Kinh nghiệm đi du lịch Sapa tự túc

1484

Sapa điểm đến du lịch vào những mùa cuối trong năm, thưởng thức cái tuyết lạnh của mùa đông mà nhiều du khách đã đổ xô về nơi đây du ngoại. Cẩm nang phượt giới thiệu tới các bạn những kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc, hay những chuyến đi phượt thú vị nhất.

du-lich-sapa

Kinh nghiệm đi du lịch Sapa

1. Bạn nên đi du lịch Sapa mùa nào đẹp nhất trong năm?

  • Mùa xuân là mùa mà khắp núi rừng Tây Bắc đều có sự xuất hiện của những cánh hoa đào, hoa mận, Sapa cũng không phải là ngoại lệ
  • Vào khoảng từ tháng 5-8 dương lịch là mùa mưa, thời gian này Sapa dường như rực rỡ nhất bởi các loài hoa đua nở.
  • Những thửa ruộng bậc thang chín vàng làm say lòng không ít du khách thường sẽ xuất hiện vào khoảng từ giữa tháng 9 cho đến tháng 10
  • Từ khoảng cuối tháng 12 đến Tết là thời điểm Sapa rất lạnh do miền Bắc chuyển vào mùa Đông, nếu bạn thích thú với việc cảm nhận cái lạnh tê tái cũng như (nếu may mắn) ngắm băng tuyết ở Sapa thì nên tới đây vào thời điểm nàyruong-bac-thang

Xem thêm : Kinh nghiệm du lịch Cát Bà

2. Bạn đi tới Sapa bằng phương tiện nào?

Chúng tôi gợi ý các phương tiện đi lại cho bạn tham khảo thử nhé !

+ Đối với các bạn từ các tỉnh miền nam có thể săn vé máy bay giá rẻ ra Hà Nội hoặc Điện Biên sau đó tiếp cuộc hành trình theo 2 cách sau:
Từ Hà Nội đi Sapa
Sapa nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 40km, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 370km về phía Tây Bắc. Nếu kết hợp phượt Sapa với một số cung đường khác như : Mù Cang Chải, Mộc Châu, Hà Giang … thì các bạn nên mang theo xe máy từ Hà Nội để có thể khép cung đường thành một vòng tròn. Nếu chỉ đến với Sapa các bạn có thể mua vé tàu hỏa Hà Nội Lào Cai hoặc đi xe khách Sapa chạy từ Hà Nội.
+ Di chuyển bằng tàu hỏa: Tàu là lựa chọn của đại đa số những người đi du lịch ở Sapa. Đi bằng tàu hỏa bạn sẽ chỉ lên được tới Lào Cai và mất thêm một lượt xe bus từ ga Lào Cai đến Sapa, giá vé 50.000 VND/lượt.

Giá vé tàu đi Sapa (Hà Nội – Lào Cai) có rất nhiều loại. Trung bình từ 130 – 600.000 VND cho tàu bình thường. Tàu hoả chỉ đi vào ban đêm: chuyến sớm nhất là 19h40, chuyến muộn nhất là 23h00. Thường sẽ mất khoảng 8h cho tuyến Hà Nội – Lào Cai.

Lưu ý bạn cần biết khi đi tàu

Nếu gửi xe máy trước khi lên tàu bạn sẽ bị hút cạn xăng xe nên tốt nhất là bạn đừng đổ đầy bình trước khi đi, như vậy sẽ tặng không cho các anh bảo vệ ở đấy (tôi đã đau buồn rút ra bài học này khi tặng các anh ấy đầy bình luôn).

Và còn một điều nữa, phí gửi xe máy sẽ là 200.000 VND tuy nhiên có thể bạn sẽ phải trả thêm 50.000 VND cho người dắt xe ở đầu Hà Nội và thêm 50.000 VND nữa cho người dắt xe ở đầu Lào Cai. Đây là phí “luật tàu”, và nó là điều đã làm tôi rất tức tối khi đi tàu Hà Nội – Lào Cai, tuy nhiên nếu biết trước nó là luật bất thành văn thì có lẽ sẽ vui vẻ hơn. Vậy chú ý: “không đổ đầy xăng trước khi đi” và “chuẩn bị sẵn phí phụ vô lý “nhé.
+ Đi du lịch Sapa bằng ô tô khách

Bạn có thể bắt xe khách của hãng Vietbus, Sao Việt, Hưng Thành… tại bến xe Mỹ Đình hoặc 284 Giải Phóng.

Xe giường nằm chất lượng cao:
Hà Nội – Sapa giá vé từ 280 – 300.000 VND/người.
Hà Nội – Lào Cai giá vé 230 – 250.000 VND/người.

Xe khách giường nằm sẽ đi theo hướng quốc lộ 70 qua Yên Bái, Lào Cai, Sapa. Mất khoảng 9h bạn sẽ có mặt ở Sapa.

tour-du-lich-sapa2

3. Địa điểm tham quan ở Sapa
+ Cầu Mây: Làm bằng Mây và Song, là các loại cây leo trong rừng, trụ cầu là các cây cổ thụ. Cả cây cầu nhún nhảy bồng bềnh theo mỗi bước chân của người đi qua. Đây là loại cầu làm bằng vật liệu tự nhiên cổ xưa nhất của vùng rừng núi Việt Nam.
+ Thác Bạc: Cao gần 150m đổ vào dòng suối dưới thung Ô Qui Hồ, nhập vào suối Mường Hoa, chảy dọc thung lũng Mường Hoa, dẫn vào sông Hồng chảy qua Hà Nội, đổ ra biển Đông.
+ Cát Cát : Bản làng người Hmông nổi tiếng với với con suối Vàng tuyệt đẹp và nghề thợ rèn bí truyền. Trạm thuỷ điện Cát Cát là nguồn cung cấp điện đầu tiên ở Sa Pa từ năm 1940.
Khoảnh khắc tuyệt vời của Sa Pa (Ảnh: Josephine Huong Giang)
+ Cổng trời: Nằm ở biên giới của huyện Sa Pa giáp với Lai Châu; Có tầm nhìn tuyệt đẹp lên Fansipan và nhìn xuống thung lũng Ô Quí Hồ, dưới sâu là con đường độc đạo đi sang Bình Lư.
+ Mường Hoa: Thung lũng dài rộng và đẹp nhất Sa Pa với các bản làng trù phú, các thảm ruộng bậc thang trải dọc theo con suối Mường Hoa
+ Bãi đá cổ: Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ mà hiện nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Cùng với khu bãi đa cổ này, các cuộc khai quật gần đây đã chứng minh được rằng con người đã sinh sống ở vùng đất Sa Pa từ rất nhiều thế kỷ trước.
+ Nhà thờ đá: Được xây dựng vào năm 1935 do cha cố Ramond quyên góp. Năm 1945 bị Pháp ném bom. chỉ riêng ngọn tháp chuông là còn đứng vững. Sân trước nhà thờ là nơi đồng bào dân tộc thường mua bán trao đổi, trò chuyện và nghỉ ngơi.
+ Tu viện bỏ hoang: Là nhà tu nữ nhưng đã bị bỏ hoang từ khi chưa xây xong. Sắp tới tu viện này cùng với những cánh đồng xanh tươi xung quanh sẽ nằm trong một khu du lịch mới ở Sa Pa. Nơi đây có loại rêu đỏ đặc hữu chỉ có ở Sa Pa.
+ Núi Hàm Rồng: Dải núi thấp bên lưng thị trấn Sa Pa có hình miệng rồng. Chỉ cần 15 phút là leo tới đỉnh núi, có các vườn đào cổ thụ, vườn phong lan, có khu vườn của hàng ngàn tháp đá kỳ lạ vươn cao như nhưng cánh rừng gọi là Thạch lâm. Từ đây nhìn xuống thị trấn Sa Pa và toàn bộ khung cảnh bao la hùng vĩ của Hoàng Liên Sơn.
+ Động Tả Phìn: Chiếc hang rộng và bí hiểm nhất ở Sa Pa nằm ngay sát bản Tả Phìn của dân tộc Dao, nơi có nghề thêu quần áo thổ cẩm tuyệt đẹp, có các cánh rừng thông xanh mát phủ kín những sườn núi bao la.
+ Làng thổ cẩm Tả Phìn: Làng thổ cẩm Tả Phìn nằm cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng Đông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và đặc biệt còn hấp dãn khách du lịch bởi làng nghề thổ cẩm nổi tiếng.
Các điểm này không cùng hướng, đều rải rác quanh Sapa. Bạn nên thuê xe máy để đi cho tiết kiệm, nếu đi gia đình thì thuê ô tô riêng. Giá thuê xe máy từ 80k – 120k tùy loại xe, xăng tự đổ, thuê dễ dàng. Ô tô bạn có thể hỏi thêm ở khách sạn bạn ở.
Đường từ Sapa đi bản Tả Van và Tả Phình đều có các ruộng bậc thang rất đẹp. Bản Tả Phình là bản người Dao đỏ, bạn có thể sử dụng dịch vụ tắm lá thuốc tại đây. Bản Tả Van nằm trong một thung lũng, mùa đông và xuân có mây bao phủ. Đường đi Tả Van cũng là đường đi Bản Hồ và Bãi đá cổ Sapa. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng bạn có thể nhìn bao quát toàn bộ thị trấn Sapa, một view đẹp đáng để đi. Nếu bạn thích trekking thì có thể đi Tả Van hoặc Cát Cát, trekking rất thoải mái và tự do, nên đi trek vào mùa thu hoặc đông xuân, thời tiết lạnh hơn.

Giá vé các điểm du lịch tại Sapa
Núi Hàm Rồng 70.000VND
Bản Cát Cát 40.000VND
Bản Sín Chải 20.000VND
Bản Lao Chải – Tả Van – Bản Hồ 40.000VND
Bản Má Tra – Ta Phìn 30.000VND
Thác Bạc 10.000VND
Thác Tình Yêu 35.000VND
Vé leo Fansipan (chưa bao gồm bảo hiểm và phí) 150.000VND

4. Khách sạn – nhà nghỉ : Có hai khu tập trung nhiều nhà nghỉ khách sạn giá rẻ ở Sapa đó là khu đường Cầu Mây và Fansipang, giá trung bình từ 200 – 300k/ đêm phòng 2 người. Mùa lễ tết có thể từ 250 – 350k/ ngày đêm tùy khách sạn. Một số khách sạn giá hợp lý mình đã từng ở :

Nhà nghỉ Quốc Thái trên đường Fansipang, đoạn ngã rẻ sạu chợ, hôm mình ở là 200k/đêm có chỗ đỗ xe ô tô (chỉ được 2 xe 7 chỗ thôi), phòng có 2 giường đôi, 4 người ở (giá sẽ cao hơn chút). Ai cần sdt thì liên hệ mình.
Hoàng Phương sát khách sạn công đoàn, cách nhà thờ khoảng 200m, cách bến xe khoảng 700m, ngay sát chợ và núi Hàm Rồng, vừa yên tĩnh, giá cả cũng phải chăng, khoảng 250k/ngày đêm (Lễ Tết thì khoảng 300k).
Khách sạn Mimosa ngay dưới chân chợ, giá phòng khách sạn chấp nhận được (có chỗ để ngủ và tắm rửa vệ sinh): 250k/phòng/đêm (có 2 giường đơn)
Khách sạn Mùa Xuân. Giá phòng ngày thường 250k. Ngày cuối tuần 300k. Phòng có 1 giường đôi và 1 giường đơn. Phòng nhìn sang đc dãy Hoàng liên Sơn và ngay gần chợ Sapa. Đi bộ mất 5p đến nhà thờ đá. Số đt ks: 0203871380
Nhà nghỉ Cô Vương 01677604658, số 10 phố Thạch Sơn. Giá khoảng 300 – 350k.
Nhà nghỉ Khuyên Ngọc. Giá cũng rẻ, bạn gọi check lại giá 0983636350, 0203872449
Khách sạn – nhà hàng Little Sapa II. Địa chỉ: 38 Cầu Mây – Điện thoại: (020) 871238 – 871222. Chủ khách sạn: Chú Dũng – Di động: 01688 063 526. Chú này hiền khô, bạn gọi hỏi và book trực tiếp với chú luôn cũng được. Khách sạn này nằm ngay phố Cầu Mây, vị trí ngay trung tâm phố cổ thị trấn Sapa. Từ đây bạn đi bộ lòng vòng chơi chỗ này chỗ kia cũng gần. Đi bộ ra nhà thờ đá hay Hàm Rồng mất chừng 5-10. Bạn có 3 người, có thể thương lượng để lấy 1 phòng ngủ chung.

5. Nên thưởng thức đặc sản, món ăn ngon ở Sapa

Ăn sáng: bạn có thể ăn phở, bún ở trung tâm thị trấn (giá 40 – 50.000 VND/bát).

Ăn trưa, ăn tối: ở phố cổ đường Cầu Mây hoặc vườn hoa trung tâm thị trấn có rất nhiều quán gà rừng, lợn bản cắp nách, lẩu, cá hồi, cá tầm, cá suối… đồ ăn ngon, nhưng đừng quên là giá du lịch.

Quán ăn dành cho dân đi bụi

Không hẳn là ai đi du lịch bụi cũng ăn quán giá rẻ, nhưng nếu bạn quan tâm, tôi có thể chỉ cho bạn quán cơm tự chọn chị Tâm 167 Đường Thạch Sơn, Sapa. Chỉ với 20 – 30.000VND/đĩa đảm bảo ăn no “vỡ bụng” và ngon. Tôi thường đùa chị sau khi ăn xong, quán chị ngon nhất Sapa. Mà đúng là ngon nhất Sapa thật, tôi chưa thấy quán nào vừa ăn ngon lại vừa rẻ như ở đây – thậm chí rẻ hơn cả cơm văn phòng ăn ở Hà Nội. Các quán cơm ở thị trấn tôi đã ăn rẻ nhất là 50.000 VND/1 pần, chỉ có 2 món mặn và canh ăn cũng tàm tạm (nếu bạn không tiện di chuyển thì nên ăn cơm ở thị trấn cho gần)

mon-nuong-sapa

Món nướng luôn là lựa chọn số 1 của khách du lịch Sapa

Ăn đêm, ăn vặt: ở Sapa có rất nhiều quán đồ nướng ban đêm, thịt xiên, thịt lợn bản, thịt bò quấn rau cải mèo, chả cá hồi, chả tôm, chả mực, lòng phèo, cơm lam, rượu ngô, rượu sán lùng, rượu táo mèo… Nói chung là cứ bước chân vào quán đồ nướng thì thoải mái lựa chọn, đồ ở đây có nhiều loại, mỗi thứ một vị rất riêng nhưng lại có điểm chung là món nào cũng ngon hết, đi cách quán 20m đã thấy thơm lừng, ngồi cạnh bếp than hồng nghi ngút khói ăn mấy món nướng, uống một chén rượu ngô, rượu sán lùng còn gì tuyệt vời hơn.

Xem thêm : Kinh nghiệm Phượt Mù Cang Chải

Chỗ chơi ở Sapa

Khi đi Sapa tôi không uống được coffee vì đau bao tử, mà lần đấy cũng không thích ngồi trong quán – thích lang thang ngắm nghía ngoài đường hơn nên không biết được nhiều quán hay. Nhưng sau khi tìm hểu và hỏi mấy người bạn ở Sapa thì tôi có thể chỉ cho bạn vài chỗ chơi ở Sapa:

– Thứ 7 hàng tuần ở Sapa có chợ tình, nhưng chủ yếu là người Kinh đi xem còn người dân tộc thì rất ít

– Hồ thị trấn Sapa: buổi tối có thể ra đây ngồi nhậu, ăn đồ nướng hoặc café, trà đá ngắm hồ.

– Tắm lá người Dao: khoảng 200.000 đồng/lần bạn sẽ giải tỏa tất cả mệt mỏi sau một chuyến đi dài. Tắm xong sẽ thấy cơ thể sảng khoải.

– Coffeee: trên phố Cầu Mây có nhiều quán hay, trang trí đẹp, nhạc nhẹ… coffee ngon không thì tôi không biết, nhưng mùa lạnh ngồi trong quán cầm trên tay cốc gì nóng nóng bốc hơi cũng đã là tuyệt lắm rồi.

– Có một bar nho nhỏ trên đường Fansipan, rộng khoảng 40m2, bia Heniken 40.000VND/chai… tuy nhiên nhạc như vũ trường, bass đập inh tai chỉ thích hợp cho mấy người say sỉn.

Du lịch Sapa cần chuẩn bị những gì?

Tôi có thói quen ngồi vạch ra một danh sách những thứ cần mang theo, cần làm trước khi đi theo từng mục riêng ví dụ: quần áo (jean 2, áo phông 4, quần vải 1…) – xe (sửa bánh, phanh, đèn…) – ví (tiền, cmnd, bằng lái, bảo hiểm, đăng ký xe…) và bạn có thể tham khảo cách làm trên để tránh quên mang đồ:
– Tiền: tùy thuộc vào cách bạn đi và sinh hoạt như thế nào. Tôi và bạn sẽ cùng nhẩm tính số tiền phải mang theo ở dưới bài viết này.
– Quần áo: bạn nên mang theo quần áo gọn & nhẹ nhưng phải ấm. Mùa hè ở Sapa mát bạn có thể mặc bình thường nhưng vẫn cần một chiếc áo khoác. Nhưng mùa đông ở Sapa rất lạnh, bạn cần áo ấm, găng tay, khăn, mũ len để trống lại cái rét vùng cao. Tránh mang vác cồng kềnh, nếu đi lâu thì có thể mang theo một ít bột giặt để giặt quần áo (Thường thì người ta chỉ ở Sapa 2 – 3 ngày là hết chỗ để đi rồi)
– Giày: Du lịch Sapa chủ yếu là đi bộ nên bạn cần chuẩn bị cho mình một đôi giày leo núi, giày đi bộ hoặc giày thể thao.
– Xe máy & sửa xe (nếu đi bằng xe máy): với quãng đường dài 370km bạn nên đại tu cho chiếc xe của mình trước ngày khởi hành. Nếu lốp, săm, phanh, dầu nhớt… của xe quá cũ rồi thì bạn nên thay để đảm bảo an toàn cho chặng đường dài. Nên mang theo săm dự phòng và đồ sửa xe phòng khi đang leo đèo không tìm được tiệm sửa xe.
– Máy ảnh, điện thoại chụp ảnh tốt: bạn sẽ phải chụp rất nhiều đấy! Nhớ mang theo pin, sạc, một chiếc máy với ổ cứng trống và thẻ nhớ dự phòng.
– Giấy tờ tùy thận: bạn cần CMND để làm thủ tục thuê phòng và đừng quên mang bằng lái nếu đi xe máy nhé!
– Bản đồ du lịch Sapa: bạn có thể mua tại cách quầy tạp hóa, hiệu sách ở Hà Nội hoặc Sapa. Bản đồ sẽ giúp bạn nắm rõ lịch trình – tiết kiệm thời gian – tránh bị lạc đường.
– Đồ ăn nhẹ: trên quãng đường dài bạn cần bổ sung năng lượng, đi tàu và ô tô thì có thể dễ dàng mua đồ ăn ở các chặng dừng chân. Nhưng tốt nhất là bạn chuẩn bị cho mình một ít bánh, sữa, socola, kẹo… tùy thích. Nó sẽ rất hữu ích cho bạn trên đường đi và nhất là kẹo có thể dành làm quà cho trẻ em dân tộc.
– Kính, khẩu trang, khăn, găng tay: những thứ này sẽ giúp các bạn đi xe máy bảo vệ mắt và sức khỏe khi vượt qua chặng đường dài, trên đường có rất nhiều nơi bụi bẩn.
– Đồ dùng cá nhân: bàn chải đáng răng, khăn mặt, kem đánh răng ở khách sạn có sẵn. Nhưng nếu bạn cắm trại ngoài trời thì có thể mang theo hoặc mua tại thị trấn.

CẨM NANG PHƯỢT | KINH NGHIỆM DU LỊCH