Ở Nam Định thì nên đi chơi những đâu ?

1207

Ngoài những địa điểm du lịch tâm linh, địa điểm du lịch sinh thái, kinh đô thứ hai nhà Trần còn sở hữu những món ăn ngon và những nét văn hoá đặc sắc thu hút du khách.
1. Di chuyển
Bằng phương tiện công cộng

Từ Hà Nội, bạn có ba phương tiện công cộng để đến Nam Định là xe khách, tàu lửa hay đường thủy. Mỗi phương tiện có lịch trình khác nhau, giá vé khác nhau, vì thế bạn nên tham khảo cũng như đặt vé trước. Đến Nam Định thì thuê xe ôm, xe máy hay taxi để đến thăm các danh thắng.
Bằng phương tiện cá nhân

Nam Định không quá xa Hà Nội, đây sẽ là điểm đến cho chuyến phượt trong ngày tham quan một vài địa điểm gần nhau hay một chuyến đi dài ngày để khám phá hết vẻ đẹp của Thành Nam, những bãi biển, di tích lịch sử. Khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang theo đầy đủ giấy tờ, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. Mang bao tay, khẩu trang, kính mát. Trang bị điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.

2. Đến vào thời điểm nào?
Bất kỳ thời điểm nào Nam Định cũng đẹp nhưng nếu đến vào dịp rằm tháng Giêng, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội Khai Ấn lớn nhất nhì tỉnh.

3. Lưu trú
Một số khách sạn,nhà nghỉ bạn có thể tham khảo trước khi đến Nam Định là khách sạn Nam Định, khách sạn tại bãi biển Thịnh Long, nhà nghỉ Công Đoàn. Lưu ý đặt phòng trước khi đến.

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-1220

Khách sạn Vị Hoàng

4. Đặc sản Nam Định
Nam Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như gạo tám xoan, chuối ngự, gạo nếp cái hoa vàng Hải hậu, phở bò, bánh gai, kẹo dồi, bánh đậu xanh, bánh nhãn, kẹo Sìu Châu (kẹo lạc Nam Định), bún chả Thành Nam, nem nắm Giao Thủy, nem Chạo Giao Xuân – Giao Thủy, gỏi nhệch và cá nướng rơm Hải Hậu, rượu Bỉnh Ri – Giao Thịnh.

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-225
dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-316
dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-417

5. Gợi ý địa điểm vui chơi ở Nam Định:

Tháp Phổ Minh – Nam Định
Tháp Phổ Minh được xây dựng từ thời Lý. Năm 1262 vua Trần Thái Tông cho mở rộng với qui mô lớn hơn và trong đó có tháp Phổ Minh. Đây là nơi tu hành, tụng niệm của các quan lại, quý tộc nhà Trần.

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-510

Toàn thể ngôi chùa được bố trí theo kiểu nội công ngoại quốc và thể hiện rõ dấu ấn hài hòa của ba tôn giáo Nho – Phật – Lão. Trong chùa có nhà thủy tạ, có hồ sen và nhiều cây cổ thụ xum suê. Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường gắn với thiêu hương 3 gian, thượng điện 3 gian. Qua sân hẹp, dãy ngang 11 gian kết hợp với hành lang mỗi bên 11 gian tạo thành quần thể “Nội Công Ngoại Quốc”. Chùa Phổ Minh mở đầu kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình kiến trúc và chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa bằng gỗ lim, tháp Phổ Minh, đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường, tháp và tượng Bà chúa Mạc, v.v…

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-611

Tháp Phổ Minh gồm 14 tầng, cao 21,2m, mặt quay hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21m, cửa các tầng ở 4 phía được trổ theo lối cuốn tò vò. Dạng kiến trúc của tháp là dạng trung gian giữa loại tháp hoa sen (phần trên) và tháp tu-di-tọa (phần đế). Trọng lượng táp khoảng 700 tấn trên một diện tích nhỏ 30m2 lại ở vùng chiêm trũng nhưng vẫn đứng vững suốt bảy thế kỷ qua.Tháp là một trong những nơi thờ xá-lợi Trần Nhân Tông. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, lần đại tu mới nhất là các năm 1994-1995. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Cồn Lu – Cồn Ngạn Nam Định
Cồn Lu – Cồn Cạn là khu rừng ngập mặn thuộc huyện Giao Thủy cách thành phố Nam Ðịnh 60 km về phía đông nam. Với diện tích 7785 ha, đây là rừng sinh thái ven biển tự nhiên khá tiêu biểu với rất nhiều loại động thực vật quý.

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-79

Cồn Lu-Cồn Ngạn từ nhiều đời nay đã là điểm dừng chân của rất nhiều loài chim di trú từ phương bắc. Hàng năm cứ vào tháng 11 đến tháng 12 âm lịch, từng đàn chim, đông hàng vạn con từ Xibêri, Hàn Quốc, Trung Quốc di cư tránh rét đến dừng chân tại đây, tích lũy năng lượng, đẻ trứng rồi lại bay đi. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ở đây có tới 181 loài chim về cư trú, trong đó có những loài được ghi vào sách đỏ như cò thìa, bồ nông, mòng biển.
Vườn chim lớn nhất Việt Nam

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-1711
dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-1811

Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy (cách Nam Ðịnh-60km)-điểm Ramsar duy nhất của VN, có tầm quan trọng quốc tế là một bãi bồi rộng lớn nằm ở phía nam của sông Hồng với tổng diện tích đăng ký tham gia công ước Ramsar là 12.000ha, trong đó ngoài diện tích đầm lầy còn có hơn 3.000ha rừng ngập mặn.

Ðây là hệ sinh thái cửa sông ven biển rất quan trọng cả về mặt sinh thái (nơi sinh sống của nhiều loài quan trọng là bãi sinh sản của các loài thủy sinh…) và kinh tế xã hội (chắn bão, chắn sóng, cung cấp nguồn lợi thủy hải sản biển và ven bờ…). Xuân Thủy được các nhà điểu học quốc tế thừa nhận là “sân ga của các dòng chim di trú quốc tế” với hơn 200 loài, trong đó gần 100 loài chim di cư và hơn 50 loài chim nước. Tại khu vực này, các nhà khoa học đã xác nhận có đến chín loài chim được ghi trong sách đỏ quốc tế gồm: bồ nông (hai loài), cò thìa (hai loài), mòng bể đầu đen mỏ ngắn, cò trắng Trung Quốc, choi choi mỏ thìa, choắt đầu đốm và choắt chân màng lớn.
Xuân Thủy được chọn làm trạm dừng chân của hàng ngàn con chim di trú với nhiều loại giống loài trên đường tìm về phương nam khi mùa đông về cuối tháng 11 và khi chúng quay lại phương nam cuối tháng 2 đầu tháng 3 hàng năm.

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-87

Vào những ngày chim về cư trú, nếu bơi thuyền hay đi bộ len lỏi trong rừng xú, vẹt ta có thể ngắm nhìn rất nhiều loài chim lạ nhởn nhơ đi lại, kiếm ăn, những cảnh mà chắc chắn rất nhiều người chỉ được đọc trong sách hoặc xem trên truyền hình.

Với vị trí đặc biệt trên, năm 1989 UNESCO đã chính thức công nhận khu Cồn Lu-Cồn Ngạn được tham gia Công ước RAMSAR về bảo tồn tự nhiên.

Chợ Viềng
Hội chợ Viềng ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản – nơi người xưa đã gọi là “địa linh, nhân kiệt”. Thường thì tỉnh nào, vùng nào cũng có chợ và hội chợ; Có chợ cứ vài tháng, một tháng hoặc vào tuần rằm, mồng 1 lại họp một lần. Song sự độc đáo của chợ Viềng là mỗi năm họp chỉ có một phiên.

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-96

Tiếng là “hội chợ” nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc, đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác.

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-104
dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-11101

Ngoài ra còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Ðó là thịt bò non. Nói đúng ra là thịt bê được thui vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng “Trên là trời, dưới là thịt bò bê”. khách mua ai thích phần nào có thể tuỳ chọn, mà giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của “người nhà quê”. ở chợ phiên này có tục người bán không hề nói thách và người mua cũng không hề mặc cả – Một nét đẹp đáng yêu chỉ phiên chợ này mới có. Hình như “sự bán, sự mua” ở đây mang nặng một ý thức tâm linh nào đó – rằng người ta chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó dù rất nhỏ thì người bán kẻ mua đều gặp nhiều may mắn tốt lành, và cả đôi bên đều cùng vui vẻ hỉ hả ra về đi lễ chùa cầu may cầu lộc. Chính vì vậy hội chợ Viềng ngày xưa còn có tên gọi là chợ Cầu May.

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-1221

Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau. Khách đến từ khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc đông nhất vẫn là người nội tỉnh sau đến khách các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá đổ ra. Khác các tỉnh từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình đổ về đông nườm nượp.
Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở tỉnh Nam đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về. Nên dù có xa mấy, tận bên kia Ðại Dương, tần Sài Gòn lục tỉnh… cũng nhớ ngày về để dự hội.

Di tích Phủ Dày

Phủ Dầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam. Di tích Phủ Dầy là một quần thể gồm Phủ Tiên Hương thuộc thôn Tiên Hương, Phủ Vân Cát thuộc thôn vân Cát và lăng bà chúa Liễu. Quần thể di tích được xây dựng trong một khu vực địa lý có nhiều dấu vết văn hoá của cư dân Việt xưa và nay. Cách đó không xa có núi Lê, núi Gôi, với các hang động nơi cư trú của Người tiền sử. Với những di vật văn hoá thời kỳ đồ đá: Rìu đá, cuốc đá… là những dấu vết văn hoá, chứng tỏ sự xuất hiện khá sớm của con người trên mảnh đất này.

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-1311

Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt Phủ quay phía Tây Nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và một sân rộng, có ba toà nhà giàn hàng ngang hai tầng, tách mái. Đây là Phương Du nơi đón khách tới hành hương, Phương Du có cấu trúc cân đối, các mảng trạm khắc trên các cấu kiện rất hài hoà, thanh thoát thể hiện hình rồng, hình phượng (hai trong bốn con vật tứ linh). Liền đó là hồ bán nguyệt ghép bằng đá lục lăng, có đường kính dài 26m, hệ thống lan can bao quanh hồ được xây dựng rất mỹ thuật, hai cầu nước được trạm khắc hình con rồng, với móng vuốt sắc nhọn tinh sảo.
Lăng Bà Chúa Liễu

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-1411

Lăng Bà chúa Liễu là nơi thờ “Khải sinh thánh phụ Trần Quý Công”, “Khải sinh thánh mẫu Trần Môn Chính Thất” và Trần Đào Lang (là bố, mẹ và chồng của Bà Chúa Liễu Hạnh).

Cung đệ nhất (chính cung) có 1 khám thờ, khảm trai, bề thế và tinh sảo. Bên trong có 5 toà Long cung sơn son thiếp vàng rực rỡ. Đây là nơi đặt năm pho tượng có giá trị mỹ thuật của thế kỷ XIX. Đó là tượng “Thánh phụ thánh mẫu” và “Tam toà thánh mẫu”.

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-1512

Phủ Vân Cát là một công trình kiến trúc qui mô, được xây dựng trên khu đất rộng ước chừng gần 1 ha, đứng biệt lập, nhưng cũng thuận lợi về giao thông, do vậy khách hành hương không thể không đến Phủ Vân. Ngày nay tuy bị hư hỏng nhiều, nhưng Phủ Vân Cát vẫn còn 7 toà với 30 gian lớn nhỏ. Cung đệ tứ, mái cong, làm theo lối chồng diêm tám mái, các cấu kiện như bẩy, kẻ, được gia công trạm khắc long hoá, soi chỉ rất công phu, con rồng uyển chuyển nhẹ bay trên xà, trên bẩy, đan xen có những con phượng, vờn múa theo nhiều kiểu dáng, con “qui” ẩn hiện nơi ao sen, bầy “ly” vui đùa uốn lượn ở góc xà, đầu bẩy rất sinh động, đây là đề tài “tứ linh” được thể hiện “ẩn hiện” (hư thực) rất uyển chuyển.
Toà giám mục Bùi Chu
Tòa Giám mục Bùi Chu được xây dựng vào năm 1885, trên diện tích khoảng gần 10 ha, nằm men theo hồ nước nhỏ, ở giữa có hòn non bộ nối liền bờ bằng chiếc cầu bê tông, trước mặt là chính tòa dài 70m, rộng 18m, cao 15m với tháp chuông đăng đối cao 28,7m. Chính tòa xây dựng kiểu chứ đinh, mái được chịu lực bằng hai hàng cột lim, mỗi hàng 10 cột , đường kính cột khoảng 0,8m. Hai hàng cột được đặt trên 20 viên đá tảng trang trí hoa lá cách điệu đẹp mắt. Kế đó sát gần cồng vào Nhà chung là một ngôi nhà bốn gian lợp ngói ta, kiến trúc tương tự như những ngôi chùa của thế kỷ XVIII với mái cong, xà bẩy, con sơn chạm khắc hoa lá. Khu Tiền tế được lát gạch cỡ lớn 40x40cm. Hiện nay, ngôi nhà này là dấu tích đầu tiên của các giáo sĩ đến hành đạo và làm lễ từ khoảng đầu thế kỷ XVIII.

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-1611

Tiếp đó, qua cổng nhà thờ là khu Nhà chung bao gồm hàng chục ngôi nhà theo nhiều kiểu kiến trúc khác nhau tạo nên một quần thể liên hoàn như khu Nhà nguyện, nơi ở của các giám mục, linh mục, tu sĩ, nơi làm việc…, khu lưu trữ các tài liệu của giáo hội, khu hành lễ và đào tạo tu sĩ. Tiếp đến phía Bắc của Tòa Giám mục là nhà Dục Anh nơi chuyên nuôi trẻ mồ côi, tàn tật và những người già cả neo đơn không nơi nương tựa. Kế phía tây bên phải là khu vực của dòng tu “Mến thánh giá”. Giáp với khuôn viên Tòa Giám mục và chủng viện là công trình phục vụ cho sinh hoạt, là nghĩa trang Công giáo và hệ thống tường, cổng ra vào hết sức quy mô.

Tuy vậy, quy mô của Tòa Giám mục không chỉ bó hẹp trong phạm vi đó mà cùng với bảy nhà thờ khác trong xã nha Trung Lễ, Liên Thủy, Liên Thượng, Hạ Linh…tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh phục vụ cho Tòa Giám mục Bùi Chu.

Biển Quất Lâm

dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-1911
dia-diem-vui-choi-o-nam-dinh-201

Chắc hẳn không bác ào là không biết về sự nổi tiểng của nơi có biệt danh là “Thiên đường sung sướng” của Nam Định cũng như cả nước. Nhưng biển Quất Lâm cũng đẹp lắm đó các bạn.

Mang gì khi đến Nam Định?

Tất cả các trang phục, giày dép tùy thích. Nhưng lưu ý diện trang phục kín đáo, lịch sự khi đến thăm các di tích, đền chùa.

Mang dụng cụ chống nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.

Mang theo thuốc trị các bệnh căn bản. Mang theo lều, áo khoác hay chăn mỏng, nồi nếu muốn cắm trại.

Chúc các bạn có 1 chuyến Du Lịch vui vẻ

TIN TỨC NAM ĐỊNH 24H MỚI NHẤT