Sự tích hoa anh đào Nhật Bản – DIVA Gốm Sứ

1549

Hoa anh đào – loài hoa có vẻ đẹp giản dị, thuần khiết và được xem như một trong những hình ảnh đặc trưng của Nhật Bản có một sự tích rất thú vị được truyền lại trong dân gian. Hãy cùng DIVA Gốm Sứ tìm hiểu để biết được lý do vì sao hoa anh đào lại là một biểu tượng truyền thống của văn hóa xứ Phù Tang và được sử dụng nhiều trong thơ ca, hội họa, điêu khắc, gốm sứ,… nhé.

su-tich-hoa-anh-dao-japan-sakura-castle

Sự tích hoa anh đào Nhật Bản

Tương truyền, ngày xưa tại một ngôi làng nhỏ ven núi Phú Sĩ, có một vị đạo sĩ trên đường phiêu bạt đã ghé lại một ngôi nhà có một bé trai vừa tròn 1 tuổi, nhìn cậu bé một hồi lâu, sau đó đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi. Người đàn ông này tuy không rõ điều gì đã xảy ra nhưng vẫn giao lại thanh sắt cho người vợ và dặn:”Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Có lẽ số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh”.

Khi người cha qua đời, người vợ trẻ ở vậy nuôi con khôn lớn và nhớ lời dặn của chồng, bà trao thanh sắt đen bóng lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Khi nhận lấy vật huyền bí nặng nề ấy, trong người cậu như có một khát khao tràn ngập len lỏi vào trong suy nghĩ, và cậu thốt lên: “Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này”.

Sau đó, chàng trai đến xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh, ông này khi nhìn ngắm cậu đã thở dài lẩm bẩm “oan nghiệt” và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, khi được 18 tuổi, chàng trai ngày nào nay đã trở thành một tay kiếm lừng danh khiến những samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. Chàng cũng đã tự mình rèn thanh sắt năm nào thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Tuy nhiên, điều chàng buồn nhất vẫn là chưa có dịp được sử dụng thanh kiếm ấy để chiến đấu với kẻ thù hoặc những điều bất công.

su-tich-hoa-anh-dao-28011-2560x1600

Rồi vị võ sĩ đạo và người mẹ cũng qua đời, người thân duy nhất còn lại của chàng trai là người con gái xinh đẹp của vị võ sĩ đạo. Khát vọng được sử dụng thanh gươm báu ấy của chàng vẫn chưa thực hiện được và chàng ngày đêm ủ rũ vì điều đó. Cho đến một hôm nọ, cô gái bỗng dưng nói với chàng rằng:

– Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả ? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi buồn đau?

– Chỉ buốn đau thôi ư? Còn hơn thế nữa! Đối với anh, thanh kiếm là tất cả, làm sao anh có thể trở thành một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng ngập trong máu? Mà khổ nổi thời buổi này quá yên bình, chẳng có nổi một lý do gì để anh có thể dụng kiếm.

Cô gái mỉm cười đau đớn rồi hỏi mượn thanh kiếm của chàng trai. Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh, cô nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Những giọt máu trào ra, nhuộm hồng chiếc áo kimono trắng nõn, trinh bạch của nàng. Dưới ánh lửa bập bùng, thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!

su-tich-hoa-anh-dao-stock-photo-33431459

Nhưng cũng từ đó, chàng trai hoàn toàn cô độc, không bạn bè, không người thân. Cho đến một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái, thì thầm :”Tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi…”. Sau đó, chàng bình thản dùng kiếm rạch một đường mạnh mẽ trên bụng và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào đất… Đến sáng hôm sau, tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ của cô gái vào vòng tay mình, chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên hồng thắm. Người ta đặt tên cho loài hoa ấy là Anh đào. Hoa anh đào mọc được ở nhiều nơi, nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa đươc ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú Sĩ, nơi “khai sinh” nó.

Ý nghĩa tinh thần của hoa anh đào với người Nhật
Hoa anh đào tuy không được công nhận chính thức là quốc hoa của Nhật Bản nhưng nó mang một ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần của người dân xứ Phù Tang. Đặc điểm của nó là rơi trong khi còn đương độ tươi thắm nên mang ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo – biết chết một cách cao đẹp.

Người Nhật Bản có câu: “A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai” (Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo). Điều đó có nghĩa là, khi một võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, mà chết một cách hiên ngang, anh dũng.

su-tich-hoa-anh-dao-sakura-for-japan

Hoa anh đào với người Nhật không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Hình ảnh và đặc điểm của loài hoa này cũng được sử dụng rất nhiều trong nghệ thuật thơ ca, kiến trúc, gốm sứ,… thậm chí cả trong những món ăn, người ta cũng sử dụng hoa anh đào và hình ảnh hoa anh đào.

Hàng năm tại Nhật Bản, suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi để đón mùa xuân mới và khi ấy mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa ”ohanami” truyền thống, cùng chiêm ngắm và suy ngẫm ý nghĩa của cuộc đời, của tuổi thanh xuân.

su-tich-hoa-anh-dao-img-8847-resize

Vân Nguyễn (Tổng hợp từ Internet)

DIVA GỐM SỨ