Xe tốc hành đi Tây Ninh, 2, Kiều Tiên, XeTocHanh.com, 22/01/2016 14:53:21

1476

Cách TP HCM khoảng 100 km, du lịch Tây Ninh sẽ là điểm đến có nhiều điều thú vị để khám phá, thích hợp cho chuyến trải nghiệm nhẹ nhàng vào dịp cuối tuần. Hãy cùng xetochanh.com tìm hiểu về những điểm du lịch cũng như phương tiện đi lại sau đây để có được chuyến đi thật suôn sẻ nhé!

Giới thiệu về du lịch Tây Ninh

Là cửa ngỏ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với nước bạn Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh được xem là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa cổ có từ thời kỳ đồ đá với các hiện vật khảo cổ tại Gò Dinh Ông. Ngày nay, đến với Tây Ninh du khách nhớ mãi những danh thắng nổi tiếng như Tòa thánh Tây Ninh, hồ Dầu Tiếng mênh mông hay tham quan di tích Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam, lên núi Bà Đen,… Du khách sẽ nhớ mãi món ngon xứ Trảng Bàng với Bánh tráng phơi sương hay bánh canh với rau rừng đậm đà hương vị quê hương.

di-tay-ninh-tu-ben-xe-mien-dong-56a1dcc85b09f-1453448392

Phía bắc tỉnh, từ thị xã Tây Ninh trở lên, nhiều rừng núi, trong đó núi Bà Đen cao 986 m. Phía nam, đất khá bằng phẳng, gần như đồng bằng. Có hai con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Sông Sài Gòn được chặn lại tạo nên hồ Dầu Tiếng – công trình thuỷ lợi lớn nhất nước, tưới tiêu cho 17.500 ha đất nông nghiệp.

Tây Ninh là nơi tiếp giáp vùng núi cao nguyên Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền đất cao của Nam bộ. Phần lớn là đất đỏ và đất xám, rất tốt cho việc trồng trọt, nhất là trồng rừng và trồng cây công nghiệp.

Thị xã Tây Ninh cách Tp. Hồ Chí Minh 99 km. Quốc lộ 22A từ thành phố qua Trảng Bàng, Gò Dầu tới cửa khẩu Mộc Bài. Quốc lộ 22B từ Gò Dầu qua thị xã Tây Ninh đi cửa khẩu Sa Mát.

Giữ vị trí nối giữa Tp. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pêng (Cam-pu-chia), Tây Ninh là địa bàn chiến lược về kinh tế và quốc phòng, từng là căn cứ địa cách mạng miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày xưa đây là đất Phù Nam. Sau đó thuộc phủ Gia Định (thời Nhà Nguyễn). Năm 1936 đặt phủ Tây Ninh gồm 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá, sau đổi thành tỉnh Tây Ninh.

Tây Ninh có 240 km đường biên giới giáp với Campuchia, là cửa ngõ quan trọng của phía Tây Nam của tổ quốc. Tây Ninh có núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, vườn quốc gia Lò Gò — Xa Mát, có Tòa thánh Cao Đài, tháp cổ Bình Thạnh cùng các di tích lịch sử, căn cứ cách mạng miền Nam… tạo nên tuyến du lịch khá hoàn chỉnh mang tính tự nhiên, hoang sơ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Ðài có Toà thánh Tây Ninh biểu tượng của đạo Cao Đài là Thiên Nhãn. Ngoài ra Tây Ninh còn có những địa danh nổi tiếng như: Hồ Dầu Tiếng, Căn cứ trung ương Cục, …

Trảng Bàng (Tây Ninh) là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, phố nghề thủ công truyền thống. Nổi tiếng nhất vẫn là Bánh Canh Trảng Bàng, Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.

Đến vùng núi Bà Đen du khách thường hay đến đây hành hương và tham gia Lễ hội Bà Đen, và viếng Hội xuân núi Bà.

Vùng đất Tây Ninh là vùng đất thiên rất thích hợp cho các du khách hành hương và du ngoạn những cảnh đẹp rất riêng của vùng núi giữa đồng bằng này.

Tây Ninh là vùng đất có núi non, đồng bằng và nhiều phong cảnh đẹp rất hấp dẫn đối với nhiều khách du lịch. Rừng Tây Ninh có tới hơn 200 loài gỗ quý, 250 loài thú hiếm với một số lượng rắn ba sọc, rùa vàng lớn nhất ở Việt Nam cùng hơn 700 loài côn trùng. Ngày nay, những loài động thực vật quý này đang được bảo tồn và bảo vệ.

Những điểm tham quan không thể bỏ qua tại Tây Ninh

Toà Thánh Tây Ninh

Đạo Cao Đài Tây Ninh ra đời cuối năm 1926 tại Tây Ninh do một số người đứng ra thành lập, mà đứng đầu là ông Phạm Công Tắc.

di-tay-ninh-tu-ben-xe-mien-dong-56a1dce21cbb3-1453448418

Biểu tượng của đạo Cao Đài là Thiên Nhãn. Ngoài việc thờ Thiên Nhãn họ còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Giê su, Khổng Tử, Lão tử, Phật Bà Quan Âm…

Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng quy mô tại một địa điểm cách thị xã Tây Ninh 5 km về phía Đông Nam. Bắt đầu khởi công năm 1933. Năm 1947 thì hoàn thành công việc xây dựng. Nhưng mãi đến năm 1955 mới khánh thành. Nội ô của tòa thánh rộng 1 km2, trong đó còn có đền thờ Phật mẫu, có vườn kiểng đoàn kết, có rừng thiên nhiên.
Ngôi tòa dài 140 m, rộng 40 m, có tam đài cao 36 m, hiệp thiên dài (hai lầu chuông và trống) cao 25 m, cửu trùng đài và bát quý đài cao 30 m.

Cửa chính của tòa thánh quay mặt về phía tây.

Bên trong tòa thánh gồm hai hàng cột rồng, sơn xanh đỏ, trắng rất sặc sỡ. Trên trần được ngăn ra làm 9 khoảng có hình bầu trời đầy mây và sao. Khu chính diện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả dịa cầu)

Ngày nay, khách đến thăm tòa thánh còn được thấy nhiều công trình văn hóa của Tây Ninh phát triển từ sau ngày giải phóng, nằm trong khu vực Tòa Thánh.

Hồ Dầu Tiếng

Cách thị xã Tây Ninh 20km là điểm du lịch nằm tuyến liên hoàn giữa thị xã Tây Ninh – Toà thánh Tây Ninh – núi Bà Đen.

Hồ có diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỷ m3 nước tưới cho đồng ruộng tỉnh và các tỉnh lân cận.

Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian rộng lớn, sơn thủy hoà quyện, các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, không khí trong lành, thoáng mát sẽ tạo cho du khách cảm giác thoải mái trong một chuyến du lịch. Ðến nơi đây, quý khách còn được thưởng thức các món ăn thủy sản của địa phương.

Về thăm căn cứ Trung ương cục

Nằm cách thị xã Tây Ninh 64 km, từ năm 1962 – khu vực rộng 70 ha sát biên giới này là căn cứ Trung ương cục – gọi tắt là R: Bộ phận đầu não chỉ đạo trực tiếp cách mạng miền Nam. Từ cửa khẩu Sa Mát, con đường nhỏ rải nhựa len lỏi giữa rừng nhiệt đới luôn đầy ắp hương rừng

di-tay-ninh-tu-ben-xe-mien-dong-56a1dcfc6673f-1453448444

Rừng ở đây có giá tỵ (tếch), căm xe, gõ, trắc, đinh hương, bằng lăng, k’nia (cày)… nhưng nhiều nhất là họ Dầu. Thấp thoáng dưới tán cây là những căn nhà đơn sơ lợp lá trung quân. Lá được hái lúc còn xanh, gập đôi đan thành tấm lợp, vừa nhẹ vừa mát. Ðặc biệt lá trung quân gặp lửa là tự ngún chứ không cháy lan.

Men theo những con đường mòn lốm đốm hoa nắng và hoa rừng khoe sắc là nhà làm việc của các cán bộ lãnh đạo R. Những mái nhà đơn sơ luôn rộn rã tiếng ve và ríu rít tiếng chim là những tên tuổi đã đi vào lịch sử cách mạng: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Ðáng, Trần Nam Trung, Phạm Thái Bường… Vật dụng trong nhà giản dị với chõng tre; với những súc gỗ cưa tròn: nhỏ làm ghế, lớn làm bàn; với tủ và kệ bằng ván… Tất cả đều là sản vật của rừng dâng tặng. Dưới nền nhà là những căn hầm kiên cố được nối kết bởi hệ thống giao thông hào dài hàng chục km. Cạnh nhà vô số hố bom. Có hố sâu 5- 7 m, rộng 15 – 20 m được sử dụng như những ao cá nhỏ.

Nếu mỏi chân, khách có thể ngồi nghỉ cạnh những mái lều dã chiến hay ngả lưng trên những chiếc võng dù. Khi bụng cồn cào, xin mời ghé bếp Hoàng Cầm dùng thử bữa trưa với thực đơn: canh chua cá khô lá bứa, gà rừng xào lá giang, thịt heo kho măng…

Đến núi Bà trượt máng – Tỉnh Tây Ninh

Đến núi Bà Đen (Tây Ninh), du khách – nhất là các bạn trẻ rất thích thú khi chơi máng trượt. Đây là loại hình du ngoạn lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam, và được đánh giá như một “sản phẩm du lịch” độc đáo, tạo ấn tượng mạnh đối với khách du lịch, hành hương khi đặt chân đến ngọn núi xinh đẹp này.

Máng trượt ở núi Bà là một hệ thống khép kín, gồm có hai tuyến: tuyến kéo (tuyến lên) dài 1.190 m và tuyến trượt (tuyến xuống) dài 1.700 m, được đặt trên 482 trụ móng, gồm 102 xe trượt đôi (hai người ngồi), với công suất phục vụ 500 người/giờ. Hai bên tuyến lên và xuống đều có hành lang bảo vệ và lưới an toàn. Hệ thống máng trượt được sản xuất theo công nghệ hiện đại do tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô (Trung Quốc) sản xuất, với tổng mức vốn đầu tư 25 tỷ đồng.

di-tay-ninh-tu-ben-xe-mien-dong-56a1dd552220b-1453448533

Xuất phát từ nhà ga dưới chân núi, vận chuyển khách lên bằng hệ thống kéo (xe trượt được kéo bằng 3 môtơ công suất 22kW và có hệ thống chống trượt của tuyến kéo bảo đảm xe không tuột xuống), du khách vượt qua ba đoạn đường ray và ba đoạn trung chuyển mới lên được mặt bằng Chùa Bà (nhà ga trên máng trượt). Ở tuyến lên, đường uốn lượn dọc theo sườn núi, thoắt ẩn thoắt hiện sau những mỏm đá, rặng cây tạo cảm giác hào hứng, sống động. Với tốc độ chậm như vậy, du khách có thể ngắm nhìn hoặc ghi hình vẻ đẹp hoang sơ của núi Bà.

Thích thú nhất là khi trượt xuống bằng hệ thống máng trượt inox, du khách sẽ phải vượt qua nhiều chặng quanh co, khúc khuỷu. Có đoạn xe đang chạy thẳng tắp, bỗng phía trước là đoạn cua, khi xe đến nghiêng chừng 40 độ, tạo cho bạn cảm giác khá mạo hiểm và thích thú (với điều kiện bạn phải bình tĩnh và nhớ buộc dây an toàn). Mỗi xe đều có hệ thống thắng tay để khách chủ động điều chỉnh tốc độ trượt. Nếu du khách cảm thấy “e ngại”, mỗi xe trượt nên đi hai người. Riêng các em nhỏ bắt buộc phải có người lớn đi kèm. Giá vé mỗi lần lên hoặc xuống 25.000 đồng/người lớn, nếu mua khứ hồi 45.000 đồng; trẻ em dưới 12 tuổi 20.000 đồng/vé/lượt (bao gồm phí bảo hiểm).

Thăm Chàng Riệc – Tây Ninh

Rừng Chàng Riệc nằm ở biên giới Việt Nam – Campuchia, cách TPHCM chừng 130km, trong đó hơn 20km là đường xuyên rừng. Nơi đây có một di tích đáng chú ý: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

Qua khỏi đồn biên phòng Xa Mát, đường đến Chàng Riệc xuyên qua những khoảng rừng già với nhiều cây cổ thụ hai, ba người ôm không xuể, tán che kín trời. Trong thời chiến tranh, nhờ sự chở che của thiên nhiên và nhân dân vùng biên nên bộ đội hai nước luôn giữ vững thế trận trên toàn Nam Bộ và chiến trường Lào – Campuchia. Trong một lần về thăm khu căn cứ này, đồng chí Võ Văn Kiệt (nguyên Bí thư Khu uỷ Sài Gòn – Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ) cho biết: Tại khu rừng biên giới này, mỗi khi Mỹ “cày” bom bên này thì bộ đội ta chuyển sang khu rừng bên kia phía nước bạn và ngược lại, nếu bên kia bị giội bom, quân ta lại trở về “R”. Đúng là “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.

Trong khoảng rừng nguyên sinh rộng trên 200ha đó, Trung ương Đảng đã chọn làm căn cứ chỉ đạo cuộc kháng chiến. Kể từ khi thành lập Trung ương Cục miền Nam (1961) đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, của Trung ương Cục tới đây làm việc như Nguyễn Văn Linh (Bí thư Trung ương Cục miền Nam đầu tiên), Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Đáng, Phạm Thái Bường, Trần Nam Trung… Rừng Chàng Riệc nhiều vô kể loại lá trung quân. Đó là loại lá thích hợp dùng lợp nhà, vừa mát, vừa bền và đẹp mắt, đồng thời không bị cháy lan khi hoả hoạn.

Từ đồn Xa Mát vào khu di tích, điểm đầu tiên du khách gặp là di tích Ban An ninh Cục miền Nam. Đi sâu vào khu di tích là nhà làm việc của các đồng chí lãnh đạo và các khu nhà hành chính, nhà hậu cần, hội trường… Tất cả nối thông nhau bởi hệ thống 430m đường nội bộ và 1.253m hào giao thông. Đồ đạc, giường ngủ, bàn làm việc, máy điện thoại đều đơn sơ. Có một điều khá lạ lùng: Nhiều hố bom chỉ cách nhà làm việc chừng 10-15m mà khu nhà vẫn an toàn. Cách đây 20 năm, Bộ VH-TT đã tiến hành tôn tạo khu di tích và sau 16 tháng thi công, đã hoàn thành ngày 28.4.1994. Ngày khánh thành, đồng chí Nguyễn Văn Linh – nguyên Tổng Bí thư của Đảng – và nhiều cán bộ từng làm việc trong khu căn cứ đã về thăm lại chiến trường xưa.

Trưa ở rừng già Chàng Riệc thực an bình. Trong không gian yên tĩnh, tiếng chim hót quyện trong tiếng gió hú như chìm sâu vào cõi biên mênh mông. Một màu xanh ngút ngàn, thẳm sâu. Ngồi nghỉ nơi từng một thời là trung tâm đầu não của cuộc chiến tranh thần thánh của quân, dân ta chống ngoại xâm, hồi nhớ về những năm tháng hào hùng, trong lòng mỗi du khách dâng trào niềm tự hào. Nhiều du khách nước ngoài tới đây tham quan, đã hiểu thêm ý chí, sức mạnh quật cường của một dân tộc trong quá khứ quyết giành tự do, độc lập. Đây cũng là một địa chỉ đỏ để giáo dục các thế hệ về truyền thống cách mạng.

Đi siêu thị miễn thuế Mộc Bài

Siêu thị nằm ở vùng đệm giữa biên giới VN – Campuchia, du khách phải trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu ở cổng vào. Tôi trình giấy tờ và được phát một tấm vé ra vào cổng màu vàng có đóng dấu kiểm soát của Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Một phụ nữ Campuchia đứng cạnh bên có nước da đen giòn được phát tấm vé màu xanh.

Ở quầy tiếp tân, du khách được hướng dẫn điền đầy đủ thông tin cá nhân, số chứng minh nhân dân được nhập vào máy để quản lý, mỗi người mỗi ngày chỉ được mua một lần miễn thuế. Cô nhân viên tiếp tân dặn tôi phải giữ cẩn thận tấm vé để xuất trình khi kiểm phiếu mua hàng hóa tại cửa hải quan và khi ra khỏi khu vực siêu thị.

Hàng hóa mới lạ, phong phú, giá hấp dẫn nên mới mở cửa hoạt động thử hơn một tuần (sẽ chính thức khai trương cuối tháng mười một này), siêu thị đã đón khoảng 1.000-3.000 lượt khách/ngày. Ngay tiền sảnh siêu thị là khu hàng nhập ngoại với một loạt nhãn hiệu thời trang nổi tiếng, hàng kim khí điện máy, rượu ngoại.

Thu hút đông khách vào xem nhất là khu hàng kim khí điện máy. Nhiều mặt hàng điện gia dụng có giá khá hấp dẫn. Tôi hỏi mua máy ảnh Panasonic 5 triệu điểm ảnh có giá 459 USD, cô nhân viên đứng quầy giải thích: “Chị là khách nội địa được mua hàng 500.000 đồng miễn thuế, trừ số tiền này ra, chị sẽ đóng thuế nhập khẩu và VAT phần tiền vượt mức miễn thuế”.

Với khách từ Campuchia sang mua hàng (không giới hạn số tiền mua hàng), hàng hiệu bán ở đây có giá khá hời.

Tây Ninh có là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, tới đây, du khách có thể đến Núi Bà, có thể đến tòa Thánh Thất Tây Ninh, có thể đi siêu thị miễn thuế.

>> Xem thêm: Xe tốc hành

Phương tiện đi và về Tây Ninh

Xe máy

Tây Ninh cách Tp.Hồ Chí Minh 99km, nếu đi bằng xe máy mất khoảng 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng di chuyển (tùy vào tình trạng giao thông).

Có 2 cung đường đi:

-Từ TP Hồ Chí Minh chạy xe theo tuyến quốc lộ 22A đến ngã 3 Trảng Bàng, rẽ phải theo tỉnh lộ 782

(đường Bời lời, hướng đi về huyện Dương Minh Châu). Cứ theo đường 782 đi hơn 50km nữa là đến thị xã Tây Ninh. Cung đường này có nhiều đoạn nhỏ hẹp, một số ngã 3 không để bảng chỉ dẫn hướng đi. Tuy nhiên đi theo cung đường này sẽ rút ngắn thời gian hơn.

-Từ Tp Hồ Chí Minh chạy xe theo tuyến quốc lộ 22A đến ngã 3 Trảng Bàng thì rẻ trái (QL22A). Đến ngã ba thị trấn Gò Dầu (ngay chợ Gò Dầu, rẽ trái đi cửa khẩu Mộc Bài) thì rẽ phải theo quốc lộ 22B chạy khoảng 60km nữa là đến vòng xoay trung tâm thị xã Tây Ninh. Cung đường này có đường rộng, dễ đi, được mục kích cảnh ruộng đồng mênh mông và ngắm cảnh đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông, đặc biệt cảnh hoàng hôn rất đẹp đoạn đi qua huyện Gò Dầu – Hòa Thành.

Xe bus từ TP Hồ Chí Minh về Tây Ninh

Một vài tuyến xe bus đi Tây Ninh:

– Từ Tp.Hồ Chí Minh du khách bắt xe bus số 703 (tuyến Bến Thành – Mộc Bài và ngược lại) để đi Mộc Bài. Xe dừng tại bến xe Mộc Bài, tại đây du khách tiếp tục bắt xe bus số 05 để đi thị xã Tây Ninh. Xe sẽ dừng tại bến xe Tây Ninh.

di-tay-ninh-tu-ben-xe-mien-dong-56a1df11ece43-1453448977

Xe bus số 703: Bến Thành – Mộc Bài

Tần suất hoạt động 40 chuyến/ngày (riêng thứ bảy và chủ nhật là 48 chuyến/ngày).

Thời gian di chuyến: 150 phút.

Thời gian hoạt động: Bến Thành: 6g-16g30, Mộc Bài: 8g35-19g30.

  • Xe Bus số 05: Mộc Bài – Tây Ninh

Thời gian hoạt động: 6h45’ – 18h00

– Từ Tp.Hồ Chí Minh du khách bắt xe bus đi bến xe Củ Chi. Từ bến xe Củ Chi bắt tiếp xe bus số 603 chuyện tuyến Bến xe Củ Chi – Tây Ninh và ngược lại. Xe sẽ dừng tại bến xe Tây Ninh.

Một số tuyến xe bus đi bến xe Củ Chi:

  • Xe bus số 13: Bến Thành – Bến xe Củ Chi và ngược lại

Số chuyến: 146 chuyến/ngày

Thời gian chuyến: 75 phút

Giãn cách: 10 – 20 phút/chuyến

Thời gian hoạt động:

Bến Thành: 04h30 – 20h30

BX Củ Chi: 03h30 – 19h30

  • Xe bus số 94: Chợ Lớn – Bến xe Củ Chi và ngược lại

Số chuyến: 205 (trong đó có 15 chuyến phục vụ người khuyết tật) chuyến/ngày

Thời gian chuyến: 75 phút

Giãn cách: 8 – 15 phút/chuyến

Thời gian hoạt động:

– BX Chợ Lớn: 04h45 – 20h30

– BX Củ Chi: 04h00 – 19h00

  • Xe bus số 74: Bến xe An Sương – Bến xe Củ Chi và ngược lại

Cự ly: 21,85 km

Số chuyến: 310 chuyến/ngày

Thời gian chuyến: 45 phút/chuyến

Thời gian hoạt động:

– Bến xe An Sương: 4 giờ 40 -20 giờ 30

– Bến xe Củ Chi: 3 giờ 40 – 19 giờ 20

Thời gian giãn cách: 4 – 15 phút/chuyến

Bến xe Tây Ninh

Đường Trưng Nữ Vương

Điện thoại: (066). 3823 363

Xe khách

Xe khách chạy tuyến Tp.Hồ Chí Minh – Tây Ninh chủ yếu là xe 16 chổ, 24 chổ. Xe thường khởi hành từ bến xe An Sương và dừng tại bến xe Tây Ninh.

Một số hãng xe chạy tuyến Tp.Hồ Chí Minh – Tây Ninh và ngược lại.

  • Xe Đồng Phước

Xe 16 chổ, chất lượng tốt, có máy lạnh.

Tây Ninh: 1 Võ Văn Truyện, Tây Ninh – Điện thoại: (066) 3797979

Tp.Hồ Chí Minh: Bến xe An Sương QL22, Huyện Hóc Môn, Tp.HCM – Điện thoại: (08) 38 830478

  • Bến Xe An Sương

QL22, Huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38832 516

  • Bến xe Tây Ninh

Đường Trưng Nữ Vương, thị xã Tây Ninh

Điện thoại: (066) 3823 363

Đăng bởi Kiều Tiên Tags: du lịch tây ninh, phương tiện đi du lịch tây ninh, tây ninh, tuyến xe tốc hành, tuyến xe đi tây ninh, xe khách đi tây ninh, xe tốc hành, Xe tốc hành đi Tây Ninh, xe đi tây ninh

XETOCHANH.COM