Kinh nghiệm du lịch Sóc Trăng với Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, Chùa Kleng

1524

Kinh nghiệm du lịch Sóc Trăng

Đến Sóc Trăng bạn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các ngôi chùa nổi tiếng độc đáo như chùa chén kiểu, chùa dơi, và các lễ hội như đua ghe ngo , Lễ hội Ok om bok. Thưởng thức các món ăn đặc sản như Bún nước lèo, Bánh Pía… của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng với người Chăm bản địa, với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt . Xin giới thiệu một số kinh nghiệm du lịch Sóc Trăng để bạn tham khảo cho chuyến đi của mình.

du-lich-bui-soc-trang-tr6-2

Các bạn từ miền Bắc, Trung Tùy theo kinh phí và thời gian cho chuyến đi có thể đi máy bay , tàu hỏa, xe khách đến TP Hồ Chí Minh rồi đi tiếp đến Sóc Trăng

Sóc Trăng cách thành phố Hồ Chí Minh 231km đường bộ, nếu chọn phương tiện là xe khách thì bạn mua vé xe tại bến xe Miền Tây địa chỉ 395 Kinh Dương Vương, An Lạc, Quận Bình Tân, TP HCM, điểm đến là bến xe Sóc Trăng …. giá vé dao động từ 160.000 – 200.000 đồng tùy chất lượng xe, thời gian đi mất khoảng 4-5 tiếng, tùy hãng xe. Bạn còn có thể chọn một số hãng xe dưới đây để biết thêm thông tin giá vé và giờ xuất phát.

Du lịch Sóc Trăng bằng phương tiện cá nhân

Nếu sử dụng phương tiện cá nhân là xe ô tô riêng hay xe máy đi Sóc Trăng bạn có thể đi từ Sài Gòn – cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái, chạy thêm 67km nữa là tới Sóc Trăng.

Đi lại

Taxi: Các hãng taxi ở TP Sóc Trăng: Taxi Mai Linh, Taxi Sóc Trăng

Xe máy, xe ôm: Đây là phương tiện tiện lợi và cơ động nhất để đi lại. Bạn có thể liên hệ (hoặc thỏa thuận) với các khách sạn để thuê. Giá thuê dao động 120.000 – 200.000 đ/ngày. Giá xe ôm đi lại tại Sóc Trăng cũng tương đối rẻ tuy nhiên bạn vẫn nên thỏa thuận giá cả trước khi đi.

Tàu, thuyền: để tham quan chợ nổi, các cồn bạn phải đi bằng tàu, thuyền.Tùy theo nhu cầu và túi tiền, các bạn chọn tàu thuyền phù hợp.

Xe bus: các tuyến xe buýt tại Sóc Trăng khá phong phú có các tuyến:

+ Tuyến 1: TP. Sóc Trăng – Thạnh Trị – Ngã Năm
+ Tuyến 2: TP. Sóc Trăng – Châu Thành – Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang)
+ Tuyến 3: TP. Sóc Trăng – Long Phú
+ Tuyến 4: TP. Sóc Trăng – Mỹ Xuyên – Kinh Ba (Trần Đề)
+ Tuyến 5: TP. Sóc Trăng – Kế Sách
+ Tuyến 6: TP. Sóc Trăng – Mỹ Tú
+ Tuyến 7: TP. Sóc Trăng – Vĩnh Châu
+ Tuyến 8: Tp. Sóc Trăng – Đại Ngãi-An Lạc Thôn

Nhà nghỉ ,khách sạn Sóc Trăng

Khu vực trung tâm Sóc Trăng gồm các tuyến đường 3/2, Đồng Khởi, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Trỗi, Hai Bà Trưng… bạn có thể dựa vào địa điểm lưu trú để lên lịch trình cho mình. Vào ngày cuối tuần hay lễ tết nên đặt phòng trước khi đến.

Ăn uống

Sóc Trăng là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có sự sinh sống và giao thoa văn hóa của 03 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer, chính điều đó đã mang đến cho Sóc Trăng những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực. Những món ăn nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn vươn ra nước ngoài, thông qua những tên gọi như:

Bánh pía: Xuất hiện từ thế kỉ 17, bánh pía ở Sóc Trăng đã theo chân những người Hán di cư đến phương Nam. Theo thời gian, bánh pía dần được chế biến cho phù hợp với khẩu vị của người Việt bởi tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, hấp dẫn trên vùng đất Nam Bộ và trở thành một đặc sản trứ danh cho tỉnh Sóc Trăng như hiện nay.Bánh Cóng: Đây là một món ăn của người Khmer ở Sóc Trăng. Bánh cóng hay còn có tên gọi khác là bánh cống, bánh sầy hoặc sài cá nại theo tiếng Khmer. Bánh cóng ngày nay trở nên khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành khác.
Khô trâu Thạnh Trị: Khô trâu từ lâu đã có một sức hấp dẫn lạ kỳ nhờ thịt ngon, ngọt và bổ dưỡng không thua gì thịt bò. Bún nước lèo: Quán Cây Nhãn nằm trên đường Võ Đình Sâm

Bún gỏi dà: đường Phạm Ngũ Lão và đường Nguyễn Văn Hữu

du-lich-bui-soc-trang-me-lao

Bánh mè láo: Mè láo là một món đặc sản của người Hoa tại miền đất Sóc Trăng. Bánh cực xốp, giòn tan và thơm, lớp mạch nha bao phủ bên ngoài ngon ngọt cùng hương thơm của mè sẽ làm bạn thích thú hơn khi ăn.


Bánh Gừng:
Bánh gừng được làm bằng bột nếp, trứng gà, bột nang mực và nước chanh tươi, trộn đều thành một hỗ hợp rồi nặn thành những chiếc bánh có hình thù giống như củ gừng.

du-lich-bui-soc-trang-banh-in

Bánh in: Bánh in có hình tròn màu trắng, bánh được dùng nhiều nhất vào dịp rằm tháng 8 và Lễ hội Ooc – Om – Boc hàng năm tại Sóc Trăng, để cúng tạ ơn Mặt Trăng đã ban cho con người sức mạnh, mùa màng tươi tốt…

Bánh ống: Bánh ống làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa. Bánh được hấp cách thủy trong ống tre hoặc ống nhôm nên gọi là bánh ống, chỉ khoảng 2 phút là xong mẻ bánh. Bánh có màu xanh mát của lá dứa, nhìn rất ngon mắt, lại được rắc lên trên dừa nạo và muối vừng càng hấp dẫn. Đối với người Sóc Trăng, dù đi đâu về đâu cũng luôn nhớ món ăn ngon lành, đơn giản này như một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.Bò nướng ngói: Mỹ Phượng, 63 Phan Bội Châu Ấp Hòa Mỹ, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng…

Đến thăm Sóc Trăng, du khách vào Chợ Sóc Trăng trung tâm thành phố, ở đây có bán đủ mặt hàng của 03 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản tươi sống, rau, quả, trái cây,… cho đến các món ăn là đặc sản của địa phương như: bánh Pía, lạp xưởng, mè láo, tôm khô, cá khô, xả pấu,…Đây là những phần quà không thể thiếu của du khách sau chuyến du lịch tại Sóc Trăng.

Điểm tham quan

Về Sóc Trăng tham gia các lễ hội độc đáo như Ooc-om-Bok, đua ghe ngo vào dịp tối 14 và ngày 15 tháng 10 (âm lịch)., thăm các chùa chiền có lối kiến trúc đặc biệt, đi chợ nổi, thăm vườn cò…

Chợ nổi Ngã Năm tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút du khách. Đặc biệt, chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của 5 con sông đi 5 ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống.

Các điểm du lịch sinh thái Sóc Trăng gồm các điểm như vườn cò Tân Long thuộc xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, với hàng ngàn con cò làm tổ, sinh sống là nơi thích hợp để bạn cắm trại và thư giãn trong không gian trong lành, dễ chịu. Đến vườn cò, bạn sẽ cảm nhận vẻ đẹp thanh bình và thơ mộng của hàng ngàn cánh cò sải dài mỗi sáng khi rời tổ, tiếng râm ran khi hoàng hôn về. Ngoài ra, bạn còn được thưởng thức những món ăn đậm chất dân dã.

Cồn Mỹ Phước thuộc xã Nhơn Mỹ cách thị trấn Kế Sách chừng 10km, đi canô mất nửa giờ, nơi bạn thử làm nông dân với trò be mương tát cá hay thoải mái thả bước trong vườn, vịn cành, hái và thưởng thức trái cây tươi ngọt và khu du lịch Bình An, “bản sao” với quy mô nhỏ của công viên văn hoá Đầm Sen Sài Gòn.

Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu) nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km, hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu.Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường trang trí cho ngôi chùa, bởi vậy chùa còn được gọi là chùa Chén Kiểu.

Chùa Đất Sét có 8 cây đèn cầy khổng lồ

du-lich-bui-soc-trang-chua-dat-set-4

Bửu Sơn Tự nổi tiếng ở miền Tây không chỉ có hơn 1.000 tượng Phật với các linh vật bằng đất mà còn có những chiếc nến khổng lồ cháy được 100 năm. Địa chỉ tại 163A, đường Lương Đình Của, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp… được tạo ra từ đất sét, thoạt nhìn không ai có thể tin là thật.

Chùa Kh’leang: là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có tuổi thọ gần 500 năm, được xây dựng vào khoảng năm 1533, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng. Tọa lạc tại số 71 đường Mậu Thân, khóm 5, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có tuổi thọ gần 500 năm, được xây dựng vào khoảng năm 1533, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.

du-lich-bui-soc-trang-chua-doi-soc-trang

Nổi bật nhất trong 4 chùa có thể kể đến chùa Dơi với kiến trúc tuyệt đẹp, cảnh quan trong lành cùng hàng ngàn con dơi treo mình vào ban ngày. Chùa Dơi còn gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup, tọa lạc ở đường Mai Thanh Thế, khóm 9, phường 3, TP. Sóc Trăng, cách trung tâm TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng khoảng 2km. Ngôi chùa danh tiếng này được xác định xây dựng từ thế kỷ 16, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Nam tông Khơmer Nam Bộ, là ngôi chùa cổ nhất trên địa bàn tỉnh. Ở ngôi chùa này có nhiều điều lạ lùng, thú vị mà đến nay vẫn là sự tò mò của nhiều du khách đến đây. Ngôi chùa có hàng triệu con dơi lạ cư trú và có một nghĩa trang đặc biệt dành cho lợn 5 móng.

Ngoài ra đến Sóc Trăng bạn củng đừng quên tham quan các di tích lịch sử gồm căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng, một di tích cách mạng được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp và bảo tàng Khmer Sóc Trăng, một công trình có kiến trúc theo phong cách chùa của người Khmer. Trong bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer.

Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng nằm trong khu rừng tràm thuộc xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Ở cách huyện lỵ Mỹ Tú 13km (theo đường thủy), cách thành phố Cần Thơ 81km. Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng là một di tích cách mạng được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

Bảo tàng Khmer Sóc Trăng Bảo tàng nằm đối diện với chùa Khleang tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Bảo tàng là công trình có kiến trúc theo phong cách chùa của người Khmer.

Lễ hội đua ghe ngo, cũng là dịp lễ hội Ooc-Om-Bok (Lễ Cúng Trăng), một lễ hội truyền thống của người Khmer, diễn ra vào ngày 13,14,15 tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội sôi nổi và náo nhiệt nhất, được nhiều người mong đợi nhất ở ĐBSCL. Hội đua ghe ngo thường diễn ra trên con sông lớn tại TP.Sóc Trăng và từ 2013 đã trở thành “Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer ĐBSCL”.

Đến với Lễ hội Ooc om bok một khung cảnh lung linh với những chiếc đèn lồng được thả ngập trời, một không khí vô cùng lãng mạn và ấm cúng trong lễ hội. Không chỉ được hòa mình vào lễ hội đặc sắc này mà đây cũng là dịp để du khách ghi lại những tấm hình lưu niệm vô cùng ấn tượng tại lễ hội này.

du-lich-bui-soc-trang-dua-ghe

ẩm thực sóc trăngcác điểm tham quan sóc trăngdu lịch Miền Tâydu lịch Sóc TrăngKinh nghiệm du lịch Sóc Trăngsự kiện sóc trăngtham quan sóc trăng

MEKONG DELTA EXPLORER TRAVEL