Nền văn hóa Ai Cập mang những đặc trưng rất riêng của một nền văn hóa cổ đại lâu đời nhất thế giới. Cùng Du Lịch Việt Nam tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn hóa có đất nước Ai Cập ngay nhé.
1. Nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổ
Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN và kéo dài đến tận thế kỷ thứ 5.Trong nền văn hóa Ai Cập người dân nơi đây quan niệm về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập. Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể người chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não. Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô khoảng 70 ngày để thanh trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các ngón tay của xác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình. Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn khám phá thêm các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới. Nghệ thuật ướp xác của Ai Cập từ lâu đã được nhiều người trên thế giới biết đến, đây được xem là một nét văn hóa ở Ai Cập vô cùng kì bí.
Tour du lịch Ai Cập | Vé máy bay đi Ai Cập | Khách sạn ở Ai Cập | Visa Ai Cập
Chữ viết Ai Cập cổ đại
Nền văn hóa Ai Cập nổi tiếng với thành tựu được các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Nekhen (Hierakonpolis theo người Hy Lạp cổ và Kom el-Ahmar trong tiếng Ả Rập ngày nay), vào năm 1894. Tuổi của những chữ tượng hình này có niên đại vào khoảng 3200 TCN. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khảo cổ học lại tìm thấy những ký hiệu trên đồ gốm Gerzean, 4000 TCN, có sự tương đồng với chữ viết cổ Ai Cập. Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập. Đây được xem là một thành tựu lớn trong văn hóa ở Ai Cập cổ đại.
Kiến trúc Ai Cập cổ
Hơn 10.000 năm trước đây, châu thổ sông Nin là nơi khởi đầu một nền văn minh sớm của thế giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai cập là các công trình xây dựng vĩ đại trên một khu vực tập trung dày đặc mang những giá trị văn hóa Ai Cập đặc biệt. Ai Cập cổ đã để lại và đóng góp cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, đó là Kim tự tháp Giza và tượng nhân sư Sphinx khổng lồ. Đặc trưng kiến trúc Ai Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên người Ai Cập cổ sử dụng vật liệu trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa nung, đá các loại.
Trong suốt các triều đại Ai Cập cổ, vật liệu đá được dùng hầu hết trong các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa ở Ai Cập. Đôi khi, các vật liệu gạch có được dùng trong các công việc xây dựng lâu đài của các Hoàng đế, pháo đài và một số công trình dân dụng khác như tường bao quanh lâu đài, đền đài và đô thị và các công trình phụ trợ ít quan trọng trong các đền đài. Rất nhiều công trình nhỏ của Ai Cập cổ đã bị phá hủy và cuốn trôi theo những cơn giận giữ bất thường của sông Nin. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khô, nóng của Ai Cập cũng giúp bảo tồn được khá nhiều các công trình xây bằng gạch chưa nung. Ví dụ, ngày nay còn lại một số ngôi làng như Deir al-Madinah, pháo đài Buhen và Mirgissa. Các công trình bằng đá ở các khu đất cao, không ảnh hưởng bởi lũ lụt của sông Nin nhưng cũng chịu tác động không nhỏ của các cơn bão cát sẵn có ở vùng này.Theo kinh nghiệm du lịch Ai Cập du khách khi đặt chân đến đất nước nổi tiếng với những nền văn minh lớn này, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về các công trình kiến trúc cổ nơi đây cũng như nền văn hóa ở Ai Cập. Chắc chắn sẽ có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn.
Văn hóa tín ngưỡng Hồi Giáo
Một nét đặc trưng trong văn hóa Ai Cập đó là tín ngưỡng, với những du khách khi đi du lịch Ai Cập đều nhận xét rằng người dân Ai Cập khá mến khách. Họ đều nói chuyện được tiếng Anh dù ở trình độ cũng chưa thật xuất sắc. Họ đều để lại email để trao đổi ảnh, thư. Tuy nghiên người Ai Cập vẫn giữ trong mình nét văn hóa Hồi giáo Ai Cập khá kín tiếng. Không khó khi hỏi đường hay bắt chuyện với người dân ở đây, nhưng rất khó khi hỏi về tín ngưỡng hay quan điểm của họ với hệ thống lãnh đạo đất nước. Phụ nữ với chiếc mạng che mặt luôn có vẻ e dè khi tiếp xúc với người lạ. Nét văn hóa tín ngưỡng này tạo nên những đặc trưng trong văn hóa Ai Cập.
Trang phục của người Ai Cập
Ai Cập cũng có những người theo đạo Thiên chúa giáo, nhưng đại bộ phận người Ai Cập đều theo đại Hồi giáo cũng giống như các nước thuộc giới A-rập khác. Chính vì theo đạo Hồi giáo nên việc ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, đặc biệt là với phụ nữ, mặc dù ngày nay các quy định với phụ nữ đã thông thoáng và cởi mở hơn. Tuy nhiên, trong văn hóa truyền thống của người Ai Cập phụ nữ vẫn luôn ăn mặc khá kín đáo và giản dị.
Văn hóa giao tiếp
Nét đặc trưng văn hóa Ai Cập trong giao tiếp người Ai Cập có thói quen gặp gỡ trực tiếp, giáp mặt và đứng/ngồi gần nhau để trao đổi, nói chuyện. Khi chào hỏi, cần hết sức lưu ý trong việc gọi tên của người Ai Cập. Tên người Ai Cập được viết bằng tiếng A-rập, không sử dụng hệ chữ latinh như tiếng Anh nên thường khó nhớ một cách đầy đủ và chính xác. Cũng có khi cách phát âm cũng làm bạn hiểu sai ý nghĩa về tên của họ. Vì vậy, nên chắc chắn về tên riêng của người Ai Cập khi gọi tên họ. Phụ nữ và nam giới không bao giờ bắt tay.
Trên đây là những nét văn hóa đặc trưng phố biển ở Ai Cập bạn nên tìm hiểu trước khi đặt chân đến đất nước Ai Cập đầy bí ẩn. Đi du lịch Ai Cập du khách không chỉ được khám phá những điểm du lịch ở Ai Cập mà còn được tìm hiểu về văn hóa truyền thống đặc sắc nơi đây. Vậy còn chần chừ gì nữa, bạn hãy tự mình khám phá những nét văn hóa đặc sắc ở Ai Cập khi đi du lịch Ai Cập chắc chắn bạn sẽ không phải hối hận vì quyết định của mình.
Dulichvietnam.com.vn
Sưu tầm
DULICHVIETNAM.COM.VN