Giới thiệu chung về Phú Quốc | Kinh nghiệm khi đi du lịch Phú Quốc

1621

Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên giang. Mũi Đông Bắc của đảo cách Campuchia 4 hải lý, đảo cách thành phố Rạch Giá 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên 25 hải lý.
Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc – Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông – Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc khoảng 130 km. Tổng diện tích của Phú Quốc là 593 km2.
Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều,…). Có hai mùa chính: mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Hai bờ tây và đông của đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa, tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai. Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu. Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này.

phu-quoc2

Bờ biển phía bắc đảo Phú Quốc

Phú Quốc có những nghề nghiệp truyền thống của cư dân ở đây, đó là nghề sản xuất nước mắm và nghề trồng hồ tiêu. Ngoài hai nghề này, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phú Quốc là khai thác hải sản.
Về mặt hành chính, đảo Phú Quốc các đảo nhỏ lân cận khác và 2 quần đảo An Thới, Thổ Chu hợp thành một huyện của Kiên Giang: huyện đảo Phú Quốc với tổng diện tích là 58.283 ha. Trong đó, quần đảo Thổ Chu nằm xa đảo Phú Quốc nhất (tương tương khoảng cách từ Rạch Giá ra Phú Quốc).
– Cấu trúc không gian theo trục chính Bắc – Nam: An Thới – Cầu Trắng, trục giao thông vòng quanh đảo Bãi Vòng – Bãi Thơm – Rạch Tràm – Rạch Vẹm – Gành Dầu – Cửa Cạn – Dương Đông – Bãi Trường – Bãi Khem kết nối cảng biển quốc tế An Thới, Bãi Đất Đỏ, sân bay quốc tế Dương Tơ.
– Cấu trúc các vùng đô thị – du lịch bao gồm: khu đô thị Cửa Cạn, khu đô thị Dương Đông, khu đô thị An Thới; các vùng du lịch sinh thái: Bắc đảo, du lịch sinh thái Nam đảo, du lịch hỗn hợp Bãi Trường – Bãi Vòng; các làng nghề truyền thống.
– Cấu trúc vùng cảnh quan, vùng nông nghiệp, không gian mở: không gian rừng cảnh quan vườn quốc gia, rừng phòng hộ, các công viên chuyên đề và không gian mở.

phu-quoc1

Trục đường Bắc – Nam đoạn từ Dương Đông đến Cầu Trắng

Trong quy hoạch đô thị Dương Đông sẽ mở rộng đến 2.500ha so với trung tâm hành chính trước chỉ 800ha. An Thới được mở rộng thành đô thị cảng biển đầu mối kỹ thuật và là trung tâm tiếp vận, phi thuế quan, thương mại, du lịch… và kéo dài tới Vịnh Đầm. Khu đô thị Cửa Cạn sẽ là khu đô thị hoạt động nghiên cứu, bảo tồn rừng, biển, nông nghiệp và du lịch đảo.
Đến năm 2030, huyện Đảo Phú Quốc sẽ trở thành khu kinh tế – hành chính đặc biệt, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp và là trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Về định hướng phát triển không gian, khu vực phía Bắc Phú Quốc sẽ là khu bảo tồn rừng cảnh quan, phát triển du lịch sinh thái, làng nghề phục vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao.
Phía Nam sẽ phát triển du lịch hỗn hợp, du lịch sinh thái, đô thị cảng biển, sân bay quốc tế, bảo tồn rừng phòng hộ, công viên chuyên đề, khu tưởng niệm nhà tù Phú Quốc.
Phía Tây tập trung phát triển các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các làng nghề truyền thống.
Phía Đông của đảo Phú Quốc sẽ tập trung phát triển nông nghiệp bảo tồn cảnh quan tự nhiên.
Ngoài ra, còn có 15 khu du lịch sinh thái như Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm, Rạch Vẹm, Bài Dài, Vũng Bầu, Cửa Cạn, Bãi Ông Lang,… được phân bố đều trên đảo.
Uu tiên phát triển Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc tại Dương Tơ có quy mô 905ha, trở thành cảng hàng không của trung tâm du lịch và giao thương của Vùng và quốc gia dảm bảo khai thác máy bay Boeing 747 hoặc tương đương với công suất 6 triệu hành khách/năm và 300.000 tấn hàng hóa/năm.
Cảng hàng không Phú Quốc, cảng biển quốc tế tổng hợp An Thới, cảng nội địa Dương Đông, Vịnh Đầm, Bãi Thơm, trục giao thông chính Bắc – Nam bao gồm đường quanh đảo, các đường ngang và trục thương mại khu đô thị Dương Đông,… là những dự án được ưu tiên đầu tư.
Vịnh Đầm – sẽ xây dựng thành một cảng hàng hóa và du lịch tầm cỡ của khu vực, cảng Đá Chồng hiện tại đang đón tàu từ Hà Tiên tới.
Cảng Hàm Ninh đón tàu cao tốc từ Rạch Giá, tại vịnh An Thới sẽ xây dựng một bến nhô để neo đậu tàu có trọng tải đến 3.000DWT, khu vực Dương Đông cũng sẽ làm một bến phao để neo đậu tàu có sức chở đến 2.000 hành khách, tại mũi Đất Đỏ cũng sẽ có một cảng để neo đậu tàu có sức chở 2.000 hành khách…
Ngoài ra còn có các bến tàu du lịch quanh đảo để tổ chức đưa du khách đi tham quan đảo bằng đường biển.
Ngày nay, hệ thống đường giao thông trên đảo đang phát triển nhanh chóng. Đường vòng quanh đảo với tổng chiều dài 47,5 km và trục chính Nam – Bắc đảo mới thực hiện được 32,61% kế hoạch. Tuyến đường Dương Đông – Cửa Lấp dài 7km, nằm trong hệ thống tuyến đường trục chính vòng quanh đảo Phú Quốc, 16 tuyến đường nhánh kết nối hoàn chỉnh mạng giao thông đường bộ trên đảo, với tổng chiều dài khoảng 60 km.

phu-quoc

Theo: internet

CẨM NANG PHƯỢT | KINH NGHIỆM DU LỊCH