Ninh Bình được công nhận là vùng đất có nhiều di tích, danh lam nổi tiếng, hoà cùng bản sắc văn hoá tạo cho Ninh Bình những thế mạnh riêng biệt trong phát triển du lịch. Trong đó phải kể đến như Cố đô Hoa Lư, kinh đô của nước Đại Cồ Việt thế kỷ thứ 10, nhiều công trình kiến trúc được lưu giữ như đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành, chùa Nhất Trụ, …
Những bức tường thành sừng sững giữa đất trời, hay núi non và hang động kỳ tú, đậm chất văn hoá, lịch sử được đông đảo du khách ghé thăm.
8 điểm du lịch Ninh Bình được đông đảo du khách ghé thăm nhất bao gồm:
1. Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư cách Hà Nội chừng 100km về phía Nam theo Quốc lộ 1A; thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đinh Tiên Hoàng chọ vùng núi non kỳ vĩ và hiểm trở Hoa Lư làm thủ đô.
Tuy chỉ được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong thời gian ngắn ngủi (42 năm) nhưng tại nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện có liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc như: gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội.
Lễ hội cố đô diễn ra tại quảng trường trung tâm khu di tích cố đô Hoa Lư và các di tích. Lễ hội còn có tên là “lễ hội cờ lau” vì vì tái hiện cảnh vua Đinh Bộ Lĩnh với trò chơi “Cờ lau tập trận”. Lễ hội được mở vào mùa xuân, có thể vào ngày sinh của Đinh Bộ Lĩnh (15/2 âm lịch), hoặc đầu tháng 3 bắt đầu từ 6/3 đến 10/3 âm lịch (Tương truyền, ngày 10/3 là ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, ngày 8/3 là ngày mất của vua Lê Đại Hành)
Lưu ý: Nếu đi trọn vẹn hành trình trên thì có thể các bạn sẽ phải đi mất cả ngày, nếu không thì các bạn hãy lựa chọn lịch trình phù hợp cho mình nhé. Muốn tham gia lễ hội thì nên đến vào dịp lễ hội còn muốn vãn cảnh thì nên tránh dịp đó. Điều quan trọng là các bạn nên chủ động mặc những bộ trang phục kín đáo, lịch sự trước khi du lịch nhé, vì hầu hết các địa điểm đều là nơi tôn nghiêm.
Vị trí: xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
2. Vườn quốc gia Cúc Phương
Vườn quốc gia Cúc Phương cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km về phía Nam, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 45km về phía Tây Bắc. Nó nằm sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp với diện tích khoảng 22.200ha. Nơi đây có quần thể động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Điều đặc biệt là cây chò xanh, cây sấu cổ thụ có tuổi thọ khoảng 1.000 năm. Vào mùa sấu, sấu rụng đầy gốc cây, các bạn có thể nhặt những quả sấu còn nguyên để ăn. Nếu các bạn đến đây đúng vào dịp phong lan rừng nở thì các bạn sẽ được chiêm ngưỡng thêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của các loại lan rừng.
Một số lưu ý khi tham quan vườn quốc gia Cúc Phương
- Thời gian tốt nhất để cắm trại rừng Cúc Phương là vào mùa thu và mùa đông, khoảng đầu tháng 9 đến hết tháng 12. Nếu các bạn muốn cắm trại qua đêm tại rừng thì nên lưu ý mang những đồ dùng cần thiết như giày và tất đi rừng, đèn pin, túi ngủ, máy ảnh, ống nhòm, thuốc chống côn trùng đốt.
- Muốn đốt lửa trại thì nên hỏi nhân viên kiểm lâm trước vì không phải chỗ nào cũng được phép đốt lửa trại.
- Vì đây là rừng nhiệt đới nên thường nóng và ẩm ướt. Có thể có nhiều muỗi và vắt, các bạn lưu ý mặc quần áo dài tay để tránh bị đốt nhé. Bạn mình mặc quần ngố nên khắp bắp chân nó bị muỗi đốt đỏ ửng, khiến cho buổi đi chơi trở nên mất vui.
Vị trí
Vườn quốc gia Cúc Phương cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km về phía Nam, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 45km về phía Tây Bắc, cách thị xã Hoà Bình 120km về phía Đông Nam và cách thành phố Thanh Hoá khoảng 60km về phía Tây – Bắc.
3. Tam Cốc-Bích Động-Hạ Long trên cạn
Tam Cốc – Bích Động là một quần thể kiến trúc được ví như một “Hạ Long trên cạn” bởi cảnh núi non trùng điệp hài hòa cùng hệ thống hang động kỳ thú, sông nước hữu tình. Vào thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất dọc theo dòng sông Ngô Đồng.
Tam Cốc có nghĩa là “ba hang” hay còn gọi là Xuyên Thuỷ động gồm: Hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Đi ngược với hướng Tam Cốc là chùa Bích Động, nằm trên dãy núi Ngũ Nhạc. Đây là một ngôi chùa cổ do các vị sư chí kiên, chí thể sáng lập vào thời Hậu Lê.
Các tuyến đi bằng du thuyền:
- Tuyến bến đò Đình Các (bến Tam Cốc) – Hang Cả – Hang Hai – Hang Ba;
- Tuyến xuyên thủy động (xuyên dưới Bích Động);
- Tuyến Thạch Bích – thung Nắng;
- Tuyến thung Nham – vườn chim,
- Tuyến hang Bụt – động Thiên Hà.
Các điểm du lịch đi bộ, xe đạp và leo núi:
- Núi và chùa Bích Động;
- Động Tiên;
- Hang Múa;
- Khu nhà cổ Cố Viên Lầu;
- Đền Thái Vi – động Thiên Hương.
- Các bạn nhớ chủ động mặc những trang phục kín đáo và lịch sự vì trong lịch sẽ có những điểm tham quan tôn nghiêm như chùa ở Bích Động và đền Thái Vi.
- Phong cảnh Tam Cốc mùa nào cũng đẹp, nhưng vào mùa gặt vẫn là đẹp nhất. Vào vụ gặt khoảng cuối tháng tư đầu tháng năm âm lịch, thời gian chỉ kéo dài 2 tuần, khi những ruộng lúa xanh xen lẫn ruộng lúa chín vàng, chỗ đang gặt, chỗ chưa, tạo nên những mảng màu rất đẹp.
- Các bạn cũng có thể mang theo một chút đồ ăn nhẹ đi để dùng cho bữa trưa nhưng lưu ý là không được xả rác bừa bãi.
- Nhớ mang theo áo chống nắng và một chiếc ô gấp nhỏ trong ba lô để đề phòng mưa nắng thất thường.
Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động nằm cách Quốc lộ 1A chỉ khoảng 2km, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 7km và cách thị xã Tam Điệp khoảng 9km.
4. Nhà thờ đá Phát Diệm
Về Ninh Bình, nếu có dịp ghé qua thị trấn Phát Diệm thì các bạn đừng quên chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của Nhà thờ đá Phát Diệm. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc châu Âu và Đông Á. Những nét độc đáo trong kiến trúc của nơi đây, dù là nhà thờ Công giáo nhưng kiến trúc vẫn ít nhiều mang phong cách truyền thống của các đình, đền, chùa Việt Nam.
Quần thể nhà thờ Phát Diệm rộng khoảng 30.000m², gồm 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ xung quanh (trong đó có một nhà thờ được xây dựng bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá), 1 phương đình (nhà chuông), ao hồ và 3 hang đá nhân tạo.
Đi vào khu nhà thờ từ hướng Nam, sau hồ nước là một khoảng sân rộng rãi, thoáng đãng. Từ đây, các bạn có thể quan sát tổng thể diện mạo của toà tháp chuông (Phương Đình) được làm toàn bằng đá. Nằm song song hai bên nhà thờ lớn, có 4 nhà thờ nhỏ đăng đối nhau là nhà thờ Thánh Rôcô, nhà thờ Thánh Giuse, nhà thờ Trái tim Đức Mẹ và nhà thờ Thánh Pêrô.
- Các bạn lưu ý mặc những bộ trang phục kín đáo, lịch sự khi có ý định ghé thăm nhà thờ.
- Mang theo áo chống nắng và một chiếc ô gấp nhỏ trong ba lô để đề phòng những cơn mưa bất chợt hay ngày trời nắng to.
- Tham quan nhà thờ chỉ mất nửa ngày, vì vậy các bạn có thể nghỉ trưa ăn trưa tại thị trấn Phát Diệm rồi lên đường tiếp tục tham quan cố đô Hoa Lư trên đường trở về Hà Nội.
Nhà thờ Phát Diệm (hay còn gọi là: Nhà Thờ Đá Phát Diệm) nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, Ninh Bình; cách Hà Nội khoảng 120km về phía Nam và cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 27km về phía Đông Nam.
5. Khu du lịch sinh thái Tràng An
Khu du lịch sinh thái Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư chừng 4km về phía Nam, thuộc địa phận thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Đây là một quần thể núi non, hang động, sông nước đẹp và rất độc đáo. Khu sinh thái có đến 31 thung lũng, 48 hang động xuyên thuỷ đã được phát hiện, trong đó có 11 hang và 3 điểm du lịch tâm linh (đền Trình – Phủ Đột, Đền Trần, Phủ Khống) được khai thác du lịch.
Phương tiện duy nhất để tham quan Tràng An là đi đò. Mình chi được tham quan Tràng An trong ngày nên vẫn còn nhiều địa điểm chưa kịp khám phá. Cảm giác đầu tiên của mình khi ngồi đò trên dòng sông Sào Khuê là rất thoải mái và dễ chịu, gió thổi mang theo hơi nước hồ khiến tâm trạng cảm thấy thư thái, bình an hơn.
Hiện nay, khách du lịch đến Tràng An thường tham gia tour du lịch bằng thuyền nan kéo dài khoảng 3 tiếng, bắt đầu từ khu đón tiếp trung tâm (bến thuyền trung tâm) nằm bên đại lộ Tràng An. Các bạn cũng nên tham khảo nhé
Bến đò – Đền Trình – xuyên hang Địa Linh – xuyên hang Tối – xuyên hang Sáng – xuyên hang Đền Trần – Đền Trần – xuyên hang Đền Trần chiều ngược lại – xuyên hang Si – xuyên hang Sính – xuyên hang Tình – xuyên hang Ba Giọt – xuyên hang Nấu Rượu – Phủ Khống – xuyên hang Phủ Khống – xuyên hang Trần – xuyên hang Quy Hậu – Bến đò (qua 12 hang khác nhau và 3 đền).
- Các bạn nên chủ động mặc những bộ trang phục kín đáo và lịch sự vì trong hành trình, các bạn sẽ ghé qua dâng hương tại đền Trần hay đền Trình, Phủ Khống.
- Có thể mang thêm một chút đồ ăn nhẹ đi để dùng khi đói nhưng đừng vứt rác bừa bãi, ở mỗi điểm dừng đò sẽ có chỗ ngồi nghỉ và thùng rác, các bạn chịu khó gom giấy rác vào một cái túi nhựa rồi vứt nơi phù hợp nhé.
- Nếu dự định ăn trưa ở nhà hàng thì nên hỏi giá cụ thể, vào mùa cao điểm thì có thể sẽ rất đông và đồ ăn cũng sẽ bị đội giá lên.
- Vào mùa cao điểm thì các bạn lưu ý bảo quản tư trang và hành lý, tránh bị kẻ gian lợi dụng đám đông để ăn cắp. Hơn nữa, các bạn cũng không nên tham gia vào những hoạt động hay trò chơi đen – đỏ kẻo sẽ bị mất tiền oan.
- Khi ngồi thuyền, các bạn nên bố trí ngồi cân thuyền tránh trường hợp bị lật thuyền, khi đó bạn sẽ không còn tâm trạng vui vẻ để tận hưởng chuyến du lịch nữa, nếu bạn không biết bơi thì nên thuê áo phao ở bến thuyền trung tâm.
Vị trí: Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư khoảng 3km theo hướng Nam, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 7km theo hướng Tây dọc đại lộ Tràng An, cách thị xã Tam Điệp khoảng 16km theo hướng Bắc qua Tam Cốc – Bích Động và cách chùa Bái Đính khoảng 5km.
6. Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long
Vân Long là miền đất du lịch tuyệt đẹp, đồng thời cũng là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Đến đây, điều thú vị nhất chính là được ngồi trên những chiếc thuyền nan tham quan và khám phá vẻ đẹp vùng đồng bằng ngập nước.
Các bạn sẽ được đưa tới gần 1.000 hang động đá vôi với hình thù lạ mắt trên khu đầm rộng 3.500, ngoài ra các bạn còn được tận mắt ngắm nhìn hàng nghìn loại động thực vật khác nhau lưu trú và sinh trưởng bên vách núi, trên bờ và cả dưới nước. Mình được tận mắt trông thấy cả đàn cò trắng đậu xuống đầm kiếm ăn.
Nơi đây còn có hang động đẹp trong đó mình chỉ nhớ tên được hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh. Mỗi hang có một vẻ đẹp độc đáo riêng nhưng mình thích nhất là hang Cá dưới chân núi Hoàng Quyển. Trong hang có rất nhiều cá trê, cá rô, cá chuối to; mình chỉ muốn bắt ngay một con về nấu canh chua thôi. Ngoài ra mình còn được thăm núi Kẽm Chăm, ghé qua dâng hương đền Mẫu ở chân núi Mèo Cào và đền thờ mẹ bốn tướng Hồng Nương.
Đến khu bảo tồn Vân Long, các bạn còn được tham quan cây thị 600 năm tuổi, thăm chùa Chi Lễ, chùa Mai Trung, đền thờ Lê Khả Lăng, đền Đức Thánh Nguyễn, khu danh thắng chùa và động Địch Lộng, di tích đền thờ Đinh Tiên Hoàng, đền đức Thánh Ngọ, đền Thánh Mẫu thờ tứ vị Hồng Nương, thăm chùa Thanh Sơn Tự ở lưng chừng núi, chùa Tập Ninh, thăm bức tranh đá ở vách núi Mèo Cào…
- Tuyến từ bến thuyền đi hang Vồng, qua Đồng Thày, hang Bóng, kẽm Trăm tới đập Mới.
- Tuyến chùa Bái Vọng, đi theo dãy núi Mèo Cào, qua hang Bà Nghiệp, qua Vườn Thị tới hang Cá.
- Tuyến đi bộ theo bờ đê tới Đầm Cút, chùa Thanh Sơn Tự, qua thôn Cọt để lên núi thăm đền Thung Lá rồi vào thung Quèn Cả.
- Nếu có ý định ghé qua các khu vực tôn nghiêm như đền thờ mẹ Bốn Tướng Hồng Nương, đền Mẫu thì các bạn chủ động mặc những bộ trang phục kín đáo và lịch sự. Nếu trót mặc áo sát nách hay quần ngắn thì các bạn nên tránh vào thăm những địa điểm đó.
- Thời gian tham quan khu du lịch sinh thái Vân Long khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi tùy vào tốc độ chèo của lái thuyền. Do thời gian thăm chỉ vào 1 buổi nên bạn có thể sắp xếp tùy theo lịch trình của mình. Nếu đi vào chiều (khoảng 15h30 – 16h30) thì cơ hội được thấy Voọc và cò bay về là cao hơn đi buổi sáng.
- Các bạn có thể mang chút đồ ăn nhẹ và nước đi để dùng nhưng nên nhớ cho giấy rác vào một cái túi nhựa, khi nào dừng đò thì mang ra thùng rác vứt. Ở các điểm dừng đò luôn có chỗ ngồi nghỉ và thùng rác.
- Trong hành lý luôn có một chiếc ô gấp nhỏ để đề phòng những cơn mưa bất chợt. Mang thêm một bộ quần áo, đề phòng trường hợp bị té xuống nước. Mình đã gặp mấy trường hợp như vậy rồi nên tự rút ra kinh nghiệm, may mà mình chưa bị té ^^
- Ngồi trên đò thì nên ngồi im lặng và bố trí chỗ ngồi sao cho cân bằng và hợp lý, nếu không dễ bị lật đò.
- Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số địa điểm du lịch khác gần với Vân Long như vườn quốc gia Cúc Phương (cách Vân Long khoảng 23km), suối nước nóng Kênh Gà (cách Vân Long khoảng 6km), Tràng An – Tam Cốc – Bích Động (cách Vân Long khoảng 15km, chùa Địch Lộng (cách Vân Long khoảng 3km)…
Vị trí: Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long nằm phía Đông Bắc huyện Gia Viễn, Ninh Bình, cách Hà Nội 80km
7. Suối khoáng nóng Kênh Gà
Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; suối chảy ra từ lòng một quả núi nằm trên làng nổi Kênh Gà. Suối cách động Vân Trình hơn 1km nên các bạn có thể ghé qua tham quan địa điểm này nếu có thời gian. Nước suối ở đây có nhiệt độ ổn định là 53°C. Nghe người ta quảng cáo rằng nhiệt độ và độ khoáng của nước suối rất tốt cho việc điều trị, phục hồi sức khỏe, đặc biệt kích thích tiêu hóa, lợi mật, lợi tiểu, chữa các bệnh về khớp… Nếu đúng như vậy thật thì ngày nào mình cũng đến đây quá ^^ thật sự thì ngâm mình trong suối rất thoải mái và thư giãn.
Để đến được suối Kênh Gà, các bạn phải đi thuyền qua các nhánh sông Hoàng Long vào làng nổi Kênh Gà. Đây là một làng quê hẻo lánh trong khu vực đá vôi vùng chiêm trũng Gia Viễn, Ninh Bình. Vì là làng nổi trên sông nước nên dân làng rất thạo bơi lội hay điều khiển tàu thuyền. Làng nổi Kênh Gà được bao bọc bởi các con sông uốn lượn tạo thành 2 ngã ba gần nhau cách nhau khoảng gần 300m là ngã 3 vườn dâu và ngã 3 Kênh Gà.
Lưu ý khi đến suối khoáng nóng Kênh Gà:
- Các bạn sẽ phải mua vé vào cửa đế tắm nước khoáng. Ngoài ra còn có cách dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác như tắm bùn, tắm bồn, và thậm chí tắm bể bơi khoáng nóng cũng được tính phí, ở đó sẽ có bảng phí để các bạn tham khảo.
- Có hai bể nước khoáng là bể nóng và bể ấm. Bể ấm có nhiệt độ bình thường nên ai cũng có thể tắm. Bể nóng thì nước rất nóng, không thích hợp cho trẻ em và người cao tuổi. Nếu bạn muốn thử tắm bể nóng thì nên từ từ nhúng chân xuống trước, cảm thấy quen nhiệt độ thì nhúng đến đầu gối rồi đến đùi, rồi mới nhúng cả người xuống để cơ thể thích nghi dần, tránh nhảy ùm xuống nếu không sẽ rất khó chịu và có thể gây hại đến sức khỏe.
- Vé vào bể bơi nước khoáng chỉ có giá trị một lần, tức là nếu bạn đã ra rồi thì phải mua vé khác.
- Suối khoáng nóng Kênh Gà có cả dịch vụ cho thuê phòng nghỉ qua đêm nghỉ trưa hay thuê phòng khách sạn.
- Nên mang trong hành lý một bộ quần áo dự phòng.
- Trẻ em cao dưới 1 mét được miễn phí vé vào cửa cũng như phí tất cả các dịch vụ. Trẻ em trên 1 mét sẽ được tính giá ưu đãi.
Vị trí: Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
8. Chùa Bái Đính
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa Bái Đính được biết đến với nhiều kỷ lục Việt Nam như chùa có diện tích lớn nhất, tượng Phật bằng đồng lớn nhất, chùa có nhiều la hán nhất và nhiều cây bồ đề nhất…
Chùa Bái Đính mới có diện tích rộng khoảng 700ha, gồm các công trình: tam quan nội, tháp chuông, điện Quan Âm Bồ Tát, chùa Pháp Chủ, điện Tam Thế, hành lang La Hán, giếng ngọc.
Chùa Bái Đính cổ nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800m về phía Đông Nam men theo sườn núi. Khu chùa này nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên.
Ngoài ra, chùa Bái Đính còn có hồ Phóng Sinh, hồ Đàm Thị, khu tháp mộ sư, khu nhà Tăng thiền viện, khu nhà khách, Bảo tháp 14 tầng và khu Bảo tàng Phật giáo Việt Nam.
- Các bạn nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo, lịch sự khi có ý định tham quan chùa. Mùa đông thì nên mặc quần áo vừa đủ ấm, bên trong vẫn mặc áo lịch sự để khi nóng, cởi áo khoác ra vẫn thoải mái mà không gây phản cảm. Mùa hè thì nên mặc áo cộc tay đơn giản, tránh mặc áo sát nách hay màu mè sặc sỡ; mặc quần dài, tránh mặc quần quá bó hay quần leggings, quần bò rách, quần lửng, quần cạp trễ.
- Nếu muốn tham gia lễ hội chùa Bái Đính thì các bạn nên đến từ Tết Nguyên Đán đến hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, khoảng thời gian này rất đông khách du lịch, các bạn lưu ý bảo quản tư trang cá nhân, tránh bị kẻ gian lấy cắp.
- Lễ Phật Đản diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong khoảng thời gian gần ngày này cũng rất đông khách du lịch đến tham quan và lễ chùa.
- Nếu muốn dâng lễ lên Đức Phật, các bạn nên dâng hoa quả hay bánh kéo, tránh dâng rượu, bia, thuốc lá và lễ mặn.
- Nếu muốn vãn cảnh chùa trong bầu không khí yên tĩnh thì các bạn nên tránh dịp lễ hội.
- Không nên sờ vào tượng, hái hoa bẻ cành ở khu vực chùa.
- Nên để rác vào đúng nơi quy định, tránh vứt bừa bãi gây mất mỹ quan.
- Các bạn thành tâm công đức cho nhà chùa thì nên để tiền vào hòm công đức, tránh để ở tượng, nhét vào chuông hay vứt xuống hồ.
- Vùa mùa lễ hội thường xuất hiện các hàng rong quanh khu vực chùa Bái Đính khiến cho cảnh quan chùa trông chẳng khác nào một phiên chợ. Người bán hàng đôi khi còn chèo kéo khách du lịch, các bạn nên lưu ý để tránh trường hợp không hay xảy ra.
Vị trí: Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B. Chùa thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 15km và cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 95km.
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống của người Việt Nam.
Khu chùa Bái Đính cổ:
Chùa Bái Đính cổ tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m, nơi có nhiều giai thoại và huyền thoại về Đức Thánh Nguyễn Minh Không. Chùa được Đức Thánh Nguyễn lập nên vào triều Lý khi ngài về đây tìm cây thuốc quý chữa bệnh cho vua.
Về tên gọi của chùa, người đời truyền lại: Bái có nghĩa là lễ bái, cúng bái trời đất, Tiên Phật. Đính có nghĩa là đỉnh, là ở trên cao. Bái Đính có nghĩa là cúng bái trời đất, tiên phật ở trên cao. Điều này thuận theo địa thế của Bái Đính cổ tự, vì chùa nằm trên một đỉnh núi cao. Gần 1000 năm đã trôi qua, ngôi chùa vẫn còn đó như một minh chứng cho sức sống bền bỉ của đạo Phật trong đời sống tâm linh của người Việt.
Khu chùa gồm các công trình kiến trúc: đền thờ thánh Nguyễn, đền thờ thần Cao Sơn, hang sáng thờ Phật, động tối thờ Mẫu và giếng ngọc, theo đó khu chùa nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía Đông Nam men theo sườn núi Đính. Khu chùa này gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ Mẫu và các vị tiên.
Khu chùa Bái Đính mới
Kiến trúc khu chùa mới nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam như sử dụng nguyên vật liệu chính ở địa phương như đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng màu nâu sẫm… Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, nó không giống với nét thẳng thô của chùa Trung Quốc. Các chi tiết trang trí của chùa cũng mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam
Khu chùa gồm các điểm thăm quan không nên bỏ qua khi tới đây: Cổng Tam Quan, Tam Quan nội, hành lang La Hán, tháp chuông, điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, điện Pháp Chủ, điện thờ Tam Thế…
LOCA