Kinh nghiệm khi đi du lịch Sapa
Thứ nhất:
Vài ngày trước khi đến Sapa, đề nghị bà con cô bác giữ sức khỏe, nên ăn uống bồi bổ, đảm bảo cơ chân cơ tay cơ bụng và tổng thể các loại cơ đạt được độ dẻo dai săn chắc; mục đích trèo cho khỏe, leo cho cao, đi được lâu được bền. Tránh tình trạng chân run, mắt mờ trên chặng đường hành quân.
Thứ hai:
Các bạn chú ý nên chuẩn bị đồ đạc, mang những thứ cần mang, không mang những thứ không cần thiết. Tránh trường hợp mang nhầm, khuân cả valise đồ dùng cá nhân nhưng cuối cùng lại vẫn thiếu, mà lại cũng thừa.Nhưng có mấy thứ khuyến cáo bà con cô bác nên mang theo dù có đi vào mùa nào chăng nữa.
– Đó là kem chống muỗi và côn trùng. Cá nhân em thì nếu có điều kiện, em thích mang thêm cả vợt muỗi nữa. Tại em thích cái gì kêu vui tai, tàn sát ác liệt. Mang vợt đến đây thì vợt được cả rổ muỗi là ít. Nhưng muỗi này đúng là muỗi dân tộc, không phải muỗi thủ đô nên không tinh nhuệ. Chỉ được cái to khỏe đông đúc, chứ nó hơi ngu ngu, biểu hiện là tác chiến rất lộ liễu và manh động, không khôn ranh như muỗi Hà Nội. Muỗi HN có khi cả phòng có mỗi 1 con mà rình mãi đập không chết, đốt êm rù bà rù nhưng ngứa ới là ngứa, điên hết cả người. Còn muỗi Sapa rất thật thà, đốt đau nhưng dí vòi đến đâu là biết đến đấy. Vì thế rất dễ bắt quả tang đang đâm vòi vào chân mình.
Thứ ba:
Chú ý này dành cho chị em liễu yếu đào tơ, không chịu được khổ ải bao giờ, cứ khắc nghiệt một cái là chỉ muốn ngất, điển hình là chứng say tàu xe. Trên đường từ Lào Cai lên Sapa, chị em đừng có nghe giang hồ truyền miệng về độ đẹp, độ nên thơ, phong cảnh hữu tình của Sapa mà hí hửng quá, phấn khởi quá. Tốt nhất cứ phớt lờ những lời đồn đại của giang hồ, chị em ta cứ uống viên thuốc chống say, nhắc bác tài xế hoặc ai đó đáng tin là nhớ gọi dậy khi đến nơi (không người ta lại lừa bán đi Trung Quốc thì khốn), rồi yên tâm đánh 1 giấc ngon lành, khi nào hết thuốc tỉnh dậy thì xe cũng đến nơi là vừa. Đừng có dại dột mà hớn hở ngồi chờ mong ngắm cảnh “núi ấp ôm mây, mây ấp núi” quá, vì đường đi núi non hiểm trở, ngoằn ngoèo uốn khúc lắm, cứ tí tởn cho lắm vào rồi lúc bác tài bác ý cua cho vài đường thì chỉ có mặt xanh nanh vàng, nhìn cái gì cũng quay quay bay bay , môi thì nhợt nhạt như người phải gió. Đấy là em dặn cho chị em mong manh dễ vỡ nhé! Còn thanh niên trai tráng, sức khỏe dồi dào thì cứ hát hò reo vui chụp ảnh đồi nương, thỉnh thoảng nhanh tay nhanh mắt còn chộp được cả pô ảnh “Trên trời mây trắng như bông. Ở dưới cánh đồng mông trắng như mây” nữa cơ, khí khí…
Kinh nghiệm 4:
Bà con cô bác mà đi tour theo công ty dịch vụ du lịch có uy tín thì không lo chứ nếu tự tổ chức đi cùng gia đình hay đi theo nhóm thì cẩn thận. Dân ở đây đã qua cái thời kỳ mông muội rồi nên giờ khôn ranh lắm, hay đánh vào vẻ mong manh dễ vỡ của dân Kinh chúng ta để kiếm đồng ra đồng vào. Ví dụ như chuyện mình thuê các đồng chí dân tộc dẫn đường, đồng chí ấy lợi dụng mình người Kinh ngây thơ, đồng chí dẫn mình đến cái khe nước bé tí tẹo tèo teo đang chảy tồ tồ từ trên cao xuống rồi bảo đấy là Thác Bạc huyền thoại! Điêu thế cơ chứ. Bà con nêu cao tinh thần cảnh giác! Thác Bạc xịn phải là cái thác cao ới là cao, to ới là to, mát ới là mát cơ nhá, là thác mà trèo lên đến nơi thì cũng thấy bạc hết cả mặt ý nhá
Kinh nghiệm 5:
Đồ ăn ở Sapa cực kỳ đa dạng phong phú, ngon thì có ngon nhưng cũng dễ làm tổn thương cái bụng yêu quý lắm. Vì thế, bà con cô bác nhớ mang theo 1 bịch thuốc tiêu hóa (đấy là nói theo sách, còn ai ăn tạp, ăn tham thì mang theo vài bịch cho nó yên tâm), phòng trừ trường hợp khẩn cấp, nửa đêm cứ chạy ra chạy vào vừa mất ngủ lại vừa mất mặt với bà con khối phố nằm cùng phòng!
Kinh nghiệm 6 :
Khi đi Sapa, bà con phải nhớ đổi thật là nhiều tiền lẻ, càng nhiều càng tốt. Đừng có lười mà cầm toàn tiền chẵn to đẹp đi. Đến đấy bà con sẽ biết, các đồng chí dân tộc toàn mượn cớ không có tiền lẻ trả lại để ngoắc vào cổ dân Kinh chúng mình mấy thứ có cái tên mỹ miều là Thổ cẩm để thay thế tiền lẻ thối lại. Chẳng còn cách nào khác, tiếc tiền, ta lại phải ngậm ngùi nhận. Người Kinh ta gọi cái này là sáng tạo, cao hơn là thông minh, cao hơn tí nữa gọi là thủ đoạn, còn cấp cao hơn cả gọi là… quân lưu manh! Biết thế nhưng “bọn nó” ngoắc cái nào vào cổ ta vẫn phải ngậm ngùi nhận cái đấy, vì tiếc tiền, hức hức…
(Mấy quầy hàng, nhà sách, siêu thị dưới Kinh ở ta cũng hay viện cớ này để thối lại bằng mấy cái kẹo cao su. Không biết ông tổ của mánh khóe này là Kinh hay là dân tộc?!).
Kinh nghiệm 7:
“Đồng tiền đi liền khúc ruột” . Ông bà ta đã dạy rồi. Thế nên bà con cô bác đến Sapa quán triệt tinh thần cảnh giác, “đồ đeo sau lưng là của nó, đồ đeo bên hông là nửa của nó nửa của mình, còn đồ đeo trước mặt mới là của mình”. (Cái này lý thuyết là thế, chứ thực tế có khi đeo trước mặt cũng là của nó nốt. Mở ngoặc cái nữa là “nó” ở đây chỉ dân cướp giật móc túi). Nhìn mặt rõ là dân tộc, cứ ngơ ngơ thế mà chỉ rình sơ hở là thó đồ của người ta. Ghét thế cơ chứ lại! Giả dụ có mất đồ cũng phải ngậm ngùi chịu đựng, nhìn mặt nó kinh lắm. Chẳng may đòi lại nó cú lên nó yểm cho cái bùa về không thuốc chữa thì khốn nạn cái thân. Thôi, của đi thay người, chả dám dây dưa. Dân tộc gì mà sao ăn ở thất đức thế không biết! …
Kinh nghiệm 8:
Sapa có rất là nhiều dân tộc. Nào là Tày, Dao, Mán, Mông… Mỗi một loại dân tộc lại chia làm nhiều loại nhỏ khác nữa. Điển hình là dân tộc Mông. Mông – có rất nhiều loại Mông, mỗi Mông lại có một đặc điểm hình dáng kích cỡ màu sắc khác nhau. Ví dụ như Mông xanh, Mông trắng, Mông đỏ, Mông đen, lại có cả Mông hoa nữa đấy (tức là Mông được vẽ hoa vẽ lá. Loại này quý hiếm, nghe nói đẹp nhắm)… Nói chung rất phong phú đa dạng, Mông nào cũng lạ, Mông nào cũng hay, ngắm mãi không chán… “Mông đen, mông trắng rồi lại vàng mông.
Kinh nghiệm 9:
Ở chợ Sapa, nhiều trẻ con người già nói tiếng Anh như gió dù nói tiếng Kinh chưa sõi. Các bác dân tộc chẳng thiết gì dân Kinh mình, các bác ấy thích làm bạn với Tây hơn, moi tiền của Tây giàu hơn. Lên Sapa mới hiểu, dân ở đây học Vi mô rất là giỏi, áp dụng vào thực tế rất là siêu, bằng chứng là phân biệt giá cấp 3 rất là tài . Cứ quý cô quý cậu, quý ông quý bà nào mà tóc xoăn mũi lõ thì giá hàng khác hẳn. Độ tăng của giá tỉ lệ thuận với độ xoăn độ lõ. Càng xoăn càng lõ thì hét giá càng chóng mặt. Thế nên khuyến cáo các bác, ai mà lỡ dại giống Tây thì khi đi Sapa nhớ mang đồ hóa trang cho giống dân An Nam nhà mình, tóc đen da vàng mũi tẹt cho dễ hoạt động. Viết đến đây chợt nhớ đến ngài Alexandra nhà ta. Mong là Ngài đọc được chú ý này, vì nó hướng đến những đối tượng như Ngài. Em nói thật chứ nhìn tướng Ngài, da nâu, mắt tít, mũi lõ, râu quai nón thế kia là dễ rơi vào tầm ngắm lắm. Ngài đi thì nhớ mang khăn mang nón Ngài ạ, không lại khốn khổ cái túi tiền của vợ Ngài. Ngài cũng cười ít thôi không các em dân tộc yểm bùa bắt về làm trâu làm ngựa thì không ai dám cứu…
Kinh nghiệm 10:
Thêm đặc điểm nữa, Sapa có rất là nhiều cảnh đẹp, đã thế người cũng lại rất là hay . Nhìn yêu ới là yêu, thích ới là thích. Các bà cụ móm mà cười duyên tệ , các em cu thì hay cởi truồng nhưng chụp lên cũng rõ là ảnh nuy nghệ thuật, thấy đẹp lắm chứ không phô tí nào, khí khí… Nhưng bà con cô bác người Kinh chú ý, có chụp ảnh các bà các ông, các anh các chị, các em các ún thì nhớ rình rình núp núp bí mật mà chụp nhá. Công khai giơ máy lên bấm là các đồng chí dân tộc ấy đòi tiền bản quyền đấy . Dân tộc gì dã man, hơi tí là tiền, mất hết cả nét hồn nhiên ngày nào. Làm mình cứ phải giả nai, mặt bơ bơ mà máy lúc nào cũng dứ dứ chỉ chực chộp vội, hí hí…
Kinh nghiệm 11:
Dân Hà Nội đi du lịch, nhất là khu cửa khẩu, thường là mua cho khi nào ví tiền xẹp lép mới thôi, mua đủ thứ, rồi có khi không khuân nổi vẫn cứ mua. Bà con cô bác chú ý, mua gì cũng phải cân nhắc đắn đo, đừng có tiếc rẻ khiêng về rồi mà lại ngồi tiếc tiền. Có mua thì mua được con lợn cắp nách là hay nhất. Nhìn rõ là thích, ăn lại ngon ới là ngon. Em dặn là dặn thế, chứ em cũng mắc bệnh tiếc rẻ, chả bao giờ nhịn được mua sắm, cứ thấy rẻ là tớn lên, quên hết mọi lời răn dạy. Vì thế em nhắn nhủ bà con, nhớ 11 chú ý này của em, bà con cứ đi rồi sẽ biết em nói không quá tí nào, không điêu tí nào. Thật đấy
Tin khác cùng chuyên mục:
DULICHSAPALAOCAI.COM.VN