Kinh nghiệm du lịch thác Bản Giốc, Cao Bằng tiết kiệm nhất

1251

Cao Bằng không chỉ nổi tiếng bởi các địa danh lịch sử như suối Lê Nin, hang Pắc Bó mà nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng cho danh lam thắng cảnh hút khách du lịch. Mùa thu, lên Cao Bằng ngắm thác Bản Giốc là đẹp nhất. Nếu bạn đang có ý định đi du lịch Cao Bằng thời gian này, H&K Hospitality sẽ giúp bạn lên lịch cho chuyến đi này nhé.

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-ban-gioc-mua-thu

Cảnh thu ở thác Bản Giốc.

Cao Bằng khí hậu quanh năm khá mát mẻ, thậm chí mùa đông có thể có tuyết rơi, mỗi mùa Cao Bằng lại mang cho mình nét đẹp và sự quyến rũ rất riêng của nó. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn xem thác Bản Giốc bạn nên lên Cao Bằng khoảng từ tháng 8-9 đây là thời điểm thác Bản Giốc đẹp nhất trong năm. Từ tháng 11-12, là mưa dã quỳ và tam giác mạch thi nhau đua nở, khỏe sắc khắp núi rừng cho đến những bản làng xa xôi của Cao Bằng.

Phương tiện di chuyển

Cao Bằng cách thủ đô Hà Nội khoảng 400km, nên từ Hà Nội lên Cao Bằng phải mất cả ngày trời. Tốt nhất là bạn nên di chuyển bằng ô tô cá nhân hoặc xe khách, hạn chế chạy xe máy vì đường xa đi lại rất nguy hiểm. Nếu không chắc tay lái và sức khỏe yếu không nên mạo hiểm. Nếu đi bằng ô tô bạn có thể đi theo hai lộ trình:

– Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Trùng Khánh – Bản Giốc

– Hà Nội – Lạng Sơn – Đông Khê (Cao Bằng) – Trùng Khánh – Bản Giốc.

Nếu đi xe khách bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Lương Yên, Hà Nội để mua vé. Giá vé ngày thường dao động trong khoảng 200.000đ/vé, ngày lễ tết vé có thể tăng lên đáng kể. Vì thời gian di chuyển khá dài nên chọn xe giường nằm, đa phần các nhà xe đi Cao Bằng đều xuất bến Mỹ Đình vào lúc 19h30 -20h30 mỗi ngày. Bạn có thể chọn một số nhà xe uy tín cho chặng này như:

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-duong-len-cao-bang
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-duong

Đường lên Cao Bằng ngoằn ngoèo quanh co.

– Nhà xe Mai Luy 0913252888, khởi hành lúc 19h30

– Nhà xe Thanh Ly 0916121888 – 0912237252, khởi hành lúc 19h30.

– Nhà xe Hiền Lợi 0915046784 – (026) 385.8679, khởi hành lúc 10h10 sáng xe 29 chỗ.

Ở đâu khi đến Cao Bằng?

Với nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng, ngành du lịch dịch vụ ở Cao Bằng khá đa dạng, trung bình giá thuê nhà nghỉ ở thành phố Cao Bằng dao động khoảng 200.000đ/đêm. Còn giá thuê phòng khách sạn thì cao hơn khoảng 500.000đ/đêm. Riêng khu vực thị trấn Bảo Lạc, Phúc Hòa, Tĩnh Túc nhà nghỉ ở đây có giá khoảng 300.000đ/phòng/đêm. Một số khách sạn giá rẻ và chất lượng ở Cao Bằng bạn có thể tham khảo như:

Khách sạn ở TP. Cao Bằng

– Khách sạn Đức Trung – (84-26) 385 3424.

– Khách sạn Ánh Dương: 78 Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng. Điện thoại: (026) 385 8467.

– Khách sạn Bằng Giang: Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng. Điện thoại: (026) 385 3431.

– Khách sạn Hoàng Anh: 131 Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP. Cao Bằng. Điện thoại: (026) 385 8969.

– Khách sạn Hoàng Gia: 26B Lê Lợi, phường Sông Bằng, TP. Cao Bằng. Điện thoại: (026) 385 8168.

Nhà nghỉ ở Trùng Khánh

– Nhà nghỉ Hoàn Lê, Trùng Khánh: 026.826221 / 0915425531

– Nhà nghỉ Thiên Tài: 026.3826537 (Gần đến chợ Trùng Khánh).

– Nhà nghỉ Đình Văn: 026.3602789 (Bên phải chợ Trùng Khánh).

Nhà nghỉ thác Bản Giốc

Nhà nghỉ Đình Văn 2 (0263.82.80.82)

Chơi ở đâu khi đến Cao Bằng

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt – Trung thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là 1 trong 4 thác nước lớn nhất thế giới. Thác nằm ở độ cao 70m, sâu 60m, rộng 208, gồm thác chính và thác phụ. Nhìn từ xa thác được chia làm 3 dòng giống như những dải lụa trắng tung bay uốn lượn trong gió.

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-ban-gioc
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-ban-gioc-5
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-ban-gioc-4
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-ban-gioc-3
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-ban-gioc-2

Vẻ đẹp hùng vĩ, mê say lòng người của thác Bản Giốc.

Đền gần hơn bạn sẽ nghe thấy tiếng nước đổ ầm ầm, dưới chân thác là dòng sông rộng, mặt sông phẳng như gương soi, hai bên bờ cỏ lau mướt một màu xanh của núi rừng. Xa xa, là những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Đặc biệt, nếu lên Cao Bằng vào vụ mùa tháng 10 bạn sẽ được ngắm những cánh đồng lúa vàng óng ả, đu đưa trong gió thu nhè nhẹ, hương lúa thơm phảng phất làm say đắm lòng người. Được biết, mỗi năm thác Bản Giốc thu hút trên 30.000 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan và thưởng ngoạn.

Để khai thác tốt tiềm năng du lịch, chính quyền địa phương đã cho phép xây dựng khu reasort nghĩ dưỡng và các dịch vụ du lịch đi kèm ở địa phận xã Trùng Khánh.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-chua-phat-tcih

Chùa Phật Tích Trúc Lâm.

Sau khi dạo ngắm thác, bạn có thể lên ghé chùa Phật tích Trúc Lâm cách thác khoảng 500m. Ngôi chùa được xây dựng theo kiến trúc cổ của người Việt. Chùa thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu tổ Hùng Vương. Cùng với thác Bản Giốc, chùa Phật tích Trúc Lâm trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia của tỉnh Cao Bằng.

Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao nằm sâu bên trong một ngọn núi, thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Động có chiêu dài 2144 m gồm 3 cửa chính Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, và Bản Thuôn. Được đánh giá là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam. Được hình thành từ sự phong hóa của đá vôi trải qua hàng triệu năm. Theo tiếng Tày Ngườm Ngao có nghĩa là Cọp hay còn gọi “hang giữa thung lũng đá” được người dân Trùng Khánh phát hiện năm 1921.

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-nguom-ngao4
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-nguom-ngao3
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-nguom-ngao2
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-nguom-ngao1
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-nguom-ngao

Vẻ đẹp huyền bí bên trong động Ngườm Ngao.

Đi sâu vào bên trong, bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiệt tác thiên nhiên những nhũ đã muôn hình vạn trạng, được tạo thành bởi những giọt nước đọng lại trải qua hàng trăm triệu tạo nên.

Ở một góc khác hang, bạn sẽ được nghe tiếng nước chảy róc rách, rất vui tai, đây được xem là “máy điều hòa tự nhiên” cho toàn bộ không gian bên trong động.

Đến đây, sau khi khám phá hang động, bạn có thể dừng chân ở bản thưởng thức vịt quay, rau dạ hiến, măng chua hoặc mua lạp sườn về làm quà. Từ địa danh này, bạn có thể kết hợp thăm thác Bản Giốc và cửa khẩu Pò Keo gần đó.

Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen gồm 36 hồ tự nhiên, mỗi hồ cách nhau khoảng vài chục hoặc hàng trăm mét, nằm biệt lập giữa thung lũng rộng lớn tiếp giáp giữa hai xã Quốc Toản (Trà Lĩnh) và xã Ngũ Lão (Hòa An). Mỗi tên hồ ở đây được người dân địa phương đặt cho một cái tên riêng như: Thang Vạt, Nà Ma, Thang Loỏng, Thang hoi…. Hồ Thang Hen có chiều dài 2000m, rộng 50m, nằm lọt thỏm trong thung lũng sâu, bao phủ xung quanh là những tán rừng già, xen lẫn nhưng mỏ đá tai mèo, hồ sâu 40m. Trong tiếng Tày Thang Hen có nghĩa là đuôi ong, bởi nhìn từ xa bạn sẽ thấy hồ uốn lượn cong như đuôi con ong. Đặc biệt, nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho nhiều sản vật, tôm cá như: các loại tôm, tép, cá chép vây đỏ, cá nheo…

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-thung-hen5
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-thung-hen4
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-ho-thang-hen
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-thung-hen2
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-thung-hen-6
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-thung-hen-1

Vào sáng sớm, khung cảnh hồ chìm trong sương sớm bồng bềnh, tựa như hững đám mấy đang bay lượn. Thượng nguồn hồ sâu 200m, rộng 5-6c cao 5m chảy thẳng từ đỉnh núi xuống. Nước hồ quanh năm chảy không dứt, xanh ngắt mỗi năm có hai đợt thủy triều lên xuống vào khoảng tháng 9-10. Đêm đến nước rút cạn, ban ngày nước lại dâng lên cao. Hồ không có mùa khô, không có lũ lụt.

Khu di tích lịch sử Pác Pó

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-suoi-lenin
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-suoi

Địa danh này gắn liền với cuộc đời Bác Hồ sau khi từ nước ngoài về nước hoạt động cách mạng, khu di tích Pác Bó đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Toàn bộ khu di tích gồm có hang Pác Bó, suối Lê Nin, nhà tượng niệm Bác Hồ, hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài, bàn đá nơi Bác làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng. Đến đây bạn sẽ được biết thêm về cuộc đời hoạt động cách mạng và nếp sống giản dị của Bác Hồ.

Món ngon cao bằng

Rau dạ hiến

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-rau-da-hien
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-rau1

Rau dạ hiến.

Là rau mọc dại ở núi đá Cao Bằng, thân giòn, dễ bẻ gãy được chia thành nhiều nhánh bằng đầu đũa. Rau thường mọc vào khoảng tháng 2-7 âm lịch, tuy là rau mọc dại nhưng không phải ở đâu cũng có. Rau không chỉ ngọt ngon, lạ miệng mà còn có công dụng điều trị thận, mạnh gân cốt. Rau dạ hiến thường được xào giống nhu xào rau muống, xào tái là ngon hơn cả. Hiện nay, do nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng cao nên một số bà con dân bản đã đem về trồng, nên khi lên Cao Bằng bạn không quá khó để được thưởng thức món rau đặc biệt này hoặc mua về quê làm quà.

Vịt quay 7 vị Cao Bằng

Để có được món vịt quay 7 vị ngon ngoài khâu tẩm ướp, chọn 7 loại gia vị đặc biệt, vịt quay phải là vịt cỏ, thịt phải chắc, sáng lông, nặng khoảng 1,8 – 2kg. Nếu vịt quá to, béo sẽ nhiều mỡ, thịt dai ăn không ngon. Sau khi làm sạch, bỏ nội tạng bên tron, người ta nhúng nhanh qua nước sôi cho thịt săn lại.

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-vit-quay

Vịt quay 7 vị Cao Bằng.

Gia vị cho món ăn này gồm có 7 vị là bí quyết riêng của người Tày sống ở phía Đông của tỉnh Cao Bằng mới có. Gia vị sẽ được tẩm ướp dồn vào bên trong bụng, rồi dùng lạt dẻo khâu bụng vịt lại để giữ nước.

Sau khi nhúng qua nước sôi, ở bên ngoài sẽ được rưới thêm một lớp mật ong. Theo chia sẻ của người dân nơi đây, cách này sẽ giúp thịt mềm, có vị ngọt đậm, da không bị khô khi nướng lên than hồng.

Than nướng vịt được trộn giữa than củi nỏ thì thịt mới không bị ám khói. Thịt chín có vị ngọt, mềm, không bở, không dai, cắn một miếng nhỏ nhai chậm rãi bạn sẽ cảm nhận được vị béo của dầu ăn, vị ngọt của miệng thịt và mật ong hòa quyền vào nhau, làm tan chảy vị giác của bạn.

Bánh trứng kiến

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-banh-trung-kien

Bánh trứng kiến.

Bánh trứng kiến được làm từ bột gạo nếp, trứng kiến và lá vả, sung non. Vào khoảng tháng 4,5 bà con dân bản sẽ vào rừng để thu hoạch trứng kiến, trứng kiến Cao Bằng hạt mẩy, vị béo và hàm lượng đạm cao. Trong tiếng Tày bánh trứng kiến là Pẻng Rày, tuy nhiên không phải loại trứng kiến nào cũng làm được bánh Pẻng Rày mà chỉ có trứng của loại kiến đen mà người Tày thường gọi là Tua rày mới làm được. Bánh trứng kiến có vị béo ngậy của trứng kiến, dẻo của bột gạo nếp, mùi thơm đặc trưng của lá vả. Món ăn chứa đựng nét ẩm thực tinh túy đặc trưng của đồng bào Tày ở Cao Bằng, là món bạn nên nếm thử khi đến Cao Bằng.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Hạt dẻ Trùng Khánh là món đặc sản không thể không thưởng thức khi đến Cao Bằng. Hạt dẻ Trùng Khánh có vị thơm ngon, bùi ngậy, dù luộc, rang, rấy hoặc ninh với chân giò, chân già vẫn giữ được hương vị thơm ngon của nó.

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-hat-de-trung-khanh

Hạt dẻ Trùng Khánh.

Hạt to nâu đều, tròn trịa, mùa chính là vào khoảng tháng 9,19 hàng năm là thu hoạch.

Xôi trám Cao Bằng

Mùa trám bắt đầu vào khoảng tháng 9- 10 đây cũng là thời điểm ở bản làng của người Tày ở Cao Bằng nấu xôi trám. Món xôi trám muốn ngon phải chọn trám chín mọng, trái chín tươi, sau đó ngâm nước ấm, rồi lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi trám có màu hồng tím rất đẹp mắt, ăn béo ngậy.

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-xoi
du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-xoi-tram

Xôi trám Cao Bằng.

Ngoài nấu xôi, trám còn được chế biến thành nhiều thứ quà ăn vặt ngon, lạ miệng như trám, đậu sị, ô mai trám, trám cũng được dùng để chữa ho, giảm viêm họng, giải rượu; trám dùng kho cá, sốt đầu phụ cũng rất lạ miệng.

Bánh áp chao

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-banh-ap-chao

Bánh áp chao.

Bánh áp chao thoạt nhìn giống với bánh rán dưới xuôi, nhưng đồng bào gọi đây là bánh áp chao, bánh này ăn vào ngày trời lạnh là ngon nhất. Bánh được làm từ bột nếp, được nêm nếm gia vị, sau đó cho vào vào khuôn rồi chiên trên dầu nóng. Ăn kèm với một số phụ gia, rau thơm.

Bánh khảo

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-banh-khao

Bánh khảo.

Bánh khảo là món không thể thiếu trên bàn thở tổ tiên của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng dịp Tết cổ truyền. Để làm bánh khảo đòi hỏi đôi tay khéo léo, những người làm bánh khảo được xem là nghệ nhân. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp. Gạo sau khi vo, để khô, rồi rang chín, sau đó được xay trong cối đá cho bột mịn. Cho bột vào thúng, hạ thổ qua đêm, để bột bánh ỉu và có độ dai. Bột sẽ đổ vào giấy vương, bánh đặt chéo thành 4 hình tam giác gấp vào, dùng hồ dán lại, vậy là xong.

Lạp xưởng

Tây Bắc nổi tiếng với nhiều món đặc sản độc đáo của các đồng bào dân tộc, một trong số đó có thể kể đến lạp xưởng. Ở mỗi địa phương khác nhau cách làm và hương vị cũng khác nhau. Riêng Lạp xưởng Cao Bằng có vị béo ngậy, không hun khói nhiều nên dễ ăn, màu hồng đẹp.

du-lich-cao-bang-mua-nao-dep-lap-xuong-cao-bang

Lạp xưởng Cao Bằng.

Theo: Phụ nữ ngày nay

Back to News & Events

HKH.COM.VN