Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Lai Châu

1480

(Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

Lai Châu có 1 thị xã và 7 huyện, bao gồm:

+ Thị xã Lai Châu

+ Huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn, huyện Phong Thổ, huyện Sìn Hồ, huyện Tam Đường, huyện Tân Uyên và huyện Than Uyên.

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương Lai Châu:

lai-chau-co-dac-san-gi-dac-san-lai-chau-3

(Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

Gạo dâu: Không giống những loại gạo khác, gạo dâu cho hạt cơm tròn, mẩy, dẻo, ngọt như cơm nếp. Vị đậm đà của loại gạo dâu không lẫn với bất kỳ loại gạo nào khiến người thưởng thức ăn một lần nhớ mãi. Tháng 5 nông dân bắt đầu gieo thì cuối tháng 9 thu hoạch. Giống lúa này có nhược điểm là năng suất khá thấp, khoảng 4 tấn/ha (các giống lúa lai hiện nay năng suất 6 tấn/ha). Không chỉ nức tiếng trong tỉnh, gạo dâu được nhiều thực khách Hà Nội và các tỉnh bạn biết đến khi được người quen mua làm quà biếu. Cũng theo lời của những người trồng lúa dâu lâu năm thì giống lúa này ít phải chăm bón phân, song thu hoạch phải đúng thời vụ vì nếu sớm hoặc muộn quá đều ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Trước kia, bà con trồng các giống lúa mới cho năng suất cao nên ít chú ý đến giống gạo địa phương. Đến nay, giống thóc dâu đã nức tiếng gần xa, người dân đã chú ý trồng loại giống lúa “đặc sản” chỉ có ở địa phương mình. Đặc điểm của gạo dâu là khi mới sát xong thường rất ngon, nhưng để lâu lại bị mất mùi nên người ta thường nhập thóc tích trữ. Chỉ sát đủ lượng để bán trong thời gian ngắn. Nói về giống lúa dâu “chuẩn” nhất vùng, cả người trồng và người mua đều khẳng định: bản San Thàng 1, 2, Chin Chu Chải, Lùng Than có gạo dâu ngon nhất. Ở những vùng này, có lẽ chất đất, khí trời, gió núi đã góp phần làm nên vị ngon ngọt của hạt gạo, làm hài lòng cả những người kén ăn nhất. (Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

Lợn cắp nách: Cái tên lợn “cắp nách” (một số nơi gọi là lợn lửng) là loại lợn đặc sản chỉ có ở vùng cao và nhiều nhất ở Lai Châu. Mỗi con chừng 10-15kg, con nào to cũng chỉ khoảng 20kg. Ăn thịt lợn “cắp nách” chẳng khác nào ăn thịt thú rừng mà không phạm pháp, bởi vì loài lợn này được thả vào trong rừng từ khi mới đẻ, tự kiếm ăn để sống. Lợn “cắp nách” được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống chuyên thả rông chẳng phải nuôi dưỡng của đồng bào. Muốn có một đàn lợn “cắp nách” thì chỉ cần mua một đôi, gồm một con đực và một con cái, sau đó thả chúng vào khu rừng gần nhà mình. Đôi lợn đó sẽ luôn đi bên nhau, làm ổ trong rừng, tự kiếm ăn. Đến mùa sinh sản thì chúng giao phối và đẻ ra cả đàn lợn hàng chục con chỉ to hơn ngón chân cái. Loài lợn này có sức chịu đựng rất giỏi, chúng tìm củ, rễ cây rừng nhai lá cây là có thể sống được. Lợn mới đẻ có thể chạy nhảy và kiếm ăn ngay được, chúng chỉ theo bố mẹ vài ngày rồi tự tách ra. Cả lũ lợn con đi kiếm ăn thành đàn đến khi nào trưởng thành, có thể sinh sản mới tự tách ra. Điều đặc biệt là loài lợn này tuy tự kiếm sống ở trong rừng, song chúng không bao giờ đi xa, chỉ quanh quẩn ở một khoảng cách nhất định. Có hộ thì tạo thói quen cho chúng tự về ổ do ông bà chủ làm sẵn ngay đằng sau nhà hay dưới gầm sàn. Còn những đàn lợn “ở ẩn” trong rừng thì chúng đã đánh dấu lãnh địa của mình. Muốn xem đàn lợn đã lớn chưa, người ta chỉ việc vào rừng tìm chúng hoặc ban đêm lần vào ổ của chúng để xem. Ổ được làm bằng những cành cây, lá cây khô. Muốn bắt chúng cũng rất dễ, người ta có những tiếng kêu đặc trưng để dụ chúng đến rồi bắt. Chính vì không được nuôi dưỡng nên lợn lửng thuộc loại siêu chậm lớn, mỗi năm chúng chỉ tăng tối đa là 10kg, sau đó hầu như không tăng nữa. Chính vì ăn cỏ cây, lại chậm lớn nên thịt chúng rất thơm ngon, hầu như không có mỡ, miếng nào có một tý mỡ thì cũng không ngấy. Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào… ở Lai Châu, lợn cắp nách đã trở thành món ăn trong các đám cưới, tiệc liên hoan… Thịt lợn cắp nách quả là món ăn hấp dẫn du khách. (Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

lai-chau-co-dac-san-gi-dac-san-lai-chau-2

(Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

Heo thui luộc: Là món ăn khá đơn giản, mang dấu ấn hoang sơ – gần như là món ăn truyền thống của dân miền núi Hòa Bình. Heo nuôi thả ở môi trường thiên nhiên, ăn rau, quả, củ. Sau khi cắt lấy huyết heo, người ta không nấu nước sôi cạo lông như cách làm thông thường, mà lấy nhánh lá tre nứa, cỏ tranh khô hoặc rơm rạ thui vàng như thui bò, cầy, thui đến đâu thì dùng dao cạo sạch lông đến đó. Heo thui xong rửa sạch trước khi mổ lấy bộ lòng buộc thịt treo lên để cho ráo máu. Sau đó người ta xẻ heo ra cho vào nồi luộc trên bếp củi với nhiệt độ lửa đun sôi riu riu. Khi thịt vừa chín tới vớt ra xắt mỏng sắp trên lá chuối rừng tươi xanh. Thịt luộc nóng hổi tỏa mùi thơm ngon. Thịt heo luộc chấm với muối rang và hạt dổi (giống như hạt tiêu xanh) nướng giã nhỏ. Ăn miếng đầu tiên sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt vị giòn béo của da và mỡ mùi thơm phưng phức của lá chuối rừng hương vị nồng của hạt dổi, mặn mà của muối rang. (Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

Lam nhọ: Người Thái ở Tây Bắc ưa cái đậm, cái mạnh, và cái vững. Món ăn được ưa chuộng là món nướng rồi lại hấp. Lam là nướng, nhọ là nhừ. Tảng thịt trâu, hoặc bò, nướng trên than hồng cho thật chín rồi thái mỏng ngang thớ, trộn với các thứ gia vị: Tiêu rừng (mắc khén), ớt, tỏi, gừng và rau bí, quả bí non, quả cà rừng… tất cả cho vào ống tre nướng chín, sau đó lấy que chọc cho nhuyễn, lại nướng ống tre lần nữa cho chín nhừ. Lam nhọ vị ngọt đậm, mềm nhừ mà vẫn đóng bánh, khi ăn phải lấy đũa xắn từng miếng rất ngon. (Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

Thua nau: Được làm bằng đậu nành. Chế biến thua nau cũng công phu lắm. Đậu nành hạt mẩy cho vào nồi ninh thật kỹ, để nguội, phủ lá chuối tươi ủ lên gác bếp, khi lên men trắng, ngả mùi, đem giã nhuyễn. Riềng, tỏi giã nhỏ, lá chuối tươi sạch đốt lấy tro, muối rang nổ, ớt, mắc khén, rượu trắng…, tất cả trộn đều, tấp vào hũ lèn chặt, nút thật kín, để lên bếp chừng mươi mười lăm ngày là ăn được; hoặc có nơi người ta nặn thành từng bánh nhỏ phơi khô, khi ăn thì nướng vùi trong tro nóng. Thua nau nướng dậy mùi thơm như nướng cá khô, mực khô. (Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

lai-chau-co-dac-san-gi-dac-san-lai-chau-1

(Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

Pa pính: Người ta dùng các loại cá bản to như chép, mè, trôi, chắm…, con độ một cân, cân rưỡi mổ đằng lưng, bỏ ruột, để ráo nước, rồi xoa một lượt muối rang nổ vào bên trong cá: Mắc khén, ớt tươi nướng, nghiền nát, hành tỏi, rau thơm rau ngò thái nhỏ, tất cả trộn đều nhồi vào bụng cá, để một lúc cho ngấm gia vị, khi cá cứng kẹp dọc con cá, nướng trên than hồng. Cá chín dậy mùi thơm rất riêng, rất độc đáo. (Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

Rau dớn: Rau dớn người Thái gọi là “pắc cút”, loại cây thuộc họ quyết, giống như cây dương xỉ, thân to, tán lá rộng, mặt lá có màu xanh nhẵn, cuống lá có lông. Loại cây này chỉ có ở vùng núi cao, nơi ngọn nguồn của sông, suối và thường mọc ở bờ suối, khe suối, nơi có độ ẩm ướt cao. Hằng năm, các trận lụt đầu mùa với dòng nước đục ngầu từ thượng nguồn đổ về mang theo phù sa bón cho đám rau dớn thêm phần tươi tốt và chuẩn bị cho một chu kỳ sinh chồi, nảy lộc theo mùa xuân sắp về. Vì thế, rau dớn ăn ngon nhất là sau mùa lụt đến cuối mùa xuân. Lá rau dớn non uốn cong như vòi con voi, có nhựa nhớt, cây xanh tươi tốt quanh năm. Người ta thường chỉ hái ngọn cong non, lá bánh tẻ để làm nộm. Món nộm rau dớn không phức tạp, chỉ cần vài mớ rau dớn, lạc rang giã nhỏ, chanh và một số loại rau thơm như húng bạc hà, mùi tàu, ớt, tỏi và một chút gia vị khác. Để làm được món nộm rau dớn vừa ngon, vừa mang hương vị đặc trưng của dân tộc Thái, người ta đem rau dớn tươi rửa sạch, phơi nắng cho tái (vẫn giữ được màu xanh). Sau đó cho rau rớn vào chõ xôi bằng gỗ đồ khoảng 20 phút để rau chín và giữ được màu xanh. Ở công đoạn này, nhất thiết rau dớn phải đồ chứ không nên luộc để giữ vị bùi bùi, ngọt ngọt của món nộm. Khi rau đã đồ chín, bỏ rau vào bát to, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính và muối trắng trộn đều. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào là có thể ăn ngay được. Món nộm rau dớn khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại rau, vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút vị cay của ớt. Ngoài món nộm, người Thái còn chế biến các món ăn độc đáo khác như: rau dớn xào tỏi, rau rớn xào cùng nước măng chua. (Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

Canh lá đắng: Lá đắng hay còn gọi là cây vị mật, vốn có nguồn gốc tự nhiên, thường mọc ở ven rừng, khe núi. Lá đắng ở vùng cao không nhiều, cho nên chỉ khách quý mới được mời ăn. Bởi vậy, bát canh lá đắng thể hiện sự thân tình, mến khách của chủ nhà. Thời gian gần đây, bà con địa phương đã mang về trồng trên nương, rẫy và ở vườn nhà. Canh lá đắng có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy, giải rượu, chữa đau người nên được đồng bào các dân tộc vùng cao quen dùng. Trong các bữa cơm, liên hoan, hiếu hỷ món canh lá đắng thường là món ăn khai vị. Mỗi vùng lại có một cách nấu canh lá đắng khác nhau, nhưng ở đất Lai Châu, người dân tộc Thái nấu lá đắng với phổi băm nhỏ và tiết lợn. Nguyên liệu để làm món canh lá đắng là: lá đắng tươi hoặc khô, phổi lợn băm nhỏ, tiết lợn đánh đông và các loại rau thơm trộn lẫn. Đun sôi nước, cho nguyên liệu đã trộn đun cho đến khi chín đều, khi chín canh lá đắng có màu đen. Đối với những người ăn canh lá đắng lần đầu thì cảm giác đắng đến co đầu lưỡi, nhưng đến lần thứ hai khi vị giác được làm quen thì vị đắng dần nhường chỗ cho vị ngọt, bùi, thơm ngậy của phổi lợn cộng với vị chát của tiết lợn. Canh lá đắng sẽ ngon hơn khi thực khách ăn trong tiết trời xe lạnh, uống một chén rượu Mông kê, khi đó thực khách sẽ thực sự tận hưởng được vị ngọt, bùi, cay, đắng của món canh. Nếu một lần nào đó đến với vùng Tây Bắc, bạn hãy tìm đến món nộm rau dớn và bát canh lá đắng để cảm nhận được nét độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực của vùng đất này. (Chuyên mục: Đặc sản Lai Châu)

Ngoài ra Lai Châu còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: trứng ong, trứng kiến, gà luộc chấm chéo tắp (gan gà luộc chín trộn với gia vị, tiêu gừng, muối rang nghiền nát) cáy mọ (thịt gà tra đủ các thứ gia vị, gói lá nướng vùi tro), các món chí, pho và lam (Nướng trực tiếp trên than hồng gọi là chí, gói thức ăn vào lá vùi tro nướng gọi là pho và bỏ vào ống tre nướng gọi là lam).

ĐẶC SẢN VIỆT NAM – CHUYÊN ĐẶC SẢN VIỆT