Đài Loan – Kinh nghiệm du lịch tự túc – Jickor

1448

+ Mua sim điện thoại: 300 tệ (5 ngày sử dụng 4G không giới hạn dung lượng và 50 tệ để gọi điện)

+ Mua i-pass card: 100 tệ (không hoàn trả thẻ, k hoàn lại tiền mua thẻ, thẻ có thể sử dụng vĩnh viễn), nạp tiền (top-up) bao nhiêu thì tùy mọi người, ban đầu mình top-up 200 tệ nhưng trong những ngày ở ĐL mình sử dụng hết khoảng 400 tệ. Thẻ này tương tự như easy card mà trên mạng hay khuyên mua, dùng để đi bus, train, mrt, mua sắm… Theo lời anh bán thẻ thì khi dùng thẻ này sẽ được giảm 15 – 20% so với giá mua lẻ thông thường (tùy thành phố mà mức giảm là bao nhiêu).

Anh bán thẻ chỉ cho mình 1 ứng dụng rất hữu ích là Bustracker Taiwan. Sử dụng Google map cũng được nhưng mình khuyên mọi người nên tải ứng dụng này về vì rất chi tiết.

– Về khách sạn: mình đặt khách sạn Moon Lake Hotel (khách sạn dễ thương, 836 tệ/đêm) ở gần Gancheng station (Gan Cheng Zhan, mọi người nên đặt khách sạn gần trạm này cho tiện đi lại). Ở ngay sân bay có trạm bus, chỉ cần đi theo bảng chỉ dẫn và ra trạm, leo lên xe, lúc này mọi người chỉ cần lấy i-pass ra quẹt là được, khỏi mua vé. Mình đi bus 302, xuống Gancheng station, đi bộ chút là tới khách sạn.

– Đi chợ Phùng Giáp (Fengjia night market), có rất nhiều bus đi ngang hoặc có trạm gần chợ Phùng Giáp, tùy nơi mọi người ở mà chọn xe hợp lý, mở Bustracker ra dò nhe. Mình thì đi bus số 35 từ trạm Gancheng station (Gan Cheng Zhan).

Trạm bus ở ĐL không giống VN mình, trên đường có nhiều bus nhưng chỉ 1 trạm còn ĐL thì nhiều trạm nằm san sát nhau nên khi đến trạm đầu tiên mà k thấy số của chuyến xe bus mình cần đi thì đi tiếp qua trạm kế bên coi nhe.

Chợ Phùng Giáp to, đông đúc, có nhiều hiệu nổi tiếng ở đó (Nike, Adidas, NB, Amour…). Quần áo bình dân thì từ 250-500 tệ, giống đồ V.Nam mình thôi.

Ngày 2: Sun Moon Lake, Gia Nghĩa (Chiayi)

kinh-nghiem-du-lich-dai-loan-facebook-18238872-1521596047851739-6238544412488936253-o
kinh-nghiem-du-lich-dai-loan-facebook-1506940999-b61ea7a40079adda154d122c7f185034-37696

Vivavivu & JapanAirlines nhân đôi niềm vui mùa lá đỏ bằng những khuyến mại đến Nhật Bản với giá vé khứ hồi chỉ từ 8 triệu đồng

Sáng trả phòng, gửi đồ ở khách sạn và ra Nantou Bus ( No.35-8, Sec. 1, Shuangshi Rd., North Dist., Taichung City 404, Taiwan) mua vé đi Sun Moon Lake (giống xe Phương Trang vậy đó), ở đây có bán các combo: đi tàu, xe đạp, bus, cáp treo… nhưng mình chỉ mua vé xe khứ hồi. Nantou bus có website, mọi người lên coi giờ chạy, trạm thì bên kia đường, xéo xéo Gancheng station. Vé 1 chiều đi Sun moon lake là 190 tệ, khứ hồi là 350 tệ (bận về thì về lúc nào cũng được, miễn trong vòng 10 tiếng kể từ khi mua vé, mọi người coi giờ xe chạy để canh giờ ra trạm, khỏi mắc công chờ xe, mấy chục phút có 1 chuyến)

Hồ rất rộng, mình thuê xe đạp chạy vòng quanh hồ, theo bản đồ, đoạn xe đạp chạy chỉ là 1 đoạn rất ngắn, đạp đi + về khoảng 13km (nếu muốn đi hết 1 vòng hồ thì phải đi thuyền hoặc bus, mình k đi 2 cái này nên k rành).

Thuê xe đạp điện là 200 tệ/giờ, xe thường là 250 tệ (k tính giờ), mình k hỏi giá mấy chỗ khác và cũng k trả giá.

Chiều mình ra trạm bus (trạm đối diện lúc đi, nhớ số của chuyến bus lúc đi và ra trạm có số đó chờ, hình như là số 6670) và về khách sạn lấy hành lý để đi Gia Nghĩa (Chiayi, đọc là Cha – y).

Từ khách sạn, mình đi bộ (khoảng 5-7 phút là tới Taichung station, nằm kế Taichung Bus Station), vé tàu đi Chiayi là 224 tệ, 5 trạm, khoảng 70 phút. Mọi người yên tâm là trên tàu có tiếng Anh, tàu chạy rất đúng giờ).

Khách sạn mình đặt ở Chiayi rất rẻ (600 tệ/đêm nhưng cũ kỹ, ông bà chủ khách sạn k nói tiếng Anh, sáng trả phòng gọi hoài mà k thấy ai ra nên quăng chìa khóa ở đó và đi luôn), gần ga tàu (đi bộ 5 phút là tới).

Buổi tối ở Chiayi cũng k biết làm gì, đi bộ vòng vòng, vô shop Play Boy coi đồ, thấy cái áo thun mà giá gần 2.000 tệ nên ra luôn.

Ngày 3: Alishan, Đài Bắc

Sáng mình đi ngược ra ga xe lửa để đón bus đi Alishan (trạm bus nhỏ nhỏ, nằm trước ga xe lửa, trên mạng khuyên đi tàu lửa đỏ gì đó nhưng tàu 1 ngày/chuyến, nếu k đặt trước k có chỗ, phải đứng, khởi hành muộn-9h mà chỉ đến Fanchihu rồi từ đó bắt bus đi tiếp lên Alishan nên mình đi bus luôn cho rồi).

Bus số 7233, đi Alishan là 236 tệ, nếu i-pass có đủ xiền thì lấy ra quẹt, k đủ thì mua vé trên xe (lưu ý: tài xế k trả lại tiền thừa nên mình có đưa dư thì ráng chịu). Xe chạy trong 2 tiếng 30 phút, do là đường lên núi nên bị ù tai, dễ say xe nên ai k khỏe thì đem theo bọc lận ói nha.

(Ở ngay trạm bus có nhiều người chèo kéo mình đi xe họ lên Alishan, nếu vậy là đứng đúng chỗ gòi đó. Nên chụp giờ bus để bận về canh giờ ra trạm nữa nha).

Lên Alishan thì mình kiếm bản đồ và đi vòng vòng thôi, nên đi sớm để có nhiều thời gian), nếu đi trong khoảng tháng 4, mùa hoa anh đào thì tuyệt vời ông mặt trời luôn. Lúc mình đi thì cũng đẹp nhưng k có hoa, toàn cây xanh thôi, nhiệt độ khoảng 14oC.

Chiều mình lại ra chỗ cũ đón bus về Gia Nghĩa, một tiếng có 1 chuyến: 14h10, 15h10, 16h10… (vì khách sạn k có người giữ đồ nên mình thuê locker ở trạm xe lửa, 1 tủ có thể để được 2 vali, dạng vali cá nhân xách tay lên máy bay được, bình thường mọi người hay sử dụng á, chắc là vali 5 tấc, 50tệ/3 giờ, lố 1 giờ thì cũng phải trả đủ 3 giờ). Mình đi chuyến 15h10, định đi sớm hơn mà kẹt mưa, ra k kịp.

Từ Gia Nghĩa mình đón tàu đi Đài Bắc (nói họ bán vé đi Taipei station hoặc Taipei main station cũng là nó, 2 ông ga tàu và trạm MRT này kế nhau, đi qua, đi lại được, có tàu nhanh HSR mà trạm HSR ở chỗ khác nên k đi), giá vé là 598 tệ, khoảng 3 tiếng rưỡi.

Đến nơi khoảng 10h30. Mình đặt khách sạn ở khu Ximen, cách Taipei main station một trạm MRT, khu này đông vui, nhộn nhịp, nên ở. Giá 1.600 tệ/đêm.

Ngày 4: Đài Bắc (Chùa Long Sơn, Cửu phần, Thập phần)

Sáng đi MRT (line xanh) ra trạm Longshan Temple, đi bộ chút là tới (xem bảng chỉ dẫn ở trạm MRT để ra đúng cửa, đỡ mất công đi xa).

Đi Cửu Phần (Jiufen): tiếp tục đi line xanh đến trạm Fuxing Road, ra cửa số 2 (exit 2, trước đây nó nằm ở exit 1 nhưng giờ đã dời trạm, nếu ra exit 1 thì mắc công băng qua đường. Ở đây có nhiều người chèo kéo đi Cửu phần, nếu gặp mấy người đó thì đúng chỗ rồi đó).

Xe bus số 1062, chạy khoảng 1 tiếng rưỡi, cứ lấy i-pass ra quẹt he (nhớ nạp xiền, do quẹt thẻ nên mình k biết giá hết bao nhiêu, chừng vài chục tệ à).

Ở Cửu phần là ngôi làng cổ, dốc lên xuống khúc khuỷu như Đà Lạt, nhiều nhà, đông, bán từa lưa hết… mọi người đến đây hay ghé tiệm trà cổ với mấy tiệm khác có view đẹp, nghe nói buổi tối lên đèn đẹp nhưng mình lại đi sớm để qua Thập phần.

Từ trạm bus cũ (bận đi) thì đi bộ lên dốc thêm chút xíu, băng qua đường và đón bus 788 đi ga Ruifang train station. Mua vé tàu lửa đi Thập phần (Shifen) hết 19 tệ, tàu chạy khoảng 30-40 phút (do tùy chuyến tàu và tùy giờ tàu chạy).

Thập phần đông người mà cũng k có gì đẹp hay vui hết, chỉ có thả đèn, ra cầu treo hoặc đi thác (mình k đi thác).

Bận về lại mua vé tàu (kinh nghiệm là nên xem trước giờ tàu về, để canh thời gian chơi, khỏi mắc công chờ tàu). Mình nói họ bán vé tàu từ Shifen về Taipei (hết 68 tệ, transfer ở Ruifang hoặc Badu, lúc transfer k cần mua vé nữa, tùy chuyến tàu mà mọi người xem transfer ở chỗ nào nha). Mình transfer ở Badu nên xa hơn, tốn thêm 30 phút nữa, thời gian từ Shifen – Badu -Taipei là khoảng 1 tiếng 50 phút (kể cả thời gian chờ tàu lúc ở Badu), trên tàu mình gặp 2 bạn VN du học sinh Hàn Quốc rất dễ thương nên tốn 30 phút cũng k sao.

Tối mình đi Ximending (line xanh, trạm Ximen, exit 6). Ở đây đông vui, có H&M, Uniqlo, Superdry… 10h hoặc 10h30 các cửa hiệu đóng nhưng bán dạo vẫn hoạt động bình thường, trừ khi bị công an dẹp thôi. Nên ra đây chơi, mua bánh kẹo, đồ đạc… nha mọi người.

Ngày 5: Laomei, Yangmingshan, Taipei 101, Xiangshan

Sáng trả khách sạn và ra Taipei main station gửi đồ (do khách sạn k có người giữ đồ), giá thuê locker là 20tệ/giờ.

Đi Laomei: đi MRT line đỏ, đến Tamsui, mọi người nên để ý cái bảng chữ coi nó có kêu mình xuống đổi tàu đi Tamsui k nha, ngay chỗ Beitou đó).

Tamsui là trạm cuối, đẹp, mình băng qua đường, đi ngược lại, bắt bus số 826 hoặc 863 hoặc 892 đi nha (có nhiều trạm bus, đứng ở trạm nào có số đó là được), mình đi bus số 863 hết khoảng 1 tiếng 30 phút, xuống ở trạm Laomei, mọi người băng qua đường coi giờ xe bận về để canh thời gian chơi nha, chỗ này cũng k có gì nên nhanh thôi).

Bận về đi ngược lại, về Tamsui, đi MRT, xuống trạm Jiantan (trạm này cũng là chợ Shilin luôn). Xuống MRT đi theo đám đông, ra trạm bus đón xe R5 (nghe nói xe S15 hay 17 cũng được hết). Mình đi xe R5, xuống trạm Yangmingshan bus terminal (trạm cuối). Đứng trước cửa quầy bán vé, đón bus số 108 (bus này chạy vòng quanh Yangmingshan, k có phiên âm tiếng latinh nên muốn đi chỗ nào mọi người viết tiếng hoa ra để so sánh nha). Yangmingshan nhiều chỗ mà mình thấy mọi người hay đi 3 chỗ: Zhuzihu (chỗ này người ta trồng nhiều hoa callas lily, xuống ở trạm Zhuza police substation). Đi bộ thẳng lên chừng 20ph khi nào thấy đông người là đúng đường rồi đó, đừng quẹo chỗ nào hết, mua vé 100 tệ để vào vườn và được hái 8 bông, vườn hơi lầy nên k vào cũng ok).

Lengshuikeng: chỗ này có ngâm chân nước nóng, tắm suối nước nóng nude, free, chỉ cần đem theo khăn (mình k đi do k có thời gian).

Qingtiang grassland trails: chỗ này đẹp, xuống ở trạm số 6 (trạm cuối của bus 108), mình cũng k đi luôn vì sau khi ghé zhuzihu là sương mù kéo xuống dày đặc, k thấy đường và trời chuyển mưa).

Mình về đi Xiangshan (núi con voi) để ngắm taipei 101…nghe nói cảnh đẹp gì đó. Đi line đỏ đến trạm cuối cùng (nhớ coi bảng chữ xem nó có kêu mình xuống chờ tàu kế k nha). Ra ngoài thấy công viên thì đi theo bảng chỉ dẫn lên xiangshan hiking gì đó, mọi người nên cân nhắc, trên mạng vẽ vời đẹp ghê lắm mà đường lên leo cầu thang 750m gì mà xa vời vợi, lè lưỡi thở như con chó mà k thấy đến, đường lên thì muỗi nhiều, con nào con nấy bự chà bá. Đi rất mệt đó nha.

Sau khi leo 2/3 núi thì mình xuống vì đường trơn và quá mệt, mình đi bộ qua Taipei 101 chơi, sau đó đi tiếp line đỏ ra chợ đêm Sĩ Lâm – Shilin night market (trạm jiantan), nói chung cũng k có gì đặc biệt, bạn mình thèm trái cây, mua trái cây ở chợ, thấy trên bảng ghi 50-100 tệ nên bạn mua 1 miếng dưa hoàng kim (nửa trái), tính tiền là 250 tệ.

Tối mình lại quay về Ximending chơi, khoảng 23h mình về Taipei main station định đi MRT ra sân bay mà chuyến cuối lúc 23h08 nên đi qua đường ra trạm bus. Vietjet air thì terminal 1 nha, nói họ terminal nào để xuống cho đúng, nếu ipass còn tiền thì dùng mua vé tiếp, hình như là 145 tệ á, xe chạy chừng 45phút hay sao á, mình k để ý.

Tối mình ngủ ở sân bay, vắng người nên lạnh, ta nói như đang trong ngăn đông của tủ lạnh.

Khoảng 4h30 thì mở quầy cho check in, mình bay lúc 6h55, mọi người nên ra sân bay sớm vì lúc làm thủ tục hải quan cũng mất thời gian lắm đó.

– Ở ĐL có cho thuê xe đạp, dùng thẻ ipass là thuê được, rất rẻ, thuê trạm này, trả trạm khác cũng được, mình cũng thử mà k biết sao k được, nhờ anh người địa phương chỉ mà ảnh cũng bó tay. Trên đường có lane riêng cho xe đạp.

– Dân ĐL hầu hết k nói tiếng Anh nhưng hỏi thì họ hiểu và chỉ được.

– Ở ĐL xài điện 110V, ở trạm MRT có chỗ sạc miễn phí nhưng ổ điện là 2 chấu dẹp, ai lỡ có 2 chấu tròn thì mua đồ chuyển đổi (ra ximen exit 1 kiếm Carrefour, ở đó có bán, giá 65 tệ).

– Ứng dụng Bustracker Taiwan có thể tra đường đi (như google map), ngoài ra tra được tuyến xe bus (1 tuyến có mấy trạm, tên trạm…), tuyến xe lửa, giờ tàu chạy, giờ tàu đến, tên các trạm; khi bật chỉ đường, có thể định vị trạm xe bus hiện tại, trạm tiếp theo, hẹn giờ, thông báo khi gần đến nơi…

– Tên đường có chỗ phiên âm tiếng la tinh, có chỗ k phiên âm; phiên âm có khi chính xác, có khi k nên nhập địa điểm bằng tiếng la tinh lên google map có khi hiểu, có khi k.

– Xe bus k có phiên âm tiếng La Tinh, chỉ 1 số trạm có nên mọi người xuống bus bằng cách quan sát tên trạm lúc xe ghé trạm (trên bảng tên trạm có tiếng La Tinh), đếm số trạm hoặc dùng ứng dụng bustracker để định vị hoặc báo thức.

Trên bus luôn có mấy ghế đầu cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người tàn tật, dân ĐL (hầu hết) dù thấy ghế này có trống cũng k ngồi, trên mrt cũng vậy.

– Kiểm tra tiền trên thẻ ipass, easy card bằng cách: ở các trạm mrt đều có máy cho mình topup; khi quẹt thẻ trên xe bus có hiển thị số tiền xe và số tiền còn lại. Topup: cho thẻ vô máy, cho tiền giấy vào khe hoặc tiền xu vào lỗ, bấm next, xong.

– ĐL khá an toàn, mình k gặp sự cố gì do đi phương tiện công cộng, k đi taxi hoặc mấy người chèo kéo.

– ĐL hạn chế dùng bọc nilong, có chỗ hỏi mình có lấy bọc k, mình nói có, họ bảo 2 tệ nên mình thôi (họ có ý thức bảo vệ môi trường, hihi).

– Máy bay Vietjet air: 2.880.000 VND (cộng cả hành lý và phí chuyển khoản… thì khoảng 3.100.000VND)

– I-Pass: 500 tệ (380.000 VND, trong đó có 100 tệ là mua thẻ, k trả lại, đi hết 400 tệ, riêng bus ra sân bay đã là 145 tệ).

– Khách sạn: 4.636 tệ/2 người (1.761.000 đ/người, trong đó có 1 đêm ở sân bay, nếu ngủ dorm rẻ hơn)

– Ăn: tùy mình ăn món gì, ước tính là 2.500 tệ (1.900.000 VND, ăn uống như này là no nê luôn á vì có bữa mình ăn ở Gia nghĩa, gồm 1 tô mỳ, 1 tô cơm, 1 tô canh mà có 90 tệ/2 người; ăn sáng ở Đài Bắc gồm 2 dĩa bột chiên, 2 ly sữa đậu đậu phộng hết 100 tệ/2 người, mỳ ở Cửu phần thì 35-45 tệ/tô….)

Tổng cộng: 10.500.000 đồng (chưa kể quà cáp, chi phí trên rất đầy đủ và mọi người hoàn toàn có thể tiết kiệm thêm từ tiền ăn, locker, khách sạn, visa…)

Related

kinh-nghiem-du-lich-dai-loan-facebook-ipoh-fun-map-web
kinh-nghiem-du-lich-dai-loan-facebook-bia3d-songkhonghoitiec-380px

Review sách “Sống Không Hối Tiếc” – Karl Pillemer

kinh-nghiem-du-lich-dai-loan-facebook-18446743-10154704008060735-8321878028598942781-n

[Review- Guide- Ảnh] Iran – hành trình Nghìn lẻ một dêm

JICKOR