Danh lam thắng cảnh – Hòn Đá Bạc – Cà Mau

6879

thuyet-minh-ve-hon-da-bac-hon-da-bac-3

Hòn Đá Bạc hôm nay là điểm du lịch đang trở nên hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Đây là địa điểm du lịch hiếm hoi ở vùng đất cực nam Tổ quốc này vẫn còn tấp nập du khách đến cắm trại, thư giãn và thưởng thức hải sản tươi sống…

Vài năm trước, nghe nhắc đến hòn Đá Bạc ai cũng muốn đi nhưng ngại đường xa. Tuy nhiên, hơn hai năm nay con đường dài 42km từ TP Cà Mau chạy dài đến tận cổng vào hòn Đá Bạc đã được tỉnh Cà Mau trải nhựa phẳng lì với tổng vốn đầu tư trên 70 tỉ đồng.

Từ Cà Mau du khách có thể đi taxi, xe đò hoặc xe gắn máy theo hướng Tắc Thủ rồi xuống vườn quốc gia U Minh Hạ. Từ đây theo hướng về nông trường Minh Hà rồi qua Cơi Năm sẽ đến xã Khánh Bình Tây thuộc huyện Trần Văn Thời với tổng thời gian khoảng một giờ. Nếu đi bằng canô, du khách sẽ xuôi dòng Tắc Thủ sang kênh Hội Đồng Thành về phía Tây rồi sang hòn Đá Bạc cũng với thời gian tương đương đi bằng đường bộ.

Vài năm trước hòn Đá Bạc rất hoang sơ, khách du lịch ít khi ra hòn nhưng từ năm 2004 đến nay, mỗi năm nơi đây đón hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài nước vì đất liền.

Từ trong ấp Đá Bạc B, xã Khánh Bình Tây nhìn ra ngoài khơi đã thấy một cụm hòn nhằm nhô cao khoảng 50m so với mặt nước biển. Hòn Đá Bạc gồm các hòn nằm liền nhau là hòn Trọi, hòn Ông Ngộ và hòn Đá Bạc với tổng diện tích khoảng 6,5ha. Trên các hòn có một số đỉnh đồi cây cối chen vào các hốc đá, mọc um tùm. Quanh hòn, hàng ngàn viên đá granit đủ mọi kích cỡ nằm chồng nên nhau với nhiều hình thù kỳ lạ như những bàn tay, bàn chân

thuyet-minh-ve-hon-da-bac-hon-da-bac-1
thuyet-minh-ve-hon-da-bac-hon-da-bac-2
thuyet-minh-ve-hon-da-bac-hon-da-bac-3

. Theo nhiều tài liệu khoa học, hòn Đá Bạc được hình thành cách nay khoảng 180 triệu năm thuộc kỷ Jura giữa – Trung Sinh.

Hiện trong hai ngày nghỉ cuối tuần, nhiều gia đình cùng người thân thường ra hòn Đá Bạc cắm trại bởi không khí nơi đây rất trong lành.

thuyet-minh-ve-hon-da-bac-hon-da-bac-4

Giá vào cổng hòn Đá Bạc không chỉ “mềm” (20.000 đồng/người, trẻ em 10.000 đồng/người) mà các loại hải sản do ngư dân ven hòn bán cho khách du lịch cũng cực kỳ rẻ. Từ giữa trưa đến chiều tối, du khách sẽ được tận mắt nhìn ngư dân bơi thuyền ra biển câu mực, câu cá nâu, lặn xuống biển để đục lấy những con hàu bám chặt vào các hốc đá dưới nước.

Nhiều trẻ em ở xóm Kênh Hòn cũng tranh thủ thời gian nghỉ học cuối tuần để theo cha mẹ ra biển câu cá nâu, bắt hàu, tôm tít… bán lấy tiền mua tập viết, quần áo mới. Nhiều em “săn” hàu rất giỏi, chỉ một buổi trưa đã bắt được gần 50 con hàu. Nếu như ở các nhà hàng trong đất liền bán một con hàu với giá 5.000 – 7.000 đồng thì ngư dân nơi đây tách thịt hàu ra bán cho thực khách chỉ với giá 1.500 – 2.000 đồng/con.

Giá tôm tít, một trong những loại đặc sản biển, cũng được bán với giá 1.500 đồng/con nếu khách mua với số lượng nhiều, trong khi ở các quán ăn một dĩa tôm tít khoảng 10 con giá lên đến 50.000 – 70.000 đồng. Tuyệt vời hơn khi ngư dân bán hải sản tươi sống còn mang theo cả lò than để nướng hàu, tôm tít cho du khách. Nếu mang theo một chai rượu “ông uống bà khen” để uống cùng với đặc sản biển nơi đây thì các cậu thanh niên chắc chắn chỉ muốn… “mọc rễ” ở đất hòn.

Những ai qua đêm ở hòn Đá Bạc cùng bạn bè đều đốt lửa trại, uống rượu và ăn hải sản tươi sống. Con hàu biển xù xì như hòn đá nhưng lại là món ăn vô cùng bổ dưỡng. Nhiều khách du lịch đi nhiều nơi đã nhận định rằng chỉ có hàu biển ở hòn Đá Bạc là ngon nhất so với hàu ở các vùng biển khác trong khu vực ĐBSCL. Khi nướng, hàu được tách vỏ, phi hành mỡ tỏi vào lớp vỏ, còn lại có thịt hàu để nướng dưới lửa than hồng làm hương thơm tỏa ra ngào ngạt. Đưa vào miệng, thịt hàu béo ngậy đến… lâng lâng.

Những ai ăn được các món tái chanh thì bóc thịt hàu sống ra cho vào nước đá rồi gắp từng con chấm vào dĩa nước tương trộn với chanh, mù tạt và ngò gay băm nhuyễn để ăn cũng rất ngon. Đặc biệt, hàu nấu cháo thì không có loại hải sản nào sánh bằng khi ăn kèm với vài gốc hành lá và rau đắng biển.

thuyet-minh-ve-hon-da-bac-hon-da-bac-5

Khi sương đêm xuống lạnh cũng là lúc những con cá đối biển no tròn trứng được ngư dân mang vào cùng với những thau mực ống tươi xanh. Giá mỗi con mực, cá đối cũng chỉ 2.000 đồng nên du khách tha hồ đưa lên bếp than hồng. Những hôm du khách may mắn mua được những “nàng mực” đang mang trứng, đưa lên lò than nướng vàng chấm với nước tương hảo hạng, đưa vào miệng ăn sẽ thấy… “thơm ngon đến miếng mực cuối cùng”.

Trao đổi với TTO, ông Châu Quốc Khải – chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Minh Nhựt (Cà Mau) – cho biết đã đầu tư khoảng 18 tỉ đồng để kiến thiết cơ sở hạ tầng nơi đây. Hiện nay, trên đỉnh đồi có một ngôi đền thờ cá Ông với bộ xương cá dài khoảng 12m. Các ngư dân ước tính khi còn sống “Ông” có thể nặng đến 3.000 tấn, khi chết xương được mang lên đồi để thờ cúng để “Ông” luôn phù hộ cho ngư dân nơi đây gặp nhiều may mắn trong những chuyến ra khơi.

Theo ông Khải, để thu hút khách du lịch đến với hòn Đá Bạc, Công ty TNHH Minh Nhựt đang chuẩn bị đầu tư nâng cấp đền thờ cá Ông và xây dựng thủy cung để khách du lịch tha hồ tắm biển, lướt ván…

www.dulichcamau.com.vn

THEGIOIDULICH.COM.VN