VĂN THƠ NHẠC: Thắng cảnh Hầm Hô – Tây Sơn Bình Định

2571

34778122

Ở vào địa phận thôn Phú Mỹ trước đây thuộc xã Bình Phú, nay thuộc xã Tây Phú, huyện Tây Sơn có một danh thắng tên gọi Hầm Hô. Không rõ cái tên dân dã và lạ tai này có tự bao giờ mà ý nghĩa mỗi người giải thích một khác. Có người cho rằng do ở đây có một thác nước cao chừng sáu, bảy mét, đổ vào một hầm đá rộng phát ra tiếng kêu ầm ồ như tiếng hô, báo cho người chèo bè mảng trên dòng biết sắp tới chổ nguy hiểm mà lo phòng bị nên gọi là Hầm Hô. Lại có người giải thích rằng ở miệng hầm đá mọc lởm chởm, chìa ra giống như hàm răng hô nên có tên ấy.

Hầm Hô là nơi gặp gỡ của hai nhánh sông Đồng Hưu và sông Cát đổ vào sông Phú Phong. Thắng cảnh là cả một khác sông dài gần tới 3 km, hai bên bờ là những khối đá trập trùng, chỗ thì dựng đứng như thành vách, nơi thì chồng chất lên nhau thành đống, lại có đoạn đá nhọn lởm chởm như những thanh gươm dựng đứng. làm diệu đi vẻ hiểm trở của những vách đá nhấp nhô là nhữ lùm cây xanh mướt. Những bụi sim, mua lá xanh, hoa tím sen lẫn những khóm phong lan cheo leo trên đá, lửng lơ trên những cành cây. Điểm xuyến vào đó là cây cổ thụ im lìm như đang trầm mặc suy tư. Xa xa là những rừng hoa Ngâu đốm vàng với lác đác những khóm mây trắng ẩn hiện. Cây cối mọc lâu ngày, rễ rủ như tóc xõa, soi bóng xuống mặt nước lung linh, nơi từng đàn cá đang tung tăng bơi lội. Sông Hầm Hô có tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ. Cá từ khắp nơi kéo về từng bầy trông đặc cả nước. Cá lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông như thể cá bay. Dân gian truyền rằng, hằng năm Long vuong tổ chức kì thi cho cá tại thác Hầm Hô. Con nào vượt qua được sẽ hóa rồng, nên cá từ sông Côn dồn cả về đây để thử vận may. Có lẽ do điển tích này mà thác Hầm Hô còn có tên chữ là Vũ Môn, còn dân gian thì gọi là thác Cá Bay. Vậy mới có thơ rằng:
Hầm Hô nước chảy trong xanh
Dưới sông cá lội, trên cành chim reo.

34778121

Thế nhưng, cảnh đẹp đích thực của Hầm Hô khiến cho du khách viếng thăm phải sửng sốt về sự tạo hóa của thiên nhiên ngay dưới lòng sông. Với chiều rộng trên dưới 30 m, lòng sông chi chít những trụ đá hoa cương thiên hình vạn trạng. Vào mùa thu nước cạn, những ngày trời trông xanh, khi những tia nắng ban mai rọi xuống, những khối đá hoa cương ánh lên muôn màu, lóng lánh, rực rỡ như ngàn vạn viên kim cương khoe mình trên ngàn nước trong xanh. Hình dáng thật kỳ dị của những trụ đá đã chấp cánh cho trí tưởng tượng của bao thế hệ cư dân nơi đây. Hòn lớn, hòn nhỏ, khối vuông, khối tròn, có những cụm nhìn tựa đàn voi đang tắm, có những dãy trông như thể bày ngựa đang phi. Lại có tảng chẵn khác gì một con cá sấu khổng lồ đang há miệng săn mồi và rồi biết bao hình dạng giống như người, như thú, như vật dụng thường ngày… Tất cả bày la liệt, ngổn ngang mà hài hòa, mà ngoại mục đến mức có lẽ không một họa sĩ, một nhà điêu khắc tài danh nào có thể tạo dựng nổi.
Nếu có dịp du ngoạn bằng thuyền đi dọc sông, đắm mình vào thế giới huyền ảo của thiên nhiên, du khách sẽ có cảm giác như đi vào thế giới thần thoại. Vượt qua bờ đập, đi ngược dòng một đoạn sẽ gặp một vách đá dựng đứng như tường thành với cái tên dân gian Hòn Đá Thành. Trên vách đá rêu phủ xanh rì, từng chùm rể cây leo lòng thòng rủ xuống trông hệt như một bức tường thành cổ kính. Bên trái thành có một bãi đá chồng chất lên nhau. Liên tưởng như có một người khổng lồ đổ cả một thúng đá xuống lòng sông, dân trong vùng gọi đây là khúc sông Trời Lấp. Qua khác sông này, ngược tiếp dòng sông sẽ trông thấy hai bên nhiều khối đá lô nhô, hòn cao hòn thấp với muôn vàn hình dáng khác nhau. Bên những hòn đá quây tụ vào nhau là những vũng nước sâu có tên vũng cá Rói. Vào mùa cạn nước trong vũng vẫn đầy, từng đàn cá rói từ khắp nơi về đay. Khi có mồi ăn, chúng xông vào tranh giành xâu xé, ngồi trên bờ xem không chán mắt. tiếp một đoạn nữa, có một khối đá giống như một cá Sấu lớn nằm ngang giữa lòng sông, chắn dòng nước chảy xiết làm bọt trắng tung trắng xóa, nên có tục danh là hòn Trào. Từ đây không thể đi thuyền được nữa. Muốn đi tiếp vào trong, phải đi bộ đi men theo bờ. Càng đi càng thấy lòng sông hẹp lại nhưng cảnh vật lại càng kỳ thú. Bất chợt từ trên bờ nhìn xuống, ta có cảm giác như không phải là dòng sông mà trước mắt có cả một đàn cừu trắng đang nô giỡn trên thảo nguyên. Ngược về phía thượng nguồn, độ dốc càng lớn, nước chảy càng mạnh. Từng đoạn, từng đoạn chia khúc thành những thác nhỏ, nước chảy ầm ầm dội vào vách núi, cảnh vật càng thêm huyền ảo. Đây đó vang lên tiếng gù của chim Cu Gáy, tiếng hót véo von của chim Khướu, chim Vành Khuyên, tiếng kêu tích tích của những chú chim Sâu đang nhảy nhót trên cành. Thỉnh thoảng lại vang lên tiếng Tắc Kè vọng lại từ những hốc đá, lùm cây. Hương rừng ngào ngạt, dịu thơm hòa lẫn tiếng chim kêu ríu ríu khiến cho du khách có cảm giác như lạc vào cõi thần tiên.

34873067

Năm tháng qua đi, nước chảy mài mòn những tảng đá tạo thành vô số những khối hình lô nhô trông xa hệt như một cành san hô khổng lồ và mỗi nhánh lại có một hình dáng riêng. Ba khối đá thẵn thín chụm đầu vào nhau như cỗ đầu rau được đặt tên là hòn Ông Táo. Xa xa nhìn những khối đá lúp xúp khiến ta liên tưởng đến nồi nấu cơm, bát, chén, một cái ấm pha trà…Truyền khẩu dân gian kể lại rằng đây là nơi thần tiên trên trời thường xuống du ngoạn, vui chơi vào những lúc đêm khuya tĩnh mịch. Còn đó dấu chân trên đá của một ông Khổng lồ ngồi câu cá. Nằm giữa lòng sông có một phiến đá với những nét ngang dọc, rêu phủ lờ mờ tương truyền là nơi các vị tiên chơi cờ nên gọi là Bàn Cờ Tiên. Cạnh bàn cờ có hòn đá nước chảy xuyên qua, rồi ùn lên trông như sôi ùng ục, Người đời gọi đó là hòn Vò Rượu.
Hầm hô có đá Khổng Lồ,
Có hang Bảy Cử, có vò rượu sôi
Đúng vào nơi kỳ thú nhất thiên nhiên lại trải rộng cho du khách một khoảng trống đến hàng nghìn mét vuông có thể dừng chân hạ trại. Nước dưới suối nơi này cũng như hiền dịu hơn tạo thành một nơi tắm lý tưởng. Từ đây có thể nhìn bao quát một vùng rộng về cả hai phía Đông, Tây. Con người dương như nhỏ bé lại trước một không gian mênh mông. Thắng cảnh hầm hô thật đồ sộ. Đá chất chồng, xếp thành nhiều tầng, nhiều lớp mà ngắm nhìn thì như đứng trước một tác phẩm điêu khắc hoành tráng và hoàn mỹ đến độ cho người xem cảm giác choáng ngợp và trong lòng trào dâng những cảm xúc nghệ thuật. Những khối đá vô tri như sống động, như có hồn được bao phủ bởi rêu phong của thời gian, bởi huyền tích do con người thêu dệt. Những dáng vẽ dường như cách điệu siêu thoát đưa ta đi hết sự ngạc nhiên này đến sự ngạc nhiên khác mà sự linh diệu của thắng cảnh chỉ có thể cảm nhận phần nào khi được tận mắt nhìn thấy, được đắm mình trong đó.
Dường như mọi sự miêu tả bằng giấy mực đều không thể lột tả hết được vẻ đẹp của Hầm Hô. Hơn thế, đến đây du khách không chỉ được thưởng ngọn cảnh đẹp kì ảo của thiên nhiên mà còn có dịp sống lại những ngày tháng hào hùng của lịch sử. Chính tại nơi đây, hơn hai trăm năm về trước vị danh tướng Võ Văn Dũng đã rèn quân luyện võ để rồi sau đó hợp lực với các thủ lĩnh Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa.

Hầm Hô thuộc thôn Phú Lâm, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định cách Thành phố Qui Nhơn 50km về phía Tây Bắc. Nằm trong lòng sông Kút đổ ra sông Kôn có dòng nước quanh năm xanh biếc, vẻ đẹp Hầm Hô thật kỳ vĩ.

34848574

Trước mắt du khách là cảnh núi rừng trùng điệp. Hai bên bờ sông rừng cây nguyên sinh rợp bóng mát là vách núi dựng đứng. Lòng sông có những dãy đá Hoa Cương nhiều hình thù kỳ lạ muôn màu lóng lánh, rực rỡ tạo nên kho tàng đá đầy huyền thoại. Nước sông cuộn chảy quanh co theo các ghềnh thác với các địa danh rất sử thi và lãng mạn như: Đá Thành, Đá Bàn Cờ, Đá Chùm, Đá Dựng, Đá Trải, Cửa Sanh, Cửa Tử, Thác Cá Bay, Vũng Cá Rói, Hòn Trào, Hòn Lò Rượu, Dấu Chân Khổng Lồ… luôn tạo cho du khách cảm giác mát mẻ, sảng khoái. Có thể nói cảnh quan, trời mây, sông nước Hầm Hô như là cảnh tiên thật “Sơn thủy hữu tình” càng đi vào sâu, cảnh vật càng kỳ thú, hương rừng ngào ngạt, chim hót líu lo làm cho cuộc sống thêm thi vị.

Hầm Hô còn có nhiều tên gọi khác nữa là: Linh Đỗng, Lộc Đỗng, Đồng Hưu, Lộc Giang là vùng đất địa linh nhân kiệt ở địa phương. Một di tích danh thắng có núi rừng đại ngàn trùng điệp, rộng hàng chục ngàn hecta. Có nhiều sông, suối trong mát đi qua để lại bao bến nước, vực sâu, thác cao, hang hầm thật êm đềm, thâm sâu, kỳ vĩ.

aaa

Thuở xưa cư dân khẩn hoang, lập ấp tôn sùng Hầm Hô là vùng đất linh thiêng. Khi nắng hạn dân làng tới Hầm Hô vào ban đêm cúng trời đất, sơn thần, thủy thần dâng lễ cầu mưa. Nửa đêm giờ tý canh ba lễ cầu mưa diễn ra tại vị trí có tên gọi là Miệng Hầm Hô hoặc Thác Cá Bay. Mọi người cùng xuống sông “ Đập thác kêu trời “ và đổ lá thuốc Đơn Đơn đã giã nhỏ xuống sông làm cho Tôm, Cua, Chình, Cá bị chết. Trời đất, thủy thần phải cho mưa để cứu binh tôm, tướng cá, nếu không có mưa thì lá thuốc sẽ ngấm theo dòng chảy tiêu diệt các loài thủy sinh cả con sông dài.

Khi lễ cầu mưa bi thiết đã thấu trời đất, thánh thần, thì giữa đêm thanh vắng bỗng nghe rõ những âm thanh ào ào như nước cuốn, vù vù như gió bay, lẫn trong ấy có tiếng hô hoán của đông người như tiếng thần linh đang hú gió, gọi mây. Quả nhiên sau đó là một trận mưa giông thật lớn, nước sông tràn trề, đồng ruộng xanh tươi trở lại.

Nơi diễn ra lễ cầu mưa là một dãy đá to lớn, chắn ngang dòng sông làm nước dâng cao lên. Nước không chảy tràn qua dãy đá, mà thoát về hạ lưu ầm ầm bằng con đường hầm sâu dưới chân dãy đá. Nhìn và nghe nước chảy vào hầm sâu như một cái miệng khổng lồ đang uống nước cả dòng sông, lá thuốc Đơn đơn cũng được đổ xuống nơi này, những âm thanh báo mưa cũng phát ra rõ ràng và mạnh mẽ nhất tại đây, vì vậy mà có tên gọi là “Hầm Hô”. Cho đến nay trước những cơn mưa lớn vào mùa nắng hạn những âm thanh ấy vẫn còn xảy ra.

Ngoài cảnh quan danh thắng Hầm Hô còn là một vị trí chiến lược quân sự tự cổ chí kim, là căn cứ địa quan trọng trong phong trào nông dân khởi nghĩa Tây Sơn, phong trào Cần Vương của nguyên soái Mai Xuân Thưởng, chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

34848388

Là ngôi đền nhỏ nằm trên sườn núi, tả ngạn sông Hầm Hô, do dân làng lập ra đã lâu đời, thờ hai anh em ông Lê Kim Bôi, Lê Kim Bảng, người có công đức xây dựng công trình thủy lợi ngăn sông Hầm Hô. Vào cuối thế kỷ 18 thời hậu Lê. Ông Lê Kim Bôi được triều đình phong chức Điền sứ, quản lý cả dân binh, vật lực trên đất dưới nước, có quyền tiền trảm hậu tấu để xây dựng các công trình dẫn thủy nhập điền mở mang ruộng đất. Ông lâm bệnh qua đời, triều đình cử em ruột là ông Lê Kim Bảng tiếp tục sứ mạng anh mình đến khi hoàn thành đưa nước tưới cho ruộng đồng xã Tây Phú, Tây Xuân, Phú Phong bây giờ. Ông Lê Kim Bảng cũng qua đời nơi đây, dân làng an táng hai ông tại Đồng Tranh thôn Phú Lâm, lập đền thờ và tổ chức cúng giỗ để tưởng nhớ công đức hai vị tiền hiền tại dinh thờ vào lúc 0 giờ ngày 20 tháng giêng hàng năm.

bb

Còn có tên gọi đập Lộc Đổng, đập Lộc Giang, là công trình thủy lợi đập dâng tại ngã ba sông Hầm Hô để đưa nước tưới cho hàng ngàn mẫu ruộng. Với địa hình sông nước, núi đá khắt nghiệt, người xưa đã dùng gỗ, đá, đất, lá bồi đắp thành con đập ngăn sông, dùng củi đốt cùng với muối trên tầng đá gốc cho vỡ dần ra từng mảnh làm thành kênh đầu mối, với xe đẩy cút kít, bên, xà ben chủ yếu bằng gỗ cứng (lúc ấy đò sắt hiếm) bàn tay con người lúc ấy đã đào đắp, vận chuyển hàng chục vạn khối đất cát làm thành hệ thống kênh mương dài 10km.

Cách đây trên hai thế kỷ mà làm nên công trình như vậy thật là con người có tấm lòng yêu nước thương dân. Thật là anh hùng.

Còn bây giờ một đập bê tông vững chắc được xây dựng thay cho đập cũ ngày xưa, bờ đập làm cho nước dâng lên thành một Hồ bơi êm ả, tạo thành bến đò cho thuyền đưa khách lại qua, làm lối đi sang bên hữu ngạn. Bờ đập rất đẹp khi nước vừa tràn qua rào rào như một chiếc rèm ngọc lung linh.

Xưa kia giữa sông có một tản đá lớn làm điểm tựa để gác đà gỗ thân đập, lâu năm nước xoáy làm trốc ngã hòn đá ấy, đập không đắp được, đồng điền khô héo, dân tình đói kém. Dân làng nhiều lần tìm cách đắp lại đập ở vị trí mới nhưng đều bị nước cuốn trôi vì không có điểm tựa. Có một tảng đá đứng sừng sững giữa sông, khi xế chiều bóng của nó ngã dài xuống đúng vị trí cần làm điểm tựa. Các hộ lão thay phiên ăn chay, nằm đất cầu trời khấn phật sao cho tảng đá ngã thật sự chỗ bóng chiếu của nó. Trong thời điểm đang cầu nguyện thì một trận lũ lớn từ xẩm tối đến gà gáy. Nửa đêm, lúc đang mưa to gió lớn nước chảy đùng đùng bổng nghe một tiếng nổ long trời lở đất ai cũng hãi kinh, sau đó nghe rõ tiếng kèn, tiếng trống vang lừng giữa dòng sông, sáng rõ mặt mọi người đều nhìn thấy tảng đá mong đợi đã ngã xuống đúng vị trí bóng chiếu của nó để làm điểm tựa đắp thành đập mới, đem lại ấm no cho xóm làng. Tên gọi “Hòn Bóng” bất đầu từ đấy.

ccc

Cách Hòn Bóng 20m phía trên bờ đập hai hòn đá nhô lên khỏi mặt nước và áp sát vào nhau người ta gọi là “Đá Đôi”. Có người cho rằng hòn lớn là hòn mái còn hòn nhỏ là hòn trống, dù trải qua bao nhiêu trận lũ lớn, bao nhiêu bom đạn của chiến tranh diễn ra ở nơi đây nhưng hai hòn đá vẫn không lay chuyển điều đó thể hiện sự gắn bó không rời. Có quan niệm cho rằng những ai đã đến Hầm Hô đứng trước Đá Đôi tâm niệm thành khẩn thì những ai chưa có ý trung nhân không lâu sau sẽ có một người vừa ý, còn nếu những ai đã có gia đình chắc chắn sẽ có được một niềm hạnh phúc vĩnh hằng.

Bên cạnh nhà hàng Hoa Lộc Vừng, một cây đa cổ thụ chừng mấy trăm năm tuổi, rễ xõa dài quấn quít cắm sâu vào lòng đất, cành xòe rộng vươn dài rợp mát cả góc rừng và bến nước trong xanh với bờ cát vàng mịn thoải chạy ra xa.

Qua bao mưa gió thăng trầm cây đa bến nước từng ấp ủ chở che cho những chuyến đò đưa khách lên xuống qua lại. Những bình minh ríu rít chim ca, những trưa hè rộn rã ve ngân, những chiều tà tĩnh lặng có chuyến đò về muộn trên sông… mà mắc võng dưới vòm lá dõi ra bến nước, hồn quê dâng đầy lên cảnh sắc và cả trong lòng ta.

Bờ đập đi lên theo tả ngạn 100m, nhìn ra sông thấy tảng đá lớn nửa chìm, nửa nhô lên mặt nước. Ngầm dưới nước có một đường hầm ăn sâu dẫn vào giữa thân đá, đừng sợ, bạn sẽ lặn vào và nhô đầu lên khỏi mặt nước hít thở thoải mái và thậm chí có thể uống vài lon bia. Quan sát kỹ thấy như ta đang ở trong một Đại hồng chung úp miệng xuống đáy nước, thành đá nước mài nhẵn bóng và màu đỏ nhạt như đồng. Điều đặc biệt là gõ vào thành đá nghe ngân nga tiếng chuông đồng, tiếng nói, lời ca phát ra trong đá chuông nghe vang vọng, thanh toa, trầm ấm như trong phòng bá âm siêu hạng.

34895546

Qua bờ đập chúng ta đi ngược lên dòng sông theo hướng Tây Nam một đoạn vài trăm mét ghé qua sườn đá bên phải có vách đá cao dựng đứng người ta gọi là “ Đá Thành” , bởi lẽ hòn đá này đứng như một bức tường thành thực sự. Bờ đá rêu mọc xanh rì, bên trên cây rừng mọc cheo leo, không đất bám nên các rễ cây cứ thòng xuống như những sợi tóc tiên vậy.

Nằm ở khu vực cầu cong qua sông, đá ở đây là đá mẹ không nhô cao mà trải rộng ra như những chiếc chiếu, khi mát trời hoặc lúc bơi lội ta sẽ lên ngã lưng trên đá trải ngắm trời mây sông nước, thật thư giãn.

bbbb

Là một cụm núi chạy theo hữu ngạn Hầm Hô dài 2.000m, có nhiều gỗ quý là cây gõ bây giờ vẫn còn, cho nên có tên gọi là “Hòn gõ”. Cụm núi có phần yên ngựa bằng phẳng ở giữa nối liền hai đỉnh nhọn theo hướng Đông-Tây, chính nơi đây là căn cứ địa quân sự tự cổ chí kim như ta đã biết, vì Hòn gõ có rừng xanh che giấu, có sông nước dồi dào, có hang sâu vững chắc để trú ngụ, kể cả bom đạn hạng nặng cũng không phá được, tiến thoái, công thủ lưỡng toàn. Đứng ở đỉnh Hòn gõ nhìn ra đồng bằng thấy rõ địa bàn huyện Tây Sơn và Phù Cát, có lẽ Mai nguyên soái đã dựng cờ nghĩa quân Cần Vương tại nơi đây.

Bạn hãy lên Hòn gõ đứng ở tầm cao nhìn núi rừng, sông suối, đất trời lồng lộng và hồi tưởng những chặn đường lịch sử bi hùng, thấy lòng cảm khái mà tưởng chừng nghe đâu đây còn vang vọng tiếng quân reo.

Một hang nhỏ rộng chừng 6m2 nằm sát chân thác nước đổ xuống gót đập bờ phía Nam, mái hang được che nghiêng bằng một phiến đá phẳng phiu, nền hang là cát mịn trải ra tận dòng nước chảy. Ngày xưa Mai nguyên soái thường ra ngồi trong hang vừa buông câu vừa xung luận chuyện quân cơ, ông đậu cử nhân và con thứ bảy trong gia đình nên có tên gọi “Hang Bảy Cử”. Nay đến Hầm Hô vào hang bảy cử cùng bạn bè vừa buông câu vừa đàm đạo và nâng cốc rượu Tây sơn thơm lừng thì thật tuyệt.

Từ Hang Bảy Cử ngược theo dòng sông ta có thể bắt gặp một hòn đá gần bờ có hình dạng như một cái bánh ít, người ta gọi hòn đá này là “ Hòn Bánh Ít”, khi đến Hàm Hô đi qua Hòn Bánh Ít không ai trong chúng ta không liên tưởng một loại bánh thường có trong mỗi dịp đám giỗ truyền thống, đám rướt dâu đó là bánh ít lá gai, đây được coi là một đặt sản của Bình Định.

Cái tên nghe thật ngộ nghĩnh, nhưng hoàn toàn có thật. Đây là một điểm cao nằm trên triền núi Hòn gõ, ở đây đá dựng chập chùng, thác reo rộn rã, cảnh trí hùng vĩ và thu được toàn cảnh Hầm Hô trong tầm mắt, muốn đến đây phải vượt qua vách đá đồ sộ bằng một khe nhỏ chỉ có nghiêng người mới qua được, khi nghiêng mình thì ngực ta chạm vào vách đá, hai tay ta bóp mạnh vào hai núm đá nhọn như núm vú để đi lên, ai có bộ ngực nở nang thì chắc chắn phải bóp hai tay thật chặt vào hai núm đá và cọ mạnh bộ ngực mới mong vượt qua. Nhiều đôi tình nhân, nhiều nam thanh nữ tú mới quen nhau rất thích đến đá bóp vú để chàng dìu dắt nàng qua, đây là cơ hội tốt đẹp cho tình yêu nhân lên nhờ đá. Vì vậy mà có tên gọi là “Đá bóp vú”.

34896776

Còn có tên gọi là Miệng Hầm Hô. Nơi đây thác mạnh đổ xuống gặp dãy đá chắn ngang thì dâng lên và thoát về hạ lưu bằng đường hầm sâu với dòng chảy cực mạnh, các loài cá trên sông có tập tính là mùa mưa kéo nhau xuôi về hạ lưu, có loài ra tận biển cả để sinh sôi, mùa nắng cá bố mẹ và con cái kéo nhau ngược dòng về thượng nguồn Hầm Hô đúng nơi chúng đã ra đi không hề nhầm lẫn, khi về đến Miệng Hầm Hô chúng không bơi qua nổi dòng chảy cực mạnh ấy nên phải bay lên không trung vượt qua dãy đá rơi xuống thác để tiếp tục hành trình về nguồn. Ngày xưa ta cho rằng loài vật cũng tu luyện để hóa kiếp, vượt qua dãy đá cao nơi đây chính là một chặng sát hạch quan trọng của thiên đình đối với loài cá để có thể hóa thành rồng. Vì vậy mà có tên gọi là “Thác Cá bay”.

Hàng năm vào khoảng tháng Ba âm lịch khi gió nam bắt đầu thổi thì cá bắt đầu bay qua thác cho đến khi gió nam thổi rộ vào tháng Năm âm lịch. Vào mùa cá bay dân làng đến đặt rổ lớn bằng tre đan trên dãy đá để hứng cá bay trông rất vui mắt.

Nằm giữa sông kề cận với Thác cá bay là một tòa đá trải bao năm tháng được nước mài nhẵn bóng, thân đá có nhiều đỉnh nhọn, hố sâu, chi nhánh, ngóc ngách trông như dãy núi hùng vĩ thâm sâu với bốn bề nước chảy ngắm hoài không biết chán.

Từ Hòn non bộ, qua Thác cá bay đến Đá bàn cờ có nhiều dấu chân người in lõm vào đá cứng với kích cỡ gấp ba lần bàn chân người bình thường đi theo hướng từ Đông sang Tây. Đây là dấu chân người khổng lồ thuở xưa đã một lần qua đây.

Nằm cùng phía hòn Đá Bóp Vú là Đá Bàn Cờ, thuở mới khai thiên lập địa nơi đây là nơi du ngoạn dừng chân của thần tiên từ trên xuống vào những đêm khuya tĩnh lặng để vừa đánh cờ vừa uống rượu thật là một thú vui tao nhã của các vị tiên từ thời xa xưa và cho đến ngày nay. Hiện nay dấu vết bàn cờ trên đá vẫn còn nên người ta gọi là “Đá Bàn Cờ”.

Nằm cạnh Đá bàn cờ, là tảng đá vuông vức giữa dòng sông. Trên mặt đá có khoét nhiều lỗ tròn như bếp lò để chụm củi nấu rượu, phía dưới thân đá lại có một luồng nước nhỏ chảy ra quanh năm.

cccccc

Hòn đá nằm ngay chính giữa dòng sông, có mũi nhọn lưng dẹp, có sống tựa như một con khủng long thời tiền sử. Do nằm ở giữa dòng sông nước từ trên thác chảy xuống bắt gặp hòn đá này nước lại trào lên bên trên tạo thành những bọt nước trắng xóa nên chúng ta gọi đó là “Hòn Trào”.

Theo http://tayson.binhdinh.gov.vn/

34921927

VANTHONHACTRIEUCHAU.BLOGSPOT.COM