Khách sạn Hội An với giá rẻ nhất chỉ từ 241,000 VND | Mytour.vn

1257

medium_zjq1390806948_khach-san-ha-an-hoi-an

Khách Sạn Hà An Hội An
medium_cas1390806370_hoi-an-trails-resort-spa
Hội An Trails Resort & Spa
medium_xic1466239241_khach_san_mercure_hoi_an_royal
Khách Sạn Mercure Hoi An Royal
medium_poa1508561037_hoi_an_riverside_resort_spa
Hội An Riverside Resort & Spa
medium_rgm1397460512_ancient-house-resort-hoi-an
Ancient House Resort Hội An
medium_fdi1489653252_hadana_hoi_an_hotel_spa
BELLE MAISON HADANA HOI AN RESORT & SPA
medium_zgz1391740674_vinh-hung-riverside-resort-hoi-an
Vĩnh Hưng Riverside Resort Hội An
medium_nm71458965273_khach_san_green_field_hoi_an
Khách Sạn Green Field Hội An
medium_kos1390885660_khach-san-lantern-den-long
Khách Sạn Lantern (Đèn Lồng)

1. Đi đâu:

PHỐ CỔ HỘI AN

Khu phố cổ Hội An nằm trọn trong phường Minh An và nằm dọc 2 bên bờ sông Thu Bồn thơ mộng.

  • Chùa Cầu

Chùa Cầu là viên ngọc giữa lòng Hội An. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.

Vị trí: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồm giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.

  • Hội quán Phúc Kiến

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697.

Vị trí: 46 đường Trần Phú

  • Hội quán Triều Châu

Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trỗ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

Vị trí: 92B Nguyễn Duy Hiệu.

  • Hội quán Quảng Đông

Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.

Vị trí: 176 Trần Phú

  • Nhà thờ Tộc Trần

Nhà thờ Tộc Trần do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Nhà thờ cổ tộc Trần Hội An là nhà thờ cổ mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể kiến trúc cổ.

Vị trí: Số 21 đường Lê Lợi.

  • Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị – thương cảng Hội An.

Vị trí: Số 13 Nguyễn Huệ.

  • Nhà Cổ Tấn Ký

Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia. Là nơi đón tiếp rất nhiều nguyên thủ quốc gia trong và ngoài nước tới Hội An.

  • Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An

Xưởng quy tụ hầu hết các ngành nghề thủ công truyền thống của Hội An và Quảng Nam như dệt chiếu, dệt vải, gốm, sơn mài… Vào thăm xưởng, du khách sẽ tìm thấy khung cảnh thanh bình êm ả của một hình ảnh làng quê Việt Nam; được tận mắt chứng kiến đôi bàn tay khéo léo và kỹ năng tuyệt vời của các nghệ nhân, tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và đặc sắc. Du khách có thể tham gia một vài khâu trong quá trình sản xuất của các nghề và mua một vài sản phẩm về làm kỷ niệm.

Vị trí: Số 9 Nguyễn Thái Học

  • Nhà cổ Phùng Hưng:

Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này đã được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao.

Vị trí: Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai

Có 21 điểm phải mua vé mới được vào tham quan khi du lịch Hội An. Nơi mua vé: Văn phòng Hướng dẫn tham quan Hội An.

NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN GẦN PHỐ CỔ

  • Biển Cửa Đại

Cửa Đại là một bãi tắm đẹp, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn.

Vị trí: Cách phố cổ Hội An 5 km về hướng Đông.

  • Biển An Bàng

Đến biển An Bàng, bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát, đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển.

Vị trí: Thuộc phường Cẩm An, nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông.

  • Ngoạn cảnh sông Thu Bồn

Bạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông có những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng, núi non đẹp như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn có thể khiến mọi du khách phải xao lòng.

Vị trí: Khởi hành từ bến thuyền trên đường Bạch Đằng, chạy một đoạn sông Hoài rồi ra sông Thu Bồn.

  • Làng Mộc Kim Bồng

Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm.

Vị trí: Nằm ở xã Cẩm Kim đối diện khu phố cổ Hội An, bên kia sông Thu Bồn. Từ bến đò phố cổ, bạn chỉ mất 10 phút đến đó bằng thuyền.

  • Làng Gốm Thanh Hà

Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành làng gốm như ngày nay.

Vị trí: Nằm cách Hội An 3 km về hướng Tây (di chuyển bằng thuyền khoảng gần 30 phút từ bến đò khu phố cổ).

  • Tham quan đảo Cù Lao Chàm

Tại nơi đây bạn sẽ tránh được cái xô bồ của thành thị, đắm mình trong những bữa rau rừng hải sát thanh mát, ngắm những thắng cảnh tuyệt đẹp trên những chiếc tàu gỗ đơn sơ. Ở đây còn được ghi nhận là có bãi san hô lớn và đẹp nhất nước. Hoạt động lặn ngắm san hô cũng là một trong những hoạt động du lịch chính ở đây.

Nếu đi phượt, bạn có thể trải nghiệm cảm giác qua đêm ở Cù Lao Chàm, thuê lều khoảng 50 000 VND và đóng tiền lưu trú là 20 000 VND. Nếu tắm biển, bạn nhớ lưu ý có sứa, có thể sẽ gây mẩn ngứa một lúc khá khó chịu.

Vị trí: Thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, cách bờ biển Cửa Đại 18 km về phía Đông, khoảng 30 phút đi tàu cao tốc xuất phát tại cảng Cửa Đại hoặc đi thuyền gỗ xuất phát tại bến Bạch Đăng với hành trình khoảng 2 giờ đồng hồ.

Tham quan bằng phương tiện đường thủy, du khách liên hệ:

– HTX Vận tải Thủy bộ Hội An. ĐT: 0510.3861240

– Xí nghiệp vận tải Sông Hội. ĐT: 0510.3861332

-Văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An. ĐT: 0510.3862715

2. Ăn gì

Nhắc tới ẩm thực Hội An ta nghĩ ngay tới ẩm thực đường phố. Những quán ăn nhỏ bên vỉa hè đưa tiếng tăm ẩm thực Hội An vang danh khắp thế giới. Ở Hội An có quán bánh mì được phóng viên du lịch BBC vinh danh là “bánh mì ngon nhất thế giới”. Hay bánh mì Madame Khánh thơm ngon được mệnh danh là “Nữ hoàng bánh mì”.

  • Bánh mì Queen (bà Khánh)

Có tuổi đời trên 80 và tuổi nghề trên 30 năm, bà Khánh đã gắn trọn cuộc đời mình với tủ bánh mì nép bên lề đường Trần Cao Vân. Điều đó cũng đã phần nào khẳng định tâm huyết của bà đối với nghề và chất lượng bánh mì đạt đẳng cấp quốc tế.

Địa chỉ: 115 Trần Cao Vân

  • Bánh mì Phượng

Tiệm bánh mì ngon nhất thế giới là mỹ từ được du khách dành tặng cho bánh mì Phượng. Đã ăn bánh mì Phượng, người Hội An thì ít nhất một tuần phải ăn lại cho bằng được, còn du khách thì xuýt xoa và hẹn có dịp đến Hội An là phải đến bánh mì Phượng.

Địa chỉ: 2b Phan Chu Trinh

Nhưng đặc trưng nhất ở Hội An vẫn là cao lầu. Nhắc tới Cao Lầu người ta nghĩ ngay đến Hội An và ngược lại. Cái món ăn tên nghe là lạ, cái tên được bắt nguồn từ cách ăn, ngày xưa người dân phố cổ Hội An ăn món mì ấy ở trên lầu cao (để tiện trông gánh hàng để dưới đường), vậy là từ đấy món mì sần sật, trộn với thịt, tóp mỡ, nước sốt và rau sống tươi mát… được gọi là Cao Lầu.

  • Cao Lầu

Duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu đúng chất.

Địa chỉ: Rất dễ để tìm ăn cao lầu Hội An, từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng trên đường Trần Phú, nổi tiếng nhất là quán Bà Bé, Trung Bắc.

Ngoài hai món ăn này ra, ở Hội An còn có rất nhiều món ăn khác như: mì Quảng, cơm gà, chả chiên, bánh bèo, hủ tiếu, chè đậu… một thiên đường ẩm thực vỉa hè đã làm nên thương hiệu ẩm thực Hội An

  • Mì Quảng

Nhìn bên ngoài, mì Quảng gần giống như Cao Lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mì Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… Tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm.

Địa chỉ: Quán bà Minh, khu Cẩm Hà hay trong chợ Hội An, đầu phố Trần Phú; các gánh mì Quảng bán rong trên hè phố.

  • Cơm gà Phố Hội

Với tất cả sự khéo kéo tỉ mỉ trong cách chế biến, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà đủ tạo dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội. Cơm gà phố Hội ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm càng tăng thêm phần hấp dẫn.

Địa chỉ: Cơm gà Bà Buội (26 Phan Châu Trinh), cơm gà Bà Hương – Kiệt (hẻm) Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga…

  • Bánh bao, bánh vạc

Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau, thường ăn chung trên một đĩa bánh. Khác là nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon khi ở Hội An.

Địa chỉ: Nhà hàng Bông Hồng Trắng trên đường Nhị Trưng. Tại đây, bạn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của quán.

  • Bánh đập – hến xào

Miếng bánh đập giòn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An.

Địa chỉ: Đi qua cây cầu Cẩm Nam (xe 45 chỗ không qua được) chừng 100m, con đường đột ngột bẻ cong sang trái, vừa qua khúc cua này sẽ thấy một dãy hàng quán san sát nhau và trên mỗi tấm bảng hiệu đều để món đặc sản của khu vực này: “chè bắp, bánh đập, hến xào”. Quán bánh đập Bà Già nổi tiếng nhất ở đây.

  • Chè bắp

Chè bắp – một món ăn dân dã trở nên rất nổi tiếng ở Hội An bởi nó được chế biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Chè có vị ngọt, thơm thanh tao và tự nhiên của bắp mới bẻ. Mùa bắp Cẩm Nam cũng là mùa chè, rộ nhất là từ tháng 3 – tháng 9 hàng năm.

Địa chỉ: Vỉa hè phố Trần Phú, Lê Lợi, chỉ khoảng 7.000đồng/bát.

  • Bánh bèo Hội An

Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon, nhân bánh bèo là tôm, thịt. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Ăn bánh bèo phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các món ngon Hội An khác được chế tác bằng gạo.

Địa chỉ: Quán tại Cẩm Châu, Cẩm Nam…

  • Hoành thánh

Hoành thánh có nhiều loại: hoành thánh súp, hoành thánh mì, hoành thánh chiên, mỗi loại còn chia ra là heo, gà, tôm nữa. Theo kinh nghiệm, hoành thánh gà và heo rất dễ ăn, hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn hoành thánh chiên thì hơi ngấy một chút.

Địa chỉ: Quán ăn Vạn Lộc trên đường Trần Phú, bình dân hơn có quán 26 Thái Phiên.

  • Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt)

Cũng gần giống với bánh cuốn Thanh Trì Hà Nội nhưng thay vì là bánh tráng mỏng kèm với nhân mộc nhĩ thì ở Hội An, bánh tráng còn có thêm tôm chấy nữa. Khi ăn, bánh được rưới thêm mỡ hành rất thơm, ăn kèm chả lụa (giò lụa).

Địa chỉ: Phố ẩm thực ven sông Hoài.

  • Bánh xèo Hội An

Bánh xèo Hội An là đặc sản chính hiệu của vùng đất phố Hội. Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, còn có thêm tôm, thịt. Để đúc nên món bánh xèo người làm phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, do đó mùa mưa trong năm từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa thích hợp nhất cho việc làm bánh xèo ở Hội An.

Địa chỉ: Quán Giếng Bá Lễ (hẻm Phan Chu Trinh); Bale Well (quán Bà Lệ) – 45/51 Trần Hưng Đạo.

3. Mua sắm ở đâu

  • Đèn lồng Hội An

Đèn lồng Hội An đã trở thành nét văn hóa riêng của phố cổ, màu sắc đa dạng, đường nét tinh tế, toát lên vẻ đẹp cổ kính, nên thơ, tôn lên cái khéo léo của người thợ. Những chiếc đèn khá đẹp, nhẹ, thích hợp làm vật kỉ niệm hay mua về làm quà.

Địa điểm: Đèn lồng Tuổi Ngọc, Ngọc Thu và các ở các cửa hàng khác trên đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Thái Học…

  • Giày dép

Giày dép ở Hội An khá phong phú, từ những đôi guốc gỗ quý phái đến những đôi giày sang trọng, những chiếc dép xinh xắn.

Địa điểm: Hiệu giày Funky ở số 38 Bạch Đằng, Hiệu giày Cẩm Tú ở số 8 đường Hoàng Văn Thụ…Đặc biệt ở Hội An, có dép chiếu, nhìn rất dể thương, đi êm chân. dép chiếu được bày bán ở nhiều shop ở các đường phố Hội An và ở các chợ ở Hội An.

  • Váy và áo dài

Ở Hội An từ lâu đã phát triển nên một nền văn hóa may mặt truyền thống nhưng đầy chuyên nghiệp, trong đó có dịch vụ “May nóng” – may giao trong 3h. Chỉ trong một vài tiếng, người thợ sẽ may xong cho bạn những bộ đồ ưng ý. Du khách đến Hội An rất thích được may cho mình những chiếc áo dài thuần Việt dịu dàng và xinh xắn.

Địa điểm: Phường Minh An – khu vực I của đô thị cổ có đến 57 hộ kinh doanh shop vải và may phục vụ du khách. Bên cạnh đó là các cửa hiệu như: shop Thu Thủy, Yaly, Phương Huy, Thắng Lợi, Á Đông Silk, Đông Á, Bảo Khánh, Gia Hưng, Hạnh Hưng, Cam Nhận…

  • Tranh ảnh nghệ thuật

Dù là có ý định mua sắm hay không, bạn không hẳn sẽ cưỡng lại được sức hấp dẫn đến từ các phẩm hội họa ở Hội An.

Địa điểm: Bạn có thể tìm thấy tranh ảnh ở Hội An tại các phòng tranh như Lá Gai, Hà Lý, Thôn Việt, Kim Chi…

  • Đồ lưu niệm

Tất nhiên đi du lịch thì không thể thiếu đồ lưu niệm, những tượng điêu khắc gỗ, mặt nạ, phù điêu, tượng đầu Phật hay đơn giản là những tò he của bà ngồi bên cổng chùa Cầu.

Địa điểm: Shop bán đồ lưu niệm như Âu Lạc trên đường Trần Phú, Ký Ức trên đường Nguyễn Thái Học.

MYTOUR.VN