5 hòn đảo hoang sơ ở Kiên Giang ít người biết đến – iVIVU.com

1318

Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu rất nhiều quần đảo nổi tiếng như Bà Lụa, Nam Du, Phú Quốc… Tuy nhiên, ẩn mình trong đó là những hòn đảo nhỏ ít người biết đến, nhưng cũng nhờ vậy mà những nơi này luôn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, làm say đắm những du khách vô tình đặt chân đến.

5 hòn đảo hoang sơ ở Kiên Giang ít người biết đến

Hòn Sơn

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-1

Ảnh: Ngo Viet Phuong

Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Đảo Hòn Sơn nằm ở giữa đảo Nam Du và Hòn Tre, hòn đảo này được xem là một trong những hòn đảo hoang sơ và quyến rũ bậc nhất vùng biển Kiên Giang. Hòn Sơn sở hữu bãi tắm sạch sẽ, bãi cát trắng, nước biển xanh rì cùng những hàng dừa, bãi đá hoang dại, không gian yên tĩnh và thoải mái thích hợp để bạn thư giãn, nghỉ dưỡng sau những chuỗi ngày dài bận rộn, bon chen nơi thành thị.

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-2

Bãi biển hoang sơ không bóng người trên Hòn Sơn. Ảnh: Tan Nguyen
hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-3
Cây dừa được dân phượt check in nhiều nhất trên Hòn Sơn. Ảnh: Linh Thùy

Ngoài việc tắm ở các bãi trên Hòn Sơn, bạn có thể lặn ở rặn san hô nằm giữa Đá Bàng và Dốc 3 Tầng. Với khung cảnh thơ mộng, lãng mạn, nhiều bạn thường dậy sớm ngắm bình minh, chiều chiều ra Bãi Đá ngắm hoàng hôn, cảm giác thật thoải mái và yên bình. Bên cạnh đó, chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh, có sân Tiên với góc nhìn ra biển rộng sẽ là một trải nghiệm cực hay. Hòn Sơn còn có đình Thần Lại Sơn, miếu Bà Chủ, thánh thất cao Đài, chùa Hải Sơn, chùa Phổ Tinh đều nằm tại Bãi Nhà khá thuận lợi cho việc tham quan chụp ảnh.

Hòn Tre

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-5

Toàn cảnh Hòn Tre. Ảnh: vuphan

Hòn Tre là trung tâm hành chính của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá 30km về phía Tây. Từ bến cảng Rạch Giá đến Hòn Tre mất khoảng 2 giờ ngồi tàu. Hòn Tre có chiều dài 3,5km, nơi rộng nhất chừng 2km. Đỉnh cao nhất 395m. Cư dân trên đảo sinh sống bằng nghề làm vườn, đánh bắt và chế biến hải sản. Hòn Tre có nhiều cảnh đẹp như bãi Chén, động Dừa, Đuôi Hà Bá…

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-6

Bãi Chén. Ảnh: Hong Son Nguyen

Bãi Chén nằm ở phía Tây Bắc của đảo, là một vịnh nhỏ sóng êm, có chiều dài khoảng 2km. Đặc điểm của bãi Chén là ven bờ có rất nhiều tảng đá to tròn như cái bát (chén) úp khổng lồ. Đây là bãi tắm sạch đẹp nhất của Hòn Tre, cảnh vật vẫn giữ được nét hoang sơ, dưới là biển, trên bờ là cây rừng tỏa bóng mát.

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-4

Khung cảnh bình yên những ngày lặng sóng. Ảnh: i.roxxxor

Khách đến Hòn Tre sẽ được thưởng thức những món ăn thật hấp dẫn, lạ miệng, chẳng hạn như còi của một loại hàu có tên là Biên Mai. Con hàu được người dân đảo chế biến thành nhiều kiểu: ăn sống, nấu cháo, lăn bột chiên dòn dùng chung với các loại rau thiên nhiên mọc trên đảo. Dưới lớp cát biển còn có loại cà xỉu cũng được người dân đảo chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Hòn Nghệ

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-8

Hình dáng độc đáo của Hòn Nghệ. Ảnh: Khương Phạm

Hòn Nghệ là một trong những hòn đảo xinh đẹp có sức quyến rũ kỳ lạ của Vịnh Hà Tiên (Kiên Giang). Từ những bãi đá hoang dã cùng sóng biển xanh trong tạo nên bức tranh êm đềm với nhiều lồng bè nuôi cá bồng bềnh trên biển khơi. Hòn đảo này được mệnh danh là “thiên đường hình bầu dục” (vì có hình bầu dục trên bản đồ) được tạo thành bởi đá sa thạch, có đỉnh cao hơn 300m.

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-9

Đá sa thạch tạo thành những vách núi đẹp mắt. Ảnh: vominhtri

Nhưng phong cảnh quyến rũ nhất ở Hòn Nghệ tập trung ở núi Lầu Chuông, nơi có bức tượng Phật Bà khổng lồ trong tư thế uy nghi, tự tại được xây dựng vào năm 1974. Với chiều cao 20m, tượng Phật Bà như một ngọn hải đăng định hướng cho những con tàu. Gần bức tượng có hòn đá Chum kỳ lạ. Chỉ cần dùng một hòn đá nhỏ gõ vào sẽ vang lên những âm thanh ngân nga như tiếng chuông chùa.

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-7

Làng nuôi cá lồng bè. Ảnh: Vietnam My Country

Theo người dân Hòn Nghệ, có rất nhiều hòn đá khác ở hòn đảo này cũng có đặc tính như vậy. Cùng với những gì mà thiên nhiên ban tặng, làng nuôi cá lồng bè trên đảo Hòn Nghệ cũng góp thêm vào phong cảnh non nước hữu tình, tạo cho hòn đảo này một nét quyến rũ riêng.

Hòn Đốc

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-11

Cột mốc chủ quyền. Ảnh: XDAT
hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-12
Bãi biển thơ mộng trên đảo. Ảnh: XDAT

Hòn Đốc thuộc xã đảo Tiên Hải, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Hòn Đốc còn có tên gọi rất ấn tượng là “đảo Hải Tặc”, nằm ở khu vực biển Tây của Việt Nam. Hòn Đốc hợp với các đảo lân cận hình thành quần đảo Hải Tặc có diện tích đất nổi 1.100ha, gồm 16 hòn đảo cách bờ biển Hà Tiên 11 hải lý (27,5 km). Hiện nay, Hòn Đốc có rất ít tổ chức vào đầu tư dịch vụ du lịch, nhưng thường xuyên vẫn có nhiều du khách đi tự túc hoặc đi theo nhóm để khám phá nét đẹp hoang sơ, huyền bí nơi đây.

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-10

Con đường yên bình trên đảo. Ảnh: XDAT

Hiện trên đảo Hòn Đốc còn lưu giữ cột mốc hình tháp, vật liệu bằng đá mài do Hải quân miền Nam Việt Nam dựng tại phía Tây Hòn Đốc vào năm 1958; là bằng chứng có giá trị pháp lý về chủ quyền quốc gia và biên giới biển, đảo. Với những tiềm năng thiên nhiên phong phú biển, đảo; giá trị của những di tích này nếu được tôn tạo, phát huy tốt sẽ góp phần phát triển du lịch biển, đảo nhằm phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Hòn Heo

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-13

Hòn Heo. Ảnh: Vietnam Atlas

Hòn Heo có diện tích khoảng 150ha với chu vi khoảng 7km. Nơi đây ghe thuyền tấp nập, không khí mua bán thủy hải sản cũng xôm tụ không kém đất liền. Từ trung tâm làng chài, theo chiều ngược kim đồng hồ, vừa ra khỏi làng chài đã gặp ngay bãi biển. Bãi cát không đẹp nhưng nhờ nằm giữa biển và vạt rừng nguyên sinh nên rất hoang sơ.

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-15

Những khu chòi hóng gió giữa biển. Ảnh: Nguyễn Tú Trung

Xưa kia, Hòn Heo do ông Tư Hạc làm chủ đảo. Về sau, thời Pháp thuộc, bà Lụa là vợ ông Lăn (Blanc, một quan chức người Pháp) đến định cư. Bà Lụa xây dựng chuồng trại bằng gạch, đá xanh và ô dước nuôi heo, đưa vào đất liền bán. Chính vì vậy mà hòn đảo này có tên Hòn Heo và những đảo bao quanh Hòn Heo được người ta gọi là Bà Lụa.

hon-heo-son-hai-tinh-kien-giang-5-hon-dao-hoang-so-it-nguoi-biet-o-kien-giang-ivivu-14

Sơn Hải Tự. Ảnh: Vietnam Atlas

Trên Hòn Heo có một ngôi chùa Sơn Hải Tự cặp sườn núi, xây dựng từ năm 1985 bằng gạch ngói, trùng tu kiên cố vào năm 1993, hiện do Đại đức Thích Huệ Tánh trụ trì. Đường lên chùa là bậc cấp xi măng khá đẹp. Sân chùa không rộng nhưng thoáng đãng, mát mẻ trong bóng mát một số cây ăn trái và hoa kiểng. Biển xa xanh ngắt, gió lồng lộng thổi vào từng đợt, tiếng lá cây reo vang như bản nhạc không lời làm lòng lữ khách xuyến xao.

Theo Như Ý (tổng hợp)

***

Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com

IVIVU.COM