Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản Long An

2044

(Chuyên mục: Đặc sản Long An)

Long An có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, bao gồm:

+ Thị xã Kiến Tường

+ Thành phố Tân An

+ Huyện Bến Lức, huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc, huyện Châu Thành, huyện Đức Hòa, huyện Đức Huệ, huyện Mộc Hóa, huyện Tân Hưng, huyện Tân Thạnh, huyện Tân Trụ, huyện Thạnh Hóa, huyện Thủ Thừa và huyện Vĩnh Hưng.

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương Long An:

dac-san-tan-an-dac-san-long-an-3

(Chuyên mục: Đặc sản Long An)

Gạo Nàng thơm Chợ Đào: Truyền thuyết dân gian kể rằng, ngày xưa có cô gái tên Thơm quê quán ở bên Sông Vàm Cỏ kết duyên cùng anh trai ở Cần Đước. Từ khi về làm dâu cô Thơm nổi tiếng hiếu thảo, vừa đẹp người, lại đẹp nét, tính tình dịu dàng dễ thương khắp vùng ai ai cũng mến mộ. Khi cô Thơm mang thai chờ ngày sinh nở thì lâm trọng bệnh qua đời. Định mệnh của Thơm vô cùng vắng số. Chôn cất xong, khoảng 100 ngày sau, lạ lùng thay trên mồ cô Thơm mọc lên cây lúa có hột gạo trắng ngần, phát mùi thơm u – ẩn, bên trong hột gạo ửng hồng. Cư dân Cần Đước do ngưỡng mộ nàng dâu hiếu thảo nên lấy tên cô đặt cho giống lúa là lúa Nàng Thơm. Vùng đất Chợ Đào nằm giữa hai dòng sông Vàm Cỏ Đông và sông Rạch Cát, đây là vùng nước lợ và cũng là nơi được hai con sông bồi đắp phù sa quanh năm. Chắc cũng từ những hạt phù sa đặc biệt ấy mà đất đã chắt chiu cho ra đời thứ gạo nàng thơm chợ đào nổi tiếng. Khi nấu cơm, nước vừa sôi là mùi hương thơm bay phảng phất, khi chín hạt cơm bóng mượt như ai trộn dầu vào cơm, vị thơm, dẽo hạt ăn rất ngon và đặc biệt để cơm qua đêm nhưng không bị thiu hay mất mùi thơm. (Chuyên mục: Đặc sản Long An)

Rượu đế Gò Đen: Trong tâm trí của mỗi dân nhậu Nam bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng ”đệ nhất tửu”. Vì sao Gò Đen lại được coi là ”đệ nhất tửu” ? Truyền rằng, trước đây, dân Gò Đen nấu rượu bằng tất cả cái tâm. Họ chăm chút từng hạt nếp, cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất. Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu trong thì nếp phải ”rặt”, tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào. Dân nấu rượu Gò Đen xưa thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm. trắng đục đều. Thường là nếp mỡ và nếp mù u và nếp than đen tuyền được trồng chính tại địa phương. Sau khi chọn nếp ngon nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương… Sau ba đêm tiếp tục chan nước rồi để ba đêm sau nữa nấu. Chỉ riêng khâu ủ men truyền thống đã mất gần một tuần (trong khi ủ bằng men Trung Quốc chỉ mất ba ngày). Đặc biệt hơn nữa, cái thứ chắt lọc tinh túy của thời gian, men nồng, nếp thơm, lửa đượm này phải được chan bằng nước Gò Đen, nấu trong không khí Gò Đen mới có mùi vị đặc sắc. Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Nếp được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Người Gò Đen xưa nấu rượu trọng chất lượng. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết. Dân sành rượu thường dùng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan. ”Mỹ tửu” Gò Đen ”chinh phục” người uống bởi rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm khao khát lòng người uống. (Chuyên mục: Đặc sản Long An)

dac-san-tan-an-dac-san-long-an-2

(Chuyên mục: Đặc sản Long An)

Bánh tét Long An: Ngày nay, bánh tét phong phú, muôn hình, muôn vẻ, cũng nếp cái, cũng thịt mỡ, đỗ xanh nhưng mỗi nơi bánh tét đều bị “địa phương hóa” ít nhiều. Còn Long An thì lớp nếp của bánh tét lại trộn thêm dừa nạo, xào với đường. Trước đây ở Long An, thời lúa mùa còn làm nhiều thì bánh tét làm bằng nếp than. Khi bóc bánh ra có lớp tím thẫm, mượt mà để kích thích sự thèm ăn. Đã từ lâu, khu vực 2 thị trấn Đức Hoà được nhiều người biết đến với cái tên quen thuộc “Xóm bánh tét”. Từ nhiều năm nay, tên gọi ấy lắn liền với nghề truyền thống gói bánh tét của người dân nơi đây. Thoạt nhìn, chiếc bánh tét Đức Hoà cũng không có gì khác lạ so với bánh ở các vùng miền khác, vẫn lá chuối xanh, dây cột bằng sợi lác hoặc dây bàng. Chỉ khi chiếc bánh được xẻ ra, lộ rõ đường ngang, thớ dọc với màu nếp xanh mướt, hạt nếp nở đủ độ, căng tròn, kết lại rắn chắc, hoà với đậu xanh nhuyễn mịn toả hương thơm. Bí quyết làm Bánh tét của người dân Đức Hòa : trước hết, nguyên liệu đầu vào phải được chọn lựa thật kỹ. Nếp mua tận miệt Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành mới có nếp dẻo, thơm. Thịt ba rọi phải ngon, đậu xanh tròn hạt và hạt đều nhau. Lá chuối gói bánh to bản, tươi xanh, dây cột chắc bền không để nước thấm vào khi nấu. Đặc biệt là quá trình thay nước, canh lửa. Riêng khâu này thì phải có kinh nghiệm, nước châm vào nồi phải ngập bánh, lửa nhỏ đều. Trước khi xuất lò cần xả nước trong nồi rồi cho nước lạnh để tráng bánh, có như vậy, lá bánh mới xanh, sạch và giữ được lâu từ 8-12 ngày. Bánh tét Đức Hoà có được thương hiệu mà khách hàng nhiều tỉnh biết đến, là nhờ bà con lưu giữ nghề truyền thống mang đậm nét hồn quê. Ngoài bánh tét nhân mặn có nơi còn làm bánh tét nhân ngọt bằng đậu xanh trộn đường, dừa nạo hoặc chuối sứ. Loại này thường dùng cho người ăn chay hay nhà đông con lại nghèo không đủ tiền mua thịt mỡ. Thông thường bánh tét nấu rất lâu vì vậy nhiều người đem ngâm với nước khóm khoảng một giờ trước khi luộc để bánh mau chín. Làm cách này bánh không ngon không dẻo mất đi hương vị đặc trưng. Bánh tét ăn cắt khoanh bằng chính sợi dây lạt buộc nó, ăn mới ngon. Ngày tết cắt từng khoanh bày ra đĩa ăn với thịt kho, trứng vit, hành, kiệu mới ngon. (Chuyên mục: Đặc sản Long An)

Thanh long Châu Thành: Thanh long là loại trái cây đặc sản được trồng phổ biến ở vùng này, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cành Thanh long được thả leo trên cây dông uốn mình như những con rồng xanh ngậm quả chín mọng đỏ rất hấp dẫn khách tham quan và thưởng thức nét đẹp của vườn cây, vị ngọt mát của loại trái cây này. Nổi tiếng nhất về trồng thanh long trong tỉnh Long An là huyện Châu Thành. Thanh long Châu Thành đã có một thời ”lên ngôi nữ hoàng”, thậm chí nói đến trái thanh long là người ta nhớ đến Châu Thành. Trong một thời gian dài do kỹ thuật canh tác, thị trường…làm thanh long Châu Thành không giữ được vị trí như xưa. Gần đây, nhận thấy tiềm năng của loại cây ăn quả này nông dân nhà vườn Châu Thành bây giờ nhiều nơi cũng đã chặt bỏ giống thanh long cũ, trồng theo kiểu cũ là kèm với một cây khác làm chỗ cho thanh long bám, để trồng giống thanh long mới với cọc bêtông ngay hàng thẳng lối như ở Bình Thuận, trông đẹp mắt hơn. Thanh long là một loại cây ăn quả dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, đây là một trong những nông sản xuất khẩu lớn nhất nước ta. Thanh long Việt Nam không chỉ được thị trường thế giới biết đến mà còn ưa chuộng, tương lai không xa hứa hẹn những tiềm năng kinh tế lớn về loài cây này. (Chuyên mục: Đặc sản Long An)

dac-san-tan-an-dac-san-long-an-1

(Chuyên mục: Đặc sản Long An)

Dưa hấu Long Trì: Dưa hấu Long Trì (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) nổi tiếng từ nhiều năm nay và được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ độ ngọt thanh, vỏ mỏng, da đen, bảo quản lâu… Trồng dưa hấu thì nặng công chăm sóc, nhưng thời gian ngắn, đầu ra không phải lo lắng nhiều. Dưa hấu mùa nghịch, giá cả rất cao, 1 kg dưa cao gấp 2 lần 1 kg lúa tươi, trong khi năng suất của dưa hấu mang lại gấp 5 lần cây lúa. Sau khi thu hoạch dưa tết, người dân ở đây bắt đầu chuẩn bị liếp để tỉa hạt cho vụ dưa hấu mùa nghịch. Điều quan trọng là bây giờ các rẫy dưa được trồng bằng màng phủ, giống dưa tốt, chi phí đầu tư ít và để tăng năng suất, lợi nhuận. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, vùng trồng dưa Long Trì bị rầy lửa tấn công dữ dội làm hư dây, cộng với mầm bệnh lưu tồn trong đất khiến các ruộng dưa thất bát kéo dài. Năng suất giảm dần, trong khi dịch bệnh tăng khiến diện tích dưa hấu thu hẹp. Mặc dù dưa hấu Long Trì đã vắng bóng nhưng tiếng tăm vẫn lan xa. Tại chợ dưa Bình Thạnh (Thủ Thừa, Long An), nằm cạnh quốc lộ 1A đoạn từ thị xã Tân An lên TPHCM, dưa hấu bày bán nhan nhản, đủ các loại nhưng nhiều người vẫn hỏi mua dưa Long Trì. Dưa hấu một số nơi không để lâu được, có loại chỉ giữ khoảng 5 ngày là dưa bị chảy nước, thối ruột… hư hết. Vì thế, người tiêu dùng không thích mua. Trước tình hình trên, nhiều thương lái đánh đố khách hàng bằng cách mạo danh “dưa Long Trì” khi bán ra thị trường. Trong khi người tiêu dùng lâu lâu mới ăn dưa một lần nên rất khó phân biệt. (Chuyên mục: Đặc sản Long An)

Lẩu mắm Long An: Do những đặc điểm về kênh ngòi, sông rạch, nên Long An có nhiều món ăn mang đậm chất đồng quê của một trong những tỉnh nằm trong khu vực có dòng Cửu Long chảy qua. Những món ăn thường gặp ở đây là : cá kho tộ, canh chua cá lóc hay cá lóc hấp mắm, nướng trui, chiên xù, tôm càng xanh nướng trên bếp than. Thiên phú cho vùng đất này có quá nhiều cá tôm, ăn không hết nên người ta nghỉ ra nhiều cách: ủ khạp da bò, làm mắm chưng, mắm kho, kể cả mắm sống và mỗi loại mắm được chế biến với một hương vị đặc trưng riêng, khi ăn vào sẽ nhớ mãi hương vị đậm đà khó quên. Cụ thể là lẩu mắm, được xem là món ăn tinh hoa nghệ thuật ăn uống của người dân ở vùng này. Đó là loại mắm kho nhưng được dân sành ăn nâng cấp nó lên, với loại mắm sặc đặc biệt cùng với lươn hay cá bông lau làm vẩy, cắt khúc cho vào nồi đun đến khi nước cạn bớt và mùi hương của mắm quyện với mùi sả thơm phức, bay nghi ngút. Mặc dù không phải là món ăn sang trọng, nhưng lẩu mắm từ lâu đã thoát ra khỏi vùng đồng quê để đi vào các nhà hàng. Có những người sống xa quê hương nhưng mỗi khi có dịp được ăn lẩu mắm thì không thể không nhớ đến quê nhà. Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp đầy đủ các sản phẩm từ biển cả, ao hồ, ruộng đồng sông ngòi: cá, tôm, cua, mực, bò, heo… và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loài rau. Hầu như nơi mảnh đất hoang dã miền nam mọc thứ rau gì ăn được, là có thể tìm thấy trong đĩa rau của lẩu mắm: rau muống, rau cải trời, cọng súng, bông điên điển, giá sống, rau thơm, khế chua, chuối chát, dưa chuột, rau đắng, ớt đỏ, thơm… Đặc biệt không thể thiếu bóng dáng ngọn rau dừa. Với lượng động vật và thực vật phong phú ấy món ăn đã đem lại cho thực khách ngoài sự ngon mắt, ngon miệng, còn cung cấp một lượng dưỡng chất phong phú, các chất sinh năng lượng và các vitamin… (Chuyên mục: Đặc sản Long An)

Canh chua cá chốt: Canh chua cá chốt nấu với lá me non thì nồi canh mới chua mà thanh và có tác dụng giải cảm tốt cho khí hậu oi bức của những cơn mưa đầu mùa. Những chùm lá me non được cho vào nồi nấu, lọc lấy xác bỏ ra để giữ lại chất chua và không quên đập dập vài cọng sả, băm vài trái ớt cho vào nồi nước đun sôi. Nước đã sôi, chính là lúc cho những con cá chốt bụng đầy trứng vào và nêm nếm cho vừa miệng ăn. Khi múc canh ra tô thì nhớ đừng quên điểm vào trên mặt một vài lá rau tần dày lá và vài lát ớt sừng trâu xắt nhỏ. Cá chốt nấu canh chua me chỉ ngon và mặn mà khi những con cá béo ngậy bụng đầy trứng chấm với đĩa muối cục đâm với ớt sừng trâu. Những con cá chốt mập ú, to gần bằng ngón chân cái, bụng căng tròn, con nào con nấy đầy trứng. Cá chốt kho sả ớt hay nấu canh chua ăn đều không ngán vì cá chốt không mỡ, lại có trứng, là món ăn mọi người đều ưa thích. Lẩu canh chua nóng hổi bốc khói, gắp cặp trứng cá ngấu nghiến nhai, vừa béo vừa bùi, thấm đẫm ngọt ngào, húp từ từ miếng nước lẩu mồ hôi vã ra thật thoải mái. Thích nhất là bông lý, nhúng vào nồi lẩu, gắp ra nhai sừn sựt lại ngọt thơm thật là độc đáo. Canh chua bông lý đã ngon mà món cá chốt kho sả cũng không kém phần mặn mà. Cơm bới mấy lần mà miệng vẫn còn thấy thòm thèm, no bụng mà chưa no miệng. Để có nồi canh cũng như mẻ cá chốt kho hấp dẫn, lựa những con còn tươi da bóng láng, bụng đầy trứng. Cá đem về ngâm muối, lấy tay chà sạch máu và nhớt để cá hết mùi tanh, con cá chốt thuộc hàng trưởng lão cũng chỉ bằng ngón chân cái người lớn. Trong bữa cơm gia đình hàng ngày, một tô cánh chua nóng hổi sẽ kích thích vị giác rất nhiều. (Chuyên mục: Đặc sản Long An)

Ngoài ra Long An còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: Mắm còng Cần Giuộc, đậu phộng Đức Hòa, cá rô Long An, lạp xưởng tươi, …

ĐẶC SẢN VIỆT NAM – CHUYÊN ĐẶC SẢN VIỆT