4 thức quà ở Hòa Bình

1247

Thiên nhiên ưu đãi cho Hòa Bình cả đồi núi, sông hồ vì vậy mà vùng đất này không thiếu của ngon vật lạ để du khách thưởng thức và mang về làm quà khi rời xa Hòa Bình.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết mua gì về làm quà thì sau đây www.luonlo.net gợi ý cho bạn 4 thức quà đặc biệt của núi rừng ban tặng cho mảnh đất Hòa Bình :

1/ Rượu cần đặc sản Hòa Bình

Có thể nói, rượu cần là một thức uống đặc trưng của đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Bắc cũng như Tây Nguyên, Việt Nam. Xong mỗi địa phương, mỗi dân tộc lại có cách chế biến và thưởng thức rượu cần khác nhau. Đến với Hòa Bình, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức thứ rượu cần có hương vị ngọt dịu, êm lồng và ngất ngây của đồng bào dân tộc người Mường.

dac-san-hoa-binh-lam-qua-qua-hoa-binh

Người Mường ở Hòa Bình có cách chế biến và thưởng thức rượu cần rất đặc biệt. Để chế biến rượu, phải vào rừng tìm đủ các lá rừng mang về giã nhỏ, trộn với bột gạo, nhào kỹ sau đó nặn thành những viên nhỏ. Những viên men lá này được mang đi phơi ở chỗ không có ánh nắng mặt trời cho đến khi khô.

Gạo nếp được ngâm và đồ lên thành xôi, sau đó dỡ ra cho nguội rồi rắc men lá được giã nhuyễn vào, trộn đều. Cơm trộn men được đắp lên một lượt lá chuối mang phơi rồi mới cho vào vò ủ. Giai đoạn ủ rượu rất quan trọng, đòi hỏi kinh nghiệm. Rượu ủ từ 3 đến 5 ngày thì có thể uống được.

dac-san-hoa-binh-lam-qua-rc-e1489456767310

Khi uống, người ta sẽ đổ nước suối sạch vào vò rượu cho đầy đến miềng vò rồi cắm những chiếc cần vào cùng uống. Uống rượu cần là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình. Trong tiệc rượu, mọi người ngồi quây tròn bên nhau, càng đông người thì tiệc rượu càng vui. Ban đầu mọi người cùng vít cần uống, sau đó uống theo cặp, uống 4 người hay chia chẵn, lẻ. Rượu uống vơi lại được đổ cho đầy. Mọi người cùng nhau thưởng thức hương vị ngọt dịu, êm ái, ngất ngấy của rượu cần, vừa múa hát. Đây là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Mường ở Hòa Bình.

2/ Măng khô

Người ta biết đến Hoà Bình không chỉ đơn thuần vì rượu cần hay cơm lam ống nứa… mà Hoà Bình còn rất nổi tiếng với đặc sản măng các loại, trong đó có măng khô.Người dưới xuôi vẫn thường truyền tai nhau về một loại măng có nguồn gốc từ Hoà Bình, một loại măng đặc biệt và không lẫn được với những mặt hàng măng khác.Măng Hoà Bình có 4 loại chung: măng trúc, măng nứa, măng vầu, măng lưỡi lợn. Trong đó măng trúc nhỏ và nhọn, ăn giòn. Măng nứa và vầu thì mềm hơn; hai loại măng này chủ yếu dùng xào và nấu canh. Măng lưỡi lợn là loại măng củ, được bổ miếng và sấy khô, khi nấu thì xắt miếng hình lưỡi lợn và được hầm với thịt, xương, chân giò…

dac-san-hoa-binh-lam-qua-mk

Hoà Bình là một tỉnh trung du miền núi, trong đó có đến ¾ diện tích đất canh tác là rừng, măng Hoà Bình được mọc và trồng ở những vùng tự nhiên như thế. Măng được trồng chủ yếu ở huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Kim Bôi…Cứ vào khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm, người dân quanh những vùng này lại rủ nhau vào rừng hái măng về ăn và đem bán. Họ ăn măng thay cho rau và sau đó chế biến thành măng khô rồi đem bán cho lái buôn dưới xuôi.

Khác với măng tươi và măng đắng, măng khô Hoà Bình được chế biến hết sức cẩn thận và hoàn toàn sử dụng phương pháp phơi sấy tự nhiên. Măng được thu hoạch về, ngoài việc bán luôn thành măng tươi và chế biến măng đắng, người ta đem luộc rồi phơi măng để chế biến măng khô đem bán, nhất là vào giai đoạn gần Tết.

dac-san-hoa-binh-lam-qua-quahb-e1489456993361

Măng khô nguyên gốc phải được phơi kiệt và sấy khô hoàn toàn tự nhiên. Măng được phơi kiệt nước bằng nhiều cách, nếu gặp thời tiết nắng ráo thì măng sẽ được nắng, màu sắc vàng rộm tự nhiên. Còn nếu thời tiết không thuận lợi và ít nắng, người ta thường treo măng lên gác bếp để măng được sấy khô. Khi măng được sấy khô và chuyển sang màu vàng, người ta mới xẻ măng ra thành từng miếng, lại phơi thêm lần nữa, sau đó mới đem bán… Chính vì thế mà măng Hoà Bình thường có màu vàng, đôi khi có màu hơi thâm của khói bếp… Tuy nhiên, đó mới chính là loại măng an toàn và nguyên gốc.

3/ Cơm lam

Cơm lam hiện hữu trong đời sống người Mường và đã trở thành món ăn đặc sản, nét đặc trưng của Hòa Bình. Ống cơm lam của người Hoà Bình thường nhỏ hơn và có mùi vị khác với Cơm Lam của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn…

dac-san-hoa-binh-lam-qua-com-lam-1

Tuy cơm lam Hoà Bình không có hạt Lạc, hạt đậu trong đó nhưng được thay bằng mùi thơm đặc trưng của nước cốt dừa. Cơm lam có thể ăn chung cùng với thịt gà, thịt nướng, măng chua…nhưng ngon nhất vẫn là cơm lam chấm muối vừng. ..

4/ Quả lặc lày

Quả lặc lày (hay còn gọi là mướp rừng, mướp Mường), người Mường ở Hòa Bình gọi là “nắc này” là thứ quả được đồng bào trồng nhiều ở vùng núi cao nơi có khí hậu trong lành. Từ loại quả này, bạn có thể chế biến được những món ăn độc đáo cho bữa cơm gia đình.

dac-san-hoa-binh-lam-qua-ll

Trên đây là những sản phẩm tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Hòa Bình, Cùng www.luonlo.net với chuyến dã ngoại Hòa Bình để khám phá và thưởng thức và mang những món này về cho bạn bè người thân nhé!

LƯỢN LỜ