Khám phá vẻ đẹp của Sìn Hồ – Lai Châu | didauchoigi.com

1536

Trên dải đất hình chữ S, có một chấm son mang tên Lai Châu. Cao chót vót trên chấm son ấy, được coi là nóc nhà của miền sơn cước ấy là Sìn Hồ. Sìn Hồ có khí hậu mát mẻ quanh năm, được người ta ví như Sa Pa thứ hai của Việt Nam. Mỗi năm thị trấn nhỏ bé này không biết thu hút bao nhiêu lượt du khách vì vẻ đẹp nguyên sơ của nó.

Sìn Hồ là huyện nằm ở giữa tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp Vân Nam – Trung Quốc, phía Nam là huyện Tủa Chùa, phía Đông là huyện Phong Thổ, phía Tây là huyện Mường Tè.

du-lich-sin-ho-l1

Sìn Hồ là một bản gồm nhiều dân tộc khác nhau cùng cư trú. Tại bản Sìn Hồ có phiên chợ họp vào các ngày chủ nhật trong tuần. Nếu đúng dịp, du khách được chiêm ngưỡng một bức tranh đầy sắc màu trong phiên chợ của người dân vùng núi cao.

2. CÓ THỂ ĐẾN SÌN HỒ VÀO THỜI GIAN NÀO

Thời tiết lý tưởng, mát mẻ quanh năm vì thế Sìn Hồ không giới hạn thời gian để bạn ghé thăm. Bạn có thể đến đây bất cứ lúc nào và thời điểm nào Sìn Hồ cũng có nét hấp dẫn riêng cuốn hút bạn. Tuy nhiên, nếu như đi phượt, cung đường của bạn có nhiều điểm dừng chân khác nhau thì bạn có thể lựa theo thời gian ở nhiều điểm dừng chân còn lại như SaPa, Điện Biên,…

3. NHÀ NGHÌ TẠI SÌN HỒ

Đến Sìn Hồ, bạn có thể lựa chọn những nhà nghỉ sau làm điểm dừng chân:

4. ĐẾN SÌN HỒ NÊN ĐI ĐÂU?

Đó không phải câu hỏi quá khó bởi khi đã đặt chân đến đây bạn chỉ cần hỏi những người hiểu biết một chút về mảnh đất này là họ có thể dễ dàng trả lời cho bạn câu hỏi đó một cách khá đầy đủ và chính xác:

Là một quần thể gồm nhiều hang động nằm trên hệ thống núi Pu Sam Cap có độ cao từ 1.300m đến 1.700m so với mực nước biển, trên tỉnh lộ 129 nối thành phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ, cách trung tâm thành phố chừng 05 km bao gồm 3 hang động lớn là: Thiên Môn, Thiên Đường và Thủy Tinh. Vẻ đẹp nguyên sơ của nó khiến nhiều người ngỡ ngàng

du-lich-sin-ho-21clc2

Quần thể hang động Pu Sam Cap

“Sam” theo tiếng Thái có nghĩa là “ba” nên nơi đây còn được gọi là “núi ba hòn”. Địa danh này đang ngày càng dược nhiều người biết đến không chỉ bởi sự hùng vĩ, hoành tráng mà còn bởi dấu tích gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Phong thổ, Tam Đường, gắn với quá trình định cư của người Thái, những cuộc thiên di của người H’Mông và những sự tích huyền thoại về qua trình khai thiên, lập địa.

du-lich-sin-ho-bialeloilaichau

Bia Lê Lợi nằm giữa ngã ba sông nơi giao nhau của dòng Nậm Na và con sông Ðà hùng vĩ tại xã Lê Lợi.. Sau khi thắng trận (tháng 1.1432) Lê Lợi đã khắc bút tích trên bia đá (bia Lê Lợi) nhằm răn đe những kẻ làm phản nơi phên giậu của Tổ quốc, khẳng định chủ quyền và thống nhất quốc gia lúc bấy giờ.

Hình bóng cây và tiếng gió thổi, hạc kêu cũng làm quân giặc kinh sợ.

Non sông này nhập vào một bản đồ, đề thơ khắc lên núi đá.

Khi công trình thủy điện Sơn La khởi công Bia Lê Lợi đã được di dời cùng với việc xây mới đền thờ nhà vua tại vị trí cách bia cũ 500m nhưng cao hơn 150m, thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ.

du-lich-sin-ho-cdcmgroup259261381714291

Pú Đao là một xã vùng cao thuộc huyện Sìn Hồ, cách thị trấn Mường Lay 13 km và Hà Nội hơn 560 km về phía Tây Bắc. Dù địa thế xa xôi, hẻo lánh nhưng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết, Pú Đao khá phù hợp cho những ai đam mê khám phá những vùng đất mới.

Pú Đao theo tiếng H’Mông có nghĩa là “điểm cao nhất”, nằm chót vót trên núi cao, vắt ngang mình trên những con đèo ngoằn ngoèo, hiểm trở. Để đến được Pú Đao, phải đi qua cầu Lai Hà bắc ngang một phụ lưu của sông Đà. Từ đây bạn sẽ thấy bên kia bờ là những ngôi nhà sàn người Thái ẩn mình dưới hàng dừa, khói bốc lên từ mái nhà, len lỏi qua các tán lá và tản mát vào làn sương mờ ảo.

du-lich-sin-ho-redsvndinhdeovanlong13

Dinh thự Đèo Văn Long nằm ở ngã tư nơi gặp nhau của con sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Trước kia thuộc phường Lê Lợi, TX Lai Châu (cũ) sau khi tách Lai Châu thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, dinh thự Đèo Văn Long thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

Dinh thự Đèo Văn Long được xây dựng tại một vị trí hiểm yếu, sau lưng là núi cao trước mặt là sông rộng, ở vị trí yết hầu đó có thể khống chế được con đường lên Phong Thổ, Sa Pa, Mường Tè và xuôi về Hòa Bình cũng như qua ngả Điện Biên sang Lào. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đèo Văn Long mang vợ con chạy sang Pháp. Dinh thự của Đèo Văn Long không có người ở, lâu ngày đã bị đổ nát, trở thành phế tích.

du-lich-sin-ho-redsvndinhdeovanlong09

Trước đây, tỉnh Lai Châu có dự kiến trùng tu dinh thự Đèo Văn Long, nhưng khi thủy điện Sơn La tích nước vào tháng 10/2010, thì toàn bộ khu dinh thự Đèo Văn Long đã ngập dưới lòng hồ.

Không tắm lá thuốc có lẽ sẽ là điều đáng tiếc nhất nếu như bạn đặt chân đến Sìn Hồ. Đây là nét văn hóa độc đáo của con người nơi đây.

Ở thị trấn Sìn Hồ có khá nhiều cơ sở tắm lá thuốc, nhưng điểm đến thu hút đông khách nhất là cơ sở tắm lá thuốc, xoa bóp và bấm huyệt của ông Sùng A Páo, một danh y người dân tộc Mông.

Để được một thùng nước ngâm có chất lượng chủ quán phải tuân thủ các công đoạn bắt buộc: chọn người dân biết nghề thuốc lá, thông thạo địa hình lên rừng từ sáng sớm, lúc lá cây còn đọng sương càng tốt, tìm lấy đủ 8 loại cây thuốc, số lượng lá đủ đun 1 – 2 thùng nước tắm.

Khi lá về đến nhà đem băm, trộn đều cho vào chảo to, nước vừa đủ, mỗi chảo lá thuốc cho thêm 3 củ gừng đập nhỏ đun sôi từ 3 đến 4 tiếng ủ lại trên bếp lò, khi mở nắp chảo nhìn thấy nước đen sóng sánh là tốt…

du-lich-sin-ho-laichauvedeptiemanphan4thuvisinho6

Thùng gỗ ngâm lá thuốc của người Mông

Nói đến thùng ngâm lá thuốc là nói đến bản sắc văn hoá của dân tộc Mông. Chỉ có dân tộc Mông mới làm được thùng gỗ này. Thùng làm bằng gỗ pơmu, chiều cao khoảng 120cm, đáy thùng là một tấm gỗ pơmu liền, đẽo tròn rộng khoảng 60cm, mỗi thùng được ghép từ 30 đến 40 thanh gỗ. Mỗi thanh đầu nhỏ rộng chừng 10cm, đầu to rộng khoảng 15cm để khi ghép thùng bao giờ đáy thùng cũng nhỏ hơn miệng thùng. Bên ngoài thùng được giữ bằng 4 vòng đai, chẻ từ song mây tết lại hoặc bằng đai sắt. Thùng gỗ ngâm lá thuốc đảm bảo đổ nước vào không bị rò rỉ…

Khi có khách đến tắm, chủ quán chỉ việc múc nước thuốc đã đun sôi ở chảo đổ vào thùng gỗ hoà với nước đun sôi để đủ độ ấm. Du khách ngồi vào thùng để nước thuốc dâng lên tới cổ khoảng 15 đến 20 phút (ngâm lâu quá sẽ say thuốc).

du-lich-sin-ho-laichauvedeptiemanphan4thuvisinho7

Ngâm xong, du khách được nhân viên là người dân địa phương bấm huyệt. Sau cùng du khách được thưởng thức món canh gà nấu gừng dân tộc nóng hổi vừa ngon vừa bổ.

Chợ Sìn Hồ chỉ họp vào ngày chủ nhật, được coi là sầm uất nhất vùng, có một trung tâm bán buôn, bán lẻ thực phẩm, đồ công nghệ, đồ điện dân dụng gia đình.

Trong chợ còn nhiều hàng xén bán nhiều dép xăng đan nhựa, giầy vải và kim chỉ thêu. Ở đây bán cả các loại phong lan và một cửa hàng lớn bán đồ lưu niệm cho khách du lịch. Chợ Sìn Hồ còn bày bán đủ các thứ hàng hóa thổ cẩm.

du-lich-sin-ho-laichauvedeptiemanphan4thuvisinho8

Lệ thường, chợ bắt đầu họp vào sáng thứ bảy, chủ yếu thu hút người bản địa sống xung quanh thị trấn, qua ngày chủ nhật chợ sẽ đông, nhộn nhịp hơn với dòng người từ các bản làng xa xôi đổ về. Trong đó có người Mông đỏ vùng Chăn Lưa, Làng Mô hay người Lự, Dao ở Phăng Xô Lin, người Mông hoa, Phú Lá tận xã Pu Sam Cát, cách xa thị trấn Sìn Hồ một ngày đường, thảy đều góp mặt. Tất cả tạo nên buổi chợ phiên xôn xao, tràn ngập làn sóng hoa văn thổ cẩm muôn màu.

du-lich-sin-ho-laichauvedeptiemanphan4thuvisinho9

Chợ ở nơi cuối trời Tây Bắc rất đặc sắc, người ta đến chợ không chỉ để mua hàng mà còn giao lưu văn hóa. Vào các ngày chợ phiên, phụ nữ dân tộc Dao đỏ, người Mông, người Phù Lá, người Sila, Lào, người Cống xuống chợ xúng xính trong bộ váy thổ cẩm sặc sỡ. Tiếng nói tiếng cười sôi nổi, giòn tan bên những quán thịt trâu quấn lá lốt. Những anh thanh niên và đàn ông trung niên vây chặt hàng quán dê hấp, lợn bản, cá suối, xôi nếp nương, nhất là quanh chảo thắng cố…Giữa không gian mênh mông của miền sơn cước, đâu đó lại vang lên một bài dân ca Mông dập dìu khiến ai cũng thấy say lòng.

DIDAUCHOIGI.COM