Ý nghĩa và sự tích hoa đào, cây quất ngày tết

2697

hoa-dao-co-y-nghia-gi-hoa-dao-ngay-tet-2016-01-18

Từ lâu, cành đào, cây mai đã trở thành loài cây quen thuộc trong mỗi ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Nếu miền Nam chuộng hoa mai trong ngày Tết thì miền Bắc nước ta lại thường mua những cành đào để trang trí cho căn nhà vào những ngày đầu Xuân. Tuy vậy, có lẽ ít ai hiểu rằng vì sao cành đào, cây quất ngày Tết lại trở thành loài cây được nhắc nhiều nhất trong mùa xuân, trong những ngày Tết cổ truyền.

Biểu tượng cho sự đổi mới, phát triển

Đào và quất là hai loại cây phổ biến nhất ở miền Bắc, được nhiều người dân yêu thích và trưng bày trong dịp Tết. Tuy nhiên, về lý do và ý nghĩa của việc bày đào, quất trong nhà dịp Tết không phải ai cũng biết.

Theo Đại đức Thích Thanh Thắng, Ủy viên Ban Văn hóa TƯ GHPGVN thì thực tế, đào cũng như mai là loài hoa nở vào mùa xuân, được người Việt yêu quý từ lâu, được nhắc đến nhiều trong văn chương nghệ thuật.

Mai vàng nở rộ tượng trưng cho sự sung túc ấm áp, đào với sắc đỏ thắm tượng trưng cho sự may mắn, đầy đủ. Còn quýt hay quất mang ý nghĩa cát tường, cũng thường được chọn để tô điểm trong những ngày xuân.

hoa-dao-co-y-nghia-gi-canh-dao-may-man-ngay-tet

Sự tích cành đào ngày Tết

Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá xum xuê khác thường, bóng râm che phủ cả một vùng rộng. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần đến nỗi sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào thôi cũng đủ khiến chúng bỏ chạy xa bay.

Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà. Việc làm này từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành hoa đào trong nhà mình.

Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm với mong muốn sang năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, an lành, hạnh phúc. Cây đào được xem là tinh hoa của ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ nên khi đón năm mới ta thường thấy các gia đình hay trồng đào trước cửa nhà.

Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

hoa-dao-co-y-nghia-gi-cay-quat-tet

Quất mang lại cát tường

Cũng theo ông Dương, cây quất thường được người dân lựa chọn để trang trí vào dịp Tết cũng bởi theo âm Hán Việt thì âm của từ “quất” gần giống âm của từ “cát”.

Cây quất có lá xanh tốt, sai quả, quả vàng đều thể hiện sự trù phú, hứa hẹn một năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

Chính vì vậy, mỗi khi Tết đến xuân về, ngoài việc xem ngày tốt xấu để dọn dẹp nhà cửa đón Tết, nhà nhà đều bài trí cây quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn trong cả năm cho gia đình.

Ngoài ra, cành quất trĩu quả trong quan niệm dân gian là biểu tượng cho sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên, thể hiện sự sum vầy của nhiều thế hệ trong gia đình.

Những cây quất lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.

Bài trí cây quất trong nhà với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình, trong kinh doanh, đặt cây quất ở văn phòng hoặc cửa hàng sẽ đem lại cát khí lớn lao, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc.

Thường một cây quất đẹp phải có gốc to, thân ngắn chẻ làm nhiều nhánh nhỏ, thể hiện sự sum vầy của gia đình nhiều thế hệ.

Dáng quất phải tròn hoặc hình tháp, chẻ ngang để tạo thế. Cây cũng phải đủ tứ quý gồm quả vàng, quả xanh, nụ trắng, lá chồi.

Màu sắc, đặc tính của cây và màu sơn tường, hướng của phòng đều là những yếu tố quyết định đến việc đặt cây trong nhà. Việc phân loại thảo mộc theo ngũ hành chủ yếu căn cứ vào màu sắc.

Những cây thuộc hành thủy phần lớn có màu xanh lá thẫm như tùng, bách, quất… Cây thuộc hành hỏa có sắc đỏ như thạch lựu, đào, hồng thiết.

Vì mỗi người đều có một mệnh khác nhau, mà cây quất lại “đạt” được yếu tố ngũ hành: kim (hoa màu trắng) sinh thủy (lá xanh đậm), thủy sinh mộc (thân cây), mộc sinh hỏa (quả chín màu cam), hỏa sinh thổ (đất trong chậu) và thổ sinh kim (hoa màu trắng).

HUYENBI.NET