(Du lịch) Phượt lên đồi chè Đông Giang của Quảng Nam | Bài viết | Foody.vn

1178

Cách Đà Nẵng hơn 100km về phía tây theo hướng tỉnh lộ ĐT604. Vượt qua con dốc Kiền ngoằng ngèo, Đông Giang hiện ra trước mắt ta là những cánh rừng nửa nguyên sơ bạt ngàn, tít tắp. Nơi đây cũng được ví như bài học vỡ lòng cho đệ tử phượt xứ Đà Thành.

doi-che-dong-giang-quang-nam-b2cd9d47-b5ae-4863-9f41-dc8788babbed

Vài năm trở lại đây, khi du lịch miền núi phía tây Quảng Nam bắt đầu khởi sắc với những tay phượt ưa khám phá văn hóa bản địa của người đồng bào dân tộc thì đồi chè Đông Giang nằm trong danh sách những điểm đến khó bỏ qua trên cung đường dẫn lên Trường Sơn huyền thoại.

Đặt chân tới đây, du khách sẽ bắt đầu từ chuyến dừng chân dã ngoại tại đồi chè Đông Giang, thuộc Nông trường Quyết Thắng.

Trong nông trường, những luống chè rộng chừng 1m được “quy hoạch” trên những ngọn đồi thoai thoải trông tựa cánh đồng. Khi tới đây, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước một màu xanh mướt thường chỉ gặp trong những bức tranh.

doi-che-dong-giang-quang-nam-5-96-

Buổi sáng thức dậy, chạy ra đồi chè nhìn ngắm những giọt sương đêm tinh khiết vẫn còn đọng trên lá sẽ giúp bạn có một cảm giác thư thái rất thú vị.
doi-che-dong-giang-quang-nam-img-8211copy

Cứ đứng trước đồi chè này một lần bạn sẽ thấy mình chưa bao giờ ham muốn chụp ảnh đến như thế. Có lẽ cũng cảm nhận được được điều này, nên đã không ít đôi tình nhân tìm đến đây để chụp ảnh cưới, lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của đời mình.

doi-che-dong-giang-quang-nam-img-77431

Nếu bạn là người yêu văn hóa, thì hãy đến với Làng văn hóa – Du lịch Bhờ Hôồng (xã Sông Kôn) để trực tiếp giao lưu nghệ thuật truyền thống với đồng bào Cơtu, tham quan kiến trúc nhà Gươl, nhà Moong (nhà sinh hoạt cộng đồng) truyền thống của đồng bào Cơtu nơi đây.

doi-che-dong-giang-quang-nam-deea40df-6443-4e79-b662-f5ba76ede7fa

Các bạn sẽ được hòa mình vào những điệu múa T’tung, Zază rất quyến rũ của những chàng trai, cô gái Cơtu; cùng dân làng dệt thổ cẩm, đan lát, học tiếng Cơtu, chữ viết Cơtu…, được tận mắt chiêm ngưỡng những tấm thảm dệt thổ cẩm rất cầu kỳ, lung linh màu sắc. Ngoài ra, các bạn cũng có thể ngược lên dòng suối nóng tại xã Sông Kôn để tắm vào các mùa lạnh trong năm.

doi-che-dong-giang-quang-nam-04c25c46-f27f-4c68-9861-38524d681789
doi-che-dong-giang-quang-nam-e4926270-6965-477d-b1ba-a992efa9a8f9

Hay ghé thăm những ngôi mộ gỗ – nét văn hóa vô cùng độc đáo của người đồng bào Cơ tu. Ngôi mộ do người con trai hiếu thảo không quản khó khăn, tỉ mỉ đục đẽo, chạm khắc để xây “nhà” cho người cha đã khuất. Trong mộ có đầy đủ vật dụng cho người về thế giới bên kia như chén, đũa, mâm, bát, gùi đi núi… Đặc biệt nhất là huyệt mộ mới lấp một phần hai. Người Cơ tu quan niệm, vợ chồng phải luôn sống với nhau dù ở dương gian hay về cõi vĩnh hằng. Nửa huyệt mộ còn lại là nơi an nghĩ của người vợ vào một ngày nào đó. Ngôi mộ không chỉ là văn hóa tâm linh độc đáo của người Cơ tu mà là lời răn dạy về đạo nghĩ vợ chồng, về chữ hiếu thiêng liêng.

Du lịch tới Đông Giang bạn không chỉ được ngắm cảnh đẹp, tìm hiểu về văn hóa dân tộc Cơ Tu mà còn được thưởng thức những sản vật vô cùng độc đáo của vùng đất này.

Hãy đừng quên “đắm mình” trong những ché rượu cần, rượu Tà-vạt, Tr’đin, loại rượu có một không hai ở vùng này, được đồng bào Cơtu chế biến từ một loại cây rừng (hay còn gọi là cây đoát) uống rất ngon và bổ dưỡng. Có thể điểm tên các đặc sản mà bạn cần nếm qua như cơm lam, thịt nướng ống, món zarắ (thịt ống thọc nhuyễn), bánh cuốt (bánh sừng trâu) cùng với rau rừng, cá suối…Đông Giang còn có món rượu Tà Vạt (có nơi gọi là Tà Vạc) và ông già Gói – người giữ men say cho đồng bào Cơ tu.

doi-che-dong-giang-quang-nam-40030d43-58c1-4649-a3ec-97cd952a36de
doi-che-dong-giang-quang-nam-b14aeb81-af19-401a-93e5-0a09d31b695c

Đến Đông Giang mà chưa từng thử rượu Tà Vạt thì coi như chưa đến. Uống rượu Tà Vạt mà không hầu già Gói, nghe già kể về quá trình chế biến món rượu đặc biệt này thì Tà Vạt cũng chỉ là thứ nước chua chua thơm thơm nồng nồng mà thôi. Già Gói ở thôn Ba Liên, xã A-ting, ngôi nhà nằm sâu trong một con đường đất nhỏ, loanh co. Nếu đi đường, tình cờ bạn thấy một ông già râu tóc bạc phơ, cười mỉm mỉm, vai đeo ống hồ lô to tướng dài ngoằng; đích thị đó là già Gói. Đừng bỏ lỡ cơ hội tiếp chuyện và tiếp rượu với cây men sống của núi rừng Quảng Nam nhé.

Ngoài ra, Đông Giang còn có nếp đen – một loại gạo nhưng không hiểu sao người ta gọi là nếp. So với bao anh em đồng môn nền văn minh lúa nước, thì nếp đen như một đứa con nuôi, tình cảm nhưng khác giống loài.

doi-che-dong-giang-quang-nam-9bce1dd0-71d2-453a-80ea-24e92a090631

Người Cơ tu trồng nếp đen trên những sườn núi dốc đứng. Không cày, không bừa, không gieo, không sạ, không dặm, không lấy nước, trổ nước. Mà gieo trực tiếp, sương rừng, mụn than chính là nguồn sống cây. Có lẽ vì vậy mà nếp đen có mùi vị rất khác lạ, thoang thoảng thơm, ngăm đen, ngọt bùi chân thật như chính tính cách người dân nơi đây.

Không chỉ vậy, nơi đây còn có nhiều nông sản rất có giá trị:

– Chuối Đông Giang có hương vị thơm ngon là sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh.

doi-che-dong-giang-quang-nam-chuoimoc2

– Một sản phẩm gia vị của hương đồng gió núi là thứ ớt xiêm. Đây là cây trồng thâm canh ở các tán rừng, bờ suối nhưng khi được đầu tư chế biến, đóng gói vẫn hiên ngang vào siêu thị.

– Hiệu quả của canh tác nông nghiệp là sản xuất sản phẩm mà thị trường cần nên cây loòng boong trái vụ ở xã Kà Dăng, Mà Cooil cũng là thế mạnh của nông dân H. Đông Giang.

Những ai lên Đông Giang, khi trở về nhớ đừng quên đem theo về làm quà những gói chè búp hay lít mật ong mang thương hiệu Quyết Thắng. Những thứ lâm thổ sản của vùng cao Đông Giang thấm đẫm hương của đất quyện với tình người.

Nguồn: news.zing.vn

Trang Pham – Tổng hợp

FOODY