7 đặc sản ngon ngất ngây ở Tuyên Quang

1511

Nhắc tới Tuyên Quang mọi người nhớ ngay tới câu nói “Chè Thái, gái Tuyên” nổi tiếng. Tuyên Quang không chỉ nổi tiếng nhờ “gái đẹp”, phong cảnh núi non hùng vĩ mà còn bởi những món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng ở nơi này.

1. Bánh gai Chiêm Hóa

cac-dac-san-noi-tieng-o-tuyen-quang-cach-lam-banh-gai-tu-tru-5

Đến huyện Chiêm Hóa, du khách sẽ không thể quên món bánh gai. Bánh gai được làm từ lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, dừa tươi, mứt bí, hạt sen, dầu chuối, mỡ lợn. Muốn có chiếc bánh thơm ngon, phải chọn gạo nếp cái hoa vàng, đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh qua đêm, sau đó để ráo nước và xay thành bột. Lá gai phơi khô tước bỏ hết gân, thái nhỏ, đem luộc rồi vắt kiệt nước, xay nhuyễn, trộn với bột và mật mía làm vỏ bánh. Hương vị của lá gai quyện vào mùi thơm của gạo nếp với lá chuối khô, tạo nên hương vị rất đặc trưng.

2. Gỏi cá bỗng Sông Lô

cac-dac-san-noi-tieng-o-tuyen-quang-tuyen-quang-3

Cá bỗng để chế biến món gỏi phải là cá nuôi được 1,5-2 năm, trọng lượng đạt 2,5 – 3kg, thịt chắc. Thịt cá lọc ra ngâm trong nước được chế từ quả tai chua. Đặc biệt, món gỏi cá bỗng được chế biến theo cách của đồng bào địa phương rất ngon mà không cần tới thính gạo. Phần xương cá băm nhỏ, rang vàng, tán mịn rồi trộn đều với lạc rang giã rối, ăn cùng những lát cá thái mỏng kèm theo gia vị, rau thơm và các loại lá rừng như sung, sấu, vón vén… Để có được một bát nước chấm gỏi cá hấp dẫn, ngoài những gia vị quen thuộc như muối rang, hành củ nướng chín, tỏi, ớt, tiêu, chanh thì hạt dổi hay hạt xẻn là một trong những gia vị không thể thiếu khi thưởng thức món đặc sản này.

Gắp một lát cá bỗng trắng phau, lăn qua chút bột mịn vàng làm từ xương cá, thêm vài hạt lạc rang đem gói cùng rau rừng, chấm với nước gia vị sanh sánh có đủ vị chua, cay, ngọt, bùi, bạn sẽ cảm nhận được hương vị mát của thịt cá, vị bùi thơm từ xương băm, vị dai giòn từ bẹ chuối non, hòa quyện cùng hương vị chua, cay của chanh, ớt và rau rừng thấm sâu nơi đầu lưỡi rất khó quên.

3. Thịt lợn đen

cac-dac-san-noi-tieng-o-tuyen-quang-cach-che-bien-mon-an-tuyet-hao-tu-lon-man11

Lợn đen được bà con người dân tộc tại các xã trên địa bàn huyện Na Hang, chăn thả tự nhiên, không sử dụng tăng trọng, lợn có trọng lượng từ 40 – 55kg .

Thịt lợn đen nổi tiếng với vị thịt thơm, săn chắc, khi nấu không có nước, bì giòn… Từ lợn đen, người Nà Hang đã chế biến thành những món ăn độc đáo như: Thịt lợn nướng riềng mẻ, thịt lợn nướng ngũ vị hương, thịt lợn xào lăn…

4. Xôi ngũ sắc

cac-dac-san-noi-tieng-o-tuyen-quang-xoi-ngu-sac

Xôi ngũ sắc (5 màu, gồm trắng, xanh, đen, đỏ, vàng) được làm để dâng tế thần linh. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc Tày, đây là biểu tượng của “ngũ hành”, tượng trưng cho kim, mộc, thủy, hỏa, thổ – 5 yếu tố vật chất tạo ra sự sống. Thưởng thức món xôi ngũ sắc, du khách không chỉ cảm nhận được hương vị thơm ngon mà còn được chiêm nghiệm những triết lý sâu xa về thuyết ngũ hành trong tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tày.

5. Thịt trâu gác bếp

cac-dac-san-noi-tieng-o-tuyen-quang-12346431-1680316932216083-5307870458076222858-n

Nói đến Tuyên Quang thì đừng quên món thịt trâu gác bếp .Thịt trâu ở vùng núi Tuyên Quang nổi tiếng là sạch và ngọt thịt. Khi trâu được mổ, lấy nguyên thịt nạc, dần cho mềm và ướp với tỏi, ớt, gừng, sả và những gia vị khác, sấy trên than củi hoặc hun khói trên gác bếp. Khi ăn, có thể cuốn thịt trâu khô với lá rau cải, chấm thêm với ma-gi, mù tạt, uống với bia

6. Rượu ngô Na Hang

cac-dac-san-noi-tieng-o-tuyen-quang-du-lich-ha-giang-8

Chỉ cần một nhấp rượu ngô Na Hang, bạn có thể cảm nhận được hương thơm vị mát lan tỏa khắp cơ thể. Nó ngấm vào từng đường gân, thớ thịt mà lần sau chỉ cần nghe đến tên thôi, bạn đã thấy khao khát được thưởng thức.

Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là ngô thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 20 loại thảo dược quý có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp, thấp khớp…

7. Cơm lam

Ai đã từng thưởng thức cơm lam nơi đây sẽ không bao giờ quên được hương vị dẻo thơm của nếp. Hương thơm, vị bùi của cơm dẻo, vị cay của gừng, vị ngọt của nước ống tre, vị thanh thanh lá chuối, mùi của khói bếp lửa thật quyến rũ. Cơm lam có thể ăn ngay hoặc để cả tuần mà vẫn mềm, ngon mà không bị hỏng, và có thể ăn cùng với nhiều thức ăn khác.

cac-dac-san-noi-tieng-o-tuyen-quang-com-lam-am-thuc-dac-trung-sapa-4

Được làm từ gạo nếp, nước gừng hoặc nước cốt dừa. Gạo nếp và nước được cho vào ống tre gai bánh tẻ, dùng chuối bịt kín lại rồi đốt. Cơm chín, gọt bỏ lớp tre cháy đen bên ngoài cho đến khi phần bao bọc ruột cơm chỉ còn lại một lớp mỏng. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp vỏ tre bên ngoài, giữ cả lớp màng ruột tre và chấm với vừng đen. Mùi nếp thơm quyện với nước cốt dừa, mùi ống tre bánh tẻ và vừng đen, cho cảm giác bùi, ngậy, thơm… Ở những vùng đồng bào dân tộc, ống tre được thay thế bằng ống giang, nứa; nước cốt dừa thay bằng nước gừng để tạo hương thơm.

LƯỢN LỜ