provides free para-legal advice to migrant workers and refugees as well as other welfare services.

Pusat Kueskupan Katolik, 290 Jalan Macalister, 10450 Penang

Suara Rakyat Malaysia (SUARAM) Penang is a human rights’ organisation that can assist migrant workers especially if arrested.

Penang Support Group for Filipinos (PSG) is a group of Filipinos providing support to fellow Filipinos in Penang

The Love Penang Network of Churches (LPN) is dedicated to helping migrant communites in Penang:

For the Indonesian community: contact John 016 4081568

For the Vietnamese community: contact Sam EPCC 04 6583489

Saaco Mitra, Nepali Sangati Penang isa joint LPN/YWAM Penang venturededicated to helping the Nepali migrant community in Penang.

41, 1st Floor, Chulia Street, 10200 Penang Tel / Fax : 04-2637891

Bar Council Legal Aid is a group of lawyers offering legal support in certain cases. You will need to undergo an interview to see if they will take your case.

Penang OfficeNo. 4 (Ground Floor) Green Hall – 10200 Penang.Tel: 04-261 7451 Fax: 04-261 6840

Taman Jermal Indah 12300 Butterworth. Tel: 04-310 8451 / 04-310 8452 Fax: 04-310 8453

YWAM Ipoh is dedicated to helping the Vietnamese, Burmese and Chin migrant and refugee communities.

For the Burmese and Chin communities contact Isaac 017 8241871

FGA Ipoh serves the Ipoh Indonesian community.

If you are a refugee or know a refugee in trouble, contact:

To report arrests, and queries on detention cases of refugees:

Trong trường hợp khẩn cấp, những số điện thoại dưới đây sẽ giúp bạn rất nhiều. Hãy ghi xuống ngay bây giờ. Bạn sẽ thấy vui khi làm điều đó!

·Điện thoại của chủ: ………………

·Điện thoại của Đại Sứ Quán: ……………….

·Điện thoại của đồn cảnh sát gần nhất (Các đồn cảnh sát của Malaysia có số lien lạc trên các tờ quảng cáo)

Bạn cần cân nhắc kỹ những hậu quả trước khi chống lại chủ/môi giới. Bạn cần lưu ý rằng môi trường pháp lý hiện nay ở Malaysia đặt bạn vào thế bất lợi khi bạn cố khẳng định quyền của mình chống đối chủ/môi giới hoặc cơ quan nhà nước của Malaysia. Điều này bao gồm cả việc chủ/môi giới chấm dứt Giấy phép trước khi mãn hạn dẫn đến việc bạn phải trở về nước thậm chí về trước ngày diễn ra phiên tòa. Để tránh điều này, mỗi lao động cần hiểu rõ rằng việc chống lại chủ không phải nhiệm vụ dành cho người yếu tim hay những người dễ bị nản trí. Vì thế, tìm sự giúp đỡ và tư vấn là điều rất quan trọng.

Dịch: Cẩm nang này sẽ được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong trường hợp có sự tranh chấp xảy ra hay vì bất kỳ nguyên nhân nào khác, Bản Tiếng Anh lưu hành và nhà xuất bản không chịu trách nhiệm cho nội dung bản dịch.

Ngày phát hành: 1st Bản Tiếng Việt – Tháng 2 năm 2011.

Cập nhật cẩm nang: Nếu bạn muốn cập nhật nội dung cẩm nang bằng tiếng Anh hoặc những ngôn ngữ khác, xin lien lạc:

Penang Office of Human Development: Tel: 04-2273405

JUMP – (Jaringan Utara Migrasi dan Pelarian or Northern Network for Migration and Refugees) một mạng lưới gồm những cá nhân và nhóm người làm việc cùng nhau trong tinh thần hoan nghênh, tôn trọng, hỗ trợ về nhân quyền và đề cao việc xây dựng năng lực và tự khảng định mình của công nhân nước ngoài và người tị nạn. (Phụ nữ, trẻ em, đàn ông, và cộng đồng của họ).

JUMP has its base in Penang.

Chối từ: Mặc dù JUMP đã nỗ lực để đảm bảo thông tin ở đây là chính xác tại thời điểm in ấn, JUMP không thừa nhận và từ chối trách nhiệm cho bất cứ sự mất mát, thiệt hại, hoặc gián đoạn gây ra bởi lỗi hoặc thiếu sót, sai sót từ sự sơ suất, tai nạn, hoặc những nguyên nhân khác cho các bên. JUMP khuyến khích các bên để tìm kiếm sự tư vấn thích hợp từ những nhà chuyên môn.

Nhà Xuất Bản: JUMP – Jaringan Utara Migrasi & Pelarian (Northern Network for Migration and Refugees). Secretariat: Penang Office of Human Development: Pusat Kueskupan Katolik, 290 Jalan Macalister, 10450 Penang.

CDVIETNAM.BLOGSPOT.COM