Nếu ai có dịp người dòng về đất mũi, nhớ ghé thăm Bạc Liêu để thưởng thức những món ăn ngon và mang phong vị rất riêng của vùng đất miền tây Nam Bộ này. Chỉ với những món ăn dân dã như xá bấu, dưa chua bồn bồn, mắn chua đều là những món ăn ngon khó cưỡng lại được với du khách phương xa.
1. Dưa Chua Bồn Bồn
Bồn bồn còn có tên gọi khác là thủy hương (thủy: nước, hương: cây nhang) vì hoa bồn bồn trông từ xa giống hình cây nhang cắm dưới nước. Đây là loại cây hoang dã, mọc nơi đầm lầy và ruộng thấp, nhiều nhất là ở Cà Mau, Bạc Liêu.
Những năm gần đây, cây bồn bồn được người dân miền Tây trồng nhiều để lấy phần gốc, thân làm dưa hoặc bán tươi cho người tiêu dùng. Cách đây chừng chục năm, Bạc Liêu đã làm “nóng” thị trường ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long với loại cây hoang dã là bồn bồn khi được chế biến thành một vài món ăn lạ mà ngon miệng, biến một loài cây dại thành loại cây “xoá đói giảm nghèo” cho nơi này.
Chế biến món dưa chua bồn bồn khá đơn giản, người ta thường chọn phần củ non, trần qua nước sôi, sau đó ngâm với hồn hợp nước vô gạo và muối, ngâm khoảng 3 đến 5 ngày là có thể thưởng thức. Ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của bồn bồn có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác như xào mề gà, nấu canh, lẩu,…
2. Ba Khía
Ba khía là một loại thuộc họ nhà cua, nhưng vì trên lưng chúng có ba cái vạch như ai lấy dao khía nên dân gian gọi nó là con ba khía.
Ba khía có khắp Đồng bằng sông Cửu ở những vùng nước lợ, nước mặn nhưng dân sành ăn nói ba khía Cà Mau, Bạc Liêu ngon hơn cả. Ở Bạc Liêu còn có món mắm ba khía nổi tiếng.
Có một cách ăn ba khía rất đặc sắc mà bất cứ người dân Bạc Liêu nào cũng biết. Buổi sáng lấy một vài con ba khía con sống ngoe nguẩy, bó mai, bỏ đi cái yếm rồi trộn với vào lát chanh ,tỏi, đường, ớt vào. Chờ đến buổi chiều, khi ba khía đã thấm gia vị là có thể ăn cùng cơm trắng. Một món ăn đơn giản, cảm giác những con ba khía trộn ăn đậm đà, không hôi tanh dù thực ra miếng ba khía còn sống nguyên. Trong con ba khía đã thấm đẫm thứ mặn mòi của vùng nước lợ ven biển nên chả cần nêm mắm muối vẫn vừa miệng.
Ngày xưa, ba khía là một món ăn của người nghèo. Nhưng hiện tại, thứ đồ ăn dân dã này đang quay trở lại. Tới thành phố Bạc Liêu, bạn nên ghé qua khu Nhà Mát, nơi có vựa mắm ba khía lừng danh. Mắm ba khía trứng là thứ đặc sản khó có thể bỏ qua.
3. Bánh Củ Cải
Khi đến Bạc Liêu, bạn sẽ thấy rất nhiều xe bán bánh củ cải khắp nơi trên các con phố. Bánh củ cải có hình dáng khá giống “há cảo” của Trung Quốc, nhưng to hơn, vỏ màu trắng đục và có thể thấy rõ phần nhân màu hồng cam rất bắt mắt. Đây là món bánh được làm rất cầu kì, nhưng mang một hương vị khó lòng diễn tả, sự hoà quyện từ vị hăng hăng của củ cải, vị ngọt đậm đà của tôm thịt, và lớp vỏ mỏng, béo tạo nên một loại bánh mang hương vị đồng quê thanh mát.
Để làm vỏ bánh, bột phải được ngâm qua đêm, khâu pha bột rất quan trọng vì nếu quá tay bột sẽ cứng, vỏ bánh thường được làm từ bột mì với bột củ cải trắng, nhào bột kỹ rồi cán thành những miếng mỏng. phần nhân gồm tôm, thịt, củ cải, cà rốt xắt sợi, một số nơi còn dùng tôm khô, tôm khô phải ngâm qua đêm cho bớt vị mặn và mềm, rồi đem trộn với những nguyên liệu còn lại, thẩm ướp gia vị, rồi xào với lửa lớn cho trước khi cuộn với vỏ bánh. Về hình dáng bánh, tuỳ theo cách mỗi người làm, có thể cuộn lại như bánh cuốn, hoặc xếp theo hình há cảo, cuối cùng, đem bánh hấp cách thuỷ khoảng 30p là bánh vừa chín tới.
Gắp một miếng bánh củ cải chấm cùng với nước mắm tỏi ớt pha chua ngọt, vị ngọt của tôm, vị béo của vỏ bánh cộng với vị mằn mặn của nước mắm ngon tạo nên một hương vị rất riêng, rất Bạc Liêu, ăn mãi không chán.
4. Cá chốt
Bạc Liêu ngày xưa vốn là một vùng đất nghèo khó, là nơi sinh sống của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, nhưng đa số là người Triều Châu. Nên có câu hát: “Bạc Liêu là xứ cơ cầu/ Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu”.
Với hệ thống kênh rạch rộng lớn và chằng chịt, là nơi sinh sống lý tưởng của nhiều loại cá nước ngọt, nhiều nhất là cá chốt. Đây là loại cá da trơn, mình dẹp, to cỡ đầu ngón tay cái, dài cỡ 4 – 5 phân, dưới mép có 4 sợi râu, dọc 2 bên hông màu trắng bạc (chốt giấy) hoặc có sọc màu sậm (chốt sọc), bên mang có 2 ngạnh sắc bén, khi bị đâm vào tay là nhức nhối vô cùng, những người đi chài cá sợ nhất là bị ngạnh cá chốt đâm vào tay.
Từ khoảng hơn nửa thế kỉ trước, người dân Đồng bằng sông Cửu Long liệt cá chốt vào hạng bỏ đi. Nhưng vài chục năm trở lại đây, loài cá này lại trở thành một trong những đặc sản nổi bật nhất ở Bạc Liêu. Cá chốt có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như cá chốt kho sả, lẩu cá chốt, mắm cá chốt,… nhưng Khô cá chốt giấy chiên giòn là một món ăn mang đậm hương vị Bạc Liêu hơn cả.
5. Bún bò cay
Bún bò cay chỉ gồm thịt bò và sa tế chứ không cho mắm ruốc đặc trưng nhưở Huế. Bún bò cay là một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ Bạc Liêu. Nói thì dễ nhưng món bún bò cay được chế biến khá cầu kỳ, nhiều bà nội trợ cho biết phải nấu qua một vài lần cho quen tỷ lệ nêm nếm gia vị thì tô bún bò cay mới ngon được.
Mónăn này nếu được nấu chỉnh chu cần có nguyên liệu nấu nước lèo khá cầu kì, các đầu bếp thường dùng bắp bò, gân, nạm bò dày, bún non, hạt điều, cà ri, nước cốt dừa, cam, bột quê, nghệ, sả,… Thịt bì cắt dày, ướp với tỏi ớt, nấu với nước dừa bằng lửa riu riu cho chín mềm. Như tên gọi của mình, bún bò cay được nấu với rất nhiều ớt sừng trâu, chín làm cho nước bún có màu đỏ tự nhiên, mùi thơm kích thích vị giác và rất bắt mắt. Bên cạnh tô bún thường có một dĩa già chéo quảy và một dĩa ngò gai, húng quế. Khi ăn chấm với muối hột đâm ớt, vắt thêm lát chanh tươi, bỏ rau ăn kèm, trộn đều lên và thưởng thức. Bạn sẽ có cùng lúc những hương vị thơm, ngon, ngọt, bùi, giòn, dai, béo, chua, cay… Vị cay và nóng của tô bún sẽ làm người ăn xuất mồ hôi, sảng khoái.
Bún bò cay Bạc Liêu thường chỉ bán vào buổi sáng ở bên hông chợ Bạc Liêu (phường 2). Trên đường đi Nhà Mát, qua khỏi cầu Cao Văn Lầu một đoạn chừng 200 mét phía tay trái cũng có một quán bán món nầy, thường thấy rất đông thực khách.
6. Bánh tằm Bạc Liêu
Bánh tằm tuy là một món ăn quen thuộc của người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi tỉnh đều có một vị bánh tằm riêng biệt. Bánh tằm ở Bạc Liêu thường được ăn kèm với bì và một viên xíu mại.
Nhắc tới bánh tằm Bạc Liêu, người ta sẽ nhớ ngay đến món bánh tằm Ngan Dừa – một món trứ danh ở thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, và nổi danh vì đây là loại bánh được làm hoàn toàn thủ công.
Nếu ở những nơi khác, bành tằm có hình dáng to gấp 2 – 3 sợi bún, dài và thẳng đều, thì bánh tằm Ngan Dừa có độ dài bằng con tằm, mỗi sợi mang một hình dạng và kích thước khác nhau do được “se” hoàn toàn bằng tay, mà người dân nơi đây còn gọi là “bánh tằm se tay”. Bột bánh nhất định phải làm bằng gạo Bụi Đỏ – một loại gạo ngon của địa phương.
Một điểm đặc trưng khác là bánh tằm Ngan dừa được ăn kèm với một vài viên xíu mại. Xíu mại được làm từ thịt ba rọi, củ sắn và gan heo cắt nhỏ, tất cả trộn đều thẩm ướp thêm gia vị, ro vo thành từng viên nhỏ, đem hấp lên. Bánh tằm sẽ mất ngon nếu không ăn cùng xíu mại, chan thêm nước cốt dừa, vài sợi rau thơm, xà lách, dưa leo và cuối cùng là một chút nước mắm ớt tỏi thật thơm ngon.
Ngày nay, do ảnh hưởng của người Kinh nên bánh tằm ở Bạc Liêu có một biến thể khác là Bánh tằm bì, món ăn này cũng khá giống với bánh tằm Ngan Dừa, nhưng thay thế xíu mại bằng bì và thịt ba rọi. đây cũng là một món ăn mang màu sắc tinh tế và phong vị đặc trưng của xứ Tiều. Bánh tằm là một món ăn chơi rất được lòng du khách. Bạn có thể dễ dàng tìm ăn món ăn này ở Bạc Liêu với giá từ 35.000 đến 40.000 đồng một đĩa.
7. Bún nước lèo
Cũng giống như bánh củ cải, món bún nước lèo được bán rất phổ biến từ các quán ven đường đến các nhà hàng địa phương của vùng đất cực nam tổ quốc và trở thành một trong những món ăn đặc trưng của nơi này.
Món ăn này hay bị nhầm với món bún mắm, nhưng đây lag hai món ăn hoàn toàn khác nhau, chỉ giống là đều dùng con mắm để nấu nước lèo. Để nấu được một nồi nước lèo thơm ngon cần phải chon những con mắm cá sặc ngon, to trộn với nhiều thính nấu lên cho rã hết xương để lọc lấy nước. Ngoài ra, nguyên liệu còn có cá lóc đồng tươi ngon, luộc lên rồi lóc bỏ hết xương, tôm đất tươi luộc chín và cũng bỏ vỏ. Hỗn hợp nước luộc tôm, cá cho vào nấu chung với nồi mắm nấu sẵn, thêm gia vị cho vừa ăn. Nước lèo thơm ngon nhờ bị ngọt của tôm, cá tươi và dậy mùi thơm của mắm. Bún ngon nhất là khi ăn kèm với bắp chuối non mới hái cắt sợi, húng quế, giá, hẹ, ớt bằm và một lát chanh.
Bún nước lèo mang một hương vị rất nồng nàn, mạnh mẽ nhưng cũng phóng khoáng và chân chất như người dân Bạc Liêu. Dân phượt truyền tai nhau rằng đến Bạc Liêu phải ăn món bún nước lèo ở quán bún “bà Quý” đường Võ Thị Sáu, bàn ghế đơn sơ, quán nhỏ nhưng khách không lúc nào ngớt, đến đây ăn để nếm thử món bùn nước lèo mang hương vị rất thuần miền Tây, và rất riêng của Bạc Liêu.
8. Đuông chà là
Đuông chà là là ấu trùng của một loại côn trùng có cánh gọi là kiến dương. Mùa đuông chà là múp míp béo là vào cữ tháng mười đến tháng hai âm lịch. Đuông mẹ có cánh, mỏ nhọn, hai cánh cứng như thép, có thể khoét thủng cả gỗ để vào đẻ trứng. Trứng đẻ thành ấu trùng, béo múp míp, trở thành thứ đặc sản “đệ nhất Nam Bộ”.
Thật ra không hẳn trong thân chà là mới có đuông. Đuông thường sống trong dừa, mía, trong đất và người dân cũng có thể nuôi đuông, nhưng con đuông sống trong thân chà là thường to nhất, béo nhất nên được chọn làm đặc sản.
Có nhiều cách chế biên đuông thành những món ăn ngon như nướng với lửa, cuộn ăn với lá cải trời chấm mắm me,… nhưng với những người sành ăn, món “Đuông lội sông” với thật sự là cực phẩm. Những con đuông béo ú dài khoảng 2-3cm, nằm động đậy trong chén nước mắm ớt thật ngon. Khi ăn, thực khách gắp lấy một con cho vào miệng nhai, đuông vỡ ra, chất protein béo ngọt lan toả hương vị ngọt ngọt, bùi bùi khắp cơ thể, thực khách có thể nhâm nhi thêm một ít rượu đế.
Đuông không chỉ là một món ăn dân dã và theo nhà văn Nguyễn Nhã Ý – tác giả bộ từ điển Viêt Nam thì đây là một món ăn đậm chất dân tộc và quý báu.
9. Mắm chua Vĩnh Hưng
Vùng đất Vĩnh Hưng anh hùng nổi tiếng với truyền thống cách mạng, và cũng là nơi có món mắn chua không xương nổi tiếng gần xa.
Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, phù sa bồi dắp, tôm cá quanh năm. Vì vậy, người dân nơi đây đã sáng tạo ra món mắm chua độc đáo. Mắm chua có thể được làm từ các sặc, cá lóc nhỏ chừng hai ba ngón tay, cùng với thính và gia vị như đường, gừng, tiêu, ớt, rượu,… Món ăn này có mùi rất thơm, khi ăn còn thấy nguyên vẹn xương cá, nhưng xương đã rất mềm nên khi ăn không bị hóc.
Mắm chua thường được dùng kèm với nhiều loại rau sống như lá me, trái bần, chuối chát,… Khi thưởng thức, gắp một con mắm, ăn kèm rau, cơm trắng để cảm nhận được trọn vẹn mùi vị hấp dẫn hoà trộn giữa vị chua đặc trưng của mắm, vị mặn của muối và vị chua thanh của cá loại quả.
Tuy nhiên, mắm chua lại không để lâu được như những loại mắm khác, thông thường chỉủ và dùng trong 10 —15 ngày. Hiện nay, mắm chua chỉ thường được ủ và sử dụng trong các hộ gia đình nên chưa phải là một món ăn phổ biến.
Nếu bạn có dịp ché thăm tháp cổ Vĩnh Trung, có thể đến mau mắm chua trên đường Võ Thị Sáu, gần đoạn công ty máy tính Lý Hưng với giá khoảng 70,000 đồng/lít.
10. Cốn Xại, Xá Bấu
Cốn xại (cải muối), xá bấu (củ cải muối) là những mónăn đặc sản mang đậm truyền thống của người Hoa sống ở Bạc Liêu.
Cốn xại muốn làm thật ngon phải chọn cải thật tươi non, cải được cắt nhỏ hoặc vài nơi để nguyên, đem phơi cho héo là khâu quan trọng nhất. Sau đó cải được phơi xong sẽ đem trộn đều với đường, muối hột, rượu và phải có củ riềng mới mang vị thơm đặc trưng. Cốn xại tính từ khi muối đến đi ăn được mất khoảng 2 đến 3 tuần.
Với xá bấu thì chế biến dễ hơn, chọn củ cải tươi, tròn, rửa sạch, cắt thành cọng nhỏ phơi cho hơi héo, sau đó ướp với đường, ngũ vị hương. Khi đường tan hết, ngấm vào cọng xá bấu là ăn được. Món này ăn với cháo trắng thì thật tuyệt vời. Có người nói: “Đã là người Hoa thì phải biết ăn cháo trắng với xá bấu”.
Vào những ngày Tết, người ta vẫn thường lấy cốn xại, xá bấu trộn với củ kiệu để ăn với bánh tét, bánh tét chiên hay thịt luộc chấm mắm tôm. Đây là một món ăn khoái khẩu của nhiều người.
Chỉ với một mónbăn đơn giản nhưng lại là nétbđặc trưng và sự giao thoa của những nền văn hoá khác nhau, sự kết hợp các mónbăn đơn giản nhưng gắn kết giữa những dân tộc anh em đang sống cùng một mảnh đất. Tất cả tạo nên hương vị của những mónăn vô cùng độc đáo của xứ sở Bạc Liêu.
Trở lên Trên ▲
DULICHBUI.VN