Cẩm nang đi du lịch Huế| Đi Huế cần biết| Đi Huế tham quan gì?

1406

1. Sơ Lược

Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên – Huế. Thành phố là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung và cả nước như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo… Với dòng sông Hương nên thơ và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Huế, còn gọi là đất Thần Kinh hay xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều nhất trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam. Thành phố có hai di sản văn hoá thế giới. Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 – 1945).

Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông. phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương, về phía Bắcđèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km.

Diện tích tự nhiên 83,3 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 350.400 người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Mật độ dân số gần 4200 người/km2 [2].

Nằm tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Vọng Cảnh…

Thành phố Huế có sự ngoại lệ về khí hậu so với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt và có sự khác nhau giữa các miền và khu vực trong toàn tỉnh. Vùng duyên hải và đồng bằng có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39,9 °C. Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình 19,7 °C, cũng có khi hạ xuống còn 8,8 °C, trời lạnh. Vào mùa này có những đợt mưa suốt ngày, kéo dài cả tuần lễ.

Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 9 °C đến 29 °C.

2. Lịch sử và tên gọi

3686799838_5374112be4

Năm 1306, Công chúa Huyền Trân làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai Châu Ô và Rí làm sính lễ.

Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc gom hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, châu Thuận và châu Hóa hợp thành Thuận Hóa và trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.[3]

Xem thêm bài Thuận Hóa, Huyền Trân Công Chúa.

Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (富春), thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh[3]. Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã “đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư” [4].

2570147066_fc445d06b3

Sự xuất hiện của địa danh “Huế”

Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh “Huế” chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:

  • Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế[5], thuyền tám tầm chở đã vạy then” [6].
  • Những tài liệu sử học cũ ngoại trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế[7].
  • Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện [8].
  • Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué[9].
  • Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ [10].
  • Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Huéđược nhắc đến khi nói về tình hình nơi này [11].
  • Trên bản đồ Việt Nam in trong “Dictionarii Latino-Annamitici” (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế
  • Trong “Dictionarium Annamitico-Latinum” của Pigneau de Béhaine và J.L. Taberd có giải thích, Huế: provincia regia Cocincinae.
  • Hồi ký “Souvenirs de Huế” xuất bản năm 1867 tại Paris của Michel Đức Chaingeau -con trai của Jean Baptiste Chaigneuau, tức Đức Thắng Hầu Nguyễn Văn Thắng, một trong những người Pháp theo giúp vua Gia Long, làm quan tại triều đình Huế…

Hiện nguồn gốc tên gọi này được một số nhà “Nghiên cứu Huế” kiến giải như sau:

  • Học giả Thái Văn Kiểm kiến giải:
    • Căn cứ trên những dữ kiện về ngôn ngữ và từ điển thì có thể chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳNam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa[12].
    • Hóa biến thành Huế có thể là do kị huý, theo ông, có thể là tên ông Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc – công thần của nhà Đinh – tổ của nhà Nguyễn hoặc cũng có thể do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa, chánh cung của vua Minh Mạng, thân mẫu của vua Thiệu Trị- vì Hoa và Hóa đọc na ná – nên Hóa phải đổi thành Huế.[13].
  • Kiến giải của Cadière: Huế chỉ là một cách ghi âm không chính xác của Hóa. Huế đã bắt đầu có từ thời Huế-Kim Long với cái tên là Hóa [14]
  • BS. Nguyễn Hy Vọng sau khi trích dẫn tự điển Việt-Bồ-La của de Rhodes, tác giả của Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (ấn bản điện tử dưới dạng CD), khẳng định: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa[15]..
  • Nghiêm Đức Thảo, đã có một kiến giải về nguồn gốc của Huế dựa trên bài văn “Thập giới cô hồn quốc ngữ văn” của Lê Thánh Tông. Ông kết luận: phải nói địa danh Huế có trước khi vua Lê Thánh Tông ghé đến, ít ra là trước năm 1497.[16].
  • Nhà nghiên cứu Võ Hương An cho rằng: Một địa phương Việt Nam thường có hai tên, một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt. Trong trường hợp như thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh hướng chỉ ghi tên chính thức, tên “chữ” (Hán) và thường bỏ qua cái tên thông tục. Đó là lý do cái tên Huế không có trong sử liệu Nhà Nguyễn. Quốc ngữ thời A. de Rhodes là loại quốc ngữ chưa định hình…Sự hiện hữu của hai âm “hóa”, “huế” về cùng một địa phương và có giá trị như nhau cho phép nghĩ rằng vào thời bấy giờ Kim Long còn có một tên khác là Kẻ Huế hay Kẻ Hóa (tùy theo cách gọi của dân chúng). Những cái tên Kehue hay Kehǒá ban đầu đó tiếp tục xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau theo cách nghe và cách viết của mỗi người (Tây phương), cho đến khi định hình hẳn, từ nửa sau thế kỷ 18, theo cách của Pháp là Hué [3]

song_hng_ben_nui_ng_binh

Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả miền Trung là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với miền Bắc và miền Nam. Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị.

Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép “những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết, sẽ thiết lập ở nơi đó một đô thị”[17].

Ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng 7 năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: “Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị ở An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi. Tổ chức này được áp dụng ở các thị xã là Thanh Hóa, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết” [18]

Ngày 13 tháng 7 năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn y thành lập “thị xã Huế” (cùng 5 thị xã trên) [19].

Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố… Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ).

Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975.

Năm 1981, thành phố Huế được mở rộng địa giới, sáp nhập các xã Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Hồ, Hương Bình, Hương Thọ (trừ thôn Dương Hoà sáp nhập về huyện Hương Phú), một phần xã Hương Chữ (các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, Bổn Trì, Bổn Phổ, An Lưu) của thuộc huyện Hương Điền, các xã Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, một phần xã Thuỷ Vân (các xóm Cồn Trâu, Cổ Thành, Vườn Trầu, Đồng Giáp) thuộc huyện Hương Phú. Thành phố Huế sau khi được mở rộng bao gồm các phường Thuận Thành, Thuận Lộc, Thuận Hoà, Tây Lộc, Phú Thuận, Phú Hoà, Phú Cát, Phú Hiệp, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh và các xã Thuỷ Trường, Thuỷ Phước, Thuỷ Xuân, Xuân Long, Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Bình, Hương Thọ, Thủy Bằng, Thuỷ Biều, Thuỷ An, Thuỷ Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Thuỷ Phú (gồm cả xóm Đông Giáp), Hương Lưu (gồm cả xóm Cồn Trầu và xóm Cổ Thành), Hương Hồ (gồm cả các thôn Thanh Chữ, Cổ Bưu, An Lưu, Bổn Trì, Bổn Phổ)[20].

Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 209/2005/QĐ-TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau khi Huế được công nhận là đô thị loại 1, Bộ Chính Trị Khoá X ngày 25/5/2009 đã ra Kết luận số 48-KL/TW về “Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020”, trong đó nêu rõ phương hướng: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á[21]

Ngày 30/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival.[22]

Theo đó, đề án có mục tiêu chung là xây dựng thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; đưa Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival, làm động lực phát triển kinh tế, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thừa Thiên – Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Để thực hiện đề án, ngoài nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, hằng năm ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư thực hiện một số công trình quan trọng trong mục tiêu xây dựng thành phố Festival.

3. Các thông tin khác

  • Phường An Cựu
  • Phường An Đông
  • Phường An Hòa
  • Phường An Tây
  • Phường Hương Sơ
  • Phường Kim Long
  • Phường Phú Bình
  • Phường Phú Cát
  • Phường Phú Hậu
  • Phường Phú Hiệp
  • Phường Phú Hòa
  • Phường Phú Hội
  • Phường Phú Nhuận
  • Phường Phú Thuận
  • Phường Phước Vĩnh
  • Phường Phường Đúc
  • Phường Tây Lộc
  • Phường Thuận Hòa
  • Phường Thuận Lộc
  • Phường Thuận Thành
  • Phường Trường An
  • Phường Vĩnh Ninh
  • Phường Vỹ Dạ
  • Phường Xuân Phú
  • Phường Hương Long
  • Phường Thủy Biều
  • Phường Thủy Xuân

(3 phường mới Hương Long, Thủy Biều, Thủy Xuân được thành lập theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 26-03-2010)[23][24]

Huế có nhiều trung tâm thương mại lớn và nổi tiếng toạ lạc ở hai bên bờ sông Hương như: Chợ Đông Ba, chợ Tây Lộc, chợ An Cựu,chợ Bến Ngự, siêu thị Thuận Thành, Trường Tiền Plaza(siêu thị Coop mart), Phong Phú Plaza(Big C).

Thuận Hóa – Phú Xuân -Huế có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển khoảng gần 7 thế kỷ (tính từ năm 1306). Trong khoảng thời gian khá dài ấy Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế. Truyền thống ấy vừa mang tính đặc thù – bản địa của một vùng đất, không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam; trong tiến trình hình thành văn hóa Huế có sự tác động của văn hóa Đông Sơn do các lớp cư dân từ phía Bắc mang vào trước thế kỷ 2 và sau thế kỷ 13 hỗn dung với thành phần văn hóa Sa Huỳnhtạo nên nền văn hóa Việt – Chăm. Trong quá trình phát triển, chuyển biến có ảnh hưởng của các luồng văn hóa khác các nước trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây…

Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn – mặc – ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống…

Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại…Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử – văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế,Việt Nam.

Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn.

Với trên 15 vở múa lớn, từ múa tế lễ, múa chúc tụng, múa tiếp sứ, múa yến tiệc, múa trình diễn tích tuồng. Nhiều vở múa có tính hoành tráng, quy mô diễn viên đông, phô diễn được vẻ đẹp rộn ràng, lấp lánh và kỹ thuật, kỹ xảo của múa hát cung đình Việt Nam thể hiện được sự phát triển nâng cao múa hát cổ truyền của người Việt.

Ca Huế là một hệ thống bài bản phong phú gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống “hơi” diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố “chuyên nghiệp” bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.

Kỹ thuật đàn và hát Ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng Ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.

Phát triển sớm từ thế kỷ 17 dưới thời các chúa Nguyễn. Đến triều Nguyễn, tuồng được xem là quốc kịch và triều đình Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tuồng phát triển. Trong Đại Nội Huế có nhà hátDuyệt Thị Đường, Tĩnh Quang Viện, Thông Minh Đường. Tại Khiêm Lăng, có Minh Khiêm Đường. ThờiMinh Mạng đã thành lập Thanh Bình Thự làm nơi dạy diễn viên tuồng. Thời Minh Tự Đức đã thành lập Ban Hiệu Thư chuyên nhuận sắc, chỉnh lý, hiệu đính và sáng tác tuồng.

Với những kiểu thức trang trí bắt nguồn từ những mẫu mực của Trung Hoa, các nghệ nhân Việt Nam đã tạo nên một bản sắc nghệ thuật trang trí với những nét độc đáo mang cá tính Huế. Nghệ thuật trang trí mỹ thuật Huế còn tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Chăm, đặc biệt là tiếp thu nghệ thuật trang trí Tây Phương. Trang trí cung đình Huế còn tiếp nhận và nâng cao nghệ thuật dân gian Việt Nam. Nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam như chạm khắc gỗ, cẩn xà cừ, cẩn tam khí ngũ khí, sơn son thếp vàng, chạm khắc xương và ngọc ngà, khảm sành sứ, làm vàng bạc, dệt, thêu, đan…đã được các tượng cục triều Nguyễn nâng lên thành những nghệ thuật tinh xảo, sang trọng. Về hội họa nhiều họa sĩ nổi tiếng về tranh thủy mặc sơn thủy, trúc lan, tranh gương, các ấn phẩm nhất thi nhất họa đặc sắc. Đặc biệt, từ Huế xuất hiện người họa sĩ vẽ tranh sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam là họa sĩ Lê Văn Miên[25] (1870-1912)…Về điêu khắc, cố đô Huế đã đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, thể hiện bằng các tác phẩm điêu khắc trên đá, trên đồng, trên gỗ. Trong điêu khắc gỗ, phần khắc chạm gỗ trang trí với những bức chạm nổi, chạm lộng trên các chi tiết công trình kiến trúc đạt đến sự tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao. Về mỹ thuật ứng dụng, ngoài việc nâng cao các loại hình thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam, Huế còn một thời sản xuất đồ mỹ nghệ pháp lam cao cấp.

21329678288-9-thap_cay_lua

Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về “lễ” hơn “hội”. Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật… còn được tổ chức và thu hút đông người xem.

Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 7 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế. Là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam.

Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.

Huế hiện có rất nhiều hệ phái võ nổi tiếng, có những phái võ nỗi danh truyền tụng cũng có những phái âm thầm như chính vùng đất cố đô. Tuy vậy, tất cả đều mang những đặc trưng đặc biệt riêng có của xứ Huế. Võ thuật Huế có nhiều nguồn gốc, từ Ấn độ, Trung quốc, Thái Lan, Lào, miến điện, Hàn Quốc, Nhật Bản,… tất cả quyền thuật năm châu đến Huế rồi hội ngộ với những môn phái dân dã tạo nên đặc trưng riêng của mảnh đất kinh kỳ. Bên cạnh đó cũng có nhiều môn phái sản sinh ra tại trên chính mảnh đất này cùng với lịch sử của nó và mang những tên gọi dân gian như Áo Vải, Bạch hổ, thiếu lâm,…

Đại học Huế, tiền thân là Viện Đại học Huế (1957-1975), có lịch sử 50 năm phát triển và tồn tại. Đây là nơi đào tạo nhân lực cho miền Trung và cả Việt Nam. Đại học Huế bao gồm:

  • Trường Đại học Nghệ thuật Huế
  • Trường Đại học Sư phạm Huế
  • Trường Đại học Khoa học Huế
  • Trường Đại học Y Dược Huế
  • Trường Đại học Nông lâm Huế
  • Trường Đại học Ngoại ngữ Huế
  • Trường Đại học Kinh tế Huế
  • Khoa Luật
  • Khoa Giáo dục thể chất
  • Khoa du lịch

Một số cơ sở giáo dục khác (bậc đại học và cao đẳng):

  • Phân viện Hành chính Quốc gia tại Huế
  • Học viện Âm nhạc Huế
  • Trường Đại học Phú Xuân
  • Trường Đại học Xanh Á Châu
  • Trường Cao đẳng Y tế Huế
  • Trường Cao đẳng Sư phạm Huế
  • Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế
  • Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế
  • Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh
  • Trường Đào tạo cán bộ tài chính
  • Trường Trung học Giao thông vận tải Huế

Một số trường trung học nổi tiếng:

  • Trường THPT Quốc Học
  • Trường THPT Hai Bà Trưng (tức là Trường Đồng Khánh cũ)
  • Trường THPT Nguyễn Huệ (trường Nữ Thành Nội cũ)
  • Trường Huế Star
  • Trường THCS Nguyễn Tri Phương
  • Trường TH&THCS Chi Lăng

4. Kinh nghiệm du lịch

Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới các triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn, Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên.

Khoảng cách:

Huế cách Đà Nẵng 112km. Cách Tp.HCM khoảng 1000km. Cách Hà Nội 654km.

Điểm tham quan:

Quần thể di tíchcố đô Huế. Và các điểm tham quan khác như: đồi Vọng Cảnh, Các chùa, …

Bãi biển: Huế có nhiều bãi biển đẹp như: Thuận An, Lăng Cô, Chân Mây (bãi biển hoang sơ, đi xe máy tắm là rất ok).

Đi và về: Các phương tiện giao thông có thể lựa chọn khi đến Huế là: Máy bay, tàu hỏa, xe bus.

Du khách có thể ra thẳng Huế luôn nhưng hầu hết đều đến Đà Nẵng rồi mới tới Huế nên Dulichbui”s Blog sẽ hướng dẫn cả hai cách:

1.Từ Tp.HCM ra Huế:

Đường không: Từ Tp.HCM hoặc bất cứ đâu có sân bay bạn có thể bay đến sân bay Phú Bài (cách trung tâm Tp.Huế 18km). Có thể sử dụng dịch vụ bay của Vietnamairline hoặc Jetstar

Từ sân bay Phú Bài bạn có thể thuê taxi để vào lại trung tâm Tp.Huế.
Từ Tp.Huế ra sân bay Phú Bài có thể đi xe ôm hoặc taxi hoặc là xe trung chuyển.

Đường sắt:

Bạn có thể đi tàu giá rẻ (Tàu SH), tàu thống nhất, … để đến Huế (tàu SH sẽ dừng ở Ga Huế).
Bạn có thể liên hệ với Ga Sài gòn (01 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TP Hồ Chí Minh, (08) 843 6528 ),để biết chi tiết về giá vé, giờ tàu chạy, …

Xe bus: Từ Tp.HCM để đến Huế bạn có thể sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ của các hãng xe chất lượng

2.Từ Đà Nẵng đi ra Huế:Từ Đà Nẵng ra Huế (khoảng cách 112km). Bạn có thể đi bằng xe máy, xe bus, tàu hỏa.

Xe máy: Có thể thuê xe máy để đi từ Đà Nẵng ra Huế, tuy nhiên khi đi bằng đường bộ với phương tiện là xe máy bắt buộc bạn phải đi theo đường đèo Hải Vân – có thể dừng chân tại lưng đèo để ngắm Lăng Cô, Hải Vân quan và .. mấy. Rất đẹp. Nếu bạn đi theo đường này thì không nên đi vào buổi sáng quá sớm hoặc quá khuya – không an toàn.

Xe bus: Bạn có thể đi xe ra Huế bằng xe chất lượng cao của các hãng chuyên Opentour (tại các khách sạn tại Đà Nẵng đôi lúc cũng có bán vé của mấy hãng này. Hoặc ra bến xe Đà Nẵng để bắt xe khách đi ra Huế. Xe sẽ đi đường hầm Hải Vân nên bạn không chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây.

Tàu hỏa: Từ Đà Nẵng đi ra Huế có thể đi nhiều hạng tàu khách nhau.( Tàu VQ: Đi chậm và lâu. Tàu SH: Tàu giá rẻ, dừng tại Ga Huế luôn.Tàu thống nhất. Tốt nhất bạn nên đi tàu SH hoặc thống nhất.)

Khi đi tàu bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của dãy Trường Sơn của Đèo Hải Vân.

Các phương tiện đi lại tại Huế:

Từ trung tâm thành phố ngoài dịch vụ xe taxi, xe du lịch hay các dịch vụ xe ôm, xe thồ… du khách có thể mua vé hoặc thuê xe ô tô để đi đến các vùng phụ cận, các huyện thị của Thừa Thiên Huế hay các tỉnh lân cận khác.

Từ trung tâm thành phố ngoài dịch vụ xe taxi, xe du lịch hay các dịch vụ xe ôm, xe thồ… du khách có thể mua vé hoặc thuê xe ô tô để đi đến các vùng phụ cận, các huyện thị của Thừa Thiên Huế hay các tỉnh lân cận khác.

Nếu muốn đi về các điểm trong tỉnh bạn có thể mua vé ở bến xe khách Ðông Ba với các tuyến sau: Huế-Vinh Hiền, Huế-Vinh An, Huế-Bình Ðiền, Huế-Truồi, Huế-Phò Trạch, Huế-Phong An, Huế-Sịa, Huế-Văn Xá, Huế-An Lỗ

Các công ty du lịch, các dịch vụ xe du lịch ở Huế hiện có các loại xe như: xe 4 chỗ, xe 12 chỗ, xe 24 chỗ, xe 45 chỗ… sang trọng tiện nghi, giá cả phải chăng, đi và về trong thành phố hoặc các tỉnh thành phố khác.

+ Xe đạp thồ, xe gắn máy ( xe ôm): Thường tập trung ở các bến xe An Cựu, Ðông Ba, ga tàu, các tụ điểm thương mại, bệnh viện.

+ Xe xích lô: Xích lô ở Huế tiện lợi vì rộng và mui cao, khi cần có thể chở hàng hoá hoặc có thể bật mui lên để chở khách một cách lịch sự và an toàn.

Hiện nay ở Huế dịch vụ giao thông bằng xích lô hấp dẫn và phù hợp nhất ở nội thành. Sử dụng phương tiện xích lô, khách có thể thư thả đi dạo quanh thành phố cổ kính và xinh đẹp này.

Hiện nay ngành du lịch có hỗ trợ thành lập các tổ xích lô du lịch ở các khách sạn: Hương Giang, Century, Hoa Hồng, Sài Gòn Morin, 2 Lê Lợi, 5 Lê Lợi…

+ Thuê xe máy, xe đạp:

Các địa điểm cho thuê xe máy nằm tập trung ở đường Hùng Vương, quãng đường từ cầu Trường Tiền đến ngã 4 Hùng Vương giao với Nguyễn Tri Phương ( gần quán chè Hẻm nổi tiếng ). Khu vực thứ 2 là đường Lê Lợi, khu phố Tây đối diện khách sạn Hương Giang, các đường như Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An đều có cho thuê xe máy.

Trong trường hợp không tìm được điểm cho thuê xe máy, hoặc ngại đi bộ xa, các bạn có thể hỏi thuê các chú chạy xe ôm, chỉ cần giao CMND, Passport, Card xe, thông tin khách sạn đang ở, là các bạn đã có thể cầm xe lên đường. Giá chung cho dịch vụ này là 15K / 1h và 90K/ ngày. Sẽ dễ dàng hơn nếu người thuê cho bạn có CMND ở tại địa phương ! Các khách sạn vừa và nhỏ cũng thường có dịch vụ cho thuê xe máy, nếu bạn thấy tấm bảng nhỏ ghi : Motobike for rent , thì đừng ngần ngại bước vào để hỏi nhé.

Khi thuê xe máy, nhớ kiểm tra thắng trước, sau , đèn, còi và khoá cổ.Lấy số di động của người cho thuê để nhờ họ lấy xe mà khỏi cần giao trực tiếp. Nhớ quan sát kỹ những vết hư hỏng nếu có trên xe, và chỉ trước cho người cho thuê được biết.Chọn các xe đời sau, sẽ yên tâm khi sử dụng hơn. Thường các chủng loại xe Wave RS là phổ thông và dễ sử dụng nhất.
Xe máy thật phù hợp để bạn đi Biển Thuận An, đồi Vọng Cảnh, đồi Thiên An, tham quan các lăng tẩm…Nếu chỉ muốn đi loanh quanh trong trung tâm thì thuê xe đạp vừa rẻ vừa thú vị !

P/s : Khi lên xe bạn nhớ hỏi trạm xăng gần nhất để đổ xăng liền. Tất nhiên bạn cũng có thể thuê xe tại các khách sạn, nhà nghỉ.

+ Thuê thuyền:

Hiện nay du khách đi tham quan thắng cảnh bằng thuyền trên sông đã trở thành một phương tiện du lịch rất phổ biến và đặc biệt của Huế.

Thuyền đơn chỉ đủ cho trên dưới 20 người đi an toàn, khoang thuyền rộng 2m dài 5-6m, thuyền đôi có sức chứa 50-60 người.

Ngồi thuyền lênh đênh trên sông nước, thưởng thức ca Huế và thả hoa đăng đã trở thành những kỷ niệm thú vị và đầy ấn tượng của du khách khi đến thăm Huế.

Muốn thuê thuyền để đi trên sông Hương có thể liên hệ: Trung tâm quản lý Ca Huế: 15 Lê Lợi, Huế. Ban quản lý bến thuyền ở Hương Giang, Khách sạn Century, 5 Lê Lợi hoặc các số ÐT: 846744 – 846743 – 828853.

+ Xe bus:

Các tuyến xe bus hoạt động trong địa bàn Tp.Huế. Thành phố Huế hiện có 5 tuyến xe buýt chính.

Các địa điểm mua sắm:

Các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ:

* CTY CP HƯƠNG THỦY (H-T CO.): Địa chỉ: KHU 7 TT.PHÚ BÀI, H.HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ
* HẢI HOÀN – CH MỸ NGHỆ HẢI HOÀN: Địa chỉ: CÔNG VIÊN THƯƠNG BẠC TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* HÒA BÌNH – DOANH NGHIỆP MỘC MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU HÒA BÌNH: Địa chỉ: MỸ XUYÊN X.PHONG HÒA, H.PHONG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ
* LAM SAO KHUÊ – CTY CP KỸ NGHỆ PHÁP LAM SAO KHUÊ: Địa chỉ: 30 CHẾ LAN VIÊN, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* PHÚC LỘC – CH MỸ NGHỆ PHÚC LỘC: Địa chỉ: 38 LÊ LỢI, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* TRƯỜNG TIỀN – CH MỸ NGHỆ TRƯỜNG TIỀN: Địa chỉ: 153 TRẦN HƯNG ĐẠO, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ

Địa chỉ các cửa hàng lưu niệm tại Huế: Nếu bạn cần mua một số món quà lưu niệm trên đất Huế, bạn có thể ghé thăm một trong những cửa hàng dưới đây..

* Quầy lưu niệm Thủy Tiên: Địa chỉ: Ki ốt số 01 Công viên 3/2 Lê Lợi, Huế. Bán sỉ và lẻ các mặt hàng lưu niệm Huế. Đèn lồng, túi xách, tranh lụa, thư pháp…
* Phòng tranh thêu lụa Cổ Độ XQ: Địa chỉ: 49 Lê Lợi, Huế
* Cửa hàng lưu niệm Vân Dung: Địa chỉ: 1 Bến Nghé, Huế
* Cửa hàng lưu niệm Huế Silk: Địa chỉ: 11 Chu Văn An, Huế
* Trường Tiền: Địa chỉ: 51 Trần Hưng Ðạo, Huế
* Cửa hàng lưu niệm NHU ( Souvenir Shop NHU): Địa chỉ: 21 Chu Văn An, Huế
* Sản phẩm thêu Ðức Thành: Địa chỉ: 82 đường Phan Ðăng Lưu, Huế
* Cửa hàng lưu niệm Xưa Handicraft: Địa chỉ: 23 Chu Văn An, Huế
* Mỹ nghệ Phúc Lộc: Địa chỉ: 38 đường Lê Lợi, Huế
* Cửa hàng lưu niệm Minh Thư: Địa chỉ: 44 Chu Văn An, Huế
* Mỹ nghệ Huế Thương: Địa chỉ: 26/1 Nguyễn Công Trứ, Huế
* Cửa hàng lưu niệm Saigon Silk: Địa chỉ: 22 Chu Văn An, Huế
* Mỹ nghệ Tràng Tiền: Địa chỉ: 47 Trần Hưng Đạo, Huế
* Tailor”s Gia Huy: Địa chỉ: 48 Phạm Ngũ Lão, Huế
* Bội Trân: Địa chỉ: 17 Trần Hưng Đạo, Huế
* Cửa hàng lưu niệm Queen Silk: Địa chỉ: 23 Phạm Ngũ Lão, Huế
* Cửa hàng tranh nghệ thuật (Sơn Gallery): Địa chỉ: 36 Chu Văn An, Huế
* Cửa hàng tranh nghệ thuật Huế Thương: Địa chỉ: 14 Chu Văn An, Huế
* Cửa hàng tranh thêu tay Khánh Hà: Địa chỉ: 50 Lê Lợi, Huế
* Cửa hàng sơn mài Như Ý: Địa chỉ: 10 Hùng Vương, Huế
* Cửa hàng tranh thêu lụa Mai Anh: Địa chỉ: Xã Hương Long, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế
* Cửa hàng tranh thêu tay Hùng Vỹ: Địa chỉ: 40 Lê Lợi, Huế
* Cơ sở đúc đồng, bán hàng lưu niệm Nguyễn Văn Niệm: Địa chỉ: 212 Bùi Thị Xuân, Huế
* Cơ sở đúc đồng, bán hàng lưu niệm Nguyễn Văn Sính: Địa chỉ: 171 Bùi Thị Xuân, Huế
* Cở sở đúc đồng, bán hàng lưu niệm Thiện Ri: Địa chỉ: 204 Bùi Thị Xuân, Huế
* Cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Tuệ: Địa chỉ: 314/6 Bùi Thị Xuân, Huế
* Cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Thuận: Địa chỉ: 48 Bùi Thị Xuân, Huế
* Cửa hàng lưu niệm Hợp Hoàn: Địa chỉ: 1 Hùng Vương, Huế. Chuyên bán: – Lồng đèn các loại, Túi xách vải-thổ cẩm, balô, vali, ví, bóp…, Giày, dép chiếu, guốc, Áo tàu, áo …
* Cửa hàng lưu niệm Rock soul: Địa chỉ: Đường Đinh Tiên Hoàng (gần cửa Thượng Tứ)

Danh sách các siêu thị ở Huế:

* Siêu thị Co.op mart Tràng Tiền: Địa chỉ: 6 Trần Hưng Đạo, Huế
Ngày 24-5, Trung tâm thương mại Trường Tiền Plaza (Huế) đã khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng sau hơn 20 tháng thi công
* Siêu thị Thuận Thành – Cơ sở 1: Địa chỉ: 92 Đinh Tiên Hoàng
Hợp tác xã thương mại dịch vụ Thuận Thành được thành lập từ năm 1976. Hoạt động chính: Bán sỉ, bán lẻ, siêu thị, sản xuất nước đá, dạy nghề cho …
* Siêu thị Thuận Thành – Cơ sở 2: Địa chỉ: Khu quy hoạch Kiểm Huệ II, đường Tố Hữu
* Siêu thị Huế plaza: Địa chỉ: 38 Phạm Văn Đồng (Quốc lộ 49), Huế
Huế Plaza – Trung tâm thương mại lớn đầu tiên tại Huế, là thương hiệu của hệ thống các siêu thị tại Hà Nội – Huế – Quảng Ngãi – Bà Rịa Vũng Tàu do …
* Siêu thị Xanh (Green Mart): Địa chỉ: 02 Lê Lợi
* Siêu thị máy tính GIGA: Địa chỉ: 62 Chi Lăng, tp Huế

Chợ ở Tp.Huế:

* CHỢ ĐÔNG BA: Địa chỉ : Trần Hưng Đạo, TP Huế
* CHỢ AN CỰU: Địa chỉ : Hùng Vương, TP Huế
* CHỢ XÉP: Địa chỉ : Ngô Đức Kế, TP. Huế
* CHỢ VĨ DẠ: Địa chỉ : Nguyễn Sinh Cung, TP Huế
* CHỢ TRƯỜNG AN: Địa chỉ : Chế Lan Viên, TP Huế
* CHỢ THỦY BIỀU: Địa chỉ : Thôn Đông Phước, X. Thủy Biều, TP Huế
* CHỢ PHƯỚC VĨNH: Địa chỉ : 65 Trần Phú, TP Huế
* CHỢ KIM LONG: Địa chỉ : Kim Long, TP Huế
* CHỢ ĐỒN: Địa chỉ : Đào Duy Anh, TP. Huế
* CHỢ DINH: Địa chỉ : Tổ 15, Kv 2, P. Phú Hậu, TP Huế
* CHỢ CỒN: Địa chỉ : Chi Lăng, TP Huế
* CHỢ CẦU ĐẤT: Địa chỉ : Lê Huân, TP Huế
* CHỢ BẾN NGỰ: Địa chỉ : Phan Bội Châu, TP Huế
* CHỢ AN HÒA: Địa chỉ : Thôn Vân An, X. Hương Sơ, TP Huế

Danh sách các quán ăn sáng và ăn nhẹ ở Huế

* Quán Tranh bèo nậm lọc: Địa chỉ: Đường Chi Lăng, Huế
* Bánh bèo nậm lọc bà Đỏ: Địa chỉ: 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Huế
* Bánh bèo Bà Cư: Địa chỉ: 47 Nguyễn Huệ, Huế
* Bún riêu cua: Địa chỉ: 56 Nguyễn Huệ
* Cháo ông Lương: Địa chỉ: 43 Bà Triệu, Huế
* Yaourt: Địa chỉ: 68 Nguyễn Huệ
* Bánh bèo nậm lọc Mợ: Địa chỉ: đường Điện Biên Phủ, Huế
* Cháo vịt Thuận: Địa chỉ: 94 Bùi Thị Xuân, Huế
* Quán mỳ Phước: Địa chỉ: 62 Nguyễn Huệ
* Bún- cháo- cơm hến: Địa chỉ: 98 Nguyễn Huệ
* Bánh canh cá lóc Thủy Dương: Địa chỉ: Thủy Dương, Hương Thủy
* Bún chả cá: Địa chỉ: 110 Nguyễn Huệ
* Bún chả cá: Địa chỉ: 124 Nguyễn Huệ
* Bánh canh cua Phạm Hồng Thái: Địa chỉ: đường Phạm Hồng Thái, Huế
* Long 89: Địa chỉ: 89 Nguyễn Huệ
* Bánh canh cua Phan Bội Châu: Địa chỉ: Dốc Phan Bội Châu, Trường An
* Quán ốc Minh Nghĩa: Địa chỉ: 253 Phan Bội Châu
* Đường ăn sáng: Địa chỉ: Đường Trương Định
* Bánh ướt, bún thịt nướng Kim Long: Địa chỉ: Kim Long
* Chè Cung Đình Huế: Địa chỉ: 31 Nguyễn Huệ
* Bún bò Huế: Địa chỉ: 14 Lý Thường Kiệt, tp Huế
* Bún bà Tuyết: Địa chỉ: 37 Nguyễn Công Trứ
* Bún bà Tâm: Địa chỉ: 43 Nguyễn Công Trứ
* Cháo bò Đập Đá: Địa chỉ: Nguyễn Sinh Cung, Vĩ Dạ, Huế
* Bún bà Mỹ: Địa chỉ: 71 Nguyễn Công Trứ
* Chè Hẻm: Địa chỉ: 17 Hùng Vương, Huế
* Chè Sao: Địa chỉ: 60 Phan Chu Trinh
* Bánh canh mụ Đợi: Địa chỉ: 40 Đào Duy Anh, nằm trên đường Đào Duy Anh.
* Bún Hiền: Địa chỉ: 29 Bà Triệu
* Bún bò Huế bà Phụng: Địa chỉ: đường Nguyễn Du, Huế
* Cơm hến và chè bắp Cồn Hến: Địa chỉ: Cồn Hến, Vĩ Dạ
* Bánh khoái Hồng Mai: Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Huế
* Quán ốc Trường An: Địa chỉ: Trường An, Huế
* Bún mắm nêm, bún thịt nướng Bà Triệu: Địa chỉ: Bà Triệu, Huế
* Bánh khoái Lạc Thiện: Địa chỉ: 6 Đinh Tiên Hoàng, Huế
* Quán vườn Hương Cau: Địa chỉ: 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Huế

Địa chỉ một số quán bún bò Huế

Một số quán bún bò Huế tại thành phố Huế mà dân Huế cũng như du khách hay ghé:

1. Bún bò đường Bạch Đằng (đoạn gần cầu Gia Hội, chỉ phục vụ vào buổi sáng)
2. Bún bò Mỹ Tâm đường Lê Duẩn (chỉ phục vụ buổi chiều và tối, chân cầu Phú Xuân)
3. Bún bò bà Phụng đường Nguyễn Du (chỉ phục vụ chiều, vuông góc đường Chi Lăng)
4. Bún bò ông Dũng đường Nguyễn Sinh Cung (đối diện trường tiều học Vĩ Dạ)
5. Bún bò bà Rớt trong công viên Thương Bạc (chỉ phục vụ vào buổi chiều tối sau 5h)
6. Bún bò Huế 14 Lý Thường Kiệt,……

Một số nhà hàng tại Huế

* 1. DNTN NHÀ HÀNG AN BÌNH: Địa chỉ: 11B VÕ THỊ SÁU, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 2. DNTN NHÀ HÀNG THIÊN THANH: Địa chỉ: 14/5 ĐỐNG ĐA, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 3. NHÀ HÀNG BÀ THÌN: Địa chỉ: 39 NGUYỄN HUỆ, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 4. NHÀ HÀNG CHÂU LOAN: Địa chỉ: 78 BẾN NGHÉ, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 5. NHÀ HÀNG CỐ ĐÔ: Địa chỉ: 38H TRẦN QUANG KHẢI, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 6. NHÀ HÀNG ĐỒNG LẠC: Địa chỉ: 83A LÊ THÁNH TÔN, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 7. NHÀ HÀNG LẠC THẠNH: Địa chỉ: 6A ĐINH TIÊN HOÀNG, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 8. NHÀ HÀNG LẠC THIỆN QUÁN: Địa chỉ: 6 ĐINH TIÊN HOÀNG, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 9. NHÀ HÀNG NÚI NGỰ: Địa chỉ: 94 NGỰ BÌNH, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 10. NHÀ HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG: Địa chỉ: 1 NGUYỄN HUỆ, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 11. NHÀ HÀNG SÔNG HƯƠNG: Địa chỉ: CÔNG VIÊN 3-2 TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 12. NHÀ HÀNG THE TEMPLE – CTY TNHH DL & TM TEMPLE: Địa c hỉ: 5 CHU VĂN AN, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 13. NHÀ HÀNG TRÚC GIANG – DNTN ĐỨC HUY: Địa chỉ: BÙI THỊ XUÂN, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 14. NHÀ HÀNG TRƯỜNG TIỀN: Địa chỉ: CÔNG VIÊN THƯƠNG BẠC TP.HUẾ, TT. HUẾ
* 15. NHÀ HÀNG XUÂN TRANG: Địa chỉ: 14 HÙNG VƯƠNG, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 16. NHÀ HÀNG YẾN PHI: Địa chỉ: 9B ĐỐNG ĐA, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 17. NHÀ HÀNG ZDÁCH LẦU: Địa chỉ: 23 BẾN NGHÉ, TP.HUẾ, THỪA THIÊN HUẾ
* 18. NHÀ HÀNG HÙNG LAN: Địa chỉ: KHU 8 TT.PHÚ BÀI, H.HƯƠNG THỦY, TT. HUẾ
* 19. NHÀ HÀNG BÌNH MINH: Địa chỉ: KHU VỰC 2 TT.TỨ HẠ, H.HƯƠNG TRÀ, TT. HUẾ
* 20. NHÀ HÀNG NƯỚC NÓNG THANH TÂN: Địa chỉ: THÔN THANH TÂN X.PHONG SƠN, H.PHONG ĐIỀN
* 21. NHÀ HÀNG THIỆN TRANG: Địa chỉ: 55B TT.THUẬN AN, H.PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ
* 22. NHÀ HÀNG HƯƠNG BÌNH: Địa chỉ: BẾN ĐÒ X.QUẢNG LỢI, H.QUẢNG ĐIỀN, TT. HUẾ

Lưu trú:
Có rất nhiều phòng nghỉ hay khách sạn giá bình dân cho bạn lựa chọn, hầu hết các khách sạn này đều nằm ở bờ Nam Tp.Huế.
Cuối đường Lê Lợi là nơi tập trung nhiều k/s giá rẻ để bạn lựa chọn. (đường này cũng có rất nhiều k/s tốt).

Best Western Premier Indochine Palace
Địa chỉ: 105A Hùng Vương, Tp. Huế
Điện thoại: 3936 666 Fax: 3936 555
Khách sạn Hoàng Cung
Địa chỉ: 8 Hùng Vương, Tp. Huế
Điện thoại: 3832 063 Fax: 3882 244
Khách sạn Hương Giang
Địa chỉ: 51 Lê Lợi, Tp. Huế
Điện thoại: 3822 122 Fax: 3823 102
Khách sạn Park View
Địa chỉ: 09 Ngô Quyền, Tp. Huế
Điện thoại: 3823 278/ 3846 361 Fax: 3837 381
Khách sạn Saigon Morin
Địa chỉ: 30 Lê Lợi, Tp. Huế
Điện thoại: 3823 526 Fax: 3825 155
Khách sạn Xanh Huế
Địa chỉ: 2 Lê Lợi, Tp. Huế
Điện thoại: 3824 668/ 2220 333 Fax: 3824 527
Mercure Hue Gerbera
Địa chỉ: 38 Lê Lợi, Tp. Huế
Điện thoại: 3936 688 Fax: 3936 699
Khách sạn Asia
Địa chỉ: 17 Phạm Ngũ Lão, Tp. Huế
Điện thoại: 3830 283 Fax: 3828 972
Khách sạn Ngọc Hương
Địa chỉ: 8-10 Chu Văn An, Tp. Huế
Điện thoại: 3830 111 Fax: 3829 316
Khách sạn Thanh Lịch
Địa chỉ: 33 Hai Bà Trưng, Tp. Huế
Điện thoại: 3825 973/ 3825 975 Fax: 3825 972
Khu nghỉ mát Lăng Cô
Địa chỉ: Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc
Điện thoại: 3873 555 Fax: 3873 504
Khách sạn Đông Dương (L’indochine)
Địa chỉ: 2 Hùng Vương, Tp. Huế
Điện thoại: 3823 866 Fax: 3825 910
Khách sạn Cố Đô
Địa chỉ: 32 Trường Chinh, Tp. Huế
Điện thoại: 3826 249/ 3826 250 Fax: 3826 252
Khách sạn Du lịch Công đoàn Sông Hương
Địa chỉ: 79 Nguyễn Sinh Cung, Tp. Huế
Điện thoại: 3825 805/ 3823 675 Fax: 3825 796
Khách sạn Gold
Địa chỉ: 28 Bà Triệu, Tp. Huế
Điện thoại: 381 4815/381 4816 Fax: 382 0119
Khách sạn Hoa Hồng 2
Địa chỉ: 1 Phạm Ngũ Lão, Tp. Huế
Điện thoại: 3826 943 Fax: 3826 949
Khách sạn Hoàng Tuấn
Địa chỉ: Lô B16, B17 Phạm Văn Đồng, Tp. Huế
Điện thoại: 3814 174 Fax: 3814 176
Khách sạn Ngự Bình
Địa chỉ: 130 Trần Phú, Tp. Huế
Điện thoại: 3825752/ 3886263 Fax: 3886858
Khách sạn Thành Nội
Địa chỉ: 03 Đặng Dung, Tp. Huế
Điện thoại: 3522478/ 3537209/ 3527210
Fax: 3522711
Khách sạn Thái Ý
Địa chỉ: 10 Phạm Văn Đồng, Phường Vĩ Dạ, Tp. Huế
Điện thoại: 3897 372 Fax: 3897 373
Khách sạn Thăng Long
Địa chỉ: 18 Hùng Vương, Tp. Huế
Điện thoại: 3826 462/ 3826 463 Fax: 3826 464
Khách sạn Á Đông I
Địa chỉ: 1 Chu Văn An, Tp. Huế
Điện thoại: 3824 148/ 3849 757 Fax: 382 8074
Khách sạn Á Đông II
Địa chỉ: 21 Đội Cung, Tp. Huế
Điện thoại: 3822 765/ 3822 766 Fax: 3849 419
Khách sạn Đập Đá
Địa chỉ: 80 Lê Lợi, Tp Huế
Điện thoại: 3828 240 Fax: 3823 102
Khách sạn Bông Sen
Địa chỉ: 116 Mai Thúc Loan, Tp. Huế
Điện thoại: 3522 443 Fax: 3527 864
Khách sạn Bình Minh I
Địa chỉ: 36 Nguyễn Tri Phương, Tp. Huế
Điện thoại: 3825 526 Fax: 3828 362
Khách sạn Huế Holiday
Địa chỉ: 8/14 Nguyễn Công Trứ, Tp. Huế
Điện thoại: 3819 844 Fax: 3819 845
Khách sạn Kinh Đô
Địa chỉ: 01 Nguyễn Thái Học, Tp. Huế
Điện thoại: 3823 566 Fax: 3821 190
Khách sạn L’Indochine
Địa chỉ: 03 Hùng Vương, Tp.Huế
Điện thoại: 3826 070/ 3826 071 Fax: 3826 074
Khách sạn Nguyễn Huệ
Địa chỉ: 100 Nguyễn Huệ, Tp Huế
Điện thoại: 3833 133/ 3833 643 Fax: 3833 742
Khách sạn Sports
Địa chỉ: 15 Phạm Ngũ Lão, Tp. Huế
Điện thoại: 3828 096/ 3830 559 Fax: 3830 199
Khách sạn Tân Mỹ
Địa chỉ: Thuận An, huyện Phú Vang
Điện thoại: 3866 033 Fax: 3821 426
Khách sạn Thiên Đường
Địa chỉ: 47 Nguyễn Thái Học, Tp. Huế
Điện thoại: 3825 976 Fax: 3828 233
Khách sạn Thuận Hoá
Địa chỉ: 7 Nguyễn Tri Phương, Tp.Huế
Điện thoại: 3822 553/ 3823 340 Fax: 3822 470
Khu du lịch Abalone Resort and Spa
Địa chỉ: Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang
Điện thoại: 3856 967 Fax: 3866 033
Nirvana Spa & Resort
Địa chỉ: Bãi biển Lăng Cô, H. Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 3684700/ 3684777 Fax: 3684888

6. Điểm tham quan du lịch

Đại Nội: Bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, cách trung tâm TP 2km. Bạn có thể hóa trang thành vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa và ngồi lên ngai chụp hình lưu niệm. Nếu đến Đại Nội vào dịp tháng 3-4, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quý phái của cây ngô đồng vốn là bản sắc xứ Huế. Nếu đến vào dịp tháng 6-7, các hồ nước bao quanh Hoàng Thành sẽ nở rộ hoa sen. Cuối tuần, vào khoảng 5h chiều thường có thả diều ở sân Cột Cờ trước Đại Nội. Đại Nội cũng tổ chức lễ hội đêm Hoàng Cung vào các tối thứ 7 hàng tuần hoặc ngày lễ, cho vào cửa miễn phí. Giá vé tham quan thông thường ban ngày là 35.000/người, miễn phí ngày 2/9 và 26/3 (giải phóng Huế). Có thể tham quan Đại Nội bằng các phương tiện: xe hơi, xe máy, xích lô, xe đạp (du khách Tây rất thích thuê xe đạp để loanh quanh trong khu Thành Nội, dưới những con đường rợp bóng cây xanh). Nên dành 2-3 tiếng để tham quan Đại Nội.

hue-1

Hue (1)

Nhà vườn: Huế là thành phố vườn, có rất nhiều nhà vườn đẹp, tươi xanh và cổ kính tập trung ở những vùng như Kim Long, Vỹ Dạ, Nam Giao… Nổi tiếng nhất là nhà vườn An Hiên và Phú Mộng, nằm ở vùng đất Kim Long, cách trung tâm TP 4km. Trong khu Phú Mộng còn có nhiều nhà hàng vườn phục vụ nhu cầu ăn uống.

Chùa Thiên Mụ: Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, chùa Thiên Mụ lọt giữa một không gian tĩnh lặng đầy hoa lá, phía sau là rừng thông reo vi vút. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Huế, cách trung tâm TP 5km. Biểu tượng nổi tiếng nhất của chùa Thiên Mụ là tòa tháp Phước Duyên cao 7 tầng. Có thể đến chùa bằng đường bộ hoặc đường thủy (đi thuyền trên sông Hương). Thời gian đẹp nhất để viếng chùa là khoảng 5h chiều, vừa cảm nhận được khung cảnh thanh bình trong sân chùa vừa đón hoàng hôn bên sông Hương. Nên dành 30 phút đến 1 tiếng để viếng chùa.

chua-thien-mu2

Chùa Thiên Mụ2

Chùa Huyền Không Sơn Thượng: Đây là ngôi chùa thi pháp nằm trên núi, cách trung tâm TP 11km, có phong cảnh thiên nhiên rất đẹp. Để đến chùa, bạn sẽ đi qua những cánh đồng lúa chạy dài ven chân núi (gặp đúng mùa lúa chín thì tuyệt), qua một khu rừng nhỏ gọi là “Vạn Tùng Sơn”. Trong chùa có rất nhiều dòng thư pháp đề thơ trên đá với nét bút tài hoa của nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, ngay cả nội quy và những lời căn dặn nhẹ nhàng dành cho khách viếng chùa cũng bằng thơ. Chùa rất đẹp với không gian đầy hoa lá, núi non, hồ hoa súng… Bạn nên dành khoảng 1 tiếng để viếng chùa và tìm hiểu nghệ thuật thư pháp. Thời gian đẹp nhất để viếng chùa là buổi sáng, tiết xuân hè. Có thể đến đây bằng xe hơi hoặc xe máy, tuy nhiên, bạn nào đam mê nhiếp ảnh thì đi xe máy hợp hơn vì đường đến chùa có khá nhiều cảnh thiên nhiên đẹp.

Suối khoáng Thanh Tân: Đây là khu du lịch suối nước nóng nằm ven núi, cách trung tâm TP khoảng 30km, có phong cảnh thiên nhiên khá đẹp, phù hợp cho mọi đối tượng: trẻ em, thanh niên, trung niên, người già. Khu suối khoáng Thanh Tân có suối nước nóng, hồ nước nóng, hồ tạo mưa, hồ trượt, hồ massage, hồ sóng biển… và các dịch vụ massage hương liệu. Đi bộ thêm khoảng 800m còn có dòng suối nước lạnh trong vắt nằm giữa núi rừng. Bạn nên dành ít nhất 1 buổi để đi Thanh Tân, nếu có thời gian thì nên đi nguyên ngày và thậm chí có thể ở qua đêm, tắm suối nóng buổi tối. Có thể đến đây bằng xe hơi hoặc xe máy.

Lăng Gia Long

Lăng Gia Long hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng được xây dựng từ năm 1814 đến năm 1820, nằm giữa quần núi Thiên Thọ gồm 42 đồi, núi lớn, nhỏ, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là nơi yên nghỉ của vua Gia Long (1762 – 1820), vị vua đầu tiên trong số 13 đời vua nhà Nguyễn.

Có hai hướng để bạn đến thăm lăng. Một là xuôi thuyên theo dòng sông Hương khoảng 18km rồi cập bến, hoặc đi theo đường bộ chừng 16km, xuống bến đò Kim Ngọc, đi thêm khoảng 2km nữa. Gió từ sông cùng bóng mát của những hàng thông, cây xanh mướt, tạo nên một không gian trong mát, tĩnh mịch cho quãng đường đi bộ từ bến đò vào lăng.

Lăng Gia Long có chu vi hơn 11 nghìn mét, trước mặt có núi Đại Thiên Thọ làm tiền án, hai bên tả hữu mỗi bên có 14 ngọn núi chầu vào tạo thành thế “tả thanh long” và “hữu bạch hổ”. Trong khuôn viên, trước mặt lăng có hồ bán nguyệt, sau hồ là sân chầu, tiếp đến là sân tế chia làm 6 bậc cao dần, cuối cùng là Bửu Thành, nơi đặt mộ phần của vua và hoàng hậu.

Thời khắc tham quan lăng đẹp nhất là vào buổi chiều, khi hoàng hôn lấp lánh trên các hồ nước, những tán lá thông đang khẽ đưa theo gió soi bóng xuống mặt hồ. Vẻ đẹp u tịch của thiên nhiên hòa với nét uy nghi của đồi núi, kiến trúc trong lăng khiến con người cảm thấy nhỏ bé, chơi vơi.

Lăng Minh Mạng

Cách trung tâm thành phố 12km, nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, lăng Minh Mạng hay còn gọi Hiếu Lăng là nơi yên nghỉ của vua Minh Mạng, vị vua thứ hai của nhà Nguyễn.

Lăng Minh Mạng rộng 26ha, là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm 40 công trình lớn nhỏ nằm trên một khu đồi núi, sông, hồ thoáng mát. Lăng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì hoàn thành.

Trước lăng có 3 cửa, chính giữa là Đại Hồng Môn (chỉ mở một lần duy nhất khi rước di thể của vua Minh Mạng nhập lăng), hai bên là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn. Bên trong Đại Hồng Môn có sân chầu, hai bên có hai dãy tượng đá tạc hình bá quan văn võ và voi, ngựa đứng chầu.

Lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách thành phố Huế chừng 8 km. Đây là lăng có thời gian xây dựng ngắn nhất (hoàn tất trong 10 tháng) trong số 7 lăng của các vua Nguyễn và cũng là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc.

Lăng Thiệu Trị cũng không xây dựng La Thành (bức tường bao quanh bảo vệ) như lăng Gia Long hay dựa vào thế núi đồi tạo nên một La Thành tự nhiên như Minh Mạng, La Thành của lăng là những đồng lúa, vườn cây xanh rờn, mang đến cho khu lăng vẻ thanh thoát, yên bình.

Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức hay Khiêm Lăng tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng được xây dựng từ năm 1864 đến năm 1867 trên diện tích 475ha. Lăng Tự Đức mang yếu tố khoáng đạt, đường nét mềm mại phản ánh tâm hồn lãng mãn của vị vua thi sĩ này.

Ngoài mục đích là nơi chôn cất khi qua đời, đây còn là vua đến nghỉ ngơi, đọc sách, ngâm thơ… nên cảnh quan của lăng tựa như một công viên rộng lớn với tiếng nước chảy, hồ nước thơ mộng, hàng thông xanh ngát. Thậm chí ở đây còn xây dựng cả nhà hát và nơi ở của các phi tần mĩ nữ.

Tại lăng Tự Đức có tấm bia đá lớn khắc bài “Khiêm Cung kí” dài 4.935 chữ do vua Tự Đức soạn thảo để tự nói về cuộc đời, vương nghiệp cùng những lỗi lầm và sai phạm của mình.

Lăng Đồng Khánh

Lăng Ðồng Khánh thuộc thôn Thượng Hai, xã Thuỷ Xuân, TP. Huế. Được xây dựng qua 4 đời vua và kéo dài từ năm 1888 – năm 1923, lăng vừa mang lối kiến trúc phong kiến cổ điển vừa chịu ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu.

Sự phân tầng này thể hiện rõ ở khu tẩm điện với lối kiến trúc “Trùng Thiềm Điệp Ốc” (Nhà có nhiều bộ mái nối tiếp nhau). Chính điện và các nhà cửa phụ vẫn còn những hàng cột sơn son thếp vàng lộng lẫy với trang trí tứ linh, tứ qúy… Song trong Ðiện Ngưng Hy, đã xuất hiện hệ thống cửa kính nhiều màu và những phù điêu bằng đất nung với các trang trí rất dân dã như “Ngư ông đắc lợi”, “Gà chọi”…

Lăng Dục Đức

Lăng Dục Đức, tên chữ là An Lăng, tọa lạc ở phường An Cựu, thành phố Huế. Lăng do vua Thành Thái cho xây dựng vào năm 1889. Lăng là nơi an tang các vua Dục Đức, vua Thành Thái và vua Duy Tân.

Lăng Dục Đức rộng khoảng 1 ha, gồm khu lăng mộ và khu tẩm thờ đặt song song với nhau. Lăng quay mặt về phía tây bắc, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm và dòng khe chảy vòng qua trước mặt làm minh đường tụ thủy.

Bên trong lăng không có Bi Đình hay tượng đá như các lăng vua khác, thay vào đó là kiểu nhà Huynh Ốc. Đáng chú ý là tấm bình phong trước mộ vua có chữ “song hỷ” nghĩa là “vui” đắp bằng sành sứ gây nhiều tò mò và thắc mắc cho các nhà sử học cũng như du khách.

Ngoài là nơi an nghỉ của 3 vị vua, lăng còn có hơn 39 tẩm mộ ông hoàng bà chúa cùng 121 ngôi mộ đất của những người thuộc Ðệ Tứ Chánh phái Nguyễn Phước tộc (hệ phái của vua Dục Ðức).

Lăng Khải Định

Trong số các lăng triều Nguyễn, lăng Khải Định hay còn gọi Ứng Lăng là công trình duy nhất có lối kiến trúc pha trộn giữa Đông và Tây. Đây là nơi yên nghỉ của vua Khải Định, vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê), thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách thành phố Huế khoảng 10 km về phía Tây Nam.

Tuy có kích thước khiêm tốn hơn so với lăng của các vua tiền nhiệm nhưng lăng được xây dựng tỉ mỉ, kỳ công nên tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí hơn các lăng khác (từ năm 1920 – 1930). Sử sách ghi lại để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số tiền đó để làm lăng.

Điểm nổi bật của lăng Khải Định là sự pha trộn giữa nhiều trường phái kiến trúc khác nhau như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique… Đặc biệt, lăng Khải Định nổi tiếng với 3 bức bích họa “cửu long ẩn vân” tuyệt đẹp được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định.

Cầu Trường Tiền Xưa & Nay – Cầu định mệnh của Huế.

hue11
Cầu Trường Tiền còn được gọi là Cầu Tràng Tiền, là chiếc cầu dài 403m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gô tích, bắc qua song Hương Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay giữa thành phố Huế thuộc Việt Nam.Căn cứ bài thơ “Thuận Hóa thành tức sự” của nhà thơ Thái Thuận, thi sĩ Quách Tấn đã cho rằng dưới thời vua Lê Thánh Tôn, sông Hương đã có cầu. Chiếc cầu đó, được làm bằng song mây bó chặt lại với nhau và nối liền nhau, nên có tên là cầu Mây. Vì cầu có hình cái mống úp lên sông, nên còn có tên là cầu Mống. Trải bao năm tháng, không biết khi nào, cầu Mống được làm lại bằng gỗ, mặt cầu lát bằng ván gỗ lim.

Năm Thành Thái thứ 9 (1897), chiếc cầu trên được nhà cầm quyền Pháp (khi ấy Khâm xứ Trung Kỳ là Levécque) giao cho hãng Eiffel (Pháp) thiết kế (do Gustave Eiffel thiết kế) và khởi công xây dựng lại bằng sắt, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành và được mang tên vị vua này.

Tổng cộng tiền xây cầu Thành Thái tiêu tốn hết khoảng 400 triệu đồng, là một số tiền lớn vào thời đó. Tổng chiều dài cây cầu lúc bấy giờ là 401,10 m, rộng 6,20 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược (hay hình bán nguyệt); và hình dáng đó về cơ bản được giữ nguyên cho tới ngày nay.

Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn làm cầu hư hỏng nặng. Hai năm sau, tức năm Thành Thái thứ 18 (1906), chiếc cầu mới được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.

Năm 1907, khi vua Thành Thái bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion, thì chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên là cầu Clémenceau, theo tên của Georges Clemenceau, một Thủ tướng Pháp thời Thế chiến thứ nhất.

Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cải tạo lớn. Cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Ở hành lang tại vị trí trụ cầu giữa 2 vài có các bao lơn (ban công) phình rộng ra – là nơi nghỉ chân, ngắm cảnh hay tránh nhau.

Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng.

Năm 1946, trong chiến tranh Việt – Pháp, cầu bị Việt Minh đặt mìn, giật sập hai nhịp phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953, cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.

Trong Sự kiện Tết Mậu Thân, trụ 3 và nhịp 4 bị phá hủy, khi quân Mặt trận Giải phóng miền Nam cho giật sập để cắt đường phản công của quân đội Việt Nam Cộng hòa. Sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ; rồi cầu được tu sửa tạm thời.

Sau khi kết thúc chiến tranh (1975); mãi tới năm 1991 cầu Trường Tiền mới được khôi phục, trùng tu lần nữa. Ở lần trùng tu này do Công ty Cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm, kéo dài trong 5 năm (1991-1995), có nhiều thay đổi quan trọng, đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu, lòng cầu (cả đường chính và phụ) bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can, màu sơn ghi xám thay cho màu nguyên bản từ xưa của cầu là màu nhũ bạc

Có một người con xứ Huế ở phương trời xa đã nói rằng: “
Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi…” Quả vậy, cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu.

Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng Hương Giang. Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô.

Có một người con xứ Huế ở phương trời xa đã nói rằng: “
Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi…” Quả vậy, cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu.

Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng Hương Giang. Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô.

Cồn hến – Huế
Du Lịch Huế – Nổi lên giữa biển khơi là đảo. Còn dải đất bồi tụ mọc lên giữa lòng sông thì người đời lại quen gọi là cồn hay còn một tên gọi nữa là cù lao. Cồn vì thế cũng là đảo, đảo nhỏ trên sông, nằm gọn gàng trong đất liền. Cũng vì đảo rộng lớn nên bằng mắt thường khó mà tường tận. Còn cồn, nó trọn vẹn, gần gũi đến lạ lùng trong tầm mắt của ta.

conhen-hue

Cồn Hến

Tôi đã có được cái cảm giác tuyệt vời kia khi buổi sáng tinh mơ đứng tựa mình nơi lan can của cầu Trường Tiền bắc qua con sông Hương huyền thoại. Nhìn về phía dưới là cồn Hến, một sắc màu xanh trong, thấp thoáng bóng hình ai đó, chênh vênh giữa hai dòng nước. Còn ngược lên phía trên là Dã Viên cồn. Nó sừng sững giữa nước – trời, một cảm giác tựa hồ vững chãi khi bao bọc đằng sau phía xa xa là núi đồi nhấp nhô.

con-hue-dulichhue

Nơi ngã ba Tuần hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch gặp nhau để hình thành nên dòng Hương trong xanh lững lờ, nhẹ nhàng chảy qua kinh thành Huế. Cũng bởi sự lắng đọng lạ kỳ kia mà phù sa bồi tụ nên hình, nên vẻ cồn Dã Viên và cồn Hến. Để rồi dưới cái nhìn của người xưa trong hành trình mở cõi về phương Nam, tìm đất định đô gầy dựng nghiệp lớn, đôi cồn này hợp thành một thế phong thuỷ tuyệt vời “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” canh giữ Kinh thành Huế. Một quà tặng vô giá của thiên nhiên.
Cái tên cồn Dã Viên cũng chính là hổ trắng, là Bạch Hổ. Và người xưa đã tỏ ra có con mắt tinh tường khi từng biến nơi đây thành một vườn hoa (vườn ngự) gắn liền với bài thơ nổi tiếng “Dữ dã viên ký” do chính vị vua chữ tốt văn hay là Tự Đức chắp bút.

Còn cái tên cồn Hến thì lại khác. Nó không chỉ là rồng xanh (thanh long) trong vế đối kia mà còn gắn liền sự tích dân gian, với cuộc sống đời thường. Chuyện xưa kể rằng, một thời hai khe nước giữa cồn được phù sa sông Hương bồi đắp cạn dần nên được gọi là “xứ cồn cạn”. Ở đây có đặc sản là con hến nhiều vô kể và ngon đến vô cùng, đó chính là cơ sở để hình thành nên nghề cào hến để có đọi cơm hến, một biểu tượng tuyệt vời của văn hoá ẩm thực xứ thần kinh.
Sử sách cũng thật ngọn nguồn khi chép lại rằng, người đầu tiên đến làm nghề cào hến ở đây là ông Huỳnh Tương, một người dân ở Diên Đại, Phú Vang. Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát xây dựng phủ chúa ở Phú Xuân, đã cho dựng chòi gần đầu múi cồn ở phía trên. Sang đời vua Gia Long, phường Giang Hến ra đời trên “xứ cồn cạn” và đảo nhỏ này bắt đầu được gọi là cồn Hến.

Dù vẫn yên ắng như cồn Dã Viên hay đã bắt đầu có sự ồn ào trong sinh hoạt và làm ăn như ở cồn Hến, nhưng đôi cồn này vẫn đang nguyên vẹn vẻ đẹp vốn có, là thắng cảnh bậc nhất giữa dòng Hương Giang. Cái xứ Huế mình thật lạ lùng. Nó là nơi được tạo hoá ban tặng bao của báu đất trời. Đôi cồn Dã Viên và cồn Hến là một trong những số đó. Nó hợp cùng với Hương Giang, Ngự Bình hay với những cánh đồng quê ven Huế, còn phá Tam Giang và cửa Thuận An tạo nên biểu tượng và nỗi nhớ Huế da diết, khôn nguôi. Và tôi lại nghĩ về Huế mình, bên cạnh những danh xưng lớn là miền di sản, là đất Thần kinh cũng còn là một xứ cồn đượm vẻ hoang sơ, gần gũi và thân thương nhưng lại như một đối trọng đẹp với kinh thành lộng lẫy để tạo nên một xứ Huế chẳng nơi nào có được…

Biển Lăng Cô “người đẹp làng chài”.

bien-lang-co
Nếu ai đã một lần đến miền đất kinh đô Huế xưa, miền đất mộng mơ với tà áo dài tím, với nhịp cầu Tràng Tiền, sông Hương Bến Ngự, và với những bãi biển thoải dài mang vẻ đẹp hiền hoà thơ mộng thì không thể không ghé thăm bãi biển Lăng Cô được mệnh danh là “người đẹp làng chài”.

Nhiều du khách khi tới Huế, được đắm mình trong khung cảnh ở Lăng Cô đã nói rằng “Lăng Cô đẹp hơn tranh thủy mặc”, và không có gì “quá lời” vì đây là thực tế.

Nơi đây không những mang dấu ấn của một thời dài lịch sử trải qua 13 đời vua nhà Nguyễn, nơi có những di tích lăng tẩm được xem như di sản văn hoá thế giới, nơi có những làn điệu dân ca, có nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể thế giới mà nơi đây còn những có bờ biển và bãi tắm đẹp nổi tiếng nhất Việt Nam.

Dọc theo chiều dài đất nước Bãi biển Lăng Cô là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế. Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Với bãi cát trắng dài tới hơn 10 km, làn n*ước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp, bên cạnh những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên các dãy núi nhấp nhô vẫn chưa đủ để mô tả Lăng Cô bởi còn thiếu đầm Lập An rộng lớn đầy huyền bí.

Bãi tắm Lăng Cô dài khoảng 8km, nằm dọc Quốc lộ 1A, cạnh đèo Hải Vân và cách Vườn Quốc gia Bạch Mã 24km. Ðây là một bãi tắm có bờ biển thoải, cát trắng, sóng vừa và lớn, rất thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển, và đã được xác định là một khu nghỉ mát lý tưởng từ mấy chục năm nay.

Nằm liền kề bãi tắm Lăng Cô là núi Hải Vân – Hải Vân Quan một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Dọc theo chân núi Hải Vân, biển Lăng Cô có dải san hô, tôm hùm và nhiều loại hải sản có giá trị cao. Trong khu vực đó còn có hòn Sơn Trà, tại đây còn bảo tồn nhiều loại động, thực vật hoang dã. Phía sau bãi tắm là đầm Lập An và dãy núi Bạch Mã. Tất cả những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ động – thực vật hoang.

Khác với biển Thuận An “ồn ào, quyến rũ”, Lăng Cô lại là một vùng biển hiền hòa, nguyên sơ với một dải cát trắng mịn, mặt nước biển xanh trong. Nơi đây còn có rừng nhiệt đới rộng lớn, xa xa là những dãy núi nhấp nhô đầy vẻ hoang sơ và bí ẩn.

Từ Lăng Cô, vào những ngày đẹp trời, du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cảnh quan khu vườn quốc gia Bạch Mã. Trên tuyến quốc lộ 1 từ Huế vào Đà Nẵng, cách Huế khoảng 60km, nằm giữa mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông còn có bãi tắm và nghỉ mát lý tưởng mang tên Cảnh Dương. Kế bên bãi biển Lăng Cô này là một Chân Mây với làn nước yên ả, bãi tắm rộng, bằng phẳng hòa hợp cùng làn nước biển trong xanh và âm thanh reo ca của rừng dương nằm sát bãi tắm.

Người ta nói rằng xưa kia ở Lăng Cô là một làng chài phủ có nhiều cò trắng bay về tụ hội sinh sống. Khi người Pháp tới xâm lược và chế ngự Thừa Thiên Huế, lúc ghi địa danh lên bản đồ, người Pháp ghi tiếng Việt là “Làng Cò” nhưng không bỏ dấu, thành ra là “Lang Co”, lại đọc lên với giọng cứng ngắt, nghe như “Lang Cô”, từ đó phát sinh tên Lăng Cô với giọng nặng người Thừa Thiên. Cũng chính vì thế mà Lăng Cô ngày nay được mệnh danh là “người đẹp làng chài”.

Bởi Lăng Cô nằm giáp danh giữa Huế và Đà Nẵng nên nếu có thể du khách lên đỉnh đèo Hải Vân, ngắm nhìn xa xa là làng chài và bãi tắm Lăng Cô đẹp như một bức tranh hay toàn cảnh thành phố Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà. Tại đỉnh đèo du khách không chỉ cảm nhận được không khí trong lành của vùng cao mà còn được thưởng thức nhiều món ăn dân dã mà chỉ nơi đây mới có.

Để khai thác hiệu quả những bãi tắm này, trong những năm gần đây có nhiều dự án đã và đang được triển khai như dự án hệ thống đường của khu du lịch Lăng Cô, đường phía tây đầm Lập An, dự án đường nối cảng Chân Mây đến cửa Tư Hiền và đường xuống Bãi Cả, dự án phát triển khu du lịch Sơn Trà-Hải Vân…

Và không lâu nữa, Lăng Cô không những sẽ nổi tiếng bởi vẻ đẹp trữ tình thơ mộng mà còn “quyến rũ” du khách bởi nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn khác.

Bãi biển Thuận An nằm bên cạnh cửa biển Thuận An, nơi dòng sông Hương đổ ra phá Tam Giang rồi thông ra biển. Bãi biển chỉ cách thành phố Huế 15 km . Đầu thế kỷ XIX vua Minh Mạng đặt tên là cửa Thuận An Cửa biển Thuận An là một trong những cảnh đẹp của xứ thần kinh được vua Thiệu Trị ca ngợi qua bài thờ Thuận Hải quy phàm

Du khách có thể đến Thuận An bằng đường bộ qua những xóm làng trù phú, cây trái um sùm, những cánh đồng lúa bát ngát. Hoặc có thể xuôi theo dòng sông Hương Giang lướt qua những cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, diễm lệ ở đoạn cuối con sông.

Biển Thuận An vẫn giữ được nguyên vẻ đẹp với làn nước biển trong vắt, bờ cát trắng thoai thoải trải dài, sạch sẽ. Có hai điều khiến du khách thấy khá lạ ở đây là : bãi cát sạch tinh không có vỏ ốc và nước biển có vị mằn mặn hơn bình thường. Suốt từ sáng đến 3h chiều nước biển có màu xanh ngắt và bãi cát trắng lóng lánh tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, hiếm có .Bãi biển Thuận An kéo dài gần 1km, cát trắng mịn màng. Hoạt động náo nhiệt nhất ở Thuận An là vào mùa tắm biển từ tháng 4 đến tháng 9. Ở đây du khách còn có thể hưởng thức các đặc sản biển như tôm, sò huyết, mực… và các món ăn truyền thống của người dân địa phương như bánh lộc, bánh nậm.….

Du khách không những chỉ bị Thuận An hút về bãi tắm mà có bị hút bởi sự đam mê về tâm linh. Ở đây có miếu Thái Dương với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết lòng sùng kính; thăm miếu thờ thần cá voi, con vật linh thiêng cùa cư dân miền biển. Tích xưa kể rằng, một hôm bỗng có một khối đá dạt vào bờ biển Thuận An. Bởi là một khối đá nên không ai quan tâm. Vào một đêm, chàng ngư dân đi biển về mệt quá nằm lên trên khối đá ấy ngủ. Đêm ấy, chàng nằm mơ có người đàn bà hỏi rằng: “Sao ngươi lại nằm trên mình ta mà ngủ?” Chàng hỏi lại: “Nàng là ai?”, nàng đáp: “Ta là Thai Dương phu nhân người nước Nhật Bản, bị bão, chết chìm dạt vào đây”. Thương cảm, dân Thuận An lập miếu thờ. Từ đó, Thai Dương phu nhân phù hộ dân Thuận An làm ăn phát đạt. Năm ấy trời hạn hán dữ quá, lo mất mùa, nhà vua xuống cúng xin Thai Dương phu nhân giúp đỡ. Trời đổ cơn mưa lớn. Dân không mất mùa nữa. Ngay năm ấy, nhà vua cho xây đền thờ Thai Dương phu nhân

Gần cửa biển có thành cổ Trấn Hải, hình tròn, chu vi 285 m, có hào bao quanh. Trên thành có 99 ụ súng, có đài và lầu Quan Hải và đình Thái Dương có quy mô lớn, tường và cột trụ đều khảm sành sứ.Vào ngày 11,12 tháng Giêng, Thuận An diễn ra lễ hội “ Lễ Cầu Ngư” tại sân đình Thái Dương rồi rước qua bãi biển Thuận An theo hướng đập đá Vĩ Dạ. Ngày hội thì khỏi phải nói, ngư dân các nơi đổ về nườm nượp, cờ xí ngợp trời. Khói hương nghi ngút. Ai cũng lên thắp một nén hương xin được thủy thần phù hộ, che chở.

Phải nói rằng “Thuận An sẽ là một địa chỉ tuyệt vời khi đi du lịch Huế”

Vườn Quốc gia Bạch Mã

Từ thành phố Huế xuôi theo quốc lộ 1A vào Đà Nẵng khoảng 40km, trước khi đến hầm Hải Vân, bạn rẽ vào con đường nhỏ lên Vườn Quốc gia Bạch Mã (VQGBM) nằm ngay cạnh chợ Cầu Hai, đi tiếp khoảng 3km bạn sẽ đến cửa chính vào vườn.

Vườn Quốc gia Bạch Mã có cảnh quan thiên nhiên đẹp và khí hậu rất trong lành.

Vườn Quốc gia Bạch Mã là bức tranh hùng vĩ và thơ mộng được tạo thành bởi các dãy núi cao trùng điệp, là trung tâm dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất của Việt Nam và cũng là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc kéo dài từ biên giới Việt – Lào ra tận biển Đông, trong đó đỉnh Bạch Mã cao 1.450m so với mực nước biển với phong cảnh ngoạn mục, nhiều đèo cao, thác nước. Khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, mùa hè từ 18 – 23oC và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau được xem là nơi có lượng mưa lớn nhất Việt Nam, 8000mm/năm.

Điều kiện nhiệt độ này chính là lý do từ những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã xây dựng nhiều biệt thự, khách sạn và đường lên núi để biến nơi đây thành khu nghỉ mát lý tưởng. Năm 1925, một dự án thành lập Vườn Quốc gia Bạch Mã – Hải Vân để bảo tồn loài gà lôi lam mào trắng đã được trình lên Bộ Thuộc địa Pháp. Cho đến đầu những năm 1930, Pháp đã xây dựng 139 khu biệt thự, chợ, bưu điện và một con đường chạy ra tận quốc lộ 1A. Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh sau này, một phần lớn rừng bị tàn phá nặng nề và các công trình biệt thự hầu hết chỉ còn lại dấu tích đổ nát. Năm 1988, khu rừng cấm Bạch Mã – Hải Vân được hoàn thành. Ngày 15/7/1991, Vườn Quốc gia Bạch Mã chính thức được thành lập với diện tích 22.030ha.

Rừng Bạch Mã được cấu tạo bởi 2 loại rừng chính là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đai thấp dưới 900m và rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới ở độ cao trên 900m. Khu rừng là ngôi nhà chung trú ngụ của hàng ngàn loài động thực vật khác nhau, nhiều loài đặc chủng, quý hiếm. Các nhà khoa học đã thống kê được 83 loài thú từ những giống động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng đến những giống mới của thế giới và Việt Nam như hổ, vượn, voọc ngũ sắc, voọc vá chân nâu, sao la, gấu ngựa, báo gấm, khỉ mặt đỏ, mang lớn…

Vườn Quốc Gia Bạch Mã có tới 931 loài bao gồm: 83 loài thú, 333 loài chim, 31 loài bò sát,
21 loài ếch nhái, 39 loài cá, 218 loài bướm, 178 loài côn trùng cánh cứng ăn lá, 28 loài mối.

Vườn Quốc gia Bạch Mã là nơi trú ngụ của 333 loài chim, tức là hơn 1/3 loài chim hiện có của nước ta. Nhiều loài chim đẹp và lạ như họa mi, khướu bạc má, chích chòe lửa, gà so, gà lôi trắng, gà lôi lam mào trắng và có đến 7 loài chim trĩ khác nhau, trong đó có loài quý hiếm như trĩ sao. Bạch Mã còn 256 loài bướm cùng nhiều loài bò sát, ếch nhái, cá và côn trùng trong đó 68 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhiều loài côn trùng kỳ lạ và độc đáo như bọ que có thân dài xương xẩu, màu sắc cơ thể giống như cành cây; kỳ nhông xanh cùng hàng đàn bướm màu sắc sặc sỡ rập rờn trên những khóm hoa hay đậu thành hàng trên vách đá rêu xanh.

Các nhà khoa học đã lên danh sách 1406 loài thực vật ở nơi đây gồm những giống cây quý hiếm như trắc, trầm hương… và 338 loài cây có thể sử dụng làm thuốc nam. Một số cây dược liệu có giá trị lớn về kinh tế cần được bảo vệ và nhân giống như cây vàng đắng dùng chữa bệnh sốt rét và bệnh vàng da; cây hoàng tinh hoa trắng sử dụng làm thuốc bổ và chữa bệnh đau lưng. Một số loài lần đầu được phát hiện ở đây được đặt tên của vườn như Côm Bạch Mã, chìa vôi Bạch Mã. Vào khoảng thời gian đầu và cuối mùa mưa, rừng Bạch Mã còn sặc sỡ sắc màu của các loại hoa đỗ quyên, râu hùm, lan vani, trà hoa vàng cùng các giống nấm, địa y, dương xỉ thân gỗ có màu sắc và hình thù kỳ dị, phong phú…

Thời gian đến thăm vườn đẹp nhất trong năm từ tháng 3 đến tháng 9. Sau khi dừng chân nghỉ tạm ở trung tâm giới thiệu và đón tiếp du khách, bạn tiếp tục đi theo đường nhựa dài 14km ngoằn ngoèo đèo dốc dẫn lên đỉnh chính của Bạch Mã, nơi có khu nhà nghỉ chính, xây dựng theo phong cách lâu đài cổ kính được đặt tên theo các sản vật của rừng. Từ đây, bạn có thể lựa chọn nhiều tuyến tham quan trong khu vực. Trước hết là tuyến đường mòn Hải Vọng Đài dài khoảng 1km từ bãi đỗ xe lên đỉnh núi Bạch Mã.

Từ đây bạn có thể quan sát cảnh đẹp tuyệt vời của toàn bộ rừng Bạch Mã, đầm phá Cầu Hai, cảng Chân Mây, bãi biển Cảnh Dương, Lăng Cô… Đi xuống từ đỉnh núi khoảng 2km theo đường dốc thoai thoải xuyên qua khu rừng á nhiệt đới, bạn tới thăm nhà sưu tập hàng trăm loài phong lan núi và các loài hoa khác. Từ nơi dừng chân, bạn cũng có thể đi theo đường mòn Ngũ Hồ qua cánh rừng có nhiều chim, bướm tới một loạt thác nước và 5 hồ trong xanh, phẳng lặng, còn nếu không đủ thời gian đi hết tuyến đường này, bạn có thể tách ra đi theo đường mòn đỗ quyên dốc thoai thoải tới đỉnh thác Đỗ Quyên với độ cao trên 300m, chiều rộng hơn 20m.

Muốn thăm chim thú quý, bạn đi theo đường mòn Trĩ Sao dài khoảng hơn 2km, ngoài việc thưởng thức cảnh rừng và các hồ nước trong veo, bạn sẽ thấy khu vực này là nơi ở của các loài chim trĩ và heo, hươu, mang. Từ khu nhà nghỉ đi xuống 3km theo đường ô tô, bạn có thể rẽ vào đường mòn Chò Đen, một đoạn đường chỉ non nửa cây số nhưng rất dốc và khó đi, bạn sẽ bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy nhiều cây cổ thụ cao ngất trên 30m và đều có đường kính trên 1m tụ họp với nhau san sát… Những du khách yêu nông nghiệp có thể lựa chọn đến các nhà vườn ở thôn Khe Su để tìm hiểu về đời sống canh tác của cư dân địa phương, rồi kết thúc chuyến du ngoạn sẽ là điểm dừng chân tại các suối thác đẹp như Thủy Điện, Đá Dựng để cắm trại và bơi lội thỏa thích.

Sau các cuộc đi rừng, lên thác, ngắm cảnh, du khách có thể quay về 4 nhà nghỉ tại khu vực đỉnh gồm Đỗ Quyên, Sao La, Kim Giao và Bạch Mã hoặc xuống các nhà nghỉ khác ở khu đón tiếp của các công ty du lịch Huế như Phong Lan, Cẩm Tú, Hoàng Yến… Các phòng nghỉ ở đây đều đầy đủ tiện nghi, một số phòng còn được thiết kế dành cho gia đình và tập thể với công trình phụ bên ngoài. Đặc biệt, những du khách yêu thích thiên nhiên có thể thuê trại dành cho 2 người hay 6 người để dựng trại nghỉ qua đêm ở bãi Thông Nàng, được tận hưởng vị sương lạnh của núi và nghe văng vẳng tiếng tâm sự của muông thú qua gió rừng thủ thỉ năm canh…

Tham quan đền Công Chúa Huyền Trân, Thừa Thiên Huế.

Đền thờ Huyền Trân công chúa là công trình văn hóa thể hiện tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân Thừa Thiên Huế, tri ân công lao to lớn của Huyền Trân công chúa – vị sứ giả hòa bình năm xưa đã có công mở mang bờ cõi đem về cho tổ quốc mảnh đất Ô, Lý.

Đền Huyền Trân công chúa nằm trong khuôn viên rộng khoảng 28ha, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc P.An Tây, TP. Huế. Địa hình khu đất thoai thoải, kéo dài từ chân núi lên đến đỉnh, có rừng thông xanh mướt, giữa bốn bề là đồi núi trùng điệp.

Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống, du khách có thể thu vào tầm mắt một khoảng không gian bao la, sơn thủy hữu tình, phía xa xa là TP. Huế bên dòngsông Hương thơ mộng .Giữa không gian bảng lảng của vùng đồi núi Ngũ Phong, đền thờ Huyền Trân công chúa như uy nghiêm và huyền bí hơn với những nét văn hoá kiến trúc tiêu biểu của thời Trần từ những hoa văn, hoạ tiết cho đến 3 bức phù điêu trước mặt tiền đường của Đền thờ là biểu tượng của ý chí thống nhất đất nước từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau.

7277595274_1ff3b4c87a

Theo con đường dẫn vào bên trong, trước mắt du khách là bốn trụ biểu vươn cao, tiếp đến là khoảng sân rất rộng. Lối đi được lát gạch Bát Tràng, hai bên có hồ nước trong xanh soi bóng và cầu bắc qua, trong cùng là đền thờ Huyền Trân công chúa. Tất cả đều nằm trên một trục thẳng, tạo nên khoảng không gian thoáng đãng, không kém phần thâm nghiêm.

Bên trong điện thờ là pho tượng công chúa Huyền Trân ngồi trên ngai với khuôn mặt phúc hậu, dáng vẻ uy nghiêm truyền tải vẻ đẹp chiều sâu tâm hồn của con người Việt Tượng cao 2,37m, được đúc bằng đồng nguyên chất do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng của phường Đúc, TP. Huế thực hiện. Đỉnh nhang trước cửa đền luôn nghi ngút khói hương của du khách thập phương. Gió sớm mai thổi nhẹ mang theo hương trầm thoang thoảng khắp không gian ngôi đền, ướp vào cây cỏ, tạo cho du khách cảm giác lâng lâng, bình yên.

7277594850_e49a96bae2

Đi thêm 246 bậctheo con đường ngoằn ngoèo giữa những hàng thông xanh được trồng thẳng tắp, du khách đặt chân lên đỉnh núi Ngũ Phong, nằm ở độ cao 108m so với mực nước biển. Giữa đỉnh núi cao, tháp chuông Hòa Bình in vẻ trầm mặc giữa nền trời xanh. Tháp chuông này cao 7m, mái hình lục giác, bên trong treo một quả chuông nặng 1,6 tấn, cao 2,16m, cũng do các nghệ nhân phường Đúc thực hiện. Thân chuông có khắc các hình ảnh tượng trưng của bốn chùa: Giác Lâm (TP.HCM), Thiên Mụ (Huế), Diên Hựu (Hà Nội) và chùa Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh). Phần dưới cùng gần miệng chuông, chạm hình rồng mây ẩn hiện.

7277594574_a08f36b43e

Du khách đến với Đền thờ Huyền Trân công chúa còn được thưởng ngoạn phong cảnh vùng đồi núi Ngũ Phong, đến với tháp chuông Hòa Bình, gióng lên những hồi chuông vang vọng khắp đất trời, kiếm tìm một sự bình an cho tâm hồn. Đứng ở độ cao 108m so với mực nước biển của đỉnh núi Ngũ Phong, bên tháp chuông Hòa Bình,giữa chốn núi rừng u tịch, tiếng chuông thong thả vang lên, lan tỏa trong không gian tĩnh lặng như tờ, mang theo lời nguyện lành như tám chữ được khắc trên mặt chuông: “Thế giới – Hòa bình – Nhân loại – Hạnh phúc”… “ khiến lòng thanh thản nhẹ nhàng bao nhiêu”.

Phía bên trái đền thờ Huyền Trân là một pho tượng Di Lặc ngồi, hình nhân phúc hậu, khuôn mặt tươi vui, nụ cười mãn nguyện. Tượng Di Lặc như một điểm dừng để du khách tịnh tâm nguyện cầu sự an lành, thịnh vượng.

Cảnh trí êm đềm lắng đọng, không bị bất cứ thứ gì quấy rầy , đây là giây phút thú vị dành cho những ai đi tìm danh lam thắng tích, tìm ánh hào quang của lịch sử nghìn năm Du khách đến đây sẽ có những giây phút tưởng niệm, thắp những nén nhang tưởng nhớ vị công chúa nhà Trần, hồi tưởng về một giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Công chúa Huyền Trân có một vị trí rất đặc biệt trong lòng người dân xứ Huế, có thể nói là một niềm tri ân, bởi nhờ có nàng mà nước Việt mới có vùng non nước Hương Bình thơ mộng ngày nay.

suối nước khoáng Mỹ An

Mỹ An thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 7 km về phía đông trên đường đi từ Huế đến bãi biển Thuận An. Đặc điểm: Nước khoáng Mỹ An có thể so sánh với nhiều loại nước khoáng nổi tiếng trên thế giới như ở Koundour (Liên Xô cũ) và Paven Banis (Bungari).Nguồn nước khoáng ở đây với nhiệt độ 520C đặc trưng với hàm lượng lưu huỳnh và nhiều khoáng chất khác có tác dụng dưỡng sinh và thẩm mỹ như làm mềm mại , sáng đẹp làn da, tăng cường giải độc và phục hội sức khỏe.

7230894340_00ceb6e28b

Việc ngâm tắm trong các hồ suối nước nóng có nguồn gốc từ đất nước Nhật Bản, tại đất nước mặt trời mọc kiểu ngâm tắm này đã có hàng ngàn năm trước và cho đến bây giờ vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển vì nó đã đem lại các lợi ích về sức khoẻ cho họ.

Ích lợi về việc chăm sóc làn da, chữa bệnh thấp khớp, điều trị cao huyết áp, điều trị tim mạch của nguồn nước khoáng nóng quý giá tại Mỹ An đã được các bác sĩ, các chuyên gia đầu ngành công nhận và các du khách gần xa tín nhiệm, vì vậy nguồn nước khoáng ở đây phù hợp với tất cả mọi người có mong muốn cải thiện về làn da, tăng cường sức khoẻ và điều trị các bệnh tật.

Đèo Hải Vân chênh vênh một bên là núi rừng, một bên là biển cả, đỉnh đèo mây phủ quanh năm nên còn được gọi là “đèo Mây”. Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Trước đây, vào thế kỷ 13, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (đây là từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn khi dừng chân ngắm cảnh nơi này).

6994874714_20e16a20e7_z

Đèo Hải Vân

6994874566_409c27e3c9_z

Hầm Hải Vân

Trên con đường xuyên Việt qua dải đất miền Trung đầy nắng gió, đèo Hải Vân lâu nay đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của du khách vào Nam, ra Bắc. Từ Đà Nẵng theo quốc lộ 1A về phía bắc, sau khi qua vùng Nam Ô, du khách bắt đầu lên đèo Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dải lụa vắt ngang giữa trời mây. Gió như đàn ngựa giong ruổi dặm trường, mây như từ trên trời tuôn xuống. Có những lúc mây nhiều che phủ cả đoạn đèo, quấn quýt níu lấy chân du khách làm bước chân người đến đây như lạc vào cõi nào khác lạ, huyền ảo khói sương. Cũng từ đây, vào những ngày đẹp trời, du khách có thể thấy rõ toàn cảnh thành phố Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa – Bán đảo Sơn Trà, Cù Lao Chàm… và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước bao la trong xanh của biển.

6994874314_224f26e21d_z

Những gì thiên nhiên ban tặng, qua thời gian và qua bàn tay con người, sẽ trở thành những giá trị nhân văn. Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất, là thỏa mãn tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của khúc ruột miền Trung.

INTOUR.COM.VN