Cùng Phượt – Trên bản đồ du lịch Tây Bắc có lẽ Lai Châu chưa phải là một điểm đến được nhiều người quan tâm bởi cơ sở hạ tầng còn yếu, các địa điểm du lịch chưa được đầu tư nhiều. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với việc xây dựng mới tỉnh lỵ, Lai Châu đã bước đầu thúc đẩy và phát triển các hình thức du lịch cộng đồng tại địa phương. Cùng tìm hiểu và khám phá xem Lai Châu đã thay đổi như nào nhé.
Giới thiệu chung về Lai Châu
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 450 km về phía Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 21o51’ đến 22o49’ vĩ độ Bắc và 102o19’ đến 103o59’ kinh độ Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Ta Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa (Thanh Hóa). Có nhiều cao nguyên, sông suối, sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng. Tỉnh Lai Châu có 9.068 km2 diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị xã Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên.
Tỉnh Lai Châu được thành lập theo Nghị định ngày 28 tháng 6 năm 1909 của Toàn quyền Đông Dương. Lúc đó tỉnh Lai Châu gồm các châu Lai, châu Quỳnh Nhai, châu Điện Biên tách ra từ tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên). Ngày 16 tháng 1 năm 1915 tỉnh Lai Châu bị thay thế bằng Đạo Quan binh 4 Lai Châu dưới sự cai trị quân sự. Sau này tỉnh lỵ chuyển về thị xã Điện Biên Phủ, (nay là thành phố Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Điện Biên). Từ 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Lai Châu tách thành hai tỉnh là tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Tỉnh lỵ mới chuyển về thị xã Tam Đường (trước đó gọi là thị trấn Phong Thổ) và gọi là thị xã Lai Châu (mới). Thị xã Lai Châu cũ đổi tên là thị xã Mường Lay (thuộc tỉnh Điện Biên).
Đi du lịch Lai Châu vào thời gian nào ?
Mang đặc trưng của khí hậu và văn hóa Tây Bắc nên thời gian thích hợp để du lịch Lai Châu cũng tương tự như khoảng thời gian thích hợp để đi Tây Bắc.
- Đi vào khoảng tháng 9-10 để kết hợp đi ngắm lúa Mù Cang Chải cùng với cánh đồng Mường Than ở huyện Than Uyên.
- Đèo Ô Quý Hồ nối Lai Châu và huyện Sapa, nếu muốn kết hợp du lịch Lai Châu và Sapa bạn hãy theo dõi trong bài Kinh nghiệm du lịch Sapa nhé.
- Các bạn nên tránh đi vào mùa mưa của Tây Bắc nhất là những dịp có bão hay áp thấp nhiệt đới gây mưa bởi lúc này các tuyến đường Tây Bắc thường xuyên rơi vào tình trạng bị sạt lở đất, nước lũ trên các sông suối cũng dâng cao rất nguy hiểm.
Phương tiện đi và đến Lai Châu
Lai Châu cách Hà Nội khoảng gần 500km, hiện tại có khoảng gần 10 hãng xe đang khai thác trên tuyến Hà Nội – Lai Châu, xe thường xuất phát tại bến xe Mỹ Đình, cũng có một số hãng có xe xuất phát từ bến xe Giáp Bát
Xe đi các huyện của Lai Châu
Lai Châu – Than Uyên
Giờ xuất bến : 6h30; 10h00; 12h30;13h15; 14h30
Lai Châu – Mường Tè
Giờ xuất bến : 5h30; 6h15; 7h00
Lai Châu – Sìn Hồ
Giờ xuất bến : 6h00; 13h30
Lai Châu – Pa Há
Giờ xuất bến : 6h30; 13h00
Lai Châu – Dào San
Giờ xuất bến : 5h15
Lai Châu – Mường So
Giờ xuất bến : 12h
Ở Lai Châu hiện tại không có các điểm thuê xe máy bởi vậy nếu bạn không mang theo xe máy từ Hà Nội mà vẫn muốn có xe máy để phượt Lai Châu thì một gợi ý cho bạn là thuê xe máy ở Sapa, để làm được như vậy thay vì đi xe khách lên thẳng Lai Châu các bạn hãy đi xe giường nằm hoặc tàu hỏa tới Lào Cai (Sapa), thuê xe máy từ đây rồi đi sang Lai Châu.
Xem thêm bài viết : Thuê xe máy tại Sapa | Xe giường nằm đi Lai Châu
Khách sạn nhà nghỉ tại Lai Châu
Mặc dù nằm khá sát với một số điểm du lịch nổi tiếng như Mù Cang Chải, Sapa nhưng hiện tại Lai Châu chỉ đươc khá ít khách du lịch lựa chọn ở lại lưu trú qua đêm mặc dù trên hành trình du lịch có đi qua các điểm ở Lai Châu, điều này xảy ra có lẽ bởi khả năng đáp ứng về việc ăn nghỉ tại các địa điểm trên chưa tốt cộng với chất lượng các cơ sở lưu trú ở Lai Châu chưa cao. Tính đến đầu năm 2014, toàn tỉnh hiện đã có hơn 100 cơ sở lưu trú ở tất cả các huyện, thị xã, chính vì thế các bạn khi lựa chọn du lịch Lai Châu hoàn toàn có thể yên tâm việc ăn nghỉ tại đây
Xem thêm bài viết : Tổng hợp khách sạn nhà nghỉ trên địa bàn Lai Châu
Các địa điểm du lịch ở Lai Châu
Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, tiếp giáp với các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái với hơn 20 dân tộc sinh sống, Lai Châu mang trong mình những vẻ đẹp tiềm ẩn để phát triển du lịch. Với nhiều người, Lai Châu dường như chỉ là một tỉnh miền núi phía Bắc nghèo khó, nhưng với những người đam mê du lịch hẳn là không thể bỏ qua những địa điểm tuyệt vời mà Cùng Phượt sẽ nhắc tới sau đây.
- Đèo Ô Quý Hồ, một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc nối Lai Châu với Lào Cai
- Quần thể hang động Pu Sam Cáp
- Sìn Hồ, Sapa thứ 2 của trời Tây Bắc
- Mốc 17, nơi con sông Đà chảy vào đất Việt
- Đá thiêng của người Hà Nhì
- Nhà máy thủy điện Lai Châu
- Di tích Bia Lê Lợi
- Các bản du lịch cộng đồng Nà Luồng, Hon, Vàng Pheo
- Pú Đao, điểm đến cho các bạn ưa thích offroad
- Thác Tác Tình
- Suối nước nóng Vàng Po
- Cửa khẩu Ma Lù Thàng
- Động Tiên Sơn
- Di tích dinh thự vua thái Đèo Văn Long
- Cánh đồng Mường Than, vựa lúa lớn thứ 3 của Tây Bắc
- Pu Ta Leng, nóc nhà thứ 2 tại Đông Dương
Xem thêm bài viết : Các địa điểm du lịch ở Lai Châu
Các món ăn ngon và đặc sản Lai Châu
Lai Châu thiết đãi lữ khách những món đậm chất núi, quyện hương rừng, vướng vất không khí của miền cao. Những đặc sản này làm cho người đến rồi đi nhưng mãi lưu giữ cảm giác về một nền ẩm thực độc đáo.
Trong số những món ăn Cùng Phượt sắp kể dưới đây, các bạn có thể nhận thấy sự quen thuộc, tương đồng trong văn hóa ẩm thực của các tỉnh Tây Bắc khi mà những món ăn nổi tiếng ở Lai Châu cũng dễ dàng tìm thấy ở các vùng khác. Tuy nhiên, bạn hãy cứ đến và thưởng thức đi nhé bởi cùng một món ăn nhưng dựa trên cách chế biến khéo léo và bàn tay tài hoa của người dân từng vùng mà món ăn sẽ mang những hương vị riêng, khác nhau hoàn toàn. Một số món ăn ngon của Lai Châu có thể kể đến như :
- Lợn cắp nách
- Cá bống vùi gio
- Xôi tím
- Thịt lợn hun khói
- Măng nộm hoa ban
- Nộm rau dớn
- Các món ăn làm từ rêu đá
- Canh tiết nấu lá đắng
- Rượu ngô sùng phài
- Món cá nướng gập của người Thái
Xem thêm bài viết : Ẩm thực và các món ăn ngon của Lai Châu
Các lễ hội ở Lai Châu
Các lễ hội truyền thống đặc sản chủ yếu của Lai Châu như: Lễ hội Nàng Han, lễ hội Kin Pang Then, lễ Hạn Khuống (Hạn Khuống Giao Duyên), hội Hoa Ban của người Thái, lễ hội Cơm mới của người La Hủ, lễ hội Gầu Tào của người H’Mông, lế hôi Xên Mường, Căm Mường của người Lào, lễ hội Lập Tịch của người Dao, lễ hội Bun Vốc Nặm của người Lự, lễ hội Bắt Cá của người Kháng; lễ Cúng Bản của người Cống, lễ Cơm mới của người La Hủ, các hội Tủ Cải, đánh cù, bắn nỏ, ném còn… Hát quan làng trong đám cưới của người Tày, Thổi Pí hát giao duyên của người Thái, múa kiếm của người Dao, múa xòe, múa sạp của người Thái, người Lự, hát đối và múa khèn của người H’Mông. Ngoài ra còn có nghệ thuật tranh cúng (Pú Giáy) độc đáo của người Giáy…
Xem thêm bài viết : Các lễ hội độc đáo tại Lai Châu
Một số lịch trình đi phượt Lai Châu
Với những thông tin ở trên, chắc các bạn cũng đã có những thông tin cơ bản về du lịch Lai Châu và lựa chọn cho riêng mình những kế hoạch để đến với vùng đất này. Cùng Phượt xin gợi ý cho các bạn một số lịch trình cơ bản để kết hợp du lịch Lai Châu với những vùng khác
Sapa – Lai Châu – Sìn Hồ – Phong Thổ (3 ngày 4 đêm)
Ngày 0 : Hà Nội – Sapa
– Đi tàu hoặc xe khách giường nằm từ Hà Nội lên Sapa
– Mang xe máy từ Hà Nội hoặc lên đến Sapa thì thuê xe
Ngày 1 : Sapa – Thị xã Lai Châu – Phong Thổ (120km)
– Chạy xe máy từ Sapa đi theo quốc lộ 4D đi Lai Châu, trên đường đi có thể tham quan một số địa điểm như Thác Bạc, Đèo Ô Quý Hồ
– Tới Thị xã Lai Châu có thể đi thăm một số bản du lịch cộng đồng, thăm quần thể hang Pu Sam Cáp
– Qua Thị trấn Tam Đường vào tham quan thác Tác Tình
– Đi dọc quốc lộ 4D đến Thị trấn Phong Thổ thì chuyển sang Quốc lộ 12 lên cửa khẩu Ma Lù Thàng
– Xin phép Biên phòng để tham quan cụm mốc từ 64 – 66 ở khu vực xã Ma Ly Pho
– Tối quay về ngủ tại Thị trấn Phong Thổ
Ngày 2 : Phong Thổ – Sìn Hồ
– Từ Thị trấn Phong Thổ đi theo quốc lộ 12 về Sìn Hồ
– Qua khu vực xã Nậm Ban và Pa Tần của Sìn Hồ có thể liên hệ với đồn biên phòng gần nhất để hỏi đường tham quan các cột mốc từ 51-54 (nếu có thời gian)
– Tắm thuốc người Dao và nghỉ ngơi 1 đêm tại Sìn Hồ
Ngày 3 : Sìn Hồ – Lai Châu – Sapa – Hà Nội
– Từ Sìn Hồ đi ngược về Thị xã Lai Châu
– Tiếp tục qua đèo Ô Quy Hồ về Sapa, dạo chơi quanh Sapa
– Trả xe máy rồi lên ô tô hoặc tàu hỏa về Hà Nội
Tìm trên Google : phượt lai châu, du lịch lai châu, kinh nghiệm du lịch lai châu, thắng cảnh ở lai châu, ăn gì ở lai châu, lễ hội tại lai châu, khách sạn lai châu, thông tin du lịch lai châu, điểm đến lai châu, phuot lai chau, du lich lai chau, kinh nghiem du lich lai chau, thang canh o lai chau, an gi o lai chau, le hoi tai lai chau, khach san lai chau, thong tin du lich lai chau, diem den lai chau, thông tin du lịch lai châu, cẩm nang du lịch lai châu, thong tin du lich lai chau, cam nang du lich lai chau, mẹo du lịch lai châu, meo du lich lai chau
Quy định chung
- Vui lòng chỉ để lại bình luận trên website bằng tài khoản Facebook cá nhân.
- Đọc kỹ thông tin trong bài trước khi đặt câu hỏi, Cùng Phượt chỉ trả lời những nội dung chưa có trong bài.
- Không quảng cáo, rao vặt trong bình luận khi chưa được sự cho phép từ Cùng Phượt.
- Nghiêm cấm spam dưới mọi hình thức, tất cả các nick cố tình spam sẽ bị cấm bình luận, nội dung spam sẽ bị ẩn khỏi website.
KINH NGHIỆM ĐI PHƯỢT | KINH NGHIỆM DU LỊCH BỤI