Kỳ 1:
Ở nhờ, ở chung và ở chui
Anh chàng sinh viên Trung Quốc họ Mao thường thức dậy trước 6g sáng để kịp đánh răng, rửa mặt, ăn sáng và đón xe buýt đến Trường đại học AUT. Lớp học bắt đầu 8g nhưng Mao phải mất gần một giờ đi hai chặng xe buýt. Không đón được chuyến buýt 7g coi như Mao trễ học và khi bước vào lớp chắc chắn sẽ được chào “Good afternoon” (chào buổi chiều) cùng với tiếng cười ồ của cả lớp.
Vì sao Mao phải ở xa như vậy? Câu trả lời rất đơn giản: ở nhờ nhà của một người NZ gốc Trung Quốc là bạn của cha anh. Được “học bổng của gia đình” sang đây học tiếng Anh để kiếm mảnh bằng thạc sĩ du lịch, Mao đang phải thắt lưng buộc bụng và kiếm việc làm thêm vào những ngày cuối tuần.
Trong khi đó cô sinh viên người Nhật tên Nao quyết định thuê căn hộ gần trường vì ngại đi xa và tốn tiền xe buýt. Thế nhưng những căn hộ gần trường lại quá đắt, khoảng 400 NZD/phòng/tuần (NZD là đôla NZ. 1NZD tương đương khoảng 17.000 đồng) nên giải pháp phải chọn là share phòng (ở chung). Căn hộ của Nao có ba phòng ngủ mà sáu người share nên hai người ở cùng một phòng. Nao share với một cô sinh viên Hàn Quốc. Mọi chuyện khá vui vẻ vì sinh viên đa quốc tịch tha hồ thực hành tiếng Anh. Nhưng sóng gió bất ngờ nổi lên vào một buổi sáng khi cô sinh viên Trung Quốc ở phòng bên cạnh chiếm phòng vệ sinh gần hai tiếng đồng hồ. Cô sinh viên Hàn chịu không nổi đành phải đập cửa phòng vệ sinh. Cô Trung Quốc bước ra không một lời xin lỗi, lập tức bị cô Hàn Quốc cho một cái tát tai hoa cả mắt. Nao bảo chuyện không hay ho gì nhưng vẫn kể cho chúng tôi nghe để thấy rằng ở chung mà không ý tứ thì lắm chuyện phức tạp.
Sinh viên VN cũng thường share phòng với nhau, tất nhiên chọn nơi có giá cả vừa phải hoặc chấp nhận hai người ngủ cùng một giường. Tuy không nhiều lắm nhưng cũng có không ít sinh viên Việt chơi chiêu “ở chui”, tiết kiệm được đồng nào hay đồng nấy. Đó là hai người thuê một phòng đơn nhưng chỉ đứng tên một người, tất nhiên chủ nhà không chịu vì tốn thêm tiền điện, tiền nước… nhưng mỗi khi họ phát hiện thì luôn nhận được lời giải thích: “Bạn vừa đến chơi”. Chủ nhà cũng chịu thua. Tất nhiên, nếu sinh viên VN có học bổng kha khá hoặc có nguồn trợ cấp từ gia đình đầy đủ thì thường thích thuê phòng riêng cho tiện lợi, thoải mái.
Chào mời du lịch ngay tại lớp
Phần lớn sinh viên rất tiết kiệm vì ở NZ cái gì cũng đắt, trừ một số loại thực phẩm như táo, trái kiwi, thịt bò, gà… Nhưng dù tiết kiệm đến mấy cũng không thể chỉ có ăn học mà không đi đâu đó ngày cuối tuần. Chẳng cần tìm kiếm, hỏi han đâu xa vì thông tin du lịch dán đầy ngay trong lớp hoặc trước cửa lớp.
Nao và Machiko, hai cô sinh viên Nhật, gần như đã đi hết các điểm du lịch nổi tiếng ở đảo Bắc NZ. Sau chuyến đi Rotorua, nơi vẫn còn vài hố tàn tích núi lửa sôi sùng sục và được xem người Maori (thổ dân NZ) múa hát các tiết mục truyền thống, Nao vừa có chuyện để kể vừa có chất liệu để viết một bài báo nhỏ trong giờ thực hành writing (viết tiếng Anh). Machiko đã lên xong kế hoạch bay đi các thành phố ở đảo Nam NZ sau khi kết thúc khóa học. Kế hoạch của Machiko rất chi tiết, từ việc đặt vé máy bay, thuê nhà nghỉ cho đến thuê ôtô tự lái đi lại giữa các thành phố ở đảo Nam.
Không chỉ dán đầy mẩu quảng cáo du lịch ở trường, cơ sở đào tạo tiếng Anh của Đại học AUT còn tổ chức một số tour đặc biệt trong thành phố Auckland. Trong số đó, tour hấp dẫn nhất là chinh phục Sky Tower, tháp cao nhất và cũng là biểu tượng của thành phố này. Nói chinh phục cho oai thế thôi chứ có thang máy đưa lên đỉnh tháp hẳn hoi. Tất nhiên, đi thang máy vù vù lên cao và bước trên những tấm kính trong suốt nhìn xuống mặt đất cũng thấy choáng. Nhiều cô nàng sinh viên vừa bước nhè nhẹ trên kính vừa run. Trường tổ chức mỗi chuyến cho cả chục sinh viên nên giá cả được giảm kha khá. Ai cũng ao ước lên được đến đỉnh tháp chụp ảnh kỷ niệm và ngắm thành phố ở độ cao trên 300m. Trên tháp có một tiết mục cực kỳ mạo hiểm mà sinh viên chỉ dám xem chứ ít ai dám chơi. Đó là nhảy từ đỉnh tháp xuống mặt đất, tất nhiên có đeo dây bảo hiểm rất an toàn. Cứ có tiếng reo hò vang lên nghĩa là có người vừa phi thân khỏi tháp. Người phi thân phải trả 225 đôla NZD (sinh viên được giảm 30 đôla NZD) cho cú nhảy mạo hiểm để được thưởng thức cảm giác mạnh và thử thách bản thân.
Tìm mua được quà ở NZ cho có ý nghĩa để mang về VN là chuyện đau đầu của không ít sinh viên và khách du lịch VN. Đặc sản NZ không phải hiếm, nào là táo, kiwi, nào là thịt bò, sữa hộp, mật ong, sôcôla… Đi một vòng phố Queen ở trung tâm thành phố Auckland, bạn có thể mua đủ cả những thứ ấy, nhưng chọn cho được món quà lưu niệm hoặc cái gì đó lạ lạ mà không đắt lắm hoàn toàn không phải dễ. Táo NZ và kiwi vừa tươi vừa ngon nhưng ở VN cũng không hiếm. Thịt bò tươi thì phải đóng gói khá phiền phức mà cũng hơi khó làm quà. Sữa chỉ làm quà cho người có con nhỏ. Sôcôla thì chỉ có loại sôcôla nhân kiwi hơi lạ, còn lại không có gì đặc biệt lắm…
Có người ráng tìm mua quần áo hay những món quà kỷ niệm nho nhỏ như móc khóa, chim kiwi nhựa… nhưng toàn là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tôi theo một nhóm khách hàng người Việt vào cửa hàng quần áo nhưng đi ra tay không vì toàn là đồ “Made in China” ghi rõ ràng trên nhãn mác.
Trong khi một cô sinh viên người Hà Nội quyết định mua chiếc túi Trung Quốc khá đắt về làm quà cho người nhà thì một anh sinh viên người Sài Gòn phát hiện có một cái shop trên lề phố Queen hơi là lạ. Một người đàn ông da trắng bán vỏ sò đã được gia công, điêu khắc, xâu chuỗi thành hàng souvenir (lưu niệm), giá chỉ 1-2 NZD thôi. Anh sinh viên mua một mảnh vỏ sò có dòng chữ viết tay “Love me” và nấn ná hỏi chuyện ông chủ Sam Bracanov. Ông Sam, người Nam Tư – một quốc gia ở châu Âu hiện không còn tên trên bản đồ thế giới vì đã chia tách thành mấy nước nhỏ. Chiến tranh triền miên khiến ông bỏ xứ lưu lạc sang NZ cách nay gần 30 năm, bây giờ 77 tuổi không làm gì ra tiền nên ra hè phố Queen ngồi bán vỏ sò tự điêu khắc. Nhà ông Sam ở ngoại ô, hằng ngày ông đón xe buýt miễn phí đi vào phố Queen để bán hàng. Ở NZ, người già trên 65 tuổi đi xe buýt đương nhiên không cần mua vé, chỉ cần chìa giấy tờ chứng minh tuổi trên 65 là OK.
Ông Sam bắt tay anh sinh viên Việt và bảo: “Tôi đã từng đọc nhiều câu chuyện thú vị về VN. Tôi rất ao ước một lần được đến đất nước các bạn. Hi vọng lúc nào có đủ tiền tôi sẽ đi du lịch VN”.
_________________
Kỳ tới:Đi dọc phố Queen
TTO – Làng biển Thanh Hải, xã Thanh Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) được coi là làng giàu nhất tỉnh Quảng Bình. Mọi người thường nói vui là các hộ trong làng bây giờ chỉ còn việc… đua nhau xây nhà để tiêu cho hết tiền!
Cách phía bắc đèo Lý Hòa trên quốc lộ 1 độ 2km là làng Thanh Hải. Vào làng được qua một cái cổng chào đẹp mắt, bên cạnh một trường mầm non khang trang. Nhà cửa ở đây xây san sát như nhà phố, hiếm thấy những căn nhà mái ngói thấp bé thường thấy ở các vùng quê. Cả làng toàn đường bêtông sạch sẽ.
“Nếu nói là vì nghèo đói quá mà đầu gối phải bò… sang tận Hàn Quốc để làm giàu lên được thì không đúng hoàn toàn. Phải còn nhờ ở sự cần cù, siêng năng làm ăn, nhặt nhạnh tiết kiệm từng đồng nữa mới có được như ngày hôm nay
Mở hướng vượt qua nghèo khó
Làng Thanh Hải vốn là làng chài ven biển đã có từ lâu đời. Bởi làng chài nên không có ruộng vườn, cuộc sống quanh năm chỉ dựa vào cá tôm đánh bắt được ven biển.
Những năm trước 1997, hầu hết người dân trong làng đều rất nghèo khó. Ông Lê Văn Hồng – trưởng thôn Thanh Hải – cho biết những năm gian khổ ấy người làng không dám ăn con cá con tôm to đánh bắt được, mà phải dành để bán lấy tiền mua lưới, mua dầu đèn đi biển hay đổi gạo. Chỉ ăn những loại cá nhỏ cho qua bữa. Quanh quẩn mãi với cá tôm vậy nên cuộc sống cũng khó khăn.
Đến năm 1995, 1996 người dân trong làng bắt đầu nghĩ đến đi lao động ở nước ngoài, với hi vọng thoát được nghèo đói. Vậy là người này người khác lần lượt rời làng ra đi.
Trong ngôi nhà hai tầng khang trang, ông Trần Văn Quang kể: “Lúc đó nhà nghèo quá, con cái lại đến bốn đứa nên dù có siêng năng đi biển cỡ nào cũng không đủ ăn. Năm 1997 tui vay ngân hàng 57 triệu đồng đi Hàn Quốc mần việc. Tui đi bên đó tổng cộng 13 năm. Đến năm 2010, khi về hẳn ở quê nhà, tui để dành được gần 900 triệu đồng”.
Năm 2002 ông Quang là một trong những hộ đầu tiên trong làng Thanh Hải xây nhà to, đẹp từ tiền đi lao động nước ngoài, với chi phí hơn 340 triệu đồng. Nay nhà ông còn hai người con ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Ông Quang cùng người con trai út giờ về nhà lại theo nghề đi biển đánh bắt cá xa bờ.
Cũng như ông Quang, bây giờ ông Lê Văn Lục (76 tuổi) và bà Lê Thị Khanh (71 tuổi) đã thay căn nhà ngói cấp bốn xập xệ, dột nát bằng ngôi nhà lầu khang trang ngay trên nền đất căn nhà cũ. Ông Lục có đến bảy người con nên nhiều năm trước gia cảnh rất nghèo túng, thiếu ăn liên miên. Từ năm 2007 ông Lục lần lượt cho con đi lao động nước ngoài.
Người con đầu tiên ông đóng tiền cho đi Đài Loan qua đường dây lừa đảo, làm ông mất đứt 120 triệu đồng. Ông vay tiếp tiền cho con đi Hàn Quốc. Mấy tháng sau con ông đã có tiền gửi về trả nợ. Đến đầu năm 2017, ông Lục xây căn nhà hết hơn 600 triệu đồng, tất cả đều do con cháu ủng hộ.
“Riêng bộ bàn ghế tiếp khách ni mới mua hết hơn 40 triệu đồng, do đứa cháu cho tiền. Nếu con cháu không đi mần ăn ở nước ngoài thì đời tui mần chi dám nghĩ đến có được bộ bàn ghế như ri” – ông Lục nói.
Mỗi năm gửi về làng 40 tỉ đồng
Làng Thanh Hải có 205 hộ với 937 người, nay có hơn 200 người (trong 176 hộ) đang lao động ở nước ngoài, chủ yếu là ở Hàn Quốc. Có hộ 6 – 7 người đi, hộ ít cũng 1 – 2 người đi.
Như hộ ông Nguyễn Đặng Báu có con, dâu, rể cả thảy 10 người đi. Hộ ông Nguyễn Thanh Bình có 8 người, cả con trai con gái lẫn con dâu con rể…
Ông Trần Xuân Thắng cho biết hằng năm số con em đi lao động nước ngoài gửi về quê nhà khoảng 40 tỉ đồng.
Năm 2017 thu nhập bình quân mỗi người dân của làng Thanh Hải từ xuất khẩu lao động, đánh cá xa bờ, dịch vụ chế biến hải sản và xuất khẩu hải sản là 45 – 50 triệu đồng.
Có tiền, người dân cho con cháu đi du học nước ngoài ngày càng nhiều.
Dắt tay nhau làm giàu
Điều ông Trần Xuân Thắng – bí thư chi bộ thôn Thanh Hải – thấy vui nhất là người làng Thanh Hải dắt tay nhau cùng làm giàu.
Ông nói: “Có như vậy Thanh Hải mới trở thành làng giàu, mới giàu cả làng được. Nếu ai cũng chỉ chăm chăm làm giàu cho riêng mình thì làng này làm chi mà phát triển được như bây chừ”.
Ông Thắng kể ban đầu trong làng số người đi lao động nước ngoài ít, vì không có tiền để đi. Nhưng rồi nhà ban đầu chỉ có một người đi đã gửi tiền về cho em hoặc anh chị đi.
Cứ vậy trong một nhà lần lượt dắt díu nhau để anh, chị, em cùng đi. Đến khi trong một nhà đã kiếm được tiền rồi thì chuyển qua dắt họ hàng ruột thịt đi. Sau nữa là họ hàng ruột thịt dắt tay hàng xóm láng giềng đi…
Điển hình như gia đình ông Trần Văn Quang sau khi làm nhà hết 340 triệu đồng trong số tiền 900 triệu đồng ông có được từ đi Hàn Quốc, số còn lại ông làm chi phí cho hai con trai đi mà không phải vay đồng nào. Nay cả hai người con của ông Quang đều đặn gửi về nhà 2.000 – 3.000 USD/tháng.
Ông Thắng nói người dân Thanh Hải sống lấy chữ đạo làm đầu. Đó là đạo lý sống tối lửa tắt đèn, khốn khó có nhau… Vì vậy nên lớp trước làm ăn nên thì dắt tay lớp sau đi Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật, Nga, Anh…
Thành ra cả làng Thanh Hải cùng xuất khẩu lao động. Ai không có tiền thì được bà con cho mượn với ít lãi suất gọi là. Ai không đủ tiền thì xóm làng hùn nhau cho mượn tiền đi không phải trả lãi. Nhờ vậy mà nên.
Thanh Hải nay chỉ có 1 hộ nghèo là phụ nữ đơn thân nuôi con, do chồng bị tai nạn mất trong khi đánh cá trên biển. 3 hộ khác thuộc diện cận nghèo, do tuổi tác cao không lao động được và tàn tật. Số hộ giàu là 97, hộ khá 90, còn lại ở mức trung bình.
Trưởng thôn Lê Văn Hồng tâm sự: “Nếu nói là vì nghèo đói quá mà đầu gối phải bò… sang tận Hàn Quốc mà làm giàu lên được thì không đúng hoàn toàn.
Phải còn nhờ ở sự cần cù, siêng năng làm ăn, nhặt nhạnh tiết kiệm từng đồng nữa mới có được như ngày hôm nay. Sợ nhất là kiếm được tiền rồi đua nhau ăn chơi là hỏng hết.
Người dân Thanh Hải trong độ tuổi lao động không ai ngồi không hết. Đi được nước ngoài họ đi, còn không đi được thì ở quê theo nghề đánh cá hay chế biến hải sản, ai mô có chỗ nấy mần ăn cả”.
Có tàu đánh cá xa bờ, có doanh nghiệp chế biến
Làng Thanh Hải không chỉ giàu lên từ số người đi lao động nước ngoài. Người dân ở làng cũng cần cù làm giàu từ đánh bắt hải sản xa bờ và dịch vụ chế biến, xuất khẩu hải sản.
Ông Lê Văn Hồng cho biết do thanh niên đi xuất khẩu lao động nhiều nên hiện ở làng chỉ còn ba tàu đánh bắt xa bờ.
Hầu hết phụ nữ trong làng theo nghề chế biến hải sản ngay tại xã và ở cảng cá sông Gianh.
Làng có ba doanh nghiệp lớn về dịch vụ nghề biển và nhiều cơ sở hậu cần nghề cá, chế biến hải sản xuất khẩu nhỏ khác với tổng số tài sản và vốn lưu động hơn 150 tỉ đồng.
TUOI TRE ONLINE