Noo Phước Thịnh tung “bom tấn” Chuyện tình Maldives – Tuổi Trẻ Online

1228
chuyen-tinh-maldives-quay-o-dau-noo-phuoc-thinh-va-thuy-tien-trong-phim-1438758447
Noo Phước Thịnh và Thủy Tiên trong phim

Đây là sản phẩm được êkip của Noo Phước Thịnh ấp ủ và thực hiện suốt một năm qua, sau sản phẩm chính thức Gạt đi nước mắt.

Người hâm mộ của Noo Phước Thịnh đã không quá ưu ái khi gọi MV Chuyện tình Maldives là “bom tấn” bởi không chỉ số tiền đầu tư của MV này lên đến 1 tỉ đồng mà còn vì rất nhiều giá trị cộng thêm của MV.

Phim xoay quanh mối tình chị em ngang trái giữa Thủy Tiên và Noo Phước Thịnh. Trong phim, Noo vào vai chàng trai trẻ hào hoa, phong nhã, vô tình bị “tiếng sét ái tình” với người phụ nữ hơn tuổi. Trong khi đó Thủy Tiên đã có chồng nhưng cuộc sống không hạnh phúc.

Sau lần gặp gỡ đầu tiên, chàng trai thì hiếu thắng muốn “cưa đổ” đối phương, còn cô gái lại “phòng thủ”, cuối cùng trái tim đã chiến thắng lý trí của họ.

Cặp đôi đến với nhau gạt bỏ mọi ranh giới về tuổi tác, về những góc khuất phía sau cuộc sống riêng của mỗi người. Họ biết mình đang phạm phải một sai lầm nhưng những cử chỉ ngọt ngào, những nụ hôn nóng bỏng, những cái ôm đầy chia sẻ… của người kia khiến họ phải cố gắng vượt qua cảm giác tội lỗi đó.

Câu chuyện lãng mạn này do chính tác giả trẻ Anh Khang (được giới trẻ yêu mến với hàng loạt tác phẩm: Buồn làm sao buông, Đi đâu cũng nhớ Sài Gòn và…em…) chấp bút từ ý tưởng của Noo. Mối duyên mới giữa văn học và âm nhạc có lẽ cũng lần đầu xuất hiện từ MV rất lãng mạn này.

Chuyện tình Maldives – Love in Maldives dài 23 phút, lấy bối cảnh chính là Việt Nam và Maldives. Vì thế, khán giả có cơ hội thưởng ngoạn vô số cảnh đẹp của hai địa danh nổi tiếng này.

Với MV này, khán giả sẽ thấy sự nỗ lực “lột xác” của Noo Phước Thịnh khi thoát khỏi hình ảnh teen để trở thành một người đàn ông chững chạc, cuốn hút. Để mời được Thủy Tiên vào vai nữ chính, bản thân Noo phải mất cả tháng để thuyết phục vì phim có không ít cảnh thân mật, những màn khóa môi ngọt ngào…

Thủy Tiên tiết lộ đã phải xin phép ông xã Công Vinh trước khi nhận lời tham gia. Trong khi đó, Noo Phước Thịnh lại cho hay việc tự thực hiện một bộ phim ngắn và đảm nhận vai chính đối với anh như một bước thử nghiệm trong vai trò diễn viên.

Thông qua bộ phim, Noo Phước Thịnh giới thiệu đến khán giả tới bốn ca khúc mới, trong đó có ba ca khúc anh hát solo và một bài song ca cùng Thủy Tiên.

MV Chuyện tình Maldives – Love in Maldives cũng mở đầu cho chuỗi hoạt động dày đặc của Noo Phước Thịnh trong sáu tháng cuối năm 2015: lần lượt ra mắt ba MV trích từ phim, một single được xem như phần 2 của ca khúc đình đám Gạt đi nước mắt và một live show đầu tiên trong sự nghiệp ca hát vào cuối năm.

chuyen-tinh-maldives-quay-o-dau-hinh-anh-moi-cua-noo-phuoc-thinh-trong-mv-chuyen-tinh-maldives-1438758447
Hình ảnh mới của Noo Phước Thịnh trong

TTO – Ca sĩ Noo Phước Thịnh sẽ là “giám khảo trung tâm” của bảng thi Học sinh sinh viên tại chương trình Tôi là người chiến thắng – The winner is… tối 16-8.

Ngày 3-1, nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết trên Facebook chúc mừng vở Khát vọng của Nhà hát Kịch Việt Nam đã đoạt sáu giải thưởng tại Sân khấu Thanh niên La Hồ – Thẩm Quyến (Trung Quốc). Vở do NSƯT Lâm Tùng làm đạo diễn, kịch bản của tác giả Tạ Xuyên.

Đồng thời ông Thiều nêu ra vấn đề: tác giả Tạ Xuyên đã chuyển thể truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của ông thành vở Khát vọng. Tuy nhiên, ê-kíp vở kịch đã không đề tên của ông trong thành phần sáng tạo của vở kịch.

chuyen-tinh-maldives-quay-o-dau-khat-vong-1515756180847

Vở “Khát vọng” – Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam

Khi báo chí đưa tin, Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam là NSND Anh Tú đã trả lời trên một tờ báo, giải thích lý do như sau: Nhà hát chỉ thanh toán tác quyền với gia đình cố tác giả Tạ Xuyên. Còn chuyện tác quyền giữa tác giả Tạ Xuyên và nhà văn Nguyễn Quang Thiều, nhà hát không liên quan.

Ông Anh Tú cũng cho biết chỉ vì poster giới thiệu vở kịch khi đi Thẩm Quyến (Trung Quốc) phải in cả tiếng Anh và tiếng Trung nên mới không đưa tên nhà văn Nguyễn Quang Thiều vào thành phần sáng tạo. Còn các buổi diễn trong nước, trước mỗi giờ khai màn đều có giới thiệu vở diễn được chuyển thể từ Mùa hoa cải ven sông của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

Khi Tuổi Trẻ Online liên lạc với NSND Anh Tú, ông cho biết vở diễn này là vở tốt nghiệp của đạo diễn Lâm Tùng, và trách nhiệm trả lời về vụ việc này thuộc về đạo diễn Lâm Tùng.

Cụ thể, năm 2015 NSƯT Lâm Tùng (thuộc biên chế Nhà hát Kịch Việt Nam) dàn dựng vở Khát vọng để làm vở tốt nghiệp lớp Đạo diễn Sân khấu, Đại học Sân khấu – Điện ảnh (Hà Nội). Ông Tùng đã liên lạc để xin phép tác giả truyện ngắn là nhà văn Nguyễn Quang Thiều và đã nhận được sự đồng ý. Vào lễ tốt nghiệp, ông Tùng đã gửi giấy mời cho ông Thiều qua Facebook.

Vở diễn này có nhận được sự hỗ trợ từ nhà hát và đã từng được nhà hát tổ chức biểu diễn bán vé, cũng như cho đi lưu diễn tại một số tỉnh thành.

Một câu hỏi đặt ra, khi đã tổ chức biểu diễn bán vé thì nhà hát có “vô can” không?. Trong vụ việc này nhà hát hay đạo diễn Lâm Tùng sẽ phải có trách nhiệm về bản quyền với tác giả truyện ngắn là nhà văn Nguyễn Quang Thiều?

chuyen-tinh-maldives-quay-o-dau-mua-hoa-cai-ven-song-1515666273907

Trong website của Nhà hát Kịch Việt Nam có quảng bá vở kịch “Khát vọng” được chuyển thể từ tác phẩm văn học “Mùa hoa cải bên sông” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều – Ảnh chụp màn hình.

Trả lời Tuổi Trẻ Online, nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho biết sinh thời, tác giả Tạ Xuyên đã trả ông 200.000 đồng tiền tác quyền, và có nói sau này ai dàn dựng vở kịch sẽ có trách nhiệm trả tiền tác quyền cho ông Thiều. Ông Thiều cho biết ông thấy cách giải thích của NSND Anh Tú trên báo chí về vấn đề này không thỏa đáng.

“Có 2 thành phần rất quan trọng liên quan đến vở diễn là đạo diễn và tác giả (tác giả cụ thể trong vở diễn này là tác giả kịch bản và tác giả truyện ngắn).

Vậy sao Nhà hát Kịch Việt Nam lại lấy lý do vì in poster nhiều thứ tiếng mất nhiều diện tích mà quên đề tên tác giả gốc, trong khi lại ghi đủ các thành phần khác? Tôi chưa bao giờ được nhà hát mời một lần nào đến xem vở diễn. Nếu mời thì ai mời? Ai gửi giấy mời?

Nếu đây là vi phạm của cá nhân thì tôi chấp nhận, nhưng Nhà hát Kịch Việt Nam – một đơn vị hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp – không nên làm như thế. Cách trả lời của NSND Anh Tú vòng vo và thiếu trách nhiệm”, ông Thiều nói.

chuyen-tinh-maldives-quay-o-dau-giay-moi-1515758329411

Giấy mời đạo diễn Hoàng Lâm Tùng gửi nhà văn Nguyễn Quang Thiều qua Facebook – Ảnh: NVCC

Liên lạc với đạo diễn Lâm Tùng anh nhận sơ sót khi không để tên tác giả Nguyễn Quang Thiều trên poster, và đã đến xin lỗi ông Thiều. Anh nhận đây là vở diễn của cá nhân anh, chứ không phải của nhà hát. Anh cũng thừa nhận nhà hát có hỗ trợ cho anh “một ít”, và vở Khát vọng đã từng được bán vé. Và anh cũng đồng quan điểm với giám đốc nhà hát của anh.

“Tôi đã làm bản quyền rất chặt chẽ với gia đình bác Tạ Xuyên. Về lý, bác Tạ Xuyên dựa trên ý tưởng của truyện ngắn nào thì bác Tạ Xuyên phải có trách nhiệm với tác giả đó. Chúng tôi không thể mời hai tác giả đến để làm việc được”, đạo diễn Lâm Tùng nói.

Chiều 12-1, phóng viên đã liên lạc lại với nhà văn Nguyễn Quang Thiều, ông cho biết đã ủy quyền cho Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam bảo vệ các tác phẩm của ông, nhưng đã yêu cầu trung tâm chưa có động thái gì.

“Hiện tại tôi đang rất bận, nên tôi sẽ tạm ngưng vụ việc này. Tạm ngưng không có nghĩa là bỏ qua”, ông Thiều nói.

Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam, nhà thơ Đỗ Hàn, ông nhận định:

“Việc Nhà hát Kịch Việt Nam chuyển thể tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Thiều mà không ghi thông tin này ở các nơi đi biểu diễn là sai. Về luật khi chuyển thể tác phẩm của ai phải ghi rõ tên tác giả đó.

Tác giả Tạ Xuyên đã trả cho nhà văn Nguyễn Quang Thiều tiền bản quyền một lần, chứ không phải hợp đồng vĩnh viễn. Nên những người sau này sử dụng kịch bản đó có nghĩa vụ phải trả tiền bản quyền cho ông Thiều”, nhà thơ Đỗ Hàn nói.

Nhà văn Trần Thị Trường, một người am hiểu về bản quyền, cho biết: “Những thông tin NSND Anh Tú nói trên mặt báo cho thấy nhà hát đã công nhận kịch bản sân khấu của ông Tạ Xuyên được hình thành từ tác phẩm văn học Mùa hoa cải ven sông của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

Theo luật, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đương nhiên được hưởng không chỉ là quyền nhân thân (được đề tên tác giả) mà còn cả quyền tài sản, ai dùng tác phẩm của ông ấy là phải trả tiền. Trong trường hợp này, Nhà hát kịch Việt Nam cần xin lỗi ông Thiều và có trách nhiệm trả tiền bản quyền cho ông Thiều”.

Đã có rất nhiều đạo diễn, nhiều sinh viên chuyển thể tác phẩm của tôi thành phim. Họ chỉ cần hỏi ý kiến của tôi là xong, chưa bao giờ tôi đòi hỏi về quyền lợi tác quyền.

Đạo diễn Khải Hưng từng chuyển thể Mùa hoa cải bên sông thành phim Lời nguyền của dòng sông. Sau khi phim đoạt giải quốc tế anh ấy có về báo tin vui cho tôi, và nói giải thưởng là một thùng rượu vang. Tôi đã rất vui và nói với anh ấy: “Phần rượu của tôi, tôi xin tặng lại cho cả đoàn làm phim để chung vui’”.

Tôi cũng rất mừng khi vở Khát vọng đoạt giải quốc tế. Tôi lên tiếng không phải đòi hỏi quyền lợi. Điều tôi cần ở Nhà hát Kịch Việt Nam là một lời xin lỗi.

TUOI TRE ONLINE