GHỀNH RÁNG – Danh thắng – danh nhân, văn hóa – ẩm thực Việt Nam

1477

Được công nhận di tích theo quyết định số 2009-QĐ ngày 15 tháng 11…

GHỀNH RÁNG

1. Tên di tích: Ghềnh Ráng
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: thắng cảnh
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 2009-QĐ ngày 15 tháng 11 năm 1991
5. Địa chỉ di tích: Tổ 15 – khu vực 3 – phường Gành Ráng – TP Quy Nhơn – Bình Định
6. Tóm lược thông tin về di tích Nằm dưới chân núi Xuân Vân, Ghềnh Ráng là sự hợp thành của những bãi đá nối tiếp nhau, uốn lượn theo đường cong của eo núi. Sự xâm thực của thiên nhiên, sự mài mòn của sóng biển đã phô bày những khối đá khổng lồ nằm chồng chất lên nhau, tạo ra những hang hốc, hình thù cổ quái, sinh động. Hòn Chồng ở Ghềnh Ráng là một tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên đặc sắc bởi chỉ gá vào nhau một cách chỏng chơ, tưởng chỉ một cơn gió thoảng đã ngã đổ, vậy mà cứ đứng sừng sững cùng phong ba, tuế nguyệt. Riêng bãi Đá Trứng với những viên đá tròn nhẵn như một sự xếp đặt lạ kỳ của thiên nhiên…Bãi tắm Hoàng Hậu (một tên gọi khác của bãi Đá Trứng) tương truyền nơi đây Nam Phương Hoàng Hậu vị Hoàng Hậu cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn trong một lần ghé Quy Nhơn thấy cảnh đẹp Ghềnh Ráng với bãi Ðá Trứng rộng chừng hơn 100m2 bày la liệt những hòn đá xanh hình tròn, mặt nhẵn như quả trứng đùa giỡn cùng sóng biển. Bà đã tắm ở nơi này vì thế còn gọi là Bãi Tắm Hoàng Hậu. Đến Ghềnh Ráng du khách còn thấy đá Vọng Phu được sóng và gió biển tạc khắc như hình dáng người vợ ngóng chồng. Hay đá có hình sư tử dũng mãnh…Những tảng đá núi nhấp nhô, ngổn ngang giữa ngàn lớp sóng vỗ, cỏ cây ướt đẫm sau những trận mưa bất chợt. Tất cả tạo nên một Ghềnh Ráng nguyên sơ, một bức tranh sơn thủy hữu tình và thơ mộng. Đến nơi này du khách còn được thưởng thức những sản vật của biển Quy Nhơn với nhà hàng Hoàng Hậu càng tạo thêm sức hấp dẫn.

anh01

Người có công đầu làm sống dậy điểm du lịch kỳ thú bậc nhất phố biển hiện nay, từ năm 1977, ông Võ Xuân Đài đã cùng gia đình lên đây làm rẫy trồng cây. Trước vẻ đẹp của tạo hóa, ông đã cho phá đá làm điểm du lịch tư nhân. Chuyện ông Đài làm du lịch thì người dân ở đây ai cũng biết và ngưỡng mộ. Năm 1998, ông Đài trao trả khu du lịch này cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định. Và cuộc “se duyên” giữa Ghềnh Ráng với Công ty Công viên và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn bắt đầu và tiếp diễn suốt bảy năm sau đó.
Nơi đây có lầu Ông Hoàng, nơi nghỉ mát của cựu hoàng Bảo Đại xưa kia từng sụp đổ trong chiến tranh, nay đã được tôn tạo lại. Theo dự án của Công ty Du lịch Sài Gòn, khu di tích Ghềnh Ráng sẽ được trồng cây tái tạo cảnh quan, nuôi thả động vật hoang dã. Ven khu di tích này cũng sẽ có các khu dịch vụ tắm biển. Du lịch biển Quy Nhơn như thế sẽ bổ sung thêm điểm sáng Ghềnh Ráng Tiên Sa vào bản đồ du lịch quốc gia.
Đến Ghềnh Ráng bạn không thể không ghé thăm Đồi Thi Nhân nới đây có mộ của thi sĩ Hàn Mặc Tử một thi nhân nổi danh của phong trào thơ mới tài hoa mà mệnh bạc. Đến nơi này bạn vẫn còn như được cảm nhận vẵng đâu đây những vần thơ trác tuyệt của thi nhân được khắc trên những bản gỗ thông mà người nghệ sĩ Z Kha (với nghệ danh bút lửa) đã dành trọn cả cuộc đời vì yêu thơ Hàn Mặc Tử.

anh02
anh04
anh05
anh06

Share on facebook 0 người thích – Thích

DITICHLICHSUVANHOA.COM