41 địa điểm vui chơi, du lịch và chụp ảnh cực nổi tiếng ở Huế

2025

Đi du lịch Huế, bạn sẽ thấy mình như lạc vào chốn cung đình uy nghiêm trong những bộ phim cổ trang và đắm mình trong dòng lịch sử của dân tộc, với 41 địa điểm du lịch, vui chơi, hầu hết đều gắn liền với cố đô Huế dưới đây.

Để các bạn dễ theo dõi, chúng tôi đã chia bài viết thành các phần:

  1. Lăng, chùa, điện, miếu
  2. Cung điện, kinh thành
  3. Bảo tàng
  4. Biển
  5. Núi, sông, hồ
  6. Khác

Mời các bạn cùng khám phá Huế qua 41 địa điểm vui chơi, du lịch và chụp ảnh vô cùng nổi tiếng này nhé!

  1. Lăng, chùa, điện, miếu

  1. Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ, là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa được khởi công xây dựng năm 1601 vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

chua-thien-mu

Chùa Thiên Mụ

Lý giải cho cái tên “Thiên Mụ”, truyền thuyết xưa kể rằng khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp và đã bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại ở phía ngược dòng sông Hương, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”.Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”.

  1. Lăng Khải Định

Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.

lang-khai-dinh

Lăng Khải Định​

Lăng được xây dựng vào năm 1920 và phải mất 11 năm mới hoàn tất. Lăng có kiến trúc rất độc đáo, được làm từ những vật liệu tốt nên vẫn còn giữ nguyên được hầu như hiện trạng cho đến ngày nay.

  1. Thế Tổ Miếu

Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế. Đây là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn và cũng là nơi triều đình làm lễ cúng tế các vị vua quá cố.

the-to-mieu

Thế Tổ Miếu​

Miếu được xây dựng trong 2 năm (1821-1822), ban đầu chỉ dành để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vì thế mới có tên gọi Thế Tổ Miếu) nhưng về sau trở thành nơi thờ tất cả các vị vua của triều Nguyễn.

  1. Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức khi mới xây dựng được gọi với cái tên khác là Vạn Niên Cơ. Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

lang-tu-duc

Lăng Tự Đức​

Lăng là nơi chôn cất Vua Tự Đức, được xây dựng vào năm 1866 và có kiến trúc rất cầu kỳ tại một nơi sơn thủy hữu tình nên đến ngày nay vẫn luôn thu hút một lượng lớn khách tham quan hàng năm.

  1. Điện Thái Hoà

Điện Thái Hòa là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại.

dien-thai-hoa

Điện Thái Hòa

Điện được khởi hành xây dựng năm 1805, là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn. Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.

  1. Lăng Gia Long

Lăng Gia Long hay còn được gọi với tên khác làThiên Thọ Lăng, là lăng mộ của Gia Long hoàng đế, vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lăng tọa lạc tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, thành phố Huế.

lang-gia-long

Lăng Gia Long

Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.

  1. Chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm là một ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế; hiện tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An, thành phố Huế.

chua-tu-dam

Chùa Từ Đàm

Chùa do Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ XVII, và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn (hay Tông), với ý nghĩa là “lấy sự truyền tâm làm tông chỉ”.

  1. Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

dien-hon-chen

Điện Hòn Chén

Truyền thuyết kể rằng, vua Minh Mạng trong một lần lên núi Ngọc Trản đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua. Cũng chính từ giai thoại này mà nhà vua cho lập một đền thờ trên núi và lấy tên là Điện Hòn Chén.

  1. Điện Kiến Trung

Điện Kiến Trung là một cung điện của nhà Nguyễn trong Tử Cấm Thành Huế. Điện do vua Khải Định xây dựng năm 1921, hoàn thành vào năm 1923 và cũng là nơi vua Khải Định băng hà. Trước đây, lăng là nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung.

dien-kien-trung

Điện Kiến Trung
  1. Hưng Tổ Miếu

Hưng Tổ Miếu là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn – song thân của vua Gia Long, có vị trí ở tây nam Hoàng thành Huế.

hung-to-mieu

Hưng Tổ Miếu
  1. Chùa Diệu Đế

Chùa Diệu Đế trước đây là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi, có vị trí ngay bên bờ sông Gia Hội, nay là số 100B đường Bạch Đằng, gần cầu Gia Hội.

chua-dieu-de

Chùa Diệu Đế

Năm 1844, vua Thiệu Trị đã tôn tạo và sắc phong chùa Diệu Đế làm Quốc tự. Từ đó, chùa trở thành một danh lam của đất kinh kỳ.

  1. Chùa Huyền Không Sơn Thượng

Chùa Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn Chầm, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa tọa lạc giữa khu rừng thông quanh năm mát mẻ và thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông, được Thượng tọa Giới Đức khai sơn năm 1989.

chua-huyen-khong-son-thuong

Chùa Huyền Không Sơn Thượng
  1. Chùa Thiền Lâm

Chùa Thiền Lâm tọa lạc tại Thôn Thượng II, Xã Thuỷ Xuân, Thành phố Huế. Chùa được xây dựng vào năm 1960 bởi Hoà thượng Hộ Nhẫn.

chua-thien-lam

Chùa Thiền Lâm

Trước đây chùa chỉ là một Cốc nhỏ nhưng đến hiện tại, chùa là quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc như tượng, tháp mộ, tháp Phật, nhà tăng chúng… ở nhiều vị trí khác nhau mà trong đó nổi tiếng nhất là hai bức tượng “Phật Đứng” và “Phật Nằm”.

  1. Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu Lăng tọa lạc trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, cách cố đô Huế 12 km. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành và là nơi chôn cất của Minh Mạng Hoàng Đế.

lang-minh-mang

Lăng Minh Mạng
  1. Điện Voi Ré

Điện Voi Ré hay còn gọi là Long Châu Miếu), có vị trí cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km, thuộc địa phận thôn Trường Đá thuộc xã Thủy Biều, thành phố Huế.

dien-voi-re

Điện Voi Ré

Tương truyền rằng, dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, trong một trận giao tranh với quân đội Đàng Ngoài, một dũng tướng của Đàng Trong hy sinh giữa trận tiền. Đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của vị dũng tướng đã chạy trên một quãng đường dài hằng trăm dặm từ chiến địa về tận thủ phủ Phú Xuân, đến địa điểm phía đông của đồi Thọ Cương, nó đã rống lên một tiếng vang trời như phẫn uất, như đau thương cùng cực rồi phủ xuống trút hơi thở cuối cùng. Cảm động trước sự trung thành của một con vật có nghĩa, dân địa phương đã làm lễ an táng, xây mộ cho nó, người ta vẫn gọi một cách mộc mạc là mộ Voi Ré.

  1. Chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Năm 1843, sau khi từ chức “Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự” và trao quyền điều hành chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hoà thượng Nhất Ðịnh đã đến đây khai sơn, dựng “Thảo Am An Dưỡng” để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già.

chua-tu-hieu

Chùa Từ Hiếu

Hoà thượng Nhất Ðịnh nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho “Sắc tứ Từ Hiếu tự”. Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó.

  1. Cung điện, kinh thành

1. Kinh Thành Huế

kinh-thanh-hue

Kinh Thành Huế

2. Đại Nội

dai-noi-hue

Đại Nội Huế

3. Cung Diện Thọ

cung-dien-tho

Cung Diện Thọ

4. Cung An Định

cung-an-dinh

Cung An Định

5. Cung Trường Sanh

cung-truong-sanh

Cung Trường Sanh​
  1. Bảo tàng

​1. Bảo tàng Hồ Chí Minh

bao-tang-ho-chi-minh-hue

Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Huế

2. Bảo tàng Sứ Kí thời Nguyễn

bao-tang-su-ki-thoi-nguyen

Bên trong bảo tàng Sứ Kí thời Nguyễn

3. Bảo tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế

bao-tang-my-thuat-cung-dinh-hue

Bên trong bảo tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế
  1. Biển

1. Biển Lăng Cô

bien-lang-co

Biển Lăng Cô

2. Biển Thuận An

bien-thuan-an

Biển Thuận An

3. Biển Cảnh Dương

bien-canh-duong

Biển Cảnh Dương
  1. Núi, sông, hồ

1. Núi Bạch Mã

nui-bach-ma

Núi Bạch Mã

2. Núi Ngự Bình

nui-ngu-binh

Núi Ngự Bình

3. Sông Hương

song-huong

Sông Hương

4. Hồ Tĩnh Tâm

ho-tinh-tam

Hồ Tĩnh Tâm

5. Hồ Truồi

ho-truoi

Hồ Truồi
  1. Khác

1. Ngọ Môn

ngo-mon

Ngọ Môn Huế

2. Cầu ngói Thành Toàn

cau-ngoi-thanh-toan

Cầu ngói Thành Toàn

3. Cầu Trường Tiền

cau-truong-tien

Cầu Trường Tiền

4. Đồi Vọng Cảnh

doi-vong-canh

Đồi Vọng Cảnh

5. Tượng đài Phan Bội Châu

tuong-dai-phan-boi-chau

Tượng đài Phan Bội Châu

6. Quốc Tử Giám

quoc-tu-giam

Quốc Tử Giám Huế

7. Vườn quốc gia Bạch Mã

vuon-quoc-gia-bach-ma

Vườn quốc gia Bạch Mã

8. Đầm Lập An

dam-lap-an

Đầm Lập An

9. Lầu Tứ Phương Vô Sự

lau-tu-phuong-vo-su

Lầu Tứ Phương Vô Sự

Đi tour du lịch Huế Đà Nẵng của Anbinh Travel, bạn sẽ được tham quan gần một nửa trong số 41 địa điểm du lịch Huế cực nổi tiếng ở trên.

>>> Click ngay để xem chi tiết về lịch trình và giá tour du lịch Huế Đà Nẵng của chúng tôi!

Anbinh Travel

ANBINHTRAVEL.COM