Là mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc, là điểm cùng của đất nước do đó Cà Mau hứa hẹn là điểm du lịch hấp dẫn, ý nghĩa đối với nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến với Cà Màu để được cảm nhận sự linh thiêng, “cái hồn” của dân tộc qua từng tấc đất.
I. PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Từ Tp.HCM đi Cà Mau bạn có thể chọn cách di chuyển bằng xe khách, máy bay hoặc phương tiện cá nhân đều được. Nếu ở các tỉnh miền Trung hoặc khu vực lân cận Hà Nội bạn có thể đi máy bay hoặc tàu hỏa vào thành phố Hồ Chí Minh sau đó lựa chọn một trong những phương tiện sau để di chuyển:
1. Xe khách
Hầu hết các tuyến đi miền Tây và Cà Mau đều xuất bến tại bến xe Miền Tây, ở địa chỉ 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân, Tp.HCM nên bạn có thể đến trực tiếp bến xe Miền Tây để mua vé.
Từ sân bay Tân Sơn Nhất hoặc nhà ga Sài Gòn di chuyển tới bến xe Miền Tây khá xa, bạn có thể di chuyển bằng taxi, xe bus hoặc đi xe ôm đều được. Nếu đi xe bus sẽ tiết kiệm hơn nhưng thời gian chờ lâu hơn.
Ngoài các nhà xe bán vé tại bến bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với một số nhà xe chạy tuyến Tp.HCM – Cà Mau. Cụ thể như sau:
- Xe Mai Linh: Khởi hành từ Tp.HCM – Cà Mau, thời gian chạy 8-9 giờ. Giờ khởi hành từ 6:00 – 23:00 trong ngày. Cứ 60 phút lại có một xe xuất bến. Giá vé dao động từ 145.000 – 175.000 đồng/lượt. Hoặc liên hệ đặt vé qua tổng đài: (08) 39 39 39 39.
- Nhà xe Tuấn Hưng: Chạy tuyến Tp. Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau. Thời gian chạy 7 giờ. Địa điểm khởi hành tại bến xe Miền Tây. Gồm có hai loại xe: xe 15 chỗ ngồi và 45 chỗ ngồi. Xe 45 chỗ ngồi xuất bến vào lúc 9:00 và 21:00 hàng ngày. Xe đón trả khách tại nhà trong khu vực nội thị. Giá vé dao động từ 180.000 – 200.000đồng/lượt. Liên hệ tổng đài đặt vé: (08) 39.63.63.63. Xe dừng 2 trạm để khách nghỉ ngơi ăn uống.
- Xe Phương Trang: Tp. HCM – Cà Mau. Thời gian di chuyển là 7 giờ. Xuất phát tại bến xe Miền Tây. Giá vé dao động từ: 145.000 – 175.000đồng/lượt. Liên hệ tổng đài đặt vé tại Tp. HCM: (08) 38 309 309. Tại Cà Mau: (0780) 3.651.651 hoặc (0780) 365.4444
- Nhà xe Phương Thảo: Tp. Hồ Chí Minh – Cà Mau. Địa chỉ: 498 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10, Tp.HCM. Tổng đài đặt vé tại Tp.HCM: (08) 3835 3495 – 8835 4550.
2. Di chuyển bằng máy bay
Hiện nay chỉ có duy nhất hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlline khai thác chuyến bay Tp.HCM – Cà Mau. Mỗi ngày một chuyến duy nhất, tại Tp.HCM máy bay cất cánh lúc 5:55 đến thành phố Cà Mau khoảng 7:00, thời gian bay mất 65 phút. Chiều ngược lại từ Cà Mau – Tp.HCM khởi hành lúc 7:30 hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất lúc 8:40.
3. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Nếu di chuyển bằng các phương tiện cá nhân từ Tp.HCM bạn có thể xuất phát tại hai điểm là: Vòng xoay Phú Lâm, quận 6 hoặc Cao tốc Trung Lương, quận 7 với lộ trình như sau: Tp. HCM (QL1A) – Tân An – Trung Lương – Cần Thơ – Bạc Liêu – Cà Mau.
II. NHÀ NGHỈ – KHÁCH SẠN TẠI CÀ MAU
Giá dịch vụ khách sạn – nhà nghỉ ở Cà Mau dao động trong khoảng từ 200.000 – 600.00 đồng, tùy vào khách sạn và địa điểm thuê. Dưới đây là danh sách tham khảo một số nhà nghỉ, khách sạn ở Cà Mau bạn có thể tham khảo.
1. Tại thành phố Cà Mau
- Khách sạn Thanh Sơn: Đia chỉ : 22 Phan Ngọc Hiển, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3815525.
- Khách sạn Ánh Nguyệt: Địa chỉ : 207 Phan Ngọc Hiển, Phường 6, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3567666.
- Khách sạn Kim Phụng. Địa chỉ : 13 Lý Bôn, Khu phố 2, Phường 4, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3835012.
- Khách sạn Siêu Thị. Địa chỉ : 1 Hùng Vương, Phường 7, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3836786.
- Khách sạn Công Đoàn Cà Mau. Địa chỉ: 9 Lưu Tấn Tài, Phường 5, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3833245.
- Khách sạn Sao Mai. Địa chỉ : 30 Phan Ngọc Hiển, Phường 2, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3831035.
- Khách sạn Thiên Phúc. Địa chỉ : 38-40 Lý Bôn, Phường 4, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3832267.
- Khách sạn Thái Hoàng. Địa chỉ : 345B Nguyễn Trãi, Phường 9, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3591777.
- Khách sạn Sông Hưng. Địa chỉ : 28 Phan Ngọc Hiển, Phường 2, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3822822.
- Khách sạn Minh Hải. Địa chỉ: 1 Trần Hưng Đạo, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3831036.
- Khách sạn Hoàng Gia. Địa chỉ : 29 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3819999.
- Khách sạn Thiên Phúc 2. Địa chỉ : 15A Hùng Vương, Phường 7, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3827169.
- Khách sạn Quốc Tế. Địa chỉ : 179 Phan Ngọc Hiển, Phường 6, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3825118.
- Khách sạn Bông Hồng. Địa chỉ : 12D Quang Trung, Phường 7, Tp. Cà Mau, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3831544
2. Tại huyện Đầm Dơi
- Nhà khách Huyện ủy Đầm Dơi. Địa chỉ : Trần Văn Hy, Thị trấn Đầm Dơi, Đầm Dơi, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3857707.
- Nhà khách Đầm Dơi. Địa chỉ : Dương Thị Cẩm Vân, Thị trấn Đầm Dơi, Đầm Dơi, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3858189.
3. Tại huyện Năm Căn
- Khách sạn Công Đoàn Năm Căn. Địa chỉ : Khóm 1, Thị trấn Năm Căn, Năm Căn, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3730510.
- Khách sạn Năm Căn. Địa chỉ : Thị trấn Năm Căn, Năm Căn, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3877044.
- Nhà nghỉ Thanh Nga. Địa chỉ : 910 Nguyễn Tất Thành, Thị trấn Năm Căn, Năm Căn, Cà Mau. Điện thoại : 0919 581899.
- Khách sạn Phúc Trinh. Địa chỉ : Đường Hùng Vương, Thị trấn Năm Căn, Năm Căn, Cà Mau. Điện thoại : 0780 2218580.
- Nhà nghỉ Công Đoàn Ngọc Hiển. Địa chỉ : Thị trấn Năm Căn, Năm Căn, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3877616.
4. Tại huyện Thới Bình
- Nhà nghỉ Huỳnh Lam. Địa chỉ : Thị trấn Thới Bình, Thới Bình, Cà Mau. Điện thoại : 0780 386037.
- Nhà khách UBND huyện Thới Bình. Địa chỉ : Thị trấn Thới Bình, Thới Bình, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3860272.
- Khách sạn Nguyễn Phước. Địa chỉ : Thị trấn Thới Bình, Thới Bình, Cà Mau. Điện thoại :0780 3860636.
5. Huyện Trần Văn Thới
- Khách sạn Đông Á. Địa chỉ : 159 Khóm 3, Thị trấn Sông Đốc, Trần Văn Thời, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3891566.
- Nhà nghỉ Xuân Nguyên. Địa chỉ : Thị trấn Trần Văn Thời, Trần Văn Thời, Cà Mau. Điện thoại : 0780 3895126.
- Nhà nghỉ Anh Đào. Địa chỉ : Thị trấn Trần Văn Thời, Trần Văn Thời, Cà Mau. Điện thoại : 0915 744965.
III. NHỮNG ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN HẤP DẪN TẠI CÀ MAU
1. Mũi Cà Mau
Mũi Cà Mau nằm ở 8 tọa độ, 37’30” vĩ độ Bắc, 104 độ, 43” kinh độ Đông thuộc xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Biểu tượng của mũi Cà Mau là hình mũi thuyền hướng ra biển, được đặt trên bệ cao màu trắng, ở giữa mũi thuyền có hình ngôi sao lớn và có ghi dòng chữ MŨI CÀ MAU.
Đứng ở ví trí này du khách có thể nhìn toàn cảnh đất, trời, biển của Đất Mũi. Nhìn xa xa biển mênh mông một màu xanh biếc, những chiếc tàu đánh cá nhỏ xinh những chiếc lá đang đua nhau cập bến. Ở một góc khác những cánh rừng đước, rừng mắm rộng mênh mang khoác lên mình một màu xanh biếc tạo cho khung cảnh nơi đẹp hùng vĩ.
Đất Mũi Cà Mau tiếp giáp với hai dòng hải lưu là Bắc – Nam và Tây – Nam vì thế biển ở đây có hai chế độ thủy triều khác nhau tạo nên những dòng phù sa đầy màu mỡ, trải dải hàng chục ngàn hecta, nằm dọc hai bên bờ biển bao quanh xóm Mũi. Những ngôi nhà trong xóm Mũi nằm xen lẫn giữa những cánh rừng xanh mát. Người dân Đất Mũi chân chất, chan hòa, phóng khoáng và hào hiệp. Đến đây bạn sẽ được khám phá thiên nhiên và cuộc sống của người dân Đất Mũi, mảnh đất thiêng liêng tận cùng của tổ quốc.
2. Rừng U Minh
Rừng U Minh nằm tiếp giáp với vịnh Thái Lan, là một trong những cánh rừng quý hiếm với hệ thực vật đa dạng ở nước ta. Địa hình của rừng U Minh được chia làm hai vùng khác nhau gồm U Minh Thượng và U Minh Hạ. Nơi đây có 250 loại thực vật cùng nhiều loại chim quý sinh sống. Đến đây du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, khám phá đa dạng của hệ thực vật và các loại chim quý. Ngắm rừng tràm bạt ngàn, hương thơm ngào ngạt và nghe nhiều câu chuyện thú vị do người dân địa phương kể.
3. Vườn chim Ngọc Hiển
Sân chim Ngọc Hiển là vườn chim tự nhiên, khu bảo tồn chim có diện tích lớn nhất cả nước với trên 130ha. Đến đây du khách sẽ được ngắm nhiều loại chim quý hiếm của nước ta như cò, cồng cộc, le le, vạc… Chiều về từng đàn chim đua nhau về tổ tạo nên một bản giao hưởng hùng vĩ của thiên nhiên khiến những ai đã một lần được đặt chân đến đây đều lưu luyến mãi.
4. Chùa Quan Âm
Chùa Quan Âm tọa lạc tại số 84/4 đường Rạch Chùa, Phường 4, Tp. Cà Mau. Là địa điểm du lịch tâm linh dành cho những ai muốn thanh tịnh và cầu phúc lộc. Ngôi chùa gắn liền nhiều huyền thoại với thời khai hoang mở cõi vùng đất tận cùng của tổ quốc. Chùa do hòa thượng Thiện Tường và Thiện Đức xây dựng năm 1936, với kiến trúc độc đáo. Bên trong khuôn viên chùa có bia dựng “Sắc tứ Quan Âm cổ tự” và tháp hòa thượng Trí Tâm.
5. Đình Tân Hưng
Đình Tân Hưng thuộc ấp xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm, Tp. Cà Mau, cách trung tâm thành phố khoảng 4km về phía Nam. Đình không chỉ là địa điểm đến tâm linh cho người dân trong vùng mà nơi đây còn ghi lại những trang sử đấu tranh hào hùng của những người con Đất Mũi trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại Cà Mau; là địa điểm treo lá cờ đỏ búa liềm của Đảng cộng sản Đông Dương đầu tiên năm 1930; là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy mặt trận Tân Hưng. Năm 1992 đình được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
6. Đảo hòn Khoai
Đảo hòn Khoai thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, thuộc phía Đông Nam của Cà Mau. Đảo có diện tích khoảng 4km2, đỉnh cao nhất của Hòn Khoai là 318m so với mặt nước biển.
Trước đây đảo hòn Khoai còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: đảo Giáng Tiên, hòn Độc Lập. Dưới thời Pháp thuộc, đảo được người Pháp đặt tên là Poulop. Còn người dân huyện gọi là hòn Khoai vì đảo có hình giống củ khoai khổng lồ. Xung quang đảo hòn Khoai còn có các đảo nhỏ khác như: hòn Lớn, hòn Nhỏ, hòn Tượng, hòn Sao, hòn Đồi Mồi.
Địa hình trên đảo gồm có 2 bãi cát trắng mịn chạy dọc theo hai bên bờ biển là bãi Lớn nằm ở phía Đông Nam và bãi Nhỏ ở phía Bắc. Trên đảo có một tuyến đường đi lại chính từ bãi Lớn cho đến đỉnh, dài khoảng 3km do Pháp xây dựng. Đường đi lại quanh đảo khá hiểm trở với nhiều dốc đá ngổn ngang, lởm chởm. Ngoài ra, trên đảo còn có hai dòng suối nước ngọt chảy quanh năm, là nguồn cung cấp nước ngọt chính cho người dân huyện đảo và tàu đánh cá xung quanh.
Nơi đây vốn nổi tiếng với những khu rừng sinh nguyên sinh, hệ thực vật đa dạng với trên 1.400 loài, có nhiều loại cây có giá trị kinh tế rất cao như gỗ lim, bằng lăng, chiêu chiêu, dầu rái, muỗng, quế quan, rè vàng, thị rừng, trám mạo, trâm trắng. Và các cây dược liệu quý như: huyết rồng, thiên kim đằng, cốt toái bổ lá lớn, quế quan, cốt toái bổ lá nhỏ, khoai mài, ngũ gia bì, sầu đâu, thần thông, dây tiết dê, thiên niên kiện…
Rừng hòn Khoai là nơi trú ngụ của nhiều loại động vật hoang dã như heo rừng, kỳ đà, trăn, rắn. Ở khu rừng già này bạn có thể bắt gặp những con sóc đen, khỉ nô đùa trên các cành cây. Mùa xuân đến hòn đảo rực rỡ mai vàng.
7. Hòn Đá Bạc
Hòn Đá Bạc nằm cạnh đảo hòn Khoai, có tổng diện tích khoảng 6,43ha, gồm 3 hòn đảo lớn nằm cạnh nhau là: hòn Ông Ngộ, hòn Đá Bạc và hòn Đá Lẻ. Theo những tài liệu còn sót lại thì hòn Đá Bạc có niên đại khoảng 180 triệu năm, thuộc kỷ Jurra giữa – Trung Sinh. Hòn cao nhất ở đây cao trên 50m so với mặt nước biển.
Cho đến nay hòn Đá Bạc vẫn giữ nguyên được cảnh đẹp hoang sơ với nhiều hòn đảo kỳ thú. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những viên đá granit xếp chồng lên nhau với nhiều hình thù độc đáo như: bàn tay tiên, bàn chân tiên, sân tiên, giếng nước tiên. Ngoài ra ở đây còn có nhiều địa điểm tâm linh của người dân chài như: Lăng Ông Hải Nam – nơi lưu giữ và trưng bày bộ xương cá voi khổng lồ và những câu chuyện huyền bí về cá Ông cứu người gặp nạn trên biển.
Hệ sinh thái trên hòn Đá Bạc rất đa dạng và phong phú với nhiều mảng rừng và thảm thực vật quý hiếm. Bên cạnh đó nơi đây cũng gắn liền với cuộc đấu tranh anh dũng của người dân Đất Mũi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đầy vẻ vang và oanh liệt.
IV. KHÁM PHÁ ẨM THỰC CÀ MAU
1. Gỏi nhộng ong rừng U Minh
Gọi nhộng ong rừng U Minh được mệnh danh là “đệ nhất” món ngon của Cà Mau. Cách chế biến món ăn này như sau: tổ ong sau khi thu hái về được nhúng vào nước sôi, sau đó lọc lấy nhộng ong sạch. Nhộng ong có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như cháo nhộng ong, nhộng ong xào. Nhưng có lẽ ngon hơn cả vẫn là món nhộng ong trộn gỏi.
Những con nhộng béo ngậy sau khi được rửa sạch, người ta phi thơm hành cho vào xào cùng gia vị tiêu, đường, nước mắm ngon rồi múc ra để riêng. Bắp chuối non được bào thành sợi nhỏ, rửa qua nước pha chút muối loãng, vắt khô đem trộn chung với nhộng ong, đậu phộng giã nhỏ, hẹ, rau thơm xắt nhỏ, rưới nước mắm chua ngọt rồi trộn đều.
Món ăn này có vị béo ngậy của nhộng ong vị thơm của đậu phộng. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên hương vị rất đặc trưng.
2. Chuột đồng chiên sả ớt
Người dân Đất Mũi thường chế biến chuột đồng thành nhiều món ăn ngon như chuột sấy khô, chuột chiên nhưng ngon hơn cả vẫn là món chuột chiên sả ớt.
Chuột sau khi được làm rạch, để ráo nước rồi ướp với ớt sả băm nhuyễn cùng nước mắm ngon, bột ngọt, chút muối, đường để 15 phút cho gia vị thấm sau đó đem chiên trên chảo dầu nóng để lửa liu riu, đảo thường xuyên để thịt chuột chín vàng đều. Món này dùng chung với cơm nóng tuyệt ngon.
3. Ba khía
Ba khía ngon và nổi tiếng ở Cà Mau là ba khía vùng Rạch Gốc. Ở đây người ta chế biến ba khía thành nhiều món ăn ngon và độc đáo.
Những con ba khiá sau khi bắt về được rửa sạch và muối ngay. Để trong vòng từ 5-7 ngày là có thể ăn được. Ngoài món ba khía muối người ta còn chế biến ba khía luộc sả ăn với nước chấm được pha chế từ sả băm nhuyễn, giấm gạo nuôi, ớt và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Ba khía luộc có vị ngọt của thịt ba khía, mùi thơm của sả và vị cay của ớt, vị chua thanh của giấm gạo nuôi. Đây là món ăn không thể bỏ qua khi đến với đất mũi Cà Mau.
4. Lẩu mắm U Minh
Lẩu mắm U Minh được làm từ mắm cá sặc loại đặc biệt. Mắm được lược bỏ hết xương sau đó cho vào nồi lẩu nêm nếm gia vị vừa ăn. Để tăng thêm hương vị cho món ăn người dân nơi đây còn cho thêm lá sả băm nhuyễn, gốc sả đập dập cho vào nổi lẩu, cho thêm sữa bò và đường để nước lẩu có vị ngọt và béo.
Lẩu mắm U Minh thường ăn với cá đồng ngon nhất là cá rô mề, cá lóc to, cá trê trắng hoặc lươn. Ngoài ra một số nơi người ta cho thêm thịt cua đồng, ốc lác, thịt ba rọi vào cùng. Món này ăn kèm với nhiều loại rau sống đặc trưng ở miền Tây như: đọt choại, rau the, nhãn lồng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác… Khi ăn lẩu mắm có vị ngọt, chua, mặn, chát, đắng, cây của nhiều loại rau đặc trưng của rừng U Minh.
5. Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng là món ăn quen thuộc của người miền Tây. Tuy nhiên món cá lóc nướng trui lại mang nét ẩm thực đặc trưng của vùng U Minh.
Cá lóc sau khi bắt từ dưới sông lên, được rửa sạch, dùng que tre xiên qua con cá từ đầu cho đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô, châm lửa đốt cho đến khi tro tàn. Khi chín cá được cạo lớp da cháy đen bên ngoài. Món này ăn kèm với muối ớt, nước mắm me, cuốn bánh tráng, rau thơm các loại.
6. Rùa rang muối
Rùa có nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Ở đây có rất nhiều loài rùa như rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém nhưng ngon nhất vẫn là rùa vàng, kế đến là rùa nắp, rùa quạ. Rùa được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng nhưng rùa rang muối là độc đáo hơn cả. Món này vừa dễ làm, gia vị dễ tìm, ăn rất ngon. Đây là một trong những món ăn mà bạn nên thử khi đến Cà Mau.
7. Chả trứng mực đất Mũi
Chả trứng mực là món ăn gắn liền với người dân đất mũi bao đời nay. Món ăn này chế biến khá kỳ công và tốn nhiều thời gian. Trứng mực được chiên vàng rộm như chả quế. Chả được cắt miếng nhỏ như ngón tay, dọn ra ăn cùng với rau thơm và bánh tráng, chấm nước mắm nhỉ hoặc muối tiêu chanh. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị bùi của trứng mực hòa quyện với nước chấm và các loại rau tạo thành món ăn đặc trưng không thể trộn lẫn.
8. Vọp nướng chấm muối tiêu
Để có món vọp nướng ngon người ta phải lựa chọn được những con vọp ta, rửa sạch, để ráo nước, sắp vào đĩa, ướp chung với muối, tiêu, chanh, bột ngọt, các loại rau cải. Sau đó để vọp nướng trên vỉ than hồng nướng cho đến khi vọp há miệng là ngon nhất. Nếu nướng chín quá thịt sẽ dai, khô nước, không ngon.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
YÊU TRẺ