Cầu đường Việt nam news: Quốc Lộ 3 Hà Nội – Bắc Kạn – Cao Bằng

1796

Lời mở đầu: Quốc lộ 3 là một trên 8 tuyến quốc lộ có điểm đầu từ Thủ đô Hà Nội, được hình thành từ thời xa xưa đáp ứng cho nhu cầu cai trị và bảo vệ lãnh thổ của các triều đại phonng kiến, trục đường đã được người Pháp nâng cấp phục vụ cho việc phát triển kinh tế và xã hội. Sau 1954 mà đặc biệt là sau năm 1975, trục đường được Nhà Nước và Bộ GTVT quan tâm nâng cấp và mở rộng trở thành con đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

bac-kan-di-cao-bang-bao-nhieu-km-thanh-coloa

( Thành Cổ Loa Đông Anh Hà Nội )

Quốc lộ 3 được bắt đầu từ bắc cầu Đuống (Yên Viên – Hà Nội) qua Phù Lỗ ( Sóc Sơn) để đến các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng qua Quảng Yên đến cửa khẩu Tà Lùng biên giới Việt Trung. Tổng chiều dài 350,44 km và có 84 cầu; .

Đoạn từ cầu Đuống đến Nà Pạc dài 192 km, rộng phổ biến từ 5,5 m đến 7,5 m, rải đá nhựa hoặc bê tông nhựa, đường bằng phẳng.

Đoạn Nà Pạc đến Tà Lùng, dài 158 km, mặt đường rộng 3,5 m đến 5,5 m, chủ yếu rải đá nhựa, qua vùng núi cao, đường quanh co, vách ta luy cao, vực sâu; riêng đoạn Cao Bằng – Tà Lùng qua các thung lũng, dân cư thưa thớt, dễ bị ngập nước vào mùa mưa.

Trục quốc lộ 3 đi qua nhiều địa danh và di tích văn hóa lịch sử, điển hình là:

Cách quốc lộ 3 chừng 1km.là di tích Thành Cổ Loa, huyện Đông Anh. Lịch sử còn ghi lại rằng: Từ khi dựng nước, các vua Hùng đã xây dựng kinh đô tại Bạch Hạc, Việt Trì. Đến đời Thục Phán dời Bạch Hạc xuôi dòng chọn vùng đất, gò đồi vây bọc ở trại Phong Khê quận Vũ Ninh (nay là Cổ Loa) để đóng đô. Đó là một thành trì rộng hơn ngàn trượng, như hình con ốc nên gọi Loa Thành, lại có tên là Tư Long. Thành cứ đắp xong lại sụt. Vua lấy làm lo, bèn sai khấn trời đất và thần linh sông núi rồi hưng công xây lại. Vòng thành chạy dài hàng chục km, đắp xoáy nhiều tầng. Chân thành cao tới hàng chục thước. Đồ sộ như vậy, nên thời Đường, người ta gọi là thành Côn Luân. Thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô và đã nhiều lần đánh bại quân Triệu xâm chiếm nước Âu Lạc.

Tại đây vẫn còn am Mỵ Châu liên quan đén truyền thuyết nỏ thần để xây thành và mối tình Trọng Thủy con Triệu Đà với Mỵ Châu con Thục Phán An Dương Vương. Về chuyện Mỵ Châu, người đời sau đã cho rằng đây là một mối tình lầm lỡ nên: dẫn đến “ …Nỏ thần vô ý trao tay giặc, nên nối cơ đồ đắm biển sâu…” ( Thơ Tố Hữu ).

Đi tiếp chừng 10 cây số qua thị trấn huyện Sóc Sơn là lốii rẽ vào khu di tích lịch sử đền Sóc, đâylà nơi gắn với truyền thuyết anh hùng nhỏ tuổi thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, roi sắt đánh đuổi giặc Ân xâm lược nước ta, đến chân núi Vệ Linh thì đánh tan giăvj và đã bay về trời. Khu di tích này được VuaLê Đại Hànhcho xây dựng tại khu vực núi Sóc, xã Vệ Linh, Sóc Sơn, Hà Nội và được xếp hạngdi tích quốc gianăm 1962. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu,chùa Non Nước, chùa Đại Bi, đền Thượng, hòn đá Trồng. Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tượng đài bằng đồngThánh Gióng đã được đặt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.

Tiếp đến là các địa danh: Trung Giã, rồi ngã ba phố Cò, thành phố Thái Nguyên với truyền thuyết hồ Núi Cốc,

Tỉnh Thái Nguyên được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch, tức ngày 04-11-1831), nơi có một thời làtrung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắcnói riêng và của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ;

Thời xa xưa Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định, là một trong 15 bộ của nước Văn Lang, sau đổi tên thành huyện Long Bình, rồi thành châu Thái Nguyên dưới đời nhà Lý và đã trở thành phên giậu trực tiếp che chở phía Bắc kinh thành Thăng Long, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, nhà Minh, nhà Trần… phần đất phía Nam Thái Nguyên từng là địa đầu của phòng tuyến sông Cầu. Trong kháng chiến chống Pháp

Thái nguyên là địa bàn hoạt động và là hậu cứ của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám..

Qua thành phố chừng 30 cây số là điểm với giao quốc lộ 37 tại Cổ Lũng,(đi Đại Từ, đèo Khế, Sơn Dương Tuyên Quang), thị trấn chợ Mới, giao ql 38 tại Xuất Hóa,

Nơi đây trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ thường xuyên qua lại hoạt động, phát triển lực lượng ở Thái Nguyên. Năm 1947, Hồ Chí Minh đã tới Thái Nguyên và lãnh đạo cuộc Kháng chiến chống Pháp từ căn cứ chính tại ATK Định Hóa. Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định mở Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954 cũng như quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và hàng loạt sự kiện quan trọng khác.

Bây giờ tại thôn Đèo De – Xã Phú Đình – Huyện Định Hóa – Tỉnh Thái Nguyên có một ngôi đền lớn, đó là đền thờ Bác Hồ giữa mầu xanh bát ngát đồi chè.

Đối với tỉnh Thái Nguyên vai trò của trục quốc lộ 3 và tuyến đường sắt Hà Nội Thái Nguyên là rất lớn, nó gần như góp phần quan trọng cho sự hình thành và phát triển khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, trong đó có các nhà máy tuyển quặng và sản xuất gang thép, tiếp đến là khu công nghiệp Sông Công và 5 khu công nghiệp khác, 18 cụm công nghiệp trên tỉnh Thái Nguyên.. Sau này có thêm khu công nghiệp Sóc Sơn. KCN nằm trên các xã Mai Đình, Quang Tiến, Tiên Dược có diện tích trên 203.9 ha.

Trong những năm đổi mới, trục đường còn phục vụ đắc lực cho đạo tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch dịch vụ không những cho Thái Nguyên mà còn với các tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng, trong đó điển hình là trường đại học Thái Nguyên, các khu du lịch nổi tiếng: Núi Cốc, Định Hóa ( Thái Nguyên) , Ba Bể ( Bắc Kạn), Pác Bó và thác Bản Giốc ( Cao Bằng),

Theo dọc quốc Lộ 3, Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, nằm giữa Thái Nguyên và Cao Bằng, có địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng. Được biết từ thời thượng cổ Bắc Kạn là phần đất của nước Xích Quỷ, sau được tách ra thành vương quốc Thụy Đến. Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, chia nước thành 15 bộ, vùng đất Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định. Dưới thời Bắc thuộc, đời Hán, đất Bắc Kạn thuộc huyện Long Biên. Đến đời Đường, Bắc Kạn thuộc huyện Tân Xương, Châu Phong. Đến đời nhà Lý, Bắc Kạn thuộc các lộ Cảm Hoá, Vĩnh Thông, Hạ Nông. Đến đời nhà Trần, nằm trong trấn Thái Nguyên. Khi nhà Minh xâm lược Việt Nam, Bắc Kạn nằm trong địa phận 3 huyện Cảm Hoá, Vĩnh Thông, Long Thạch thuộc phủ Thái Nguyên. Từ thời Lê cho đến thờ Nguyễn sau này, Bắc Kạn vẫn nằm trong phần đất của Thái Nguyên. Tháng 4/1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lập ra tỉnh Bắc Kạn gồm các châu Bạch Thông, Chợ Rã, Cảm Hoá ( Na Rì), Thông Hoá ( Ngân Sơn ).

Tiếp đến là nút giao quốc lộ 3 tại Phủ Thông, rồi nút giao quốc lộ 3 với quốc lộ 279 tại Nà Pặc đi tiếp là đường vào thị xã Cao Bằng,

Ngày xưa tỉnh Cao Bằng cùng với tỉnh Lạng Sơn thời nhà Lý-nhà Trần được gọi là châu Quảng Nguyên. Vùng đất này chính thức phụ thuộc vào Đại Việt từ năm 1039, đời vua Lý Thái Tông, sau khi đánh đuổi được Nùng Trí Cao.

Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh. Khu vực thác Bản Giốc là một thắng cảnh đẹp. Thác nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Động Ngườm Ngao (hang hổ), thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là thế giới của nhũ đá thiên nhiên gồm hàng nghìn hình khối khác nhau, có cái như đụn gạo, đụn vàng, đụn bạc, hình voi, rồng, hổ báo, mây trời, cây cối, hoa lá, chim muông v.v. Ngoài ra phải kể đến hồ núi Thang Hen ở huyện Trà Lĩnh.

Cao Bằng là vùng đất có truyền thống cách mạng lâu đời, là nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu như khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Nơi đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân về nước, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945.

Qua thị xã cao Bằng đi tiếp, điểm đến cuối cùng quốc lộ 3 là thị trấn Quảng Uyên và cửa khẩu quốc gia Tà Lùng.

Đi tiếp trên trục quốc lộ 3 đến ngã ba Quảng Uyên, theo tỉnh lộ lên tới huyện Trùng Khánh và tiếp đến là thác Bản Giốc biên giới Việt – Trung. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xãĐàm Thủy,huyện Trùng Khánh, nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyệnĐại Tân, thành phốSùng Tảcủa khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.

Thác Bản Giốc là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng, của cả Trung Quốc và Việt Nam.Theo Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch của tỉnh Cao Bằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 30.000 người đến thăm Bản Giốc, còn phía Trung Quốc đón gần 1 triệu lượt người.

Cũng từ thành phố cao Bằng, theo tỉnh lộ 23 ta sẽ lên Pác Bó, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước đã về nước tại đây để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Bây giờ nơi đây còn là cột km0 đường Hồ Chí Minh. Một trục đường xuyên Việt thứ 2 từ Pắc Bó Cao Bằng qua Hà Nội, rồi men theo dãy Trường Sơn vào miền Nam và điểm cuối cùng là xã Đất Mũi tỉnh Cà Mau.

Với chiều dài khoảng 350km quóc lộ 3 từ bắc cầu Đuống Yên Viên Gia Lâm ( Hà Nội) đến cửa khẩu Tà Lùng Cao Bằng, trục đường Hà nội – Sóc sơn – Thái nguyên – Bắc kạn tuy đường nhỏ nhưng nếu đi với tốc độ quy định thì an toàn. Nhưng từ Bắc Kạn đến Cao Bằng và đến cửa khẩu Tà Lùng sẽ có nhiều đèo dốc nguy hiểm. Điển hình là 5 đèo: : Đèo Giàng,đèo Gió, đèo Ngân sơn, đèo Cao Bắc, đèo Tài Hồ Sìn, trong đó cao nhất là đèo Cao Bắc. Sau khi sửa chữa và nâng cấp, đoạn đường đèo này đã bớt dốc đã được hạ độ cao, đỉnh đèo Gió thường được người dân địa phương bày bán các sản vật núi rừng như mật ong, măng, gạo nương nên nhiêu xe thường đi chầm chậm để ngắm và đỗ lại mua hàng. Có điều đáng chú ý nhất là từ Bắc Kạn trở đi đề phòng tai nạn giao thông, các loại phương tiện lưu thông thì phải đi đúng phần đường của mình, vì đường đẹp, nhưng hẹp và rất nguy hiểm với những đoạn vào cua gấp.. Mùa đông và mùa xuân có thể có sương mù, nếu gặp sương mù thì người điều khiển ngoài việc đi chậm, còn nên sử dụng đèn cos và đèn gầm , không dùng đèn pha, khi đi nhớ bám vào bên có taluy dương.

bac-kan-di-cao-bang-bao-nhieu-km-tinh-tuc

( Tĩnh Túc Cao Bằng )

Trên trục quốc lộ 3 đầu thị xã Cao Bằng còn có trục quốc lộ 34 nối Cao Bằng với Hà Giang. Quốc lộ 34 đi qua các địa danh:

Từ đầu thị xã Cao Bằng đến thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình, chuyển hướng Đông Nam – Tây Bắc qua tượng đài chủ tịch HCM, Tĩnh Túc, giao với tỉnh lộ 212, Đình Phùng, Nà Tổng, Nậm Sủi, Ban Giam, Phiềng Tác, Hồng Trị, tới thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc với một đoạn chạy men theo tả ngạn sông Nhi A (một chi lưu của sông Gâm),

Từ thị trấn Bảo Lạc, Quốc lộ 34 chạy men theo bờ Nam (tả ngạn) sông Gâm qua Nà Phòng, ( giao với 4B), Pác Pha, Nà Ca, tới thị trấn Bảo Lâm, huyện Bảo Lâm, qua Nà Bang, Lang Cá, Nà Vuông, thị trân Bắc Mê, huyện Bắc Mê. Tại thị trấn Bắc Mê, Quốc lộ 34 chuyển sang chạy men bên bờ phải sông Gâm, giao với tỉnh lộ 178, Nà Sài, Cốc Lùng, Ta Mó, Ngọc Hà, nhập với quốc lộ 4C tại phía Bắc thành phố Hà Giang.

Do đi qua địa hình đồi núi lại chạy sát sông, vào mùa đông và mùa xuân có nhiều mây mù và nhất là vào mùa mưa lũ giao thông trên Quốc lộ 34 rất nguy hiểm cho lái xe, nhiều khi bị ách tắc do sạt lở đất hoặc hỏng cầu. Trên trục quốc lộ này có một địa danh nổi tiếng đó là mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng.

Mỏ thiếc Tĩnh Túc ngày xưa là xã Hồng Việt thuộc châu Nguyên Bình có nhiều khoáng sản quý hiếm như vàng, bạc, ăng ti moan, thiếc, vonphram, măng gan, kim loại phóng xạ, urani… có giá trị công nghiệp cao là nguyên liệu chiến lược. vì thế ngày xưa ( năm 1917) người Pháp đã xây dựng nhà máy thủy điện Tả Sa hoạt động cung cấp điện cho mỏ công suất 500kw điện, sau đó xây tiếp thủy điện Nà Ngàn cách Tả Sa 3km, công suất 750kw, đây là nhà máy thủy điện đầu tiên của tỉnh và cả nước. Có lẽ con đường có từ thời đó để phục vụ khai thác và vận chuyển khoán sản

Năm 1935 kỹ sư Lê A chỉ huy làm đường ô tô từ Tĩnh Túc qua Phia Đén – Nà Phặc để chuyển quặng về xuôi, không phải qua thị xã Cao Bằng nữa.

Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, mỏ thiếc được Liên Xô giúp đỡ ta, Chính phủ đã đưa 400 kỹ sư và công nhân với 2000 tấn máy móc, thiết bị khôi phục lại Mỏ. Lúc này Mỏ có 2000 công nhân, sản lượng thiếc, vônphram… năm 1962 đạt 619,163 tấn quặng và 11 kg vàng.

Tháng 9/ 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên thăm mỏ. Bác Hồ lên thăm mỏ động viên cán bộ công nhân mỏ và bà con nhân dân huyện Nguyên Bình, hăng hái thi đua lao động sản xuất. Tháng 9/ 2010, nhân kỷ niệm ngày truyền thống và ngày Bác Hồ về thăm mỏ thiếc Tĩnh Túc, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đúc bằng đồng và bức phù điêu Bác Hồ về thăm Mỏ thiếc Tĩnh Túc đã được dựng trang trọng tại thị trấn. Công trình có kiến trúc nghệ thuật hoành tráng, có ý nghĩa lịch sử tuyên truyền, giáo dục sâu sắc, đáp ứng niềm mong mỏi của bao thế hệ công nhân Mỏ.

bac-kan-di-cao-bang-bao-nhieu-km-vong-cung-song-gam-cao-bang

( Quốc lộ 34 đèo dốc cheo leo, cực kỳ hiểm trở )

Tháng 11 năm 2009, dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên đã được khởi công tại xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Quốc lộ 3 mới dài hơn 61km với 4 làn xe xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ thiết kế 100km/h, có tổng mức đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng trong đó có 6.000 tỷ đồng thuộc nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA của Chính phủ Nhật Bản. Dự kiến sau 42 tháng thi công dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng của Thái Nguyên, Bắc Ninh và Hà Nội

Theo Quyết định số 683/QĐ của Bộ GTVT, tuyến cao tốc QL3 Hà Nội – Thái Nguyên mới sẽ bắt đầu từ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội , đi trùng đường vành đai III Hà Nội đến Km7 tại khu vực Thạc Quả, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, rồi rẽ phải đi theo hướng bắc, qua Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, ra đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long tại khu vực Yên Vĩ, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, sau đó rẽ trái đến Việt Long, huyện Sóc Sơn đi về phía Đông ga Trung Giã, vượt sông Công tại khu vực Phù Lôi, xã Tân Phú, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, đi song song về phía Đông đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên đến Bắc ga Lương Sơn, tuyến rẽ trái, vượt đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên và QL 3 hiện tại, sau đó nối vào điểm đầu của tuyến tránh Tp Thái Nguyên. Trên toàn tuyến đường sẽ xây dựng 23 nút giao thông khác mức với 11 cầu lớn tại các vị trí đường giao với quốc lộ, tỉnh lộ (gồm 6 nút liên thông và 17 nút trực thông), 105 vị trí giao với đường dân sinh được thiết kế giao chui, cùng hệ thống đường gom dài 23km, chiều rộng nền đường 5m.

Ban QLDA 2 Bộ GTVT thay mặt chủ đầu tư, tham gia thi công xây dựng gồm liên danh Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8, Tổng Công ty Thăng Long, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam.

Như vậy điểm đầu quốc lộ 3 sẽ là khu vực Ninh Hiệp qua địa phận tỉnh Bắc Ninh nối vào địa phận tỉnh Thãi Nguyến.

Đối với đoạn quốc lộ 3 cũ đoạn từ Đuống Yên Viên Gia Lâm đến Thái Nguyên khoảng 53km đang được Tập đoàn Sông Đà nâng cấp theo hình thức BOT và khoảng trên 10 km nằm trong dự án tăng cường năng lực an toàn giao thông thuộc vốn vay của tổ chức JICA Nhật Bản. Dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2003.

Đơn vị thực hiện chức năng quản lý, bảo trì, khai thác hệ thống công trình đường bộ và thực thi một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ trên các quốc lộ từ Ninh Bình đến các tỉnh phía Bắc trong đó có tuyến quốc lộ 3 là Khu quản lý đường bộ II thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam./

CAUDUONGVIETNAM.BLOGSPOT.COM