Kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa tự túc, phượt bụi đảo Bà Lụa từ A-Z

1490

du-lich-dao-ba-lua-quan-dao-ba-lua

Kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa tự túc, phượt bụi đảo Bà Lụa từ A-Z

Bạn từng nghe nói đến những hòn đảo nổi tiếng như Phú Quốc, Nam Du với vẻ đẹp hoang sơ, kì thú. Trong đó, có một địa danh ít được nhắc đến, nhưng cũng không kém phần cuốn hút. Đó chính là quần đảo Bà Lụa với 45 đảo lớn nhỏ.

Vậy quần đảo Bà Lụa ở đâu? Thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang, nằm cách Hòn Chông Bình An khoảng 7km về phía Tây, quần đảo Bà Lụa là một trong số ít các quần đảo tai Việt Nam gần như chưa có sự khai phá của con người. Trong tổng số 40 đảo thuộc quần đảo, mới chỉ có 10 đảo có người dân sinh sống. Do đó hệ sinh thái nơi đây vô cùng nguyên vẹn, trong sạch với vô số loài động thực vật quý hiếm cư trú.

Những năm gần đây, quần đảo Bà Lụa đang trở thành điểm đến “hot” của nhiều khách du lịch, đặc biệt là những phượt thủ mong muốn khám phá những miền đất lạ. Nhìn chung, ngành du lịch trên đảo còn khá sơ khai, chủ yếu là tự phát và tự túc nên việc tiếp cận “hòn ngọc thô” này còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để có được chuyến đi vui vẻ và an toàn, bạn đọc hãy bỏ túi ngay cho mình những kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa mới nhất, được tổng hợp bởi PHUOT.BIZ.

Thời gian thích hợp đi du lịch quần đảo Bà Lụa

du-lich-dao-ba-lua-ba-lua-mua-kho

Kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa tự túc, phượt bụi đảo Bà Lụa từ A-Z

Tháng 8 – 4: Quần đảo Bà Lụa là khu vực có thời tiết quanh năm khá dễ chịu. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trời ít mưa, nắng dịu nhé lại không quá nóng. Điều quan trọng nhất là thời điểm này ít có biển động, tàu thuyền ra khơi không gặp trở ngại nên du khách tới Bà Lụa tầm này rất đông. Mùa mưa thường là tháng 4 – đầu tháng 10, thời tiết mưa nhiều, có thể có bão nên cũng là mùa du lịch thấp điểm.

Tóm lại, thời gian thích hợp nhất để du lịch Bà Lụa là tháng 8 – 4. Tuy nhiên, nếu bạn không sắp xếp được thời gian như trên, đầu tháng 4 hay cuối tháng 10 cũng không tệ, cảnh sắc đẹp, giá dịch vụ phải chăng lại ít người. Đó chỉ là một trong số những kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa trong cách chọn thời gian cho chuyến đi, bạn vẫn nên xem xét thêm nhiều yếu tố khác để đưa ra phương án hợp lý nhất cho bản thân và gia đình.

Phương tiện di chuyển chủ yếu ở quần đảo Bà Lụa

Phương tiện di chuyển đến quần đảo Bà Lụa

Máy bay

Những du khách ở các địa điểm xa như Hà Nội muốn tới Bà Lụa trước hết cần di chuyển vào TP.HCM. Các hãng hàng không nội địa như Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air mỗi ngày đều có những chuyến bay vào TP.HCM. Giá vé dao động từ 1.200.000 – 1.500.000đ. Sau khi hạ cánh ở sân bay Tân Sơn Nhất, bạn sử dụng các phương tiện đường bộ khác nhau để đến được ngã ba Ba Hòn. Đây cũng là cách đi đảo Bà Lụa tối ưu nhất được nhiều du khách lựa chọn.

Xe khách

du-lich-dao-ba-lua-xe-khach-ba-lua

Kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa tự túc, phượt bụi đảo Bà Lụa từ A-Z

Từ TP.HCM đi Ba Hòn có phần gần hơn, nên di chuyển bằng xe khách lại là hợp lý nhất. Những hãng xe uy tín hiện đang khai thác tuyến đường này ở TP.HCM hiện có: xe khách Kumho và xe khách Phương Trang. Cả hai đều có mức giá vé giường nằm vào khoảng 200.000đ/vé, xuất phát từ bến xe miền Tây, thời gian chuyến đi kéo dài tầm 7 tiếng.

Xe máy

Nếu bạn lựa chọn một chuyến đi tự túc hoàn toàn và xe máy là phương tiện yêu thích, hãy tham khảo lộ trình dưới đây được tổng hợp dựa trên kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa mới nhất:

  • TP.HCM – xuôi theo quốc lộ 1 – rẽ trái ở ngã 3 An Hữu – thẳng hướng TP. Cao Lãnh – Hồng Ngự – Tân Châu – Châu Đốc – Tịnh Biên – Hà Tiên – Ba Hòn.
  • TP.HCM – xuôi theo quốc lộ 1 – cầu Mỹ Thuận – quốc lộ 80 – Rạch Giá – Ba Hòn.

Từ Ba Hòn, bạn mua bé tàu thủy đi ra đảo, khoảng 35.000đ/vé/người. Thời gian di chuyển bằng tàu chỉ mất 40′ để tới Hòn Heo.

Phương tiện di chuyển ở quần đảo Bà Lụa

Tàu thủy

du-lich-dao-ba-lua-tau-thuy-ba-lua

Kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa tự túc, phượt bụi đảo Bà Lụa từ A-Z

Bà Lụa là một quần đảo với nhiều hòn đảo lớn nhỏ khác nhau. Để có thể tham quan hết những hòn đảo đẹp, không có cách nào khác thuận tiện hơn việc sử dụng tàu thủy. Bạn nên bao nguyên tàu để được chủ tàu chuẩn bị kĩ càng chỗ ăn uống, nghỉ ngơi và có một chuyến đi an toàn. Giá tàu đi đảo Bà Lụa bao trọn gói là khoảng 1.300.000đ cả đến lẫn về, không quá đắt cho một chuyến đi trọn vẹn.

Đi bộ

Những hòn đảo ở Bà Lụa thường khá nhỏ, cộng thêm thời gian bạn dừng chân ở mỗi đảo cũng không nhiều. Do đó, sau khi đi tàu đến điểm tham quan, bạn sẽ chẳng cần phương tiện nào hỗ trợ, hãy tản bộ và khám phá Bà Lụa theo cách của riêng mình.

Nhà nghỉ, khách sạn, resort để nghỉ ngơi tại quần đảo Bà Lụa

Du lịch trên quần đảo Bà Lụa khá nguyên sơ, nên bạn sẽ không thể tìm được nhà nghỉ hay khách sạn nào tại đây. Bù lại bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác ngủ trong lều, túi ngủ, mắc võng ngoài bãi biển. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy không quen với cách sinh hoạt như vậy, nhiều người dân trên đảo luôn sẵn sàng cho bạn thuê phòng homestay với mức giá khá rẻ.

Homestay Hòn Đầm Đước trên Hòn Đầm Đước, quần đảo Bà Lụa: do anh Tài cán bộ địa chính xã trên đảo quản lý. Khu này có 2 căn nhà lá, ở tối đa được 5 người, có một số tiện nghi tối thiểu như tắm nước nóng, cơm gạo, đốt lửa trại, nướng hải sản. Giá phòng mỗi đêm thấp nhất là 250.000đ/đêm. SĐT liên hệ: 0978003000.

Homestay Hòn Đầm Dương tại Hòn Đầm Dương, quần đảo Bà Lụa: do chị Tăng Thị Tuyết Mai làm chủ. Đánh giá về chỗ ở chưa thực sự tốt, bởi chưa có chỗ ngủ ấm. Tuy nhiên đồ ăn chị chủ nấu khá ngon, hợp khẩu vị nhiều người, lại vui tính thân thiện được lòng du khách. SĐT liên hệ: 01655911129.

Địa điểm, tham quan khi du lịch quần đảo Bà Lụa

Quần đảo Bà Lụa rộng lớn có rất nhiều những điểm quan tuyệt vời. Dưới đây là một trong số các điểm đến hấp dẫn nhất mà bạn không nên bỏ qua trong chuyến phượt đảo Bà Lụa.

Hòn Heo

du-lich-dao-ba-lua-hon-heo

Kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa tự túc, phượt bụi đảo Bà Lụa từ A-Z: Hòn Heo

Hòn Heo là hòn đảo đầu tiên bạn sẽ khám phá trong chuyến hành trình du lịch Bà Lụa. Hòn Heo không quá rộng, diện tích vào khoảng 150ha, chu vi 7km. Nơi đây không có những bãi cát trắng dài tuyệt đẹp như Bình Hưng, Bình Ba nhưng với vạt rừng nguyên sinh nằm sát biển, Hòn Heo mang trong mình một nét hoang sơ đầy cuốn hút. Hòn Heo có nguồn gốc khá mật thiết với quần đảo Bà Lụa.

Hòn Heo thời Pháp thuộc là nơi định cư của bà Lụa – vợ ông Blanc quan Pháp. Bà Lụa khi chuyển đến đây đã cho xây dựng nhiều chuồng trại bằng gạch, đá xanh, ô dước để nuôi heo, đem vào đất liền bán. Từ đó đảo có tên là Hòn Heo, những đảo bao quanh Hòn Heo vì thế cũng được gọi là quần đảo Bà Lụa.

Thắng cảnh trên đảo cũng không nhiều, chỉ có Miếu Bà và chùa Sơn Hải Tự là đáng tham quan. Theo tôi, điều hấp dẫn nhất ở Hòn Heo chính là khám phá cuộc sống thường nhật của người dân trên đảo. Đời sống người dân Hòn heo khá bình dị. Phụ nữ Hòn đa số nếu không bắt ốc đem bán thì đều ở nhà luồn lưới, cắt lưới lấy công, kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Trong khi đó đàn ông nơi đây cũng như bao vùng biển đảo khác, ngày ngày giăng buồm ra khơi đánh cá, khai thác hải sản.

Điện và nước sinh hoạt là hai thứ rất thiếu thốn ở Hòn Heo. Thường thì điện được phát lúc 5 rưỡi chiều, chỉ đủ cho vài bóng đèn thắp sáng, mấy chiếc quạt thổi nhè nhẹ. Cứ 11 giờ đêm là điện tắt, đó là quy định chung. Nước ngọt cũng là một thứ không có nhiều trên đảo, những nơi không có nước, người dân phải mua với giá 30.000đ/thùng. Những ngày tết, nhu cầu dùng nước tăng cao, còn có tình trạng hết nước để bán.

Khó khăn là vậy, nhưng người dân đảo Hòn Heo vẫn luôn thân thiện, niềm nở đón tiếp những lữ khách đường xa tới tham quan đảo. Việc du khách được người dân mời ăn nghỉ tại nhà, thưởng thức hải sản tươi do tự tay gia chủ đánh bắt, chế biến không phải là việc hiếm thấy. Đó cũng chính là lí do Hòn Heo hấp dẫn bao du khách tìm đến để trải nghiệm, đồng cảm với cuộc sống nơi hải đảo.

Ba Hòn Đầm

du-lich-dao-ba-lua-ba-hon-dam

Kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa tự túc, phượt bụi đảo Bà Lụa từ A-Z: Ba Hòn Đầm

Ba Hòn Đầm (Đảo Bà Đầm) là một trong những địa danh nổi tiếng nhất “Hạ Long Phương Nam” Bà Lụa. Quần đảo bao gồm 3 đảo nhỏ: Hòn Đầm Đước, Hòn Đầm Dương và Hòn Đầm Giếng.

Hòn Đầm Đước rộng 12ha trước còn có tên Đầm Ông Mực vì “chúa đảo” nơi đây sau thời giải phóng là ông Phạm Văn Mực. Nhưng quanh đảo lại có rất nhiều cây đước mọc nên cái tên Hòn Đầm Đước có phần thông dụng hơn. Đảo được quy hoạch du lịch khá tốt, có đầy đủ nhà nghỉ và dịch vụ cho du khách thưởng ngoạn và nghỉ ngơi với mức giá không quá đắt. Cụ thể, giá nghỉ đêm tại một căn chòi là 200.000đ/đêm. Tắm nước ngọt 10.000đ/người. Ăn uống thì 30.000đ/kg gạo nấu thành cơm. Cá bớp 300.000đ/kg.

du-lich-dao-ba-lua-hon-dam-duoc

Kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa tự túc, phượt bụi đảo Bà Lụa từ A-Z: Ba Hòn Đầm

Cách đó không xa là Hòn Đầm Dương, nơi mà bạn sẽ phải lội bộ trong đầm từ Hòn Đầm Đước qua. Mặc dù việc lội qua mặt biển dài gần 300m có chút mạo hiểm, nhưng chính điều này lại là nét đặc trưng khó có thể thấy trong các chuyến du lịch khác. Đảo rộng 60.000m2, do bà Tăng Thị Tuyết Mai quản lý và chồng bà, ông Phạm Nguyên Đài. Quanh vùng đất chân núi, ông Đài trồn rất nhiều cây ăn quả: nhãn, mít, dừa tạo cảm giác vô cùng mát mẻ, dễ chiu.

Hòn Đầm Dương đi vào hoạt động du lịch từ năm 2006, số lượng phòng nghỉ không nhiều nhưng luôn đáp ứng đủ cho nhu cầu khách du lịch kể cả trong mùa cao điểm. Khách qua đêm tại đây ngoài tiền phòng và điện ra không phải trả thêm phụ phí nào khác. Đồ ăn phục vụ tại Hòn Đầm Dương cũng giống với Hòn Đầm Đước.

du-lich-dao-ba-lua-hon-dam-duong

Kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa tự túc, phượt bụi đảo Bà Lụa từ A-Z: Ba Hòn Đầm

Hòn Đầm Giếng là hòn đảo cuối cùng, tuy không được đầu tư du lịch như hai đảo trên nhưng vẫn là điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến du lịch của bạn. Hòn đảo này hoang sơ nhất trong Ba Hòn Đầm với những bãi cát, bãi đá sỏi trải dài và đặc biệt là cái giếng nước ngọt lớn tưởng chừng không bao giờ cạn. Bạn có thể đốt lửa trại, sinh hoạt nhóm đông người tại đây vào buổi tối, sẽ rất thú vị đó.

Hòn Bờ Đập

du-lich-dao-ba-lua-hon-bo-dap

Kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa tự túc, phượt bụi đảo Bà Lụa từ A-Z: Hòn Bờ Đập

Hòn Bờ Đập là một hoang đảo bạn chắc chắn nên thêm vào trong lịch trình khám phá Bà Lụa. Hoang đảo này nổi tiếng với biển êm, nước trong xanh, bờ cát sạch dài miên man và đặc biệt có nguồn hải sản vô cùng dôi dào. Đảo có cái tên Bờ Đập sở dĩ bởi hình thành từ 2 hòn đảo một lớn một nhỏ, nối liền nhau bằng một con đường sỏi đá. Từ xa trông lại, nom rất giống một bờ đập cắt ngang biển.

Chúa đảo của Hòn Bờ Đập là bà Hai, sống cùng anh Tính – con trai bà. Gia đình bà Hai rất hiếu khách, luôn tiếp đón người từ xa đến một cách niềm nở. Những món ăn từ hải sản mà bà Hai chế biến quả thật sẽ khiến bạn gật gù khen ngon. Đặc biệt, nếu bạn ở lại đêm sẽ được anh Tính dẫn đi câu mực đêm, câu cá đêm trên biển Hòn Bờ Đập.

du-lich-dao-ba-lua-chua-hang-ha-tien

Kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa tự túc, phượt bụi đảo Bà Lụa từ A-Z: Chùa Hang Hà Tiên

Ngoài những địa điểm hấp dẫn kể trên, PHUOT.BIZ xin gợi ý cho bạn thêm một vài địa danh khác trong khu vực đảo Bà Lụa Hà Tiên cũng vô cùng đặc sắc:

  • Chùa Hang Hà Tiên (Hải Sơn) thuộc khu du lịch Hòn Phụ Tử
  • Hòn Một
  • Hòn Rễ Lớn, Hòn Rễ Nhỏ
  • Hòn Ngang

Món ăn ngon nên thử tại quần đảo Bà Lụa

du-lich-dao-ba-lua-bach-tuoc-nuong-muoi-ot

Món ăn ngon nên thử tại quần đảo Bà Lụa: Bạch tuộc nướng muối ớt

Tuy không phải là đặc sản, nhưng bạch tuộc biển Bà Lụa lại to và ngon hơn nhiều vùng khác. Cũng vì thế mà những món ăn làm từ bạch tuộc như bạch tuộc nướng muối ớt rất được du khách ưa chuộng. Bạch tuộc sau khi sơ chế sẽ được ướp với ớt xay nhuyễn, bột ngọt và tiêu. Khi đã thấm gia vị, quết thêm lớp dầu ăn rồi đưa bạch tuộc lên nướng trên bếp than đang đỏ lửa. Người chế biến cần trở đi trở lại hai mặt của bạch tuộc cho chín đều, khi đã có mùi thơm là có thể dùng được. Bạch tuộc đạt chuẩn có độ chín giòn, dai, ngon nhất khi ăn kèm với rau răm.

du-lich-dao-ba-lua-nhum-bien-nuong-mo-hanh

Món ăn ngon nên thử tại quần đảo Bà Lụa: Nhum biển nướng mỡ hành

Có nhiều cách chế biến nhum biển như nấu cháo, ăn sống trộn mù tạt, trộn trứng hấp cách thủy, nhưng đặc sắc nhất vẫn là nướng mỡ hành. Nhum sau khi vớt từ biển lên đem rửa sạch, tách đôi bằng kéo, cho ít mỡ hành vào nhum rồi nướng trên bếp than hồng. Khi thịt nhum bắt đầu chuyển dần sang màu vàng, hương thơm của mỡ hành tỏa lên thơm phức là món ăn đã dùng được rồi đó. Món nhum biển nướng mỡ hành ngon nhất khi dùng ăn kèm với chút muối tiêu chanh.

du-lich-dao-ba-lua-lau-ca-bong-mu

Món ăn ngon nên thử tại quần đảo Bà Lụa: Lẩu cá bống mú

Một trong những đặc sản chớ nên bỏ qua trong danh sách mà kinh nghiệm du lịch quần đảo Bà Lụa gợi ý cho bạn là: Lẩu cá bống mú. Cá để chế biến lẩu đều phải còn tươi ngon, nguyên nhớt được đánh bắt trong những chuyến ra khơi từ sáng sớm. Thịt cá bống mú có vị ngọt thanh, khi thả vào nồi lẩu săn lại nhanh chóng kèm theo mùi thơm khó cưỡng lại. Ngoài ra cá bống mú cũng có thể chế biến thành những món ngon khác như chiên, hấp, nướng … hay món cá bống mú chưng tương.

du-lich-dao-ba-lua-hai-sam-xao

Món ăn ngon nên thử tại quần đảo Bà Lụa: Hải sâm xào

Giống như nhum biển, hải sâm cũng là một loại hải sản quý hiếm đắt tiền. Tuy nhiên khi đến Bà Lụa, bạn sẽ được thưởng thức hải sâm như một món ăn “bình dân” đó. Cách chế biến hải sâm không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể tự mình chế biến ngoài trời mà không cần phải tới các nhà hàng sang trọng. Hải sâm chỉ cần cạo sạch nhớt rồi thái lát là có thể làm thành các món ngon như xào, nướng hay hấp đều rất ngon.

Mua sắm và quà khi đi du lịch quần đảo Bà Lụa

Quà mua về từ chuyến du lịch Bà Lụa ư? Chắc chắn sẽ là các loại hải sản tươi ngon rồi. Ngoài ra những món quà đặc biệt như vài hòn sỏi nhẵn mịn lóng lánh nhiều gam màu mà bạn tự tay lựa chọn cũng là một món quà vô cùng ý nghĩa đó.

  • kinh nghiệm đi đảo bà lụa
  • du lich bui đao ba lua
  • kinh nghiem phuot dao ba lua
  • kinh nghiệm du lịch ba hòn đầm
  • kinh nghiệm du lịch hòn heo
  • tu an giang di quan dao ba lua

KINH NGHIỆM DU LỊCH TỪ A-Z CÙNG PHUOT.BIZ