Trồng rừng tràm – Biện pháp giảm lũ tích cực – Ban quản lý dự án lâm nghiệp

1050

Là một hệ sinh thái đặc biệt, Tràm (Melaleuca sp.) là loài cây thân gỗ đặc trưng vốn phân bố tự nhiên và là loài cây trồng chính trên vùng đất phèn nặng, ngập nước theo mùa của vùng ĐBSCL.

Là một hệ sinh thái đặc biệt, Tràm (Melaleuca sp.) là loài cây thân gỗ đặc trưng vốn phân bố tự nhiên và là loài cây trồng chính trên vùng đất phèn nặng, ngập nước theo mùa của vùng ĐBSCL. Giá trị của hệ sinh thái rừng tràm không chỉ là lâm sản mà phải kể tới cả một hệ thực vật, động vật đa dạng và hàng loạt chức năng sinh thái khác. Rừng Tràm còn góp phần cải thiện chất lượng nước cho cộng đồng có thể coi đó là chiếc máy lọc nước tự nhiên khổng lồ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng nước không chỉ cho nước phèn tại chỗ mà nó còn có thể rửa phèn cho những cánh đồng bị phèn lân cận. Đây là tấm lá chắn thiên nhiên, một hệ sinh thái bền vững bảo vệ cho khu dân cư và những cánh đồng lúa năng suất cao trong vùng, mà ít người quan tâm tới. Cho tới những năm gần đây khi vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải mất đi hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm mạng người do bão lũ thì chúng ta mới thức tỉnh về hậu quả của nạn phá rừng dọc lưu vực sông Mê Kông. Khi “tấm chắn thiên nhiên” này bị phá vỡ, dòng lũ tự do tàn phá những cánh đồng, nhà cửa, công trình. Đất phèn ngày càng khô nứt do mực nước ngầm ngày càng hạ thấp, nhiễm mặn ở hạ nguồn ngày càng tăng, năng suất cây trồng không còn bền vững.

Những năm gần đây lũ liên tục ập xuống, ĐBSCL trở thành một diện tích nước mênh mông, một Biển Hồ định kỳ. Do mất rừng, bão, lũ không có nơi dừng chân trước khi đổ trút lên những cộng đồng dân cư và công trình khác, hậu quả là dân cư trong vùng không được thiên nhiên che chở. Không có rừng tràm, không có những ô trữ nước khổng lồ này, đất xói mòn phù sa màu mỡ sẽ bị dòng lũ cuốn phăng ra biển, với cường độ và tốc độ lớn.

dac-diem-cua-rung-tram-phongkhkt-06-2012-01

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước giàu, tổ chức khác trên thế giới (IUCN, JICA,…) đã đầu tư nhiều dự án nghiên cứu về hệ sinh thái đất phèn ngập và hỗ trợ cho những chương trình này. Chính vì rừng tràm trên đất phèn ngập nước có những giá trị to lớn không chỉ về kinh tế mà cả về môi trường với nhiều chức năng sinh thái không thể nào thay thế được. Trước nguy cơ suy giảm tính đa dạng sinh học và hủy diệt các nguồn genquý hiếm, một số nỗ lực về công tác bảo tồn và phục hồi tính đa dạng sinh học vùng đất ngập nước trong châu thổ sông Mê Kông đã được đặt ra. Thông qua những nỗ lực này, các khu bảo tồn thiên nhiên đã được hình thành,Vườn quốc gia Tràm Chim và Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen là hai khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước rất điển hình được thành lập nhằm thực hiện những mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái vùng đất ngập nước ĐBSCL.

dac-diem-cua-rung-tram-phongkhkt-06-2012-02
dac-diem-cua-rung-tram-phongkhkt-06-2012-03

Ngoài những khả năng lắng tụ, gìn giữ phù sa bồi lắng, tăng màu mỡ cho đất đai, lọc nước, làm sạch không khí, rửa phèn cho những cánh đồng bị phèn lân cận, giúp làm giảm độc hại cho nguồn nước thải từ các khu nông nghiệp lân cận dồn về, tạo ra nguồn nước sạch cho vùng hạ nguồn, trước khi đổ ra biển rừng tràm còn có vai trò trong giảm lũ thông qua khả năng làm giảm mực nước lũ. Như vậy rừng tràm có vai trò phòng hộ quan trọng trong khu vực. Chính vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả phòng hộ của rừng tràm cho ĐBSCL nói chung vẫn đang là bài toán khó cần các nhà đầu tư nước ngoài chung tay bảo vệ để tạo nên lá phổi xanh cho đất nước.Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển những giá trị vốn có của khu vực trước hết cần trồng rừng phòng hộ theo đai để điều tiết dòng chảy cũng như chắn gió, bão cho khu vực phía sau nó. Bên cạnh đó cần quy hoạch phân bố rừng tràm cho hợp lý đảm bảo khả năng phòng hộ và phát huy được các giá trị khác của rừng góp phần bảo vệ mùa màng cho người dân trong vùng.

(Nguồn ảnh từ Internet)

Trần Thị Mai Dung – CTV

DALN.GOV.VN