Kinh nghiệm du lịch Bangkok: shopping giá rẻ và không tham quan

1272

Chuyện là vừa rồi vợ chồng mình có đi du lịch Thái Lan (7 ngày 6 đêm) với 3 ngày ở BangKok. Vì là đi tự túc theo kiểu “ta ba lô” và lần đầu tiên đi nên hơi lo lắng. Sau một tuần lần mò tất cả các kinh nghiệm trên mạng, mình thấy ok nhất là các bài trên Baynhe.vn và ngâm cứu một cách tỉ mẩn, thậm chí còn xem cả bản đồ đường phố trên Google Map.

Và sau mấy ngày thực tế trải nghiệm có một vài góp nhặt dọc đường sau đây, nhân tiện chia sẻ để cả nhà cùng tham khảo nhé. Để tiện theo dõi, mình sắp xếp bài viết theo từng mục cụ thể và đúng trình tự khi mới bước chân tới BangKok

  • Đọc toàn bộ chùm bài hướng dẫn du lịch Bangkok

Baynhe xin tóm tắt chuyến đi của hai bạn ấy như sau nhé!

Nhà mình đặt vé VietjetAir nên đáp chuyến bay tới sân bay Suvarnabhumi. Tại sân bay biển bảng chỉ dẫn rất rõ ràng nên rất khó để đi lạc đường một khi bạn đã đọc kỹ các chỉ dẫn trên BayNhe. Mình có 2 lưu ý nhỏ:

– Nếu bạn muốn vào trung tâm Bangkok bằng tàu điện Airport Rail Link thì chỉ việc theo thang cuốn hoặc thang máy xuống tầng hầm B mua vé chọn tuyến (giá vé khoảng 42bath/vé = khoảng 30K vnđ)

– Nếu bạn muốn đi Pattaya thì đúng như BayNhe từng hướng dẫn: xuống tầng 1 (tầng trệt mặt đất) đi tới cửa số 8 bên trái cạnh khu Food Court, bên phải là quầy bán vé (giá vé là 122bath/vé, cứ 1 tiếng lại có một chuyến, xe ghế ngồi khá thoải mái, có điều hòa mát lạnh và có nhà vệ sinh trong xe luôn). Thấy trên mạng nhiều thông tin người nói cửa số 7, người nói tầng 3… blah blah… Do vậy đợt này đi mình quyết chụp hình lại chính xác để mọi người khỏi hoang mang.

  • Đọc bài –> Tìm quán ăn rẻ ở sân bay Suvarnabhumi và Don Muang

kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image001-e1476257653439

Tầng trệt sân bay Suvanabhumi (cạnh cửa số 8) là quầy bán vé đi Pattaya – Ảnh: Tuấn Nam

Cạnh cái cửa số 8 (gate 8) thì chính là quán ăn giá rẻ mà BayNhe đã hướng dẫn. Nó tên là Magic Food. Chụp luôn hình bên trong quán cho cả nhà xem:

kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image003-e1476257791739

Khu Food Court bên trái cửa số 8 – Ảnh: Tuan Nam

Trên tầng 2 (miền nam gọi là lầu 1, là khu Arrival) sân bay, nhà mình thấy có quầy thông tin du lịch nên ghé vào xin cái bản đồ du lịch Bangkok. Nó ghi rất rõ các khu các điểm tham quan tại Bangkok.

kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image023-e1476258932845

Bản đồ du lịch Bangkok phát ở sân bay

Và với thời gian ở Bangkok là 3 ngày vợ chồng mình đã đi mòn gót các khu trên bản đồ, có thể tổng hợp lại như sau:

1. Kinh nghiệm mua sắm ở Bangkok:

Nhìn chung mẫu mã mặt hàng của Thái đẹp hơn của mình, giá thì muôn màu muôn vẻ. Có nhiều lựa chọn mua sắm sau mà vợ chồng mình đã quần nát suốt mấy ngày.

– Chợ đêm Patpong ở khu Silom (giá trên trời, hàng tàu, trả nhiêu cũng trúng ah). Tuy nhiên người ta tới Patpong phần nhiều vì sexy show (giống walking street ở Pattaya)
– Trung tâm mua sắm lớn ở gần Siam square: Siam Center, MBK, Siam Pragon, Cetral world… Chỉ dạo chơi cho biết thôi chứ giá thì dành cho “con nhà giàu”.
– Chợ cuối tuần Chatuchak: chỉ họp cuối tuần, ngày thường đến vắng như chùa bà Đanh.

– Chợ đêm đường phố: dường như mọi vỉa hè ở BangKok đều là chợ đêm sau 7:00 pm. Thường bám dọc theo các tuyến tàu trên không BTS.
– Khu china town: cũng bán hàng nhộn nhịp sau 7:00 pm.
– Siêu thị: Big C, hệ thống cửa hàng tiện lợi 7eleven, Family mart dày đặc khắp hang cùng ngõ hẻm:) mở cửa 24/24.

  • Đọc bài –> Giới thiệu khu Pratunam ở Bangkok

Khu vợ chồng mình thấy ok nhất là khu chợ sỉ Pratunam, gần Platinum Fashion Mall, tới 17:00 là đóng cửa nên cần đi sớm (giá sỉ, treo giá rõ ràng và không cần mặc cả vì đã quá ok rồi:))

kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image005-e1476258059450

Chợ cuối tuần Chatuchak ở Bangkok vắng khách vào ngày thường Ảnh: Tuấn Nam
kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image007-e1476258154100
Chợ đêm Patpong ở Bangkok hét giá trên trời, toàn đồ linh tinh
kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image009-e1476258208978
Chợ sỉ khu Praunam nhiều mặt hàng thời trang
kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image011-e1476258266643
Chợ sỉ khu Pratunam nhiều hàng thời trang, khỏi mặc cả

2. Kinh nghiệm đi lại ở BangKok

Khoản này tốn hơn ở Pattaya. Tuy nhiên bạn có thể tiết kiệm kha khá nếu biết cách đi các phương tiện công cộng, tốt nhất phải kể tới các tuyến tàu điện:

Bangkok có tới 3 tuyến tàu điện chạy ngang dọc khắp nơi 24/24, cứ 3 phút có 1 chuyến:

  • BTS (tàu điện trên không – sky train) có 2 tuyến Sukhumvit và Silom giao nhau tại trạm Siam
  • MRT (tàu điện ngầm): chạy từ trạm MotChit gần chợ Chatuchak tới bến cuối gần khu China Town
  • Airport Rail Link: chạy từ sân bay Suvarnibhumi vào trung tâm thành phố, bến cuối là Phaya Thai (khoảng 20 phút, giá: 41bath/vé rẻ chán so với đi taxi)

– Xe Tuktuk: nhiều như quân Nguyên, phải trả giá trước. Vợ chồng mình thì đi có 3,4 lần gì đó mỗi lần 100 bath(=70K vnd). Nên hạn chế đi tuktuk vì rất hay bị lừa.
– Xe taxi: cũng nhiều ko kém, nhà mình thấy có 2 hãng lớn phân biệt theo màu thân xe: xe xanh + vàng và xe màu hường. Giá thì theo đồng hồ, đi xa lắm cũng 300-500bath là cùng (210K-350K)
– Xe bus: nhìn thấy ghê và ghi toàn tiếng Thái (cảm thấy ở Sài Gòn, Hà Nội xe buýt sạch và đẹp quá chừng)
– Xe ôm: nhiều nhất ở các siêu thị, các trạm tàu điện BTS, MRT
– Đi bộ: cũng kha khá vì các trung tâm mua sắm nằm gần nhau và kéo dài cả km.

Túm lại nên đi tàu điện BTS vì nhanh, rẻ và không sợ bị tắc đường.

kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image013-e1476258499224

Thẻ đi tàu điện tuyến Airport Rail Link từ sân bay vào Bangkok
kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image015-e1476258561926
Vé lên tàu điện BTS và trạm bán vé tự động ở Bangkok
kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image017-e1476258610524
Trạm tàu điện Chatuchak gần chợ cuối tuần Chatuichak

3. Kinh nghiệm ngủ nghỉ ở Bangkok

Theo mình thì cần xem mục đích chuyến đi là gì để thuê chỗ nghỉ cho phù hợp. Nhà mình mỗi tối nghỉ 1 khách sạn và ở 1 khu khác để trải nghiệm. Quan trọng nên ở gần các trạm tàu điện, do vậy nên lưu lại bản đồ các tuyến tàu điện trên máy điện thoại để tiện theo dõi.

4. Kinh nghiệm ăn uống ở Bangkok

Ẩm thực đường phố là ưu tiên số 1 của hai vợ chồng mình. Có thể kể ra như: xôi xoài, mực nướng ớt, cơm gà, nước ép các loại quả,… Và nhiều món không biết gọi tên ra sao nữa :)) Các món đều có trên đường phố, hoặc trong các food court ở trung tâm mua sắm.

kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image019-e1476258730580

Xôi xoài, mực nướng vỉa hè Bangkok
kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image021-e1476258798559
Cơm gà vỉa hè Bangkok, bên hông trung tâm thương mại Central World

5. Kinh nghiệm chơi bời Bangkok

Phố đèn đỏ PatPong, phố Tây Khao San, khu China town, chùa Vàng, Hoàng cung, chùa Phật nằm…. Nên search mạng tìm hiểu trước thì hơn. Nhà mình đi nghỉ ngơi và shopping là chính nên gần như không tham quan, ngắm cảnh:))

Vài lưu ý bỏ túi:

1. Nên rèn luyện sức khoẻ để đi bộ nhiều :))
2. Xác định rõ mục đích chuyến đi để đặt khách sạn (agoda hoặc booking đều ok)
3. Dự trù kinh phí rõ ràng để ko bị cháy túi :)). Nên có thẻ ví-zà hoặc mát-sờ-tơ để tiện rút tiền khi cần, phòng rủi ro (móc túi, nhỡ chuyến bay, …)
4. BangKok rộng nhưng chỉ có 4 khu chính: Sukhuvit, Silom (chợ đêm PaPong), Pathumvan (các trung tâm mua sắm lớn và chợ Pratunam) và khu China Town (gần phố Tây, Các chùa lớn, Hoàng Cung)
5. Đổi tiền lẻ 20bath nhiều vì thấy mua bán cái gì cũng cần tờ 20bath
6. Mua sim Happy Tourist ở cửa hàng tiện lợi 7eleven, giá 299bath dùng 3G không giới hạn 7 ngày. Rất tiện dùng, một thằng mua xong phát wifi cho cả đám với tốc độ cao. Tải ứng dụng hướng dẫn du lịch Ulmon Bangkok (vì nó cho chạy bản đồ định vị GPS khi không có mạng). Còn đã mua sim 3G rồi thì khỏi lo chuyện này nữa.

kinh-nghiem-du-lich-bangkok-thai-lan-image025-e1476258984827

Sim 3G Happy Tourist mua tại các cửa hàng 7 Eleven khắp BangKok

BAY NHÉ!