Du học New Zealand 2017: những điều cần biết

1315

Đất nước New Zealand có một nền giáo dục chất lượng quốc tế. Nơi đây mang lại cho học sinh sinh viên nhiều cơ hội học tập và dịch vụ hỗ trợ. Dự báo trong năm 2017, cái tên New Zealand sẽ còn “nóng” hơn nữa trên thị trường du học Việt Nam. Bạn đang ấp ủ dự định du học đến đất nước kiwi trong năm 2017? Theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích và cập nhật nhất!

Nói tới New Zealand ta không thể không nhắc tới những dãy núi kỳ vĩ xanh mát trải dài,những bãi biển nên thơ… Cảnh đẹp thanh bình và môi trường trong lành tại New Zealand có sức lôi cuốn diệu kỳ.

New Zealand là một quốc gia nói tiếng Anh, theo thể chế dân chủ lập hiến. Dân số ước chừng trên 4 triệu người. Nơi đây thường xuyên được bình chọn là quốc gia có đời sống phát triển, bình an và dễ sống nhất thế giới. New Zealand cũng là quốc gia có nền giáo dục, đào tạo đẳng cấp thế giới thu hút du học sinh từ khắp nơi đến du học trong đó có Việt Nam.

visa-du-hoc-new-zealand-2017-du-hoc-new-zealand

Có quá nhiều lí do để bạn yêu mến và lựa chọn New Zealand làm điểm đến cho kế hoạch du học của mình. Và để cho hành trình của các bạn du học sinh được thuận lợi, sau đây là một vài điều cơ bản nhưng rất quan trọng mà các bạn cần lưu ý.

1. Điều kiện đi du học New Zealand 2017
Có hai điều kiện để xin du học tại New Zealand, đó là trình độ học vấn và khả năng tài chính. Tiếng Anh chỉ là điều kiện thuận lợi chứ không bắt buộc phải có mới xin được visa. Học sinh hoàn toàn có thể sang New Zealand học tiếng Anh trước khi vào học chương trình chính khóa. Nếu bạn đã có chứng chỉ tiếng Anh thì bằng TOEFL và IELTS đều được công nhận.

2. Thủ tục xin cấp Visa du học New Zealand 2017
Hồ sơ xin visa về cơ bản gồm có:

+ Kết quả học tập

+ Thư chấp nhận việc học tập

+ Thư chấp nhận chỗ ở của học sinh tại New Zealand

+ Chứng minh tài chính

+ Giấy khai sinh

+ Sơ yếu lý lịch

+ Chứng minh nhân dân

+ Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của tỉnh/thành phố nơi học sinh đăng ký hộ khẩu thường trú cấp (đối với học sinh trên 17 tuổi).

Tất cả các loại giấy tờ trên đều phải được công chứng và dịch thuật. Bạn nên tìm đến một cơ sở tư vấn du học uy tín để được hỗ trợ hoàn tất bộ hồ sơ này một cách tốt nhất.

3. Thủ tục chứng minh tài chính
Thủ tục chứng minh tài chính để du học tại New Zealand căn cứ theo các loại giấy tờ sau:

+ Giấy tờ nhà, đất hợp lệ

+ Tài khoản ngân hàng

+ Giấy phép kinh doanh (đối với chủ doanh nghiệp)

+ Biên lai thuế trong vòng 12 tháng gần nhất

+ Giấy xác nhận mức thu nhập hàng tháng

+ Hợp đồng lao động…

Tùy theo tình hình tài chính của gia đình bạn mà sử dụng các loại giấy tờ nêu trên để chứng minh. Tất cả các loại giấy tờ trên đều phải được công chứng và dịch thuật. Tại các trung tâm tư vấn du học uy tín bạn sẽ được hướng dẫn, hỗ trợ để hoàn thiện tất cả giấy tờ cần thiết một cách đơn giản nhất.

visa-du-hoc-new-zealand-2017-hum3m23194

4. Học dự bị đại học

New Zealand có tất cả 8 trường Đại Học và 21 Viện công nghệ công lập đào tạo đa ngành nghề, đa bằng cấp. Chương trình Dự bị ĐH được giảng dạy ở rất nhiều trường. Mọi học sinh PTTH đã tốt nghiệp lớp 11 – 12 đều có thể tham gia. Điều kiện Tiếng Anh IETLS 5.5 tuy nhiên điều kiện này không bắt buộc bởi học sinh có thể sang học khóa tiếng Anh tại New Zealand trước khi vào học khóa chính.

Học khóa Dự bị sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và giảm áp lực thi cử. Bên cạnh đó, đây còn cơ cơ hội đảm bảo cho bạn được nhận vào các trường đại học hàng đầu tại New Zealand và thế giới. Bổ sung các kiến thức và kĩ năng cần thiết sẽ giúp bạn hòa nhập môi trường học tập mới và bắt kịp chương trình đào tạo tại New Zealand nhanh hơn và dễ dàng hơn. Học bổng cho các khóa dự bị đại học cũng rất phong phú, khoảng từ 25-50% học phí toàn khóa.

5. Cơ hội học Tiến sĩ tại New Zealand
Thông tin mới cho tất cả các bạn muốn theo học chương trình tiến sĩ tại New Zealand: Trong năm 2017, sinh viên quốc tế học chương trình tiến sĩ tại New Zealand chỉ với mức học phí bằng với sinh viên bản xứ, học phí khoảng từ 1.800 USD/năm đến 2.500 USD/năm (ngoại trừ các ngành Kỹ thuật hay Y khoa). Đây là cơ hội rất tốt dành cho các bạn được học tập và sinh hoạt trong môi trường giáo dục quốc tế với chi phí rất ưu đãi.

Bên cạnh đó, bạn còn được phép làm việc toàn thời gian trong quá trình học tập và nghiên cứu chứ không chỉ riêng kì nghỉ. Du học sinh bậc Tiến sĩ cũng có thể đưa gia đình gồm vợ/chồng, con cái sang New Zealand trong thời gian học tập. Người đi cùng (vợ/chồng) sẽ được phép làm việc toàn thời gian và con cái sẽ được miễn học phí tại các trường tiểu học/trung học công lập.

Sau khi hoàn thành khóa học bạn cũng có cơ hội ở lại làm việc dài hạn và định cư nếu đủ điều kiện. Hiện tại, các chính sách định cư của New Zealand vô cùng thuận lợi đối với người Việt Nam.

6. Các hình thức học bổng tại New Zealand
Các hình thức học bổng dành cho sinh viên quốc tế gồm:

+ Học bổng được xét cấp trực tiếp bởi các trường đại học của New Zealand. Bạn liên lạc với các trường để biết được điều kiện cụ thể.

+ Học bổng Chính phủ New Zealand, xét cấp thông qua Tổ chức giáo dục New Zealand dành cho bậc ĐH (số lượng rất hạn chế) và sau ĐH.

+ Ngoài ra Chính phủ New Zealand cũng cung cấp các suất học bổng sau ĐH theo chương trình NZAID, chương trình hỗ trợ cho các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Chương trình này dành cho khối công chức và mở rộng cho tất cả các đối tượng.

Điều kiện apply học bổng: Ứng viên đã tốt nghiệp đại học, có bằng thạc sĩ loại khá, giỏi, trình độ Anh văn IELTS từ 6.5 trở lên. Bạn có thể sẽ được yêu cầu viết một đề tài nghiên cứu theo chủ đề nhất định.

7. Nhà ở và ăn uống
Có nhiều hình thức ăn, ở cho sinh viên tại New Zealand như ở tại nhà người dân bản xứ (homestay), ở trong khu ký túc xá của trường, khu nhà trọ…Chi phí sinh hoạt, đi lại và nhà ở tại New Zealand không quá đắt đỏ so với Úc và các nước châu Âu khác như Anh, Thụy Sỹ…

Mức chi phí sinh hoạt tại New Zealandtrong thời điểm này là không cao, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều gia đình Việt Nam. Bên cạnh đó, New Zealand còn các cơ hội việc làm cho du học sinh quốc tế.

+ Chi phí sinh họat (đi lại, ăn ở, giải trí…) trung bình là 10.000 NZD/năm:

+ Ở chung nhà gia đình New Zealand: 150 – 180 NZD/tuần gồm cả ăn và ở.

+ Thuê chung nhà với bạn: 97 – 250NZD/tuần/phòng.

+ Ở KTX: 145 – 200 NZD/tuần

+ Tiền vé máy bay: khoảng 650 USD/1 chiều (Phụ thuộc vào hãng hàng không bạn chọn)

+ Phí khám sức khỏe: 75- 100NZD tùy phòng khám.

Sinh hoạt phí của New Zealand ngày nay thuộc hàng cân đối giữa mức tiêu dùng và mức thu nhập so với trước đây. Theo đánh giá của tổ chức Mercer về thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2010 của các thành phố trên thế giới– thì Auckland, New Zealand được xếp thứ 149 và Wellington hạng 163. Các thành phố như Los Angeles hạng 55, New York hạng 27, Copenhagen hạng 10 … Như vậy New Zealand có mức sinh hoạt phí dễ chịu hơn nhiều so với các quốc gia như Mỹ hoặc ở châu Âu.

visa-du-hoc-new-zealand-2017-matakana-market-6

8. Làm ngoài giờ
Sinh viên đang học có thể nộp đơn xin làm việc được 20 giờ/tuần. Sinh viên theo học các khóa học từ 12 tháng trở lên có thể nộp đơn xin đi làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ hè. Học sinh du học New Zealand bậc phổ thông đang học lớp 12, lớp 13 hoặc các khóa học Anh văn cũng được phép làm việc đến 20 giờ/tuần.

Có rất nhiều công việc đa dạng dành cho sinh viên trong các quán bar, nhà hàng, quán café hoặc một vài công việc liên quan đến chuyên môn với mức thu nhập trung bình khoảng 13 – 14$/h. Mức thu nhập này cũng có thể cao hơn khi bạn có trình độ chuyên môn phù hợp hoặc đạt được thỏa thuận với người quản lí. Bên cạnh đó với đặc thù nông nghiệp trồng trọt, du học sinh có thể lựa chọn tới các nông trại đang cần nhân lực trong kì nghỉ giữa kì học để xin làm các công việc như thu hoạch trái cây với mức lương không tệ. Cụ thể:

+ Bồi bàn, phục vụ: 14NZD/h

+ Trông trẻ: 9 – 10NZD/h

+ Làm ở trạm xăng: 15 – 18NZD/h

+ Nhân viên siêu thị: 13NZD/h

+ Thu hoạch hoa quả: 12 – 15NZD/h

Sinh viên quốc tế có thể tìm cơ hội việc làm thông qua nhiều kênh khác nhau. Ngay tại trường học, Phòng Việc làm sinh viên sẽ đưa ra các công việc trong kì nghỉ cũng như việc làm tạm thời, đặc biệt là các công việc ngay trong khuôn viên khu học xá. Ngoài ra, báo địa phương, internet cũng là một nguồn tìm kiếm thông tin việc làm hữu dụng. Bạn có thể nộp hồ sơ xin việc nhiều nơi, cả offline lẫn online.

9. Ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc các khóa học mà có thể đạt điểm trong Chương trình di trú theo khả năng (Skill migrant category) có thể đăng ký giấy phép ở lại làm việc trong thời gian 12 tháng. Chồng hoặc vợ của sinh viên nếu đi cùng, được phép đăng ký làm việc trong thời gian sinh viên theo học tại New Zealand.

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

Xem thêm thông tin Du học Tây Ban Nha TẠI ĐÂY

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

Văn Phòng Hà Nội
Tầng 9, tòa nhà Phan Anh, 27 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.39727100
Email: [email protected]

Hotline: 0904 683 036

MEGASTUDY.EDU.VN