“Tranh tài” vẻ đẹp ghềnh đá đĩa ở Ireland và Việt Nam

1297

Bạn có biết ai là người giỏi xếp hình nhất trên thế giới không? Câu trả lời chính là tạo hóa. Đơn giản bởi lẽ Mẹ thiên nhiên là “người” có quyền năng lớn nhất, có thể tạo ra những tác phẩm tuyệt vời mà không một con nguời nào có thể “biến hóa” được. Một trong số những tuyệt tác có 1-0-2 ấy chính là ghềnh đá đĩa khổng lồ ở Ireland và ghềnh đá đĩa Phú Yên (Việt Nam). Cùng chiêm ngưỡng và khám phá xem điểm khác biệt giữa hai thắng cảnh thiên nhiên này nhé!

120315kpdadia02_f63c5Ghềnh đá đĩa là một dạng địa hình rất kì lạ, gần như chỉ có ở khu vực ven biển. Nếu bạn nhìn thấy ở đâu có những vách, ghềnh đá xếp chồng lên nhau vuông vức với những cột đá hình lục giác, ngũ giác, bằng phẳng và đều tăm tắp như những chiếc đĩa thì đó chính là minh chứng về ghềnh đá đĩa.
120315kpdadia03_91c3fTheo các nhà khoa học, cơ sở hình thành của dạng địa hình này là những khối đá bazan được tạo ra trong quá trình phun trào của núi lửa cách đây khoảng 60 triệu năm. Khi núi lửa phun, nham thạch trào ra từ miệng núi lửa bị đông cứng lại khi gặp nước lạnh, sau đó toàn bộ khối nham thạch này bị rạn nứt. Phần lớn đá nứt theo mạch dọc, tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, nhưng cũng có một số cột đá bị những đường xiết cắt ngang, tạo ra những hình tròn, hình đa giác xếp chồng khít vào nhau như những chồng đĩa.

Trước tiên, chúng mình cùng đến với ghềnh đá đĩa khổng lồ (Giant Causeway) ở County Antrim, bờ biển phía Đông Bắc Ireland. Nơi đây có cảnh quan tuyệt đẹp, gồm khoảng 40.000 cột đá bazan cao lớn, hầu hết là hình lục giác, với những khối đá thất giác hay bát giác xen kẽ. Khối đá cao nhất có kích thước lên tới 39 feet (khoảng 12m).

120315kpdadia14_8ce57

Người dân Ireland truyền tụng một truyền thuyết cổ xưa lý giải sự hình thành của thắng cảnh này. Theo đó, sự hình thành ghềnh đá đĩa gắn liền với người chiến binh khổng lồ Ireland Fionn Mac Cumhaill. Truyện kể rằng, Fionn xây dựng ghềnh đá đĩa này nhằm bắc một cây cầu để đi tiến đánh kẻ thù là người khổng lồ Benandonner ở Scotland. Giữa đường, Fionn đã ngủ quên và không tới được nơi. Tên khổng lồ Benandonner đi tìm ông. Vợ của Fionn đã đắp một tấm chăn lên người ông và giả vờ như ông chính là con trai của họ nhằm lừa Benandonner.

Một dị bản khác thì kể lại Fionn sau khi thấy Benandonner to lớn hơn mình đã nghĩ ra cách đóng giả là con trai của ông và vợ. Benandonner bị lừa khi thấy “Fionn con” to lớn nhỏ hơn mình một chút nhưng lại có sức mạnh ghê gớm, có thể chạy nhảy… nên hoảng sợ vì cho rằng như vậy chắc bố nó phải khỏe mạnh và to lớn nhường nào và thế là… bỏ chạy qua cầu. Để tránh Fionn đuổi theo, Benandonner đã khiến cho cây cầu trở thành ghềnh đá đĩa khổng lồ như ngày nay dưới bàn chân của mình.

120315kpdadia15_dbdab
120315kpdadia05_0a8fe
120315kpdadia06_d25a6

Chúng ta cùng trở lại quê hương Việt Nam và ghé thăm ghềnh đá đĩa ở Phú Yên. Ghềnh đá đĩa này cũng có cấu trúc địa chất tương tự như ghềnh đá đĩa ở Ireland, nằm ở ven biển Tuy An, Phú Yên. Song xét về mặt quy mô thì ghềnh đá đĩa của Việt Nam nhỏ hơn một bậc. Nhìn từ xa trông nơi đây không khác nào một tổ ong khổng lồ. Theo như ước tính, tại đây có khoảng 35.000 cột đá với nhiều hình thù ken đều chằn chặn, khít nhau như có bàn tay sắp đặt của con người, trải dài trên diện tích khoảng 1km2.

120319kpphuyen02_3718e
120319kpphuyen03png_65c8c

Đá ở đây có màu đen tuyền hoặc màu vàng, lốm đốm tổ ong, nửa chìm nửa nổi. Trung bình mỗi viên đá cao chừng 60 – 80cm. Có những chỗ đá xếp cao và thẳng. Có những chỗ đá lại xếp trải dài hoặc nghiêng nghiêng, trông như những chiếc đĩa đặt chồng lên nhau một cách “cẩu thả”. Các cột đá có tiết diện hình lục giác, hình vuông, hoặc có hình tròn như chiếc đĩa. Ở giữa ghềnh có một lõm trũng. Nước mưa và nước biển đọng vào tạo thành một vũng, lâu ngày các loài cá nhỏ đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng bơi lội tung tăng. Đây chính là điểm hấp dẫn riêng độc nhất vô nhị của ghềnh đá đĩa Việt Nam.

120319kpphuyen01_1a666
120315kpdadia08_4c23e
120315kpdadia09_4b500

KENH14.VN